Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2022

1681. Học tiếng Việt Tai vách mạch dừng - Walls have ears

 Đăng ngày 22/7

Tôi rất thường xem phim Kim Dung, Cổ Long hay phim hành động, xã hội đen Hồng Công, nghe hoài..., vd như ở đoạn Mạc Thanh Cốc bị giết, bọn Tống Viễn Kiều rượt theo, ở trong hang động, Triệu Minh 'sụyt' và nói khẽ với Trương Vô Kỵ là 'tai vách mạch rừng' hay 'đừng rút dây động rừng'..., và cả đời tôi cứ tưởng là mình đã.. đúng!, hahaha...
Thực ra, 'dây' không thể đối với 'rừng'..., 'dừng' tiếng miền Nam là tấm sáo hay tấm mành bằng tre trúc, dùng làm 'vách ngăn' giữa hai phòng..., nên nếu mình nói to thì phòng bên có thể nghe, hay nếu mình kéo sợi dây thì cả hệ thống sáo/mành sẽ động...
Nguyễn Du, Tô Hoài, Từ điển Khai trí Tiến đức hay Từ điển Hoàng Phê, kể cả 'Kinh Thi' (xem hình)... đều cho là 'tai vách mạch dừng' hay 'rút dây động dừng'*.
Fbr Đời Lính viết:
Hôm nay tôi 31 tuổi... và tôi vừa mới biết rằng "rút dây động dừng" và "tai vách mạch dừng" mới là đúng chính tả 😀
Dừng trong "rút dây động dừng" là tấm mành bằng tre để chắn giữa phòng khách và buồng ngủ - hoặc để che nắng ở hiên nhà - có thể rút lên và buộc lại bằng dây - do đó nếu rút dây thì sẽ động dừng.
Còn dừng ở trong câu "tai vách mạch dừng" thì là tấm đan bằng tre dọc ngang (gọi là mạch) dùng để làm lõi đắp đất lên xây tường - nên có câu "dừng có mạch - vách có tai".
Hai từ dừng đều là từ cổ - nay không còn dùng nữa mà thay thế bằng các từ hiện đại là "cốt tre" và "mành tre" - nên thường bị nhầm lẫn thành "rút dây động rừng" và "tai vách mạch rừng".
...Học tí cho vui vậy!
---
*Tôi đã đọc entry của Hoàng Tuấn Công, vấn đề kg phải là vì ông HTC.. ghét ông Nguyễn Lân nên suy ra ông Lân nói gì cũng sai!, hay ông HTC nói gì cũng đúng!... Tôi đăng bài có suy nghĩ.. kỹ rồi, kkk

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét