Thứ Năm, 21 tháng 9, 2017

1002. Vụ Hoàng Tuấn Công… (Tâm sự)

Kết quả hình ảnh cho đúng sai

Tôi không nói về cá nhân mà nói về cuốn sách, không nói về cuốn sách mà nói về thế nhân, không nói về thế nhân mà nói về không nói… Thế nhân là gì? Thế nhân khác với nhân thế. ‘Thế nhân’ là con người sống trong thế giới này, còn ‘nhân thế’ là thế giới có con người…
Tối hôm kia, tôi có qua thăm ‘nhà’ cô Vòm Trời Riêng, rồi có cơ duyên vượt rào qua luôn ‘nhà’ anh Tín Nhiệm* (tinnhiem) bên blog Tiếng Việt, nên được xem trận bóng đá ‘Derby Việt’ giữa đội ‘Từ điển Nguyễn Lân’ vs đội ‘Hoàng Tuấn Công phê phán Từ điển Nguyễn Lân’; nó căng thẳng và hấp dẫn đến nỗi làm tôi đọc toét cả mắt đến tận 2g sáng!, híc..híc… Chả lẽ tôi lại tham gia bình nữa khi mà ‘trận đá bóng đang vào những phút bù giờ’!, nên thầm nghĩ là ‘thôi, mình về nhà viết một bài riêng cho rồi!’.
Vâng, tôi chỉ trọng những ai làm vinh danh dân tộc Việt - tôi rung động, mà những cái ‘ta tự dìm hàng ta’ như người Việt suốt đời TROLL nhau là ‘tôi đúng, anh sai’, mà khá lộ ý là ‘tôi khôn, anh dại’!; rồi rủ nhau tự dựng lên cái sân khấu cuộc đời nhố nhăng này với hết ‘cục đại’ đến ‘cục tiểu’, hết ‘thế lực thù địch’ đến ‘thế lực không thù địch’, rồi cái ‘chủ nghĩa tiên huyền’ ở đâu đó bỗng nhảy xổ ra và chiếm hết cái đỉnh ‘xxx đến thế là cùng’!, ha..ha..ha…; nếu cứ làm như vậy thì đến năm 3017, liệu rằng ta có thể ‘sánh vai với các cường quốc năm châu’ được không?
Qua trận ‘Derby Việt’ này, tôi thu lượm được gì?, và quan trọng hơn là tôi đi đến kết luận gì?, mọi chuyện sẽ lần lượt được kể ngắn gọn dưới đây.
*
Ngày xưa là một cậu bé đi lang thang trên bãi biển Thanh Bình (Đà Nẵng) và tự xây cho mình một cái hòn non bộ bằng cát, mà không cần biết đến ai khen hay chê, thích hay không thích, vĩ đại hay không vĩ đại, muôn năm hay không muôn năm, lúc đó tôi luôn cảm thấy vui và tự hào với ‘căn nhà riêng của mình’…
Trước khi viết tiếp, tôi xin thêm vào đây ít tư liệu để bạn đọc tiện theo dõi… Theo GS Dũng, cuốn từ điển ‘Từ điển từ và ngữ Việt Nam’ của cụ Nguyễn Lân* gồm 3 cuốn (ban đầu!), dày khoảng 2.200 trang, được viết khi ông 95 tuổi!…; tìm hiểu thêm, tôi mới biết cuốn sách này được xuất bản vào năm 2000, với dung lượng là 2.111 trang* (nld.com.vn)... Còn cuốn ‘Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân - Phê bình và khảo cứu’ của Hoàng Tuấn Công* mới xuất bản tháng trước, dày 576 trang, ‘cách viết vừa khoa học, công phu, lại vừa đáo để trong lập luận, một thứ văn luận chiến (polémique) sắc sảo…’ (Đỗ Ngọc Thống*, tuoitre.vn).
Tương tác trực tiếp hay gián tiếp với khoảng 20 ‘cao thủ’ (có tên bên dưới), tham khảo trên 20 bài viết (entry này chỉ giới thiệu 5-7 bài) và trao đổi ngắn với GS Dũng..., mà đã có lưu ở các lời bình trong fb, tôi tổng hợp ra bài này. Lưu ý rằng vì đây là bài viết ngắn, và vì người ta viết đã quá nhiều rồi!, nên ở đây tôi thấy cái gì cần hay thích thì viết, và tư liệu gì cần thì mới đưa vào; 'chủ yếu là ý chứ không phải tư liệu/học thuật’, nên tôi đã lược bỏ đi rất nhiều…


