Thứ Năm, 31 tháng 8, 2017

980. Nữ hiệp Háng rộng (Truyện… võ hiệp kỳ tình Việt Nam 2)

Kết quả hình ảnh cho dâm dật quá độ

Ngựa phi, ngựa phi đường xa/Tiến trên đường cát trắng trắng xóa/Tiến trên đường nắng chói chói lóa/Trên đồng lúa theo cánh chim trời bay trên cao/Cánh đồng lúa in sắc chân trời mây lan xa… Ngựa phi ngoài xa thật mau/Lúc nguy nàn ta yêu thương nhau/Lúc bên đời quyết sức phấn đấu/Giống Tiên Rồng hết sức phấn đấu...
(‘Ngựa phi đường xa’, Phạm Đình Chương)

https://www.youtube.com/watch?v=KYG3O0YcpgA

Vừa chạy ào ào, Đại hiệp Văn Dê, còn gọi là... Bàng đại hiệp, vừa hát đi hát lại ‘Ngựa phi, ngựa phi đường xa’, nhưng không!, đó là chuyến xe đêm… Đi trên xe giường nằm, đến bến thấy cả bãi anh xe ôm chỉ thẳng vào mặt, tranh nhau chọn: ‘cậu áo khoác xám kìa’, ‘ông đeo mắt kính kìa’, ‘bà cầm 2 túi xách kìa’, ‘cô cầm điện thoại đang lai-chim kìa’…, rồi cả chục anh lái xe ngồi ghé sát ‘nam nữ cọ cọ rất thân’ vào người để dụ khị đi xe taxi ‘Tiên sư cha’, à quên, Tiên Sa, híc..híc... Trước đó, vừa lên xe, chàng đã gõ password vào cái smartphone - cũng là số của chiếc xe Kumho - thì thấy nick của mình được ‘tag’ trên phây, bèn mở ra thì thấy Nữ hiệp Meo Meo, cháu chắt của Vi Tiểu Bảo!)… kích cho hai đại cao thủ quyết đấu nhau! Chàng bèn nhẹ nhàng xuất ra một chiêu trong ‘Thái cực quyền’:
- Mấy đại ma đầu có biệt hiệu như ‘Đại địa chủ’, ‘Ngụy quân Ngụy quyền’, ‘Cục Đại’, ‘Hảo Lý Tứ’, ‘Hoàng thập lục Huyền cầm’… nghe nặng nề lắm Lương đại hiệp (Luong Le-Huy) à!, choán!
- ‘Tự bản thân nó chẳng có gì, nhưng họ cố tình cho nó nội dung quá độc địa...’, họ Lương trả lời.
- ‘Lạm dụng từ Hán Việt quá đáng làm cho câu văn trở nên khó hiểu thì nên xem xét lại thôi, chứ còn nặng nề hay nhẹ nhõm là văn phong của từng người, không nên lên án. Tôi thấy bác Bàng một mặt rất nhiệt tình cổ súy cho từ thuần Việt, mặt khác lại không chịu bỏ lối xưng hô ‘huynh-muội’ sặc mùi kiếm hiệp Tàu đi’, Nữ hiệp Meo Meo liền dùng ngay món ruột là ‘Cửu âm bạch cốt trảo’ tiếp chiêu. Lương đại hiệp cũng không vừa, dùng ‘Nhất dương chỉ’ chống lại:
- Tôi nghĩ bạn Bàng nói về một số từ mang ý nghĩa ‘nặng nề’ (về mặt chính trị) chứ không muốn nói về những từ Hán Việt. Còn dùng nhiều từ Hán Việt quá làm câu văn khó hiểu thì tôi hoàn toàn đồng ý, nhưn cũng xin lưu ý là Hán-Việt và Hán-Việt cũng không luôn luôn là một thứ, có những từ Hán Việt đã thông dụng thì đó chính là tiếng Việt rồi! Đàng khác, biết bao từ thuần Việt, nhưng đã cũ kỹ chản mấy ai hiểu nữa. (Còn chuyện huynh-muội tôi không có ý kiến, tuy tôi cũng không chủ động dùng bao giờ).
- ‘Bác Bàng thấy bác Lương... điểm trúng… huyệt bác chưa?’, Meo nữ dùng món ‘Thất bộ đoạn hồn tán’… kích thêm vào... (fb LLH)

*
Về đến Tây Vực, à quên, Tây Nguyên, Bàng đại hiệp mới bình tĩnh xục xạo lại bí quyết ‘Càn khôn đại na di tâm pháp’, rồi dùng công phu thượng thừa là ‘Truyền âm nhập mật’, tức là ‘send message’ qua phê-x-búc, phản công như sau:

Muội iu vấu,
Huynh đồng ý với ý kiến của… đại hiệp Lương Lê Huy (cười): ‘Dùng nhiều từ Hán Việt quá làm câu văn khó hiểu thì tôi hoàn toàn đồng ý, nhưng cũng xin lưu ý là Hán-Việt và Hán Việt (!) cũng không luôn luôn là một thứ, có những từ Hán Việt đã thông dụng thì đó chính là tiếng Việt rồi! …’, theo huynh: 
- Cái gì mà viết/nói bằng tiếng Việt thì là tiếng Việt! 
Có thể là chữ Nôm hay chữ Quốc ngữ/La-tinh, người Việt hiểu được, mà người Hán… không hiểu được… Vd: Chó cỏ, cá chuối, cỏ chỉ, hóng hớt, dáo dác, rồi ‘Bb anh’, ‘Ok em’, ‘Ai lớp du chụt chụt’, rồi Lý Đăng Huy (Lǐ Dēnghuī), Kim Đại Chung (Kim Dae-jung), Kim Giống Ủn, rồi Mông Trạch Đau, Tình Cần Bập, áo quần = quấn ào, lau mồm = làm mau, thậm chí là ‘cú có gai’ = xxx, ha..ha..ha…
Do đó, có thể nói là trên đời này chỉ có tiếng Việt chứ không có tiếng Hán-Việt… Như huynh đã từng nói (trích hồi ký ngày 28/8/2017): ‘Đau lòng thay!, người Háng đã từng ít nhiều đô hộ Mông Cổ (Nội Mông), Tây Tạng (Thổ Phồn), Tân Cương (Tây Vực), Tây Hạ/Liêu/Kim, Đại Lý (Vân Nam), Mãn Châu, Cao Ly (Triều Tiên), Nhật Bản, Hồng Kông (Anh), Macau (Tây Ban Nha), Việt Nam..., và ngược lại. Nhưng, hoàn toàn không có võ Hán-Mông Cổ, Hán-Tây Tạng, Hán-Tân Cương, Hán-Tây Hạ, Hán-Liêu, Hán-Kim, Hán-Đại Lý, Hán-Mãn Châu, Hán-Cao Ly, Hán-Nhật Bản, Hán-Anh, Hán-Tây Ban Nha, mà:

- Sư choa nó!, thiên hạ người ta thế!, cớ sao dân Vịt lại phải đeo trên đầu cái niền Kim Cô bự trà bá là tiếng Háng-Vịt’!!!

Huynh không lên án việc dùng tiếng Háng-Vịt, hay cổ súy cho việc dùng tiếng ‘thuần Việt’!… Còn huynh có gọi muội là ‘muội’ đâu, mà gọi là Anu - tiếng Nhật xịn, hay ‘mèo lười’ hoặc ‘mèo lì’ là tiếng Việt xịn, không ‘Háng rộng’ tí nào!, hehe…

Thân mến.

*
Viết tới đây, đọc bài của nhạc sĩ Tuấn Khanh: ‘Trò chuyện với kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa…’*, Bàng đại hiệp có tí phản ứng (cười), dùng từ ‘kinh tế gia’ cũng chả sao, nhưng sao lại không dùng từ ‘nhà kinh tế’, cũng như nhà triết học, nhà khoa học, nhà chính trị…, ‘nhà nghiên cứu’ (Sử, Toán học chẳng hạn), rồi nhà học thuật! (hoc giả), nhà lý luận/nhà phê bình, nhà lãnh đạo, nhà văn, nhà thơ, nhà soạn nhạc, nhà hội họa (họa sĩ), nhà giáo?…, chả lẽ gọi là ‘nghiên cứu gia’, ‘học gia’, ‘lý luận gia’, ‘phê bình gia’, ‘lãnh đạo gia’, ‘văn gia’, ‘thơ gia’, ‘soạn nhạc gia’, ‘họa gia’, hay:
- Nhà chuyên chơi gai…sắc là ‘gái gia’, nhà chuyên chơi phê-x-búc là ‘phê gia’, hay nhà giáo là ‘giáo gia’!, ha..ha..ha…
Đại hiệp cười ‘ha ha ha’ vậy cũng không quá đáng đâu!, vì cách đây mấy tháng (đầu tháng 5/2017), sau khi hạ cao thủ Thái cực quyền Ngụy Lôi dưới 10 giây!, cao thủ MMA Từ Hiểu Đông* có chê là võ Thái cực quyền của Tàu xưa nay chỉ là múa may quay cuồng cho đẹp mắt chứ ‘không thực chiến’, sau đó có một số người Tây cho rằng các võ sư Tàu nếu ra chiến trường mà cận chiến với các tay đặc nhiệm SEAL Mỹ* thì thua chắc!... Vụ tiếng Háng-Vịt cũng vậy, viết mà người ta không hiểu, hiểu nhầm, hay phải tra từ điển thấy mẹ nội thì ‘thực chiến’ cái qué gì!
Tính không ‘thực chiến’ của tiếng Háng-Vịt, không cần phải dài dòng ní nuận nôi thôi, là rất rõ, chẳng hạn như trong một ví dụ điển hình sau đây:

‘THỈNH PHU QUÂN NHẬP’
(Chuyện tiếu lâm dân gian, do một chủ nhiệm HTX ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, kể năm 1978)

Ngày xưa, thời tảo hôn, cha mẹ đặt đâu, con ngồi đó. Vì thế, khi lấy chồng, người con gái thường không biết chồng là ai, cho đến khi về nhà chồng, chồng giở khăn voan (khăn che mặt) ra, họ mới biết mặt nhau.
Có cô kia, lấy phải một anh chồng nhà Nho, mà anh chàng này có cái tật là phải nói bằng chữ Nho thì anh ta mới trả lời.
Đêm động phòng hoa chúc, anh ta gõ cửa phòng, đứng ngoài cửa, đằng hắng một cái, rồi nói:
- Khai môn nhập phòng! (mở cửa cho anh vào)
Nàng trả lời:                       
- Anh cứ vào đi.
Và nàng nhẹ bước ra mở cửa, rồi bẽn lẽn leo lên giường, hồi hộp chờ đón tiếp và sẽ tặng anh một bản tình khúc ân ái tuyệt luân. Không ngờ anh chồng bỗng nổi giận, bỏ đi, cả đêm không quay trở lại. Nàng rất lo lắng.
Tối hôm sau, anh chồng lại đến trước cửa phòng và gõ cửa, anh nói với giọng to tiếng, tỏ vẻ rất bực bội:
- Khai môn nhập phòng!
Nàng lấy hết tự tin, nói rõ ràng từng tiếng một:
- Anh cứ vào đi mà, vợ chồng mình tâm sự rồi…, em xong 8 chữ S rồi nè: ‘sạch sẽ, sửa soạn, sẵn sàng, sung sướng’.
Không ngờ anh chồng cằm rằm chửi rủa, đá vào cách cửa một cái ‘rầm’, rồi hậm hực lớn bước bỏ đi.
Quá lo sợ, sáng hôm sau, nàng về nhà để hỏi cha xem tại sao chồng mình lại có thái độ giận dữ như vậy. Cha nàng cũng là một nhà Nho nên ông rất hiểu ý của anh chàng này. Ông bèn rỉ tai con gái, bày cho cô một phương án xử lý tình huống rất là hiệu quả.
Đêm thứ ba, anh chồng lại mò đến trước cửa phòng, anh cũng gõ cửa, ngần ngừ một tí, rồi nói với giọng yếu ớt tỏ vẻ không tin tưởng vào cô vợ của mình:
- Khai môn nhập phòng!
Nàng nhẹ nhàng nói:
- Thỉnh phu quân nhập! (mời anh nhập).
Nghe nàng trả lời bằng tiếng Nho, anh chồng rất sung sướng, bèn bước vào phòng, lên giường, tiếp cận thân hình của nàng và nhập lần đầu. Nhập xong, khoan khoái nhất trên đời, mà không lẽ không nói tiếng nào, anh bèn nói một câu cảm thán:
- Ngã khoái hỉ! (sướng vô cùng)
Nghe anh nói tiếng Nho, cô vợ thất kinh hồn vía, vì cha của cô chỉ bày cho cô đúng có một câu, nếu không nói thì sợ chàng nỗi giận, vì thế cô đành bất đắc dĩ nói:
- Thỉnh phu quân nhập!
Nghe cô trả lời đúng bằng tiếng Nho, không thể mất lịch sự, anh chồng đành phải leo lên nhập lần hai. Nhập xong, theo lệ, anh phải có một câu cảm thán:
- Ngã túc hỉ! (mệt rụng đầu gối rồi)
Lại tiếng Nho, nàng không còn cách nào khác ngoài câu trả lời:
- Thỉnh phu quân nhập!
Lại tiếng Nho, anh chồng lịch sự bèn cố gắng hết sức mình, leo lên nhập lần... ba. Nhập xong, anh chồng hết xí quách (rã rời chân tay), lăn thê thảm xuống giường, thở hào hển, mồ hôi tướt ra dầm dề, cố gắng lắm anh mới bò đến được vách tường và ngồi dựa vào tường cho đỡ mệt. Anh thều thào nói:
- Ngã tử hỉ! (mệt gần chết rồi)
Cô vợ chả còn cách nào ngoài duy nhất một câu tiếng Nho đã học:
- Thỉnh phu quân nhập!
Lúc đó, anh chồng hết lịch sự, không nói tiếng Nho nữa, mà chuyển sang mầy tao:
- Mẹ mầy, tao mệt gần chết rồi mà đòi nhập, nhập, nhập cái gì nữa… 