1
Về ‘vụ’ này, tôi có tham gia bình ‘ngắn’ 3 lần, và nay thấy tình hình vụ ‘Hoàng Tuấn Công-Nguyễn Lân’ càng ngày càng sôi sục…
Lần thứ nhất, đó là vào khoảng giữa tháng 8/2017, fbker Miêu Nữ có vào hỏi tôi là: ‘Anh có để ý về vụ Hoàng Tuấn Công không?’..., và dĩ nhiên là tôi không để ý (cười), vì ở đời có quá nhiều cái để ‘để ý’!... Nhưng nàng đã hỏi - tức là sự việc có quan trọng!, nên tôi chạy qua nhà nàng xem sơ qua stt ‘Tin mừng xôn xao về việc cuốn sách của ông Hoàng Tuấn Công cuối cùng đã được xuất bản’ (đại khái vậy), rồi stt ‘Góp ý cho lời bạt cuốn sách Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân - Phê bình và khảo cứu’ (Hoàng Tuấn Công) của fbker Thúy Hằng Nghiêm*, và tôi đã bình ‘cực ngắn’:
- Sai đúng nay người ta biết ngay, vì có rất nhiều công cụ để thử....
Sao ‘cực ngắn’? Vì đơn giản, đối với tôi là, nếu khi đã tra và dùng một ‘từ Hán Việt’ thì tôi luôn hoài nghi, nên phải đối chiếu với nhiều từ điển, bài viết/status khác nhau, kể cả tiếng Anh… để chọn ra một định nghĩa, một cách lý giải, một câu chuyện phù hợp nhất, hay một ví dụ thực tế nhất cho (các) vấn đề được đặt ra; hơn nữa, Google cũng như Wikipedia là cuốn ‘Đại bách khoa toàn thư’ cho phép kiểm tra gần như bất cứ thứ gì mà ta muốn!, chưa kể tôi còn thường ngày gặp các cao nhân chả kém gì ông... Hoàng Tuấn Công, thiệt! (cười)... Sau đó, fbker Nhã Hoàng có trả lời như sau:
- Các em học sinh sinh viên và nhiều người không đủ khả năng thẩm định và cũng không tìm hiểu vì bị cái danh quá lớn của Giáo Sư Nguyễn Lân.
Nhã Hoàng nói đúng!, sinh viên hay nói rộng hơn là đa số người xưa nay ‘thường’ tin những vào cái gì đươc học, đọc, tuyên truyền, nói chung là đươc tiếp thu, mà họ không muốn hay dù muốn cũng không đủ năng lực để thẩm định, hơn nữa lại khá bị hiện tượng ‘bóng đè’ - tức là không dám ‘phản biện’ những người nổi tiếng, thậm chí cái được gọi là ‘vĩ nhân’!; trong khi ‘thẩm định năng lực’ (capacity assessment) lại là nghề chuyên môn của tôi trong 20-30 năm nay, thiệt!, nó là một nghề bình thường trong xã hội, có gì đâu!
Lần thứ hai là vào cuối tháng 8/2017, cũng vì câu hỏi (trên) của Miêu Nữ mà làm tôi hơi không yên tâm…, rồi qua việc đồng tình với stt ‘Vài ý kiến nhỏ góp ý về tên cuốn sách của tác giả Hoàng Tuấn Công’ của fbker Thuý Hằng Nghiêm*, mà hình như tôi đã có hứa sơ với Miêu Nữ là sẽ để ý đến vụ này, và đây là bức phát họa của tôi:
- Không quan tâm lắm đến vụ cuốn ‘Từ điển Nguyễn Lân’ đã bị ném đá cách đây khoảng 3 năm…, nay hắn lại tình cờ đọc được một stt nhận xét về cuốn ‘Phê bình và khảo cứu’ (về cuốn Từ điển trên) của ông Hoàng Tuấn Công*. Lưu ý rằng hắn có đọc mấy bài phê phán ‘Nguyễn Lân’ trên blog Tiếng Việt, blogspot hay trên mạng cách đây 3 năm; và ở miền Nam trước 1975, hầu như nhà ai là giáo viên, kỹ sư/bác sĩ, sinh viên, hay nhà có học sinh từ lớp đệ thất (lớp 6)… thì, ngoài các cuốn Từ điển Pháp Việt, Anh Việt, đều có ít nhất một cuốn Từ điển Hán Việt - hình như là của Hoàng Xuân Hãn! (của Đào Duy Anh, bổ sung), chứ hắn chả bao giờ nghe đến cái tên Nguyễn Lân cả!...; nên hắn xin miễn bàn về vụ này!... Nói xin lỗi chứ nếu thế hệ trẻ ‘học tập và làm theo gương ông Công’, cứ ‘phê bình, khảo cứu’ hết Khổng Tử, Lão Tử, Trang Tử, đến Krishnamurti Tử, Osho Tử, Dalai Lama Tử, đến Mao Tử, Đặng Tử, Ủn Tử…, rồi do đó mà thành ông Công phẩy, hai phẩy, ba phẩy, rồi thành học giả X, Y, Z… gì gì đó thì mấy trăm năm nữa cái dân tộc Vịt này làm được gì nhau với thế giới!: Cái ‘lối mòn của... Trần Hùng John’ này hắn không thích!, nếu có cuốn sách của ông Công trong tay thì hắn chỉ xem lướt qua thử ổng viết cái gì, chứ không... đọc!, tại sao?: Ông Công muốn viết cái gì thì viết mịa nó cho rồi, nói ‘ta là ta’ cho rồi, rồi đứng tên mình là tác giả quách cho rồi, méc gì mà phải lập lại tên sách của người ta rồi... luần quần hết phê bình đến khảo cứu! (xin lỗi).
Lại có fbker Nguyễn Phu vào hỏi về vụ in ấn cuốn sách nói trên của HTC, tôi mới trả lời là ‘Mình chưa thấy cuốn đó bao giờ, nhưng nếu thấy cũng mua 1 cuốn về xem thử (giá 176.250đ/cuốn), vì mình cần biết đúng/sai trong Hán-Việt’... Và trước khi viết bài này, tôi hơi do dự là mình có cảm nhận ‘hơi quá’ chăng - khi đứng giữa 2 làn ranh là ‘ủng hộ’ và ‘không ủng hộ’!, nhưng nghĩ đi nghĩ lại thì lập trường của tôi là làm cái mới, đó là luôn tự viết ra cái mới, còn viết hay hay dở, người ta thích hay không, bài viết có ‘sống’ với thời gian hay không, có được giải… Nobel hay có trở thành… vĩ nhân gì gì đó hay không (cười) thì không thành vấn đề, vì viết là chơi, chơi là viết…
*
Lần thứ 3, đã nói ở trên, tức là tối hôm kia, có tạt qua nhà blogger Tín Nhiệm, tôi mới thấy ở đó tranh luận rất sôi nổi và do đó ‘có... hấp dẫn’ - là lời bình tránh va chạm của tôi, nhưng thực ra cuộc tranh luận này là rất hấp dẫn!... Chắc không có thì giờ, nên chỉ trích ra đây vài đoạn mà tôi có ấn tượng:
1. ‘Hàn mặc, dt. (H. hàn: lạnh, nghèo khổ, mặc: mực.- Nghĩa đen là bút mực) Văn chương (cũ)’; ‘hàn nho, dt, (H. hàn: ngọn bút; nho: nhà nho) Học trò nghèo...’ (Từ điển Nguyễn Lân). Ý kiến của tôi: Cả hai từ cụ giảng sai cả hai: Chữ Hàn mặc 翰 墨, thì Hàn: bút; mặc: mực. Hàn mặc là bút mực, chỉ văn chương. Chữ Hàn nho 寒 儒, thì Hàn: lạnh, nghèo; nho: nhà nho. Hàn nho là nhà nho nghèo. (Trích ‘Thư TS Phạm Đình Tân gởi GS NL Dũng’, blog Tín Nhiệm, đường dẫn bên dưới).
2. ‘Hoàng Tuấn Công không có gì đáng trách. Bác ấy phải làm thế mới giải quyết dứt điểm được vấn đề. Cuốn sách của HTC có thể xem như tổng phản lực của giới học thuật nhằm vào từ điển Nguyễn Lân cùng những mối quan hệ rối ren xung quanh. HTC tiếp nối công việc của những người đi trước là Huệ Thiên và Lê Mạnh Chiến. Cuốn sách của Hoàng Tuấn Công là một hành động chính xác. Trước kia cụ Nguyễn Lân có thái độ và cách đáp trả không thỏa đáng với góp ý của ông Huệ Thiên… (trích lời bình của  Ái Nữ, blog Tín Nhiệm)…; và buồn cười nhất là đối với câu:
3. ‘Tìm lỗi của người khác, là tự đem rác rưởi của họ về cất trong nhà. Mỗi phút chúng ta để tâm đến chuyện không tốt, thì mất đi một phút vui vẻ không thể lấy lại. Cuộc đời ngắn ngủi lắm, sẽ chẳng ai có khả năng và trách nhiệm níu giữ cho ta những thời khắc sinh mệnh đang vùn vụt trôi qua. Vậy chúng ta có còn muốn phí hoài cuộc sống để đi phán xét những sai lầm của người khác?’ (TTX sưu tầm, blog Tín Nhiệm), thì blogger O Ví vào bình là ‘Chết cười cho những đoạn văn dạy đời vô cảm?!’: ha..ha..ha…, tôi rất thích câu này của O Ví!
v..v…