Nàng lại nói tiếp:

- Thỉnh phu quân nhập...

Chả nẽ nại neo nên ‘nhập’ cái nữa, ha..ha..ha…

***
Đấy, thấy chưa!
Ban đầu thì phu quân xuất chiêu Háng-Vịt rất ôn hòa, nghiêm chỉnh như Ngụy quân tử Nhạc Bất Quần vận ‘Tử hạ thần công’, à quên, ‘Hạ bộ thần công’!
Sau đó, khi ‘thực chiến’, thấy phu nhân không hiểu ý mà bắt mần chiêu ‘Vịt kiếm pháp - ai lớp du chụt chụt’ quá đà, nên chàng liền bị té giếng, chập mạch phải cú ‘Thái Giếng thần công’, nên nổi dóa lên mà mần ra cả bãi ‘Đan Mạch thần công’!
Tóm lại các tiểu sư muội có bít ‘Thái Giếng thần công’ là môn võ công gì không?
Và ai muốn ‘thỉnh phu quân nhập’ thì giơ tay lên!, hí..hí…

(HẾT)
--------
Chú dẫn:
1.      Kim Đại Chung (Kim Dae-jung, tiếng Việt: Kim Tê Chung, Hán-Việt: Kim Đại Trung): sinh 1925, là tổng thống Hàn Quốc từ 1998-2003, chủ nhân giải Nobel Hòa bình năm 2000. Ông được gọi là ‘Nelson Mandela của châu Á’ bởi đã dành phần lớn cuộc đời hoạt động chính trị nhằm đấu tranh chống chế độ độc tài… (wikipedia)
2.      Lý Đăng Huy (Lǐ Dēnghuī): sinh 1923, là một chính trị gia Đài Loan, giai đoạn 1988-2000. Ông chủ trì một số tiến bộ lớn trong cải cách dân chủ bao gồm cả cuộc bầu cử lại chính bản thân vị trí Tổng thống mà ông đang giữ, đánh dấu cuộc bầu cử tổng thống trực tiếp đầu tiên, do đó còn được gọi là ‘cha đẻ của nền dân chủ Đài Loan’… (wikipedia)
3.      14 minh chứng cho thấy mèo là loài đanh đá nhất hệ mặt trời, xem thêm: http://thoibao.today/paper/14-minh-chung-cho-thay-meo-la-loai-danh-da-nhat-he-mat-troi-1516304
4.      SEAL: viết tắt của cụm từ ‘Sea, Air, and Lands’, lính đặc nhiệm Hải quân Mỹ có thể chiến đấu trên biển, trên không và đất liền.
5.      ‘Thỉnh phu quân nhập’, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/06/383-thu-gian-cuoi-tuan-tinh-gie-va.html
6.      Trò chuyện với kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa…’ (Tuấn Khanh), xem thêm: https://uyennguyen.net/2017/08/30/tuan-khanh-tro-chuyen-voi-kinh-te-gia-nguyen-xuan-nghia-oan-uong-cho-tai-suc-cua-dan-toc-viet/

7.      Võ sĩ MMA (Mixed Martial Arts = võ tự do) hạ cao thủ Thái cực quyền trong 10 giây, xem clip tại: https://www.youtube.com/watch?v=XDoN_4FyCds

15 nhận xét:

  1. Thaibangoc Thaiba (FB)
    Chiêu này nghe quen quen!...
    15 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chưa chắc!, anh có biết chi tiết k?, hehe (Tks)

      Xóa
    2. Thaibangoc Thaiba
      Đệ tạm trích bài này (đồng thời dùng để tham khảo trong bà mới), 'hay' vì có trích... nguyên bản Kim Dung (Tiếu ngạo giang hồ):

      ĐÔNG PHƯƠNG BẤT BẠI VÀ QUỲ HOA BÀO ĐIỂN
      (hay TỊCH TÀ KIẾM PHỔ = THÁI GIẾNG THẦN CÔNG)
      https://www.youtube.com/watch?v=ZqGUlOqaRh8

      Một nhân vật đặc biệt trong tác phẩm "Tiếu ngạo giang hồ" của Kim Dung, Luận về võ công, ông là đệ nhất, xét về tài trí mưu lược, ông thuộc hàng nhất nhì, nói đến chữ "si", lại càng không thể có ai hơn được ông, ông là Đông Phương Bất Bại.

      "Trong phòng trần thiết toàn đồ gấm hoa. Ðầu đằng đông cạnh bàn gương lược có một người ngồi đó. Người này mặc áo màu phấn hồng, tay trái cầm một cái giá thêu, tay phải cầm một cây kim, ngửng đầu trông ra mặt lộ vẻ kinh dị.
      Người kia thấy mọi người tiến vào tuy đã kinh dị, nhưng bọn Nhậm Ngã Hành còn kinh dị hơn vì mọi người nhận ra đó là Ðông Phương Bất Bại con người đã cướp ngôi giáo chủ Triêu Dương thần giáo mười mấy năm nay.
      Hắn tự xưng là võ công đệ nhất thiên hạ. Nhưng hiện giờ hắn cạo râu ria nhẵn nhụi, trên mặt bôi phấn thoa son, mình mặc xiêm y, nam chẳng ra nam, nữ chẳng ra nữ, nhan sắc lộ vẻ yêu tà."

      Hình ảnh Đông Phương Bất Bại đập vào mắt người đọc như một tên ái nam ái nữ, ngạc nhiên và kinh tởm... tất cả bắt nguồn từ cuốn bí kíp "Quỳ Hoa Bảo Điển" huyền thoại (hay Tịch tà kiếm phổ của nhà họ Lâm cũng là từ một gốc), bộ võ công này do một thái giám viết ra và điều kiện đầu tiên để luyện bộ võ công này là người luyện phải "tự cung", hay chi tiết hơn luyện Tịch tà kiếm phổ bắt đầu luyện từ nội công, để thành công, tránh tẩu hỏa nhập ma thì bí quyết nằm ở 8 chữ "VÕ LÂM XƯNG HÙNG - DẪN ĐAO TỰ CUNG".
      Đông Phương Bất Bại là người có võ công đệ nhất thiên hạ, điều đó hoàn toàn đúng, trong đoạn Nhậm Ngã Hành lên Hắc Mộc Nhai báo thù dù một mình chọi với bốn cao thủ đương thời (Nhậm Ngã Hành, Hướng Vấn Thiên, Thượng Quan Vân và Doanh Doanh) nhưng Đông Phương bất Bại vẫn ung dung... Phải chăng Quỳ Hoa Bảo Điển (Tịch tà kiếm phổ) là thiên hạ vô địch, vậy Độc Cô Cửu Kiếm của Lệnh Hồ Xung thì sao? Nói một cách đơn giản kiếm pháp Độc Cô Cửu Kiếm dạy "hậu phát chế nhân" (ra tay sau thắng được người), người sử dụng Độc Cô Cửu Kiếm dựa vào chiêu thức của đối thủ để đưa ra đối sách phù hợp, lấy vô chiêu thắng hữu chiêu, thường ra tay sau đối thủ, còn Quỳ Hoa Bảo Điển (Tịch tà kiếm phổ) lại dựa vào cách ra chiêu thần tốc, kình lực cực mạnh và luôn đánh vào chỗ hiểm của đối phương. Nói như vậy để thấy rằng không phải kiếm pháp Độc Cô Cửu Kiếm ko khắc chế được kiếm pháp Tịch tà kiếm phổ mà do Đông Phương Bất Bại ra chiêu quá nhanh khiến Lệnh Hồ Xung cực kỳ kinh ngạc, không kịp phản xạ:
      ...