2
Miêu Nữ có nói: ‘Anh đã quan tâm thì nên tìm hiểu thông tin càng nhiều càng tốt’, tôi có chấp hành ‘yes, madam’ chút chút (cười), nhưng như đã nói ở trên, tôi viết bài ‘chủ yếu là ý chứ không phải tư liệu/học thuật’, hơn nữa các blogger/fbker lại không thích bài dài, nên tôi chỉ trích thêm vài đoạn nữa, trong đó tôi tạm có nhận xét:
-Từ điển NL viết rất chủ quan, khá cẩu thả và không có đủ thông tin cần thiết... Về ngữ pháp là ‘có vấn đề’ về từ và cụm từ, danh từ và tính từ*, sự khác nhau về cấu trúc ngữ pháp giữa tiếng Việt và tiếng Hán-Việt (xem thêm bài góp ý của Lã Trọng Long*)… Việc trích dẫn, giải thích các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ, danh ngôn… đôi khi không rõ ràng, có nhiều ví dụ ‘đỏ’ - ý nói là thiên về từ ngữ của ‘bên thắng cuộc’, v..v…  
 *
Tôi có nói là tôi sẽ mua một cuốn sách của ông HTC vì rất quan tâm đến vụ ‘Tiếng Hán-Việt chính là tiếng Việt’ (cũng là lời bình của Ái Nữ - ‘từ Hán Việt là thuộc về tiếng Việt, không phải là tiếng Hán’), nên tôi cần biết nó đúng-sai, tính hiện đại, khoa học và nguyên ủy của nó như thế nào, vd tôi thích đoạn sau của HTC:
- ‘Bón đón đòng’, đgt:  Bón phân cho lúa khi sắp trổ bông: Kịp thời bón đón đòng nên năng suất cao’ (Từ điển Nguyễn Lân).
- HTC: Sai hoàn toàn. Đã gọi là 'bón đón đòng', có nghĩa phải bón khi lúa mới bắt đầu giai đoạn hình thành đòng chứ! Sao lại bón vào lúc lúa 'sắp trổ bông'? Khi lúa 'sắp trổ bông' người ta gọi là có đòng già hoặc đòng trổ. Lúc này quá trình hình thành đòng đã xong, đòng to hay đòng nhỏ, bao nhiêu vỏ hạt cũng đã định hình; lúa chỉ đợi trổ bông, phơi màu thụ phấn và vào chắc nữa là ổn. Vậy, bón đón đòng được tiến hành khi nào? PGS TS Nguyễn Văn Bộ - Trường đại học Cần Thơ cho biết: 'Để có bông lúa nhiều hạt và hạt to, cần phải bón phân đón đòng đúng lúc và đủ lượng. Thông thường, nông dân dựa vào thời gian tính từ khi sạ (khoảng 40 - 45 ngày) để bón đón đòng. Bón đón đòng dựa vào thời gian không chính xác vì thời điểm tượng đòng thay đổi theo chu kỳ sinh trưởng của giống, thời tiết và kỹ thuật canh tác. Bón sớm cây lúa tiếp tục nhảy chồi, chồi sẽ cạnh tranh dinh dưỡng ảnh hưởng đến bông; bón trễ khi hạt trên bông đã hình thành, dù bón phân cũng không thể nào tăng thêm số hạt được. Thường sau khi sạ 36 - 38 ngày phải thăm ruộng thường xuyên, nhổ cây lúa xé ra quan sát đỉnh sinh trưởng, khi thấy có tim đèn (hay còn gọi là bông gòn) nhô lên chừng 1mm là bón đón đòng được.' Thời gian từ có tim đèn (hay tượng đòng) đến lúc trổ cũng phải mất đến 25 ngày, đủ để cây lúa hấp thu dinh dưỡng nuôi đòng và nuôi hạt sau này. Nếu thực tế có chuyện bón phân vào lúc lúa sắp trổ bông thì phải gọi là bón 'đón bông', hay bón 'tiễn đòng'(!) mới đúng, chứ đâu còn đón rước gì nữa? Tuy nhiên, không ai còn đem phân bón cho lúa thời kỳ này. Đáng chú ý, cách giải thích sai của GS Nguyễn Lân giống hệt Từ điển Văn Tân: 'Bón đón đòng (là) bón phân khi lúa sắp trổ bông'. Như vậy, sau hơn 30 năm tồn tại trong Từ điển tiếng Việt do Văn Tân chủ biên, sai lầm này lại được GS Nguyễn Lân đưa vào Từ điển từ và ngữ Việt Nam, tiếp tục 'dĩ hư truyền hư'... (blog Tín Nhiệm)...
v..v…
Giới hạn bài viết trên face chỉ cho phép tôi trích dẫn ít ít vậy thôi, các bạn vui lòng đọc thêm trên mạng!… Lướt sơ qua một số bài viết về cuốn Từ điển NL, tôi thấy quả là nó ‘quá thiếu thông tin’, mặc dù ông Chu Văn Hòa - Cục xuất bản - có nói ‘Cuốn sách đó đã làm xong nhiệm vụ lịch sử của nó. Thái độ của chúng ta đối với cuốn sách này cần bình tĩnh, tôn sư trọng đạo…’, nhưng đọan tiếp của ông Hòa thì tôi không trích (xem chú dẫn, 'Việc chỉ ra hàng ngàn lỗi'), vì không đúng!
Tôi cũng rất thích câu tiếng Anh sau đây:
- ‘Even when we're right, we may be wrong. If - in the process of debate - we've hurt the heart of another being, it matters not whether we issued a perfectly executed unbroken chain of logic. In the end, that's an argument we've lost, because whatever we might have gained in intellectual pride, we surely lost in character’ (Shakieb Orgunwall)
(Ngay cả khi chúng ta nói đúng, chúng ta cũng có thể sai. Nếu - trong quá trình tranh luận - chúng ta đã làm tổn thương trái tim của một con người, điều quan trọng không phải là chúng ta đã đưa được chuỗi lập luận trọn vẹn, toàn hảo hay không. Mà rốt cuộc, đó là một cuộc tranh luận chúng ta đã thua, bởi vì bất chấp những gì chúng ta có thể đạt trong niềm tự hào về mặt trí tuệ, chúng ta chắc chắn đã bị mất mát về tính cách’)
Qua stt ‘Nhân vật đầu tiên phản biện cuốn sách của bác Hoàng Tuấn Công’* (đại khái vậy, fb Ha Thi Thanh Vi), tôi có thích một số lời bình ngắn sau đây: ‘Đọc câu danh ngôn trên sau khi đọc lại mấy bài viết của HTC, mình thấy lẽ ra ông ấy chỉ nên nói về học thuật thì hay hơn’ (Quang Nguyên), ‘Bản thân tôi không thích sách Tuấn Công, vì ông ta hay lấy chữ Hán ra để cắt nghĩa cho tiếng Việt’ (Nguyễn Phu), và ‘về chuyện Hoàng Tuấn Công thì mình nghĩ - ở xứ ta, hình như đã mặc đinh mệnh đề: phủ nhận người khác tức là khẳng định chính mình!’ (Vương Quang Trung, fb NGLB)…
Và như trên, tôi cũng có tham gia bình… sơ sơ!, vì tham gia ‘bình’ làm gì khi tôi chả có xơ múi gì đến cái vòng danh lợi!, và nói chung là tôi chả cần gì ở cuộc đời này cả, trừ việc hơi bị thiên vị các ‘thiên thần bé nhỏ’ (cười)... Nên xin quay lại lời bình 'sơ sơ' mà tôi đã bình cho Miêu Nữ:
- 'Lần này chắc chắn ÁC hơn lần trước' (Miêu Nữ): Uh, ác liệt hơn!... GS có nói đại để là 'tôi im lặng, không trả lời Tín Nhiệm, Chiếu Làng/Bọ Lập (gì gì đó), không thich thì không đọc, cớ gì mà làm lớn chuyện!...', huynh cười giả lả và trả lời có tính... 'phương pháp luận' là 'như cuốn từ điển Anh-Việt Lê Bá Kông đó, nếu cần thì soạn cuốn mới/khác, soi mói cuốn cũ mà làm gì!...', như vậy là huynh đã nối được cầu... đồng cảm với GS!, hehe...
P/s: Như cuốn từ điển Anh-Việt Lê Bá Kông đó (trước 75, cỡ 30.000 từ) - ý nói là nó 'xưa' rồi và do đó thiếu (cập nhật) thông tin..., nay nếu cần thì (Anh, Mỹ, chính ta) soạn cuốn mới/khác (hiện nay trên 150.000 từ), soi mói cuốn cũ mà làm gì!...

3
Tôi còn thích lời bình này…
HAY DỞ!
Trực Hành hỏi Trực Ngôn: ‘Có quyển sách trước đọc thấy hay, sau đọc thấy dở; ngược lại có quyển sách trước đọc thấy dở, sau đọc thấy hay là nghĩa làm sao?’.
Trực Ngôn đáp: ‘Hay là hay, dở là dở. Không có truyện trước hay sau dở hoặc trước dở sau hay; chỉ có người đọc nó lúc hay, lúc dở…’.
- ‘Nghĩa là…’
- ‘Nghĩa là nếu nó hay mà trước thấy hay sau thấy dở; hoặc nếu nó dở mà trước thấy dở sau thấy hay thì người đọc nó trước hay sau dở! Ngược lại, trước thấy dở, sau thấy hay mà đúng là nó hay; hoặc trước thấy hay, sau thấy dở mà đúng là nó dở thì người đọc nó là người trước dở sau hay!’
- ‘Còn trường hợp trước thấy hay, sau vẫn thấy hay; hoặc trước thấy dở, sau vẫn thấy dở?’
- ‘Nếu trước thấy hay, sau vẫn thấy hay; hoặc trước thấy dở, sau vẫn thấy dở mà đúng là nó hay hoặc dở thật thì người đọc nó là người trước sau đều hay! Còn trước thấy hay, sau cũng thấy hay mà thực ra nó là dở; hoặc trước thấy dở, sau cũng thấy dở mà thực ra là nó hay, thì người đọc nó thiết tưởng… không phải bàn làm gì!’
- ‘Vậy thế nào là một cuốn sách hay, thế nào là một cuốn sách dở?’
- ‘Cuốn sách dở là cuốn sách không đi hết được cái thời của người đọc nó; còn cuốn sách hay là cuốn sách thỏa mãn được người đọc của mọi thời…’
- ‘Nếu thế thì sách dở là nhiều?’
- ‘Sách dở nhiều, song người dở cũng không ít!’ (nguyenvanvui58, st, bình trong blog Vòm Trời Riêng).
Ha..ha..ha…
*
Và đoạn hội thoại này trên fb sẽ dẫn đến phần kết luận:
- ‘Bài viết này (‘Cái trụ’ của Khổng Tử*) của bác NGLB sử dụng đến bốn chục phần trăm là từ Hán Việt, tôi ước lượng thế, chưa thống kê cụ thể tỉ mỉ. Còn còm này của tôi dùng có thể là ba chục phần trăm, nhưng toàn từ quan trọng là từ Hán Việt. Lưu ý: từ Hán Việt là thuộc về tiếng Việt, không phải là tiếng Hán’ (Ái Nữ).
- Yes, madam... thông thái lắm!, hihi..., điều này rất quan trọng, nếu hiểu như vậy thì dùng bao nhiêu % háng-vịt cũng kg thành vấn đề!... P/s: Bài viết về vụ háng-vịt nên dĩ nhiên nó phải nhiều hơn bình thường rồi.
- Lưu ý: 'Yes', 'madam', 'thank' đều không phải tiếng Việt.
- 'Yes, madam... thông thái lắm!, hihi...' gồm: 1/3 tiếng Anh, 1/3 Vịt Tàu, và 1/3 Vịt, hehe…

Vâng, ở đời, nghe người ta rùng rùng hô lên, nào là ‘Thoát Hán’, nào là ‘Thoát Trung’ hay ‘Thoát Tàu’, nhưng khi ra quán... thịt chó, ông chủ mang món ‘dồi chó’ ra thì có mấy cụ liền liên tưởng đến món… ‘dồi cẩu’, ha..ha..ha… Về nhà buồn bã xuống bếp, tôi lại thấy mấy thứ... ‘dồi Tàu’, nào là ‘Trà ‘Ô Long’, nào là ‘Nước mắm Nam Ngư’, thậm chí xì dầu cũng đặt tên là ‘Xì dầu Tam Thái Tử’ (Na Tra)!, ha..ha..ha…, tại sao không phải là trà Bắc Thái, nước mắm Phan Thiết, xì dầu Bà Chiểu!, thế mà đòi ‘Thoát’!, cứ làm như thể tiếng Việt mình không ‘hút khách’ nổi vậy!

‘Lạy các cụ Độ Ách, Độ Nạn, Độ Kiếp*, xin đừng mãi lấy món ‘dồi Háng’ để làm phong phú ‘dồi Vịt’, các bí kiếp võ công thượng thừa như ‘Từ điển Anh Việt’, ‘Pháp Việt’, ‘Nga Việt’, kể cả ‘Nhật Việt’, ‘Hàn Việt’… thì những ‘kẻ hậu học’ như Trương-Vô-Kỵ-thời-@ chúng cháu đều có thể tự biên soạn được hết, thậm chí có thể lên làm… ‘Minh chủ võ lâm của Lục đại môn phái’*, hehe; nên xin các cụ vui lòng ở trong Viện bảo tàng, thỉnh thoảng chúng cháu sẽ vào thăm và trịnh trọng cúng vài nãi chuối với ‘gà khỏa thân’ - để các cụ ở 'cõi trển' ngồi ngắm thoải mái, đừng xuất hiện ra 'cõi ta bà' mà làm vướng chân vướng cẳng chúng cháu! Nhất bái các cụ, nhị bái các cụ, tam bái các cụ!’, tôi viết đến đây, bỗng ‘Mẹ gấu vĩ đại’ ở đâu dưới bếp đi lên, ca một bài cải lương nghe rất là… nhức đầu như vậy!