      Xóa
    3. "Lệnh Hồ Xung vung trường kiếm đâm lẹ vào cổ họng lão.
      Chiêu kiếm này đã cực kỳ thần tốc mà lại nhằm rất trúng phương vị. Nếu Ðông Phương Bất Bại mà không co mình lại thì lập tức bị mũi kiếm xuyên vào cổ họng.
      Nhưng giữa lúc ấy Lệnh Hồ Xung cảm thấy má bên trái ngâm ngẩm đau, tiếp theo thanh trường kiếm trong tay hướng chênh chếch sang một bên.
      Nguyên Ðông Phương Bất Bại thủ pháp mau lẹ phi thường. Trong khoảng thời gian chớp nhoáng này hắn phóng kim đâm vào má Lệnh Hồ Xung. Lúc rút tay về hắn lại dùng kim gạt nhát kiếm của chàng.
      May mà nhát kiếm của Lệnh Hồ Xung đâm hắn rất lẹ mà vào chỗ yếu hiểm, bắt buộc hắn phải trở lại tự cứu mình. Vì thế mà mũi kim của Ðông Phương Bất Bại đâm chệch đi một chút, không trúng vào yếu huyệt trong người chàng. Có điều hắn dùng mũi kim khẽ đẩy một cái mà hất trệch được thanh kiếm trong tay Lệnh Hồ Xung sang một bên khiến mọi người bất giác la lên một tiếng:
      - Úi chà!..."

      Một câu hỏi lại được đặt ra tại sao Tịch tà kiếm phổ bắt người luyện phải "tự cung"? Như ở trên phân tích Tịch tà kiếm phổ dựa vào cách ra chiêu thần tốc, kình lực cực mạnh và luôn đánh vào chỗ hiểm của đối phương phải chăng là sự kết hợp giữa sự nhanh nhẹn khéo léo của một bàn tay phụ nữ và nội lực thượng thặng của một người đàn ông, thêm một chi tiết nữa là tuy mang tên gọi là "Tịch tà kiếm phổ" nhưng vũ khí được người luyện môn công phu này sử dụng lại là một cây kim, một vật gợi hình giúp ta liên tưởng đến sự thêu thùa may vá của phụ nữ, nhưng "kim" ở đây lại là "kiếm", một vật mà gắn liền với người đàn ông.
      Đông Phương Bất Bại còn có tài trí hơn người, không có tài trí thì ko thể nào lên làm Phó Giáo Chủ, rồi từng bước hạ bệ Nhậm Ngã Hành, tài mua chuộc lòng người của ông còn thể hiện ở chỗ chẳng những không giết con gái của giáo chủ cũ mà còn rất ưu ái cô, khiến cho giáo chúng rất tôn sùng.
      Ông là một con người văn võ song toàn nhưng vẫn chết bỡi chữ "si". Ông si quyền lực để rồi lật đổ Nhậm Ngã Hành, ông si võ công để rồi "tự cung" chính mình và ông si tình để rồi chết cho người mình yêu. Những cái si đó chứng tỏ Đông Phương Bất Bại đúng là một bậc kiêu hùng, dẫu cho tình yêu của ông có phần lệch lạc và mù quáng, nhưng ông dám yêu, dám hận, dám chết cho người mình yêu, đến kh iận kề cái chết vẫn mong người mình yêu được sống sótnam tử hán mấy người được như ông?

      "Hắn nhảy xổ đến bên Dương Liên Ðình, ôm gã đứng lên rồi nhẹ nhàng đặt xuống giường. Trên giường đủ chăn hoa nệm gấm mùi hương ngào ngạt.
      Ðông Phương Bất Bại mặt lộ vẻ rất thương yêu Dương Liên Ðình, hắn hỏi:
      - Liên đệ có đau lắm không?
      Rồi hắn nói tiếp:
      - Dù cho Liên đệ có gãy xương sống cũng chẳng cần chi. Liên đệ cứ yên lòng ta tiếp cho Liên đệ khỏi ngay lập tức.
      Hắn từ từ cởi giày cho Dương Liên Ðình rồi kéo chăn đắp lên người gã.
      Hành động của hắn coi chẳng khác một người vợ hiền phục thị cho chồng."