Mẹ gấu ơi, tha cho con, con không Háng-Vịt nữa, mà đi cà-phê-Vịt đây!

(HẾT)
---------
Chú dẫn:
1.     ‘Cái trụ của Khổng Tử’, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2017/09/1001-cai-tru-cua-khong-tu-thu-gian.html
2.     Danh từ và tính từ: ‘thiên thanh’ là tính từ, khác ‘thanh thiên’ là danh từ; ‘thế nhân’ khác ‘nhân thế’, đều là danh từ; ‘người đẹp’ là danh từ, khác với ‘đẹp người’ là tính từ, đứng sau (trong tiếng Việt), càng khác với tiếng Hán-Việt ‘mỹ nhân’ là danh từ, tính từ đứng trước… Người Tàu thường dùng ‘từ kép’ như ‘thế nhân’, ‘thế giới’, ‘nhân thế’, ‘Lệnh Hồ ca ca’, ‘Nhạc Linh San tiểu sư muội’, trong lúc người Việt thì dùng 2-3 từ hầu như độc lập ghép lại với nhau như: con + người = con người, người + Việt = người Việt, Chí + Phèo = Chí Phèo, Thị + Nở = Thị Nở, lá + bàng = lá bàng…, cho nên nếu đối với người Tàu là một ‘từ’ (word), thì đối với người Việt thường là một ‘cụm từ’ (phrase): sự khác biệt quá rõ ràng!
3.     Độ Ách, Độ Nạn, Độ Kiếp là ‘Tam lão đại thần tăng’ ẩn tu tại chân núi Thiếu Thất, Thiếu Lâm Tự, sau này có xuất hiện một thời gian để canh giữ tù nhân của võ lâm là Kim mao sư vương Tạ Tốn…, rồi lại rời khỏi giang hồ. (Ỷ thiên đồ long ký)
4.     Fb Ha Thi Thanh Vi (có liên quan): https://www.facebook.com/vithithanhha.ainu/posts/845222705655914?comment_id=846013745576810&notif_t=feed_comment_reply&notif_id=1505927621015826
5.     ‘Góp ý về cuốn sách "bắt lỗi" Nhà giáo Nguyễn Lân: Nên lễ độ với người đã khuất’ (Lã Trọng Long): http://infonet.vn/gop-y-ve-cuon-sach-bat-loi-nha-giao-nguyen-lan-nen-le-do-voi-nguoi-da-khuat-post236381.info
6.     ‘Kẻ hậu học’ như Trương Vô Kỵ: Có bí kiếp ‘Càn khôn đại na di’ của Minh giáo, các giáo chủ đời trước luyện 30 năm, mà cao nhất là đến tầng 3/7, tức chỉ đạt 43%!; nhưng ‘tiểu tử’ Trương Vô Kỵ nhờ có ‘ngộ tính cao’ nên luyện xong chỉ trong vòng một tuần!; ngay sau đó, Vô Kỵ giải cứu Minh giáo tại Quang Minh Đỉnh và được bầu làm Giáo chủ Minh giáo, và sau vụ giải cứu các cao thủ Lục đại môn phái tại Tháp Vạn An, Vô Kỵ được bầu làm Minh chủ võ lâm (Ỷ thiên đồ long ký).  
7.     ‘Lê Mạnh Chiến: Hai quyển tự điển rất có hại cho tiếng Việt’: https://tsduongvuong.wordpress.com/2014/10/22/le-manh-chien-hai-quyen-tu-dien-rat-co-hai-cho-tieng-viet-2/ 
8.     Nguyễn Lân (1906-2003) là nhà giáo, nhà biên soạn từ điển, nhà văn và nhà nghiên cứu người Việt Nam. Ông là người có công trong việc xây dựng bộ môn và khoa tâm lý học, giáo dục học của hệ thống các trường sư phạm ở Việt Nam… (wikipedia)
9.     ‘Nhà’ anh Tín Nhiệm: http://tinnhiem.vn102.space/?p=6233020&more=1&c=1&tb=1&pb=1#more6233020
10. ‘Từ điển Anh Việt’, ‘Pháp Việt’, ‘Nga Việt’, kể cả ‘Nhật Việt’, ‘Hàn Việt’… có thể tự biên soạn được hết: Khoảng năm 1985, có một sinh viên ĐH Tổng hợp tự biên soạn 1 cuốn ‘Từ điển Anh Việt’ và 1 cuốn ‘Ngữ pháp tiếng Anh’; ở Nha Trang có anh Cuồng Từ tự biên soạn 1 cuốn ‘Từ điển Hán Việt 700 trang’ trước 75!, nhưng chỉ để làm kỷ niệm; ngoài ra, có nhiều cao nhân có những tác phẩm có giá trị, nhưng họ không in vì nhiều lý do.
11. ‘Từ tác phẩm biện chính của Hoàng Tuấn Công: Chờ nhiều câu trả lời’ (Hoàng Độ): http://tuoitre.vn/tu-tac-pham-bien-chinh-cua-hoang-tuan-cong-cho-nhieu-cau-tra-loi-1378204.htm
12. ‘Vài ý kiến nhỏ góp ý về tên cuốn sách của tác giả Hoàng Tuấn Công’ của fbker Thuý Hằng Nghiêm: https://www.facebook.com/thuyhang.nghiem.3/posts/10209317697437532
13. ‘Việc chỉ ra hàng ngàn lỗi trong từ điển của GS Nguyễn Lân: Cần được xem xét nghiêm túc!’ (Hòa Bình): http://nld.com.vn/van-hoc/viec-chi-ra-hang-ngan-loi-trong-tu-dien-cua-gs-nguyen-lan-can-duoc-xem-xet-nghiem-tuc-20170817212008198.htm
14. Vụ ‘xuất bản Từ điển Nguyễn Lân’Sau khi cụ Nguyễn Lân mất (2003) ông Lê Mạnh Chiến lại có loạt bài viết... vạch ra những cái sai nghiêm trọng trong ‘Từ điển từ và ngữ Hán Việt’ (XB 1988) của Nguyễn Lân… Năm 2006, nhân kỷ niệm 100 ngày sinh của GS Nguyễn Lân, NXB Tổng hợp TP HCM đã cho tái bản cuốn Từ điển này với nguyên vẹn những lỗi mà cụ An Chi đã chỉ ra…: http://tuancongthuphong.blogspot.com/2014/12/vai-loi-nhan-tu-ien-cua-gs-nguyen-lan.html#more
15. ‘Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân - Phê bình và khảo cứu’ của tác giả Hoàng Tuấn Công: Cuốn sách khảo cứu lên tới gần 600 trang, được chia làm 5 phần: 1) Phê bình, khảo cứu cuốn ‘Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam’ (xuất bản lần đầu vào năm 1989); 2) Phê bình, khảo cứu cuốn ‘Từ điển từ và ngữ Hán Việt’ (xuất bản lần đầu năm 1989); 3) Phê bình và khảo cứu cuốn ‘Từ điển từ và ngữ Việt Nam’ (xuất bản lần đầu năm 2000); 4) Chính tả trong từ điển của GS Nguyễn Lân; 5) Thử lý giải những sai sót khó hiểu của nhà biên soạn từ điển - GS Nguyễn Lân…: http://nld.com.vn/van-hoc/viec-chi-ra-hang-ngan-loi-trong-tu-dien-cua-gs-nguyen-lan-can-duoc-xem-xet-nghiem-tuc-20170817212008198.htm

32 nhận xét:

  1. Vo San Nguoi (FB)
    Zza..., mới đọc...phân nửa thui, mỏi mắt quá huynh ơi.
    1 giờ trước

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Với quan điểm là 'nói ý chứ kg phải tư liệu/học thuật', bài này chỉ có 4 trang, nhưng phải... 14 trang mới tạm đủ!, huynh phải cắt đi 10 trang để làm... ngắn bài!, híc..híc... Thank nhen!
      P/s: Viết xong có... thoải mái tí, vì bài này rất khó viết!

      Xóa
  2. Trần Đắc Khiết (FB)
    Bài viết rất kỳ công.
    Hay lắm!
    12 phút

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Theo tôi biết thì nàng Miêu Nữ (trong bài) sẽ dành cả... nửa tháng để viết!, nàng rất cẩn thận, viết sắc sảo và hay lắm!, tôi... khen hoài (một phần là vì tôi kg có thì giờ tập trung vào mấy chuyện này), hehe... Thank anh!

      Xóa
  3. Nguyễn Phu (FB)
    Nguyễn Phu: Tôi thích ông Nguyễn Lân ở chỗ mặc dù tuổi cao nhưng vẫn có thú vui và đam mê của mình.
    Tôi không thích Tuấn Công ở chỗ ngồi lê la, thích càu nhàu dài dòng lê thê. Tôi chưa bao giờ đọc hết anh ta viết gì. Tôi sẽ có cảm tình với Tuấn Công, nếu anh ta làm một quyển từ điển độc lập với ông Nguyễn Lân. Khi đó người đọc tự so sánh, người đọc sẽ tự so sánh hai sách. Chứ như bây giờ thì là anh ta bám danh của ông Nguyễn Lân và đại gia đình của ông ta, là gia đình có nhiều đóng góp cho nước Viêt. Tấn công vào ông Nguyễn Lân như vậy, tất nhiên anh ta ngay từ đầu chiếm được cảm tình của những kẻ thích càu nhàu thích đổ lỗi cho chính phủ và xã hội. 😀
    Ha Thi Thanh Vi: Chưa bao giờ đọc hết cái gì mà bày đặt. Bó tay với bác. Dù bác có cười toe toét làm duyên thì tôi cũng chuẩn bị block bác
    (Nguyễn Phu: hình như còn có thêm cụm từ "cho đỡ mất công")
    Nguyễn Phu: Tuấn Công chơi với hội càu nhàu Bọ Lập, Osim Huy Đức. Bác Quang Hữu Minh có lời giới thiệu về Huy Đức ở đây https://m.facebook.com/story.php...
    Bác Ha Thi Thanh Vi block tôi cũng Không sao, tôi quen rồi. Tôi sẽ có nhiều thời gian sang ở bên người dân bất an.
    Ha Thi Thanh Vi: OK vậy nhé! Bác cứ sang nhà bác Minh Hữu Quang mà ở cho đến chừng nào bác ấy còn chịu đựng được bác.
    ...
    Tôi thấy ở Việt Nam bây giờ cứ loạn lên về việc ai là bạn ai không là bạn. Tôi may mắn vì tôi không cần phải quan tâm tới điều đó. Tôi kể bác chuyện lịch sử châu Âu mà ít người Việt biết.
    Võ Hoàng Sơn: Vết xe của thế chiến thứ hai là do sự phớt lờ của các cường quốc. Để Đức tự do đánh chiếm Áo, Phổ. Sự chiến thắng liên tiếp này đã lên gân cho binh lính, và trổi dậy chủ nghĩa dân tộc của toàn bộ dân Đức , nó là tiền đề , một bước ngoặc để A. Hittle đánh chiếm toàn bộ châu Âu.🌍🌍.
    Trở lại bài học này, TQ sẽ thôn tính một số nước Ấn, Việt Nam... chúng ta đang nằm trên bàn cờ của các nước siêu cường và luôn ở thế bị động cho bọn nó xỏ mũi. Nói thiệt ra mình không dám "nhúc nhích."
    Nguyễn Phu: Vương quốc Phổ (tiếng Đức: Königreich Preußen) là một vương quốc trong lịch sử Đức tồn tại từ năm 1701 đến 1918. Cho đến khi Đức bị đánh bại tại Chiến tranh thế giới thứ nhất. Nói cách khác, Phổ chính là Đức thời chế độ phong kiến tồn tại 1701 đến 1918. Hitler là người Áo và là thủ lĩnh của Đảng Quốc Xã Đức tại Đức. Ngày 12.03.1938 quân Đức hành quân vào Áo. Sau đó Đức đã ép Áo sát nhập vào Đức bằng một cuộc bỏ phiếu của toàn dân Áo ngày 10.04.1938 chấp nhận sát nhập với kết quả 99,75%. Việc sát nhập diễn ra không có chiến tranh. Chiến tranh thế giới thứ 2 bắt đầu năm 1939 khi Đức tấn công Ba Lan.
    Như vậy. Còm trên sai về kiến thức lịch sử. Có thể tự kiểm chứng bằng Google.
    1 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mấy cái vụ cá nhân này thì mình kg quan tâm lắm, nhưng theo mình biết thì 1) 'cô ấy' có mến bạn, 2) hình như cổ chưa bao giờ block (unfriend) ai!, nên có lần mình có bình cho bạn! là 'cô ấy đùa đấy!'...; còn sao bạn lại quá quan tâm đến vụ này thế!, thiết nghĩ là kg... thực tế lắm (sr)!
      Liên quan đến tr.hợp này... Mình hay quý các Thiên thần bé nhỏ như... vũ trụ (hehe, có viết trong bài này)...; có một lần có một nàng bỗng đột ngột block mình, mình buồn mấy ngày và kg hiểu tại sao, khi ngày nào cổ cũng vào fb tìm mình tâm sự!... Và rồi mình... bỏ qua, có lẽ là vì 1) cái mà mình cho là 'không sao' thì cổ cho là 'có sao'!, 2) cổ không chơi với mình thì thôi, ảo mà!, quan trọng nhất là trong lòng mình vẫn sương cô bé ấy, và vẫn thấy còn... hạnh phúc thầm, hehe...
      Còn 'vụ Hitler nhập Áo vào Đức' thời đó so với thời nay có khác, khác cái gì thì phải hết một cuốn sách... ngàn trang!, vả lại chuyện 'chính trị' là chuyện 'thượng tầng' - có thể nói là thuộc về... ông trời!, nên dù tay Hitler có tái xuất giang hồ đi chăng nữa thì cùng kg làm được như ý muốn cá-nhân-phi-lịch-sử-tự-nhiên của hắn đâu!
      Thank bạn, TM.
      P/s: Mình đồng ý câu: 'Tôi sẽ có cảm tình với Tuấn Công, nếu anh ta làm một quyển từ điển độc lập với ông Nguyễn Lân. Khi đó người đọc tự so sánh, người đọc sẽ tự so sánh hai sách...'