      Rồi sau đó là một trận ẩu chiến kịch liệt mà nếu ko phải vì Đông Phương Bất Bại "si", chắc gì bọn Nhậm Ngã Hành đã thắng, Đông Phương Bất Bại đã bại, ko cần phải đổi tên bởi "Ðông Phương Bất Bại này đã bại trận thì chẳng thể sống ở đời được nữa. Còn thay đổi làm chi?", ngày ông bại cũng là ngày ông ko còn tồn tại nữa, đó là khí phách của bậc đại trượng phu! Nhân vật Đông Phương Bất Bại trong Tiếu ngạo giang hồ đem lại cho người đọc đi từ sự ngạc nhiên, ghê sợ, khâm phục... để rồi cảm thông và luyến tiếc, tiếc cho võ lâm vì mất đi một nhân tài, tiếc cho một con người văn võ song toàn nhưng bất hạnh và tiếc cho một tấm chân tình đặt sai chỗ...
      Với Đông Phương Bất Bại yêu đơn giản là chết cho người mình yêu...
      Đông Phương ơi hỡi Đông Phương...

      C/c: Mietvuon Sau, Vương Quang Trung, Thi Ngoc Diep Le, Mac Dung...

      Xóa
  2. TƯ LIỆU LỊCH SỬ:
    TRƯƠNG VÔ KỴ ĐẤU VỚI TIÊU PHONG, AI HƠN AI?
    https://www.youtube.com/watch?v=K4E62UmcfUI

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trần Hạ Vi (TCKBG)
      Em vừa xem xong clip Kiều Phong - Trương Vô Kỵ, phân tích hấp dẫn quá. Thôi giờ em đi ngủ tiếp đây, clip này mai em xem. Ngày vui anh nhé! :)
      2 giờ

      Xóa
    2. Uh, clip phân tích kèm nhiều sự kiện lịch sử rất... hay..., g9 nhé!

      Xóa
  3. vomtroirieng [Blogger] Email 01.09.17@08:51
    Câu chuyện mắc cừi qué huynh ui...
    Thỉnh phu quân nhập, còn đăng nhập Blog hay FB chả ai thỉnh, ta vẫn nhập à huynh

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uh, nhớ mỗi ngày 'nhập' kg quá 3 lẩn nhé, nếu kg sẽ 'ngã tử hỉ', à quên. 'ngã hổn hển' đó nhé, hehe...

      Xóa
  4. Lưu comt Lưu Thị Thẩm:

    Nàng ẩn trong cỏ hoa
    Ta lưu dáng tháng ngày
    Bóng người đã nhìn mặt
    Chiều nắng quắt queo... đau

    Trả lờiXóa
  5. Má Boon (FB)
    Glb GIA (!), và Mèo lì... Cảm ơn...
    Nho chùm... Hán r... Em không biết...
    Bây giờ... biết chút chút... Thỉnh phu quân nhập phòng... Ngã túc hỉ... Ngã tử hỉ... Hồi giờ chỉ biết song hỉ, ngủ hỉ, sập dách hỉ...
    8 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thì viết tẹc tẹc chơi cho vui vậy mừ, đã 'cởi áo từ quan' rồi biết làm gì:
      tuy nhiên, lúc nào đầu óc hơi... khoe khỏe tí mới viết được!,
      thanh Má!

      Xóa
  6. Lưu comt MTV:

    Nhớ gì nhớ dữ thế cô nương
    Nhớ cả đời ta cứ vô thường
    Em bay em lượn chân trời tím
    Để lại bến đau... suốt chặng đường!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhớ người mỏi cánh chim bay
      Đi không nhớ nổi những ngày bão giông
      Nhớ người tình bội như không
      Để em ở lại, ru hòng... nhớ thêm.

      Xóa
    2. Chời, dễ gì được nhà thơ MTV nhớ... kiểu vô thường, hehe..., thank muội, chiều CN vui!

      Xóa