      Xóa
    2. @ Ha Thi Thanh Vi và Nguyễn Phu:
      Tại hạ Giáo chủ ma giáo đã chuẩn bị cà phê xịn nhất thế giới Ban Mê (tự chế ở nhà), đậu khuôn chiên chấm mắm tôm, canh rau mồng tơi nấu với hến, cá rô phi chiên kho khô với rau răm, xương ống heo hầm bí đỏ, còn có sa-pu-che, ổi, chuối mốc Tây Nguyên và rượu sâm Hàn Quốc đậm đặc.... để chờ 'Võ lâm nhị bá' đến thưởng thức cà phê, măm măm và 'Hoa Sơn luận kiếm', hehe...

      Xóa
    3. Nguyễn Phu
      Nội dung chính mà tôi muốn nói dài dài (dài dài: chẳng là Hán Việt nhé) thì bác Nhà Gom Lá Bàng đã nói ở re-còm dưới đây nói rồi. Những gì mà tôi muốn gửi gắm tới bác Tín Nhiệm và hai bạn của bác ấy thì tôi đã nhắn. Tôi nghĩ rằng, họ sẽ không vào đây để làm hoặc tiếp tục làm loạn...

      Xóa
    4. @ Nguyễn Phu và Ha Thi Thanh Vi:
      'Entry này' mạng nó báo còm liên tục nên chả biết chỗ nào, giờ mới thấy, sr... Thôi, ...tạm dừng lại ở đây, tôi theo không... kịp, hehe, vì mỗi ngày đi ucf thì lại phát hiện ra một đề tài mới, viết cũng kg... kịp nuôn!.... Tks!

      Xóa
  4. Phạm Hiền (FB)
    Về cuốn tự điển của cụ Nguyễn Lân tôi xin được miễn bàn vì tôi đã đọc và không mua, ngoại trừ trường hơp xem lông gặp vết (không cần bới, liếc qua thấy liền) và chỉ riêng xem, chớ để bọn trẻ đọc là không ổn. Cái đáng buồn là ai muốn viết đúng chính tả hay ý nghĩa từ ngữ mà vớ phải thì có nước toi mạng. Còn việc phê phán Cụ thế này thế khác riêng tui không dám (vì miệng nhà quan có gang có thép, miệng thảo dân bép xép vêu mồm)
    2 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi thích câu này: 'miệng nhà quan có gang có thép, miệng thảo dân bép xép vêu mồm', haha..., nhưng có lẽ người ta hơi hiểu lầm nhà thầy Dũng, bởi một dòng họ có nhiều GS, TS thì ở VN có nhiều lắm, chẳng hạn dòng họ 'Lê Bá Khánh Trình', 'Đặng Thái Sơn'..., nên họ không phải là 'mạnh miệng' (chính trị) như mấy dòng họ 'Biệt Phủ'!...
      Chắc có lý do gì đó tế nhị bên trong nên Cục Xuất bản (và xxx) mới bảo vệ vụ Từ điển NL..., nhưng tôi cho rằng chủ yếu là do thói quen của quan chức ta là làm cái gì thì căn cứ trên 'danh + lợi' chứ không phải chất lượng!
      Trước đây, có vụ cụ Phạm Văn Hạng và một thanh niên 21 tuổi - có tài hơn (trong tr.hợp cụ thể này), cùng cạnh tranh để thắng thầu một bức điêu khắc, thì tiêu chí chọn của Giám đốc sở Thông tin Văn hóa là:
      -Chọn cái của người nổi tiếng (!!!)
      ...Nhưng rất buồn cười kết quả cuối cùng là 'bên thứ 3 thắng' một cách...âm thầm!, mặc dù họ không biết gì về điêu khắc hết, nhưng lại có tiềm lực 'phong bì' rất mạnh!, ha..ha..ha...
      Thiết nghĩ sự phán đoán 'vụ Từ điển NL' thì phần nào có thể dựa trên... câu chuyện có thật này!
      Thank anh!

      Xóa
    2. Nguyễn Phu Ông Nguyễn Lân một thời có làm quan. Con cháu của ông ấy không làm quan.

      Xóa
    3. Ổng có làm Đốc lý ở Huế (một loại trợ lý hành chính dưới quyền của Thanh tra thành hay Cai trị thành, nay là chuyên viên tham mưu cho UB tỉnh) và làm trong một thời gian ngắn (chỉ có mấy tháng trong năm 1945) nên kg phải là 'quan' theo nghĩa ''miệng nhà quan có gang có thép'...
      Nói nhỏ đừng nói lại với ai nhé (cười), trong đởi mình có thời... làm như ổng (cười), thậm chí còn... lớn hơn, được đi nhậu với các ông lớn nhiều thì có, nhưng chả có uy lực gì nhiều nhặn lắm đâu, hehe

      Xóa
    4. Nguyễn Phu Con cháu của ông ấy làm về khoa học, hình như không có đảng viên.
      Ps. Các ông lớn cũng thích những người có kiến thức sâu rộng, những người không có tham vọng chính trị lại càng được họ thích.

      Xóa
    5. Cái này 'Các ông lớn cũng thích những người có kiến thức sâu rộng, những người không có tham vọng chính trị lại càng được họ thích.' có phần... đúng, mình đã trải nghiệm, kg phải ông lớn nào cũng đều 'hư' hết đâu!, lý do là mình vẫn có cảm tình với không ít trong số họ (mà mình đã cộng tác).

      Xóa
    6. Phạm Hiền Mình nghĩ vụ sai sót này trách nhiệm là ở cụ Nguyễn Lân. Với tài năng và điều kiện của Cụ. thì cụ khg thiếu tư liệu. Soạn một cuốn tự điển cũng như chế tạo một cái la bàn. Chỉ cần chệch đi mộ là tàu nào cũng banh xác. Còn các nhà XB thì cứ in và lấy tiền

      Xóa
    7. Đọc lại vd điển hình này:
      -‘Bón đón đòng’, đgt: Bón phân cho lúa khi sắp trổ bông: Kịp thời bón đón đòng nên năng suất cao’ (Từ điển Nguyễn Lân),
      tôi thấy cụ NL chủ quan quá!
      Hơn nữa, như người ta nói là (vd như trong Thời sự VTV chiều hôm qua v/v 'ông Hiệu trưởng lạm thu học sinh phí' làm như mình là ÔNG TRỜI!) đa số người Việt khi có chức, có quyền, có tiền... thì liền biến thành 'ông trời', rồi 'mục hạ vô nhân' (xem lão bá tánh hay các anh hùng võ lâm thiên hạ không ra gì!)... Đó là một trong những nhược điểm... chết người của... dân tộc!, và cũng đồng thời là lỗi... vô cùng lớn của ngành giáo dục, văn hóa, '4T'... xưa nay...
      Cụ NL cũng kg ngoại lệ, nên bị vướng nặng vào cái 'lỗ đen' này, nên suy ra rất 'chủ quan', nếu kg nhầm thì vậy!
      Thank anh.

      Xóa
  5. Má Boon (FB)
    Chời ơi nà chời, em thấp cố bé họng, đọc tất cả xong, em xỉu vì các bác đao to búa lớn quá... Chả dấu gì các bác, em ngốc lắm...
    Em chỉ xin bác lá bàng, ngoài Độ Nạn, Độ Kiếp..., em muốn bác giải thích giùm em chữ Độ Ngạn.
    Em xin chân thành cảm ơn bác NGLB

    Trả lờiXóa
  6. Trần Đức Tâm [Blogger] Email 21.09.17@20:46
    Rất may là bây giờ có chị Google quyến rũ và biết tuốt, cặp đôi cùng anh chàng điển trai Smartphone nên chúng ta thoát khỏi mấy đám hủ nho cù lần bọn trẻ hay gọi một cách mỉa mai là: Từ điển (in trên giấy, dày cộp, bất tiện, và đày dãy sai sót).
    Chúc anh buổi tối bình an!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái vụ này thì anh Hai Rạch Giá có bình ở trên, có đoạn: 'Cái đáng buồn là ai muốn viết đúng chính tả hay ý nghĩa từ ngữ mà vớ phải (cuốn Từ điển NL) thì có nước toi mạng. Còn việc phê phán cụ thế này thế khác riêng tui không dám... Còn bạn Nguyễn Phu ở bên Áo thì bình: 'Tôi sẽ có cảm tình với Tuấn Công, nếu anh ta làm một quyển từ điển độc lập với ông Nguyễn Lân. Khi đó người đọc tự so sánh, người đọc sẽ tự so sánh hai sách'...

      Mình thấy như vậy là khá... ổn rồi! (cười)... Ngoài ra, mình có 1 ví dụ trong bài là:
      -'Yes, madam... thông thái lắm!, hihi...' gồm: 1/3 tiếng Anh, 1/3 Vịt Tàu, và 1/3 Vịt, hehe…
      Như ở phần mở đầu, mình kg quan tâm đến chuyện cá nhân..., mà 'một phần' trong bài mà mình có quan tâm là: Để hiểu tiếng Việt thì có nhiều cách, không hẳn là 'phải' luôn giải thich bằng tiếng Hán!
      Thank bạn!

      Xóa
  7. Thư Hoàng (FB)
    Viết rất hay nhưng mà theo dõi ý tưởng của anh LB cực còn hơn đi học :). Nếu bài viết anh có thể ngắn hơn chắc sẽ giúp bạn đọc theo kịp :)
    4 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À, tai hạ mới đi ucf về... Có suy nghĩ, nếu vì làm ngắn mà bỏ đoạn 'BÓN ĐÓN ĐÒNG' (của HTC) hay 'HAY DỞ' (TTX st)... chẳng hạn, thì lại làm mất một ý của bài viết: sách của ông HTC hay ở chỗ nào!, hay sẽ làm mất một triết lý:
      -'Cuốn sách dở là cuốn sách không đi hết được cái thời của người đọc nó; còn cuốn sách 'hay' là cuốn sách thỏa mãn được người đọc của mọi thời.'
      v..v...
      Thank sư thái nhen!, ngày mới vui!

      Xóa
  8. Tran Minh Tuan (FB)
    Xin góp ý: Ngày xưa nhà nào đi học đều có từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh, chứ Hoàng Xuân Hãn không có làm quyển đó (Nếu có thì chỉ có quyển Danh từ khoa học mà thôi).
    3 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 'Ngày xưa là một cậu bé đi lang thang trên bãi biển Thanh Bình (Đà Nẵng) và tự xây cho mình một cái hòn non bộ bằng cát...', đó là vào năm 1967, sắp sắp có cuộc 'đàn áp' (tỉnh hội) Phật giáo của Tổng thống NVT ở ĐN, nhiều hơn tàu chiến Mỹ cũng cập bến ĐN, và cuộc chiến Mậu Thân sắp nổ ra...; tôi còn nhớ trên tủ kính (hay các giá sách khác) của chú tôi có cuốn Từ điển Hán Việt..., thế mà 50 năm đã trôi qua!, nhớ lại là sách gì, của ai... sao nổi!, hihi...
      P/s: Thank bạn, bạn đọc rất kỹ, tôi đã sửa.

      Xóa
    2. Tran Minh Tuan
      Dạ không có gì Anh, chỉ vì tôi nhớ là cụ Hoàng Xuân Hãn không có làm quyển từ điển Hán Việt mà chỉ có cụ Đào Duy Anh thôi. Trí nhớ tuổi thơ hao mòn theo năm tháng là lẽ tự nhiên. Tôi rất thích bài viết của Anh !

      Xóa
  9. Trả lời
    1. Thank đại hiệp, viết bài này mệt lắm, có thể mất 3 ngày mà mình làm có... 1 ngày, lý do là biết... loại bỏ tư liệu!, hihi...

      Xóa
    2. Dung Tran Bút lực cao cường ! Rất tuyệt !

      Xóa
  10. @ Ha Thi Thanh Vi:
    Miêu nữ (CATWOMAN), diễn viên Selina Kyle, trong phim 'Batman Returns'): Một ác nhân mang biệt danh "Chim cánh cụt" xuất hiện đe họa hòa bình của Gotham. Hắn còn được sự hậu thuẫn của tay tài phiệt thối nát Max hòng chiếm chiếc ghế thị trưởng thành phố. Người dơi tái xuất, nhưng trên đường thực thi công lý, anh còn đụng độ Miêu nữ, một phụ nữ bí ẩn như danh tính Người dơi...
    http://movies.hdviet.com/phim-nguoi-doi-tro-lai-batman...
    P/s: Đối địch nhau, nhiều lần sát phạt nhau, Batman võ công cao hơn, mấy lần tha cho Miêu Nữ... Miêu Nữ chết, khi hấp hối nàng biểu lộ có cảm tình với Batman, và Batman cũng rất đau lòng... Huynh thích 'dáng rất cong' của diễn viên nữ này.

    Trả lờiXóa
  11. Lưu comt Trần Đức Tâm:
    Đừng xinh quá em ơi da trắng bóc
    Mắt tục phàm anh bỗng thấy hương tiên
    Cõi hư hao say chìm trong vũng ái
    Gã dại khờ nằm mộng… chết trong em

    Trả lờiXóa