Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2022

1684. 'Việt' nghĩa là gì? Rõ khổ!

 Đăng ngày 24/7

Cho tới nay tôi vẫn chưa thấy ai giải thích được 'Việt nghĩa là gì?', ai nói?, tôi nói, it's me!
Hãy theo dõi bên dưới, lưu ý rằng các tư liệu có chọn lọc mà tôi đưa vào bài viết này.. các bạn có thể tìm xem thêm trên Wikipedia...
Nước Nga?
Trên thế giới này chả có nước nào được gọi là 'nước Nga' cả! Chữ 'Nga' này cũng chả có liên quan gì đến tiếng Anh 'Russia' hay tiếng Nga là 'Россия'... cả!
Và rất tiếc, 'Nga' không phải là tiếng Tàu (Hán), mà từ tiếng Mãn Châu, âm này lại có xuất phát gốc từ TIẾNG MÔNG CỔ, chả có khoa học nào cả, mà do rắc rối từ hàng chục cách phát âm khác nhau, cuối cùng người ta chọn là nước 'nghé' hay nước 'ngứa', qua Việt Nam thì thành nước.. 'Nga', hahaha...
-Đáng lẽ phiên âm “La Tư” là đủ nhưng lại có thêm âm “Nga” ở đầu là vì người Mãn Thanh lại phiên theo cách phát âm của người Mông Cổ. Tiếng Mông Cổ lại thêm âm “o” vào phụ âm “l” bởi thói quen trong ngôn ngữ của họ phụ âm “l” không đứng ở đầu... Âm “o” thêm vào đã từng được viết bằng vài chữ Hán khác nhau, cuối cùng mới thống nhất là chữ “俄”. Chữ này có âm là “é” đọc như “ứa” trong tiếng Việt.. với cách phát âm nguyên âm “o” ở đầu lại thành phụ âm “ng”.. và thành "NGA"... Người Nhật lại gọi nước Nga là Lỗ Tây Á, âm đọc các chữ này rất gần với Russia.. Khi chiến tranh Nga - Nhật (1904) nổ ra, tên nước Nga được cải Lỗ thành Lộ, lộ là giọt sương.., nước Nga thành nước "LỘ TÂY Á" (Trần Thái Bình, xem đường dẫn bên dưới)...
Nước Việt?
Từ trên, ta có thể nghi ngờ rằng âm 'Việt' trong Lạc Việt hay Việt Nam, vân vân - qua hàng loạt cách biến đổi theo thời gian - vốn hoàn toàn không phải là cách gọi tên nước của người Việt xưa, cả về mặt phát âm lẫn về mặt ý nghĩa!...
Mặt khác, như ví dụ 'Nga' ở trên, hay ví dụ rất điển hình:
-Vàng Dúng Lùng là tên của vua Mèo Vạc ở Hà Giang vào nửa đầu thế kỷ trước, Hán Việt gọi là 'Vương Chính Đức': Làm mất mẹ nó họ và tên do ông bà tổ tiên đặt cho người ta!, hahaha...
Và cũng từ đó dễ suy ra:
-Hán Việt đã làm mất gốc của từ nguyên (từ ban đầu), cụ thể là làm mất đi vô số từ 'thuần Việt'...
...Có vài tài liệu nói 'Việt' là một cách phát âm của 'lạc' trong con chim lạc trong cái trống đồng, có người nói 'Việt' là từ âm 'nác' hay 'nac' (tức là nước) của người Mường, có người nói Việt Trì là 'ao hạc'.. nên 'Việt' là 'hạc', 'Việt' là từ con 'vịt' (trời), hay 'Việt' có nghĩa là 'vượt' (!), vv...
-Việt có hàm nghĩa gì? Phần chiết tự ở (Hình 2) cho thấy chữ “Việt” cổ do mặt trời, rồng và hình tượng người chim tạo thành. Mặt trời được gắn liền với văn hóa của dân tộc Việt qua hình tượng trống đồng được lưu lại đến ngày nay (Trần Hưng)...
...Dù sao đi nữa, các cách giải thích trên về mặt nào đó thì có thể tạm.. chấp nhận được!, tuy nhiên chưa có cách giải thích nào là rõ ràng!
Nhưng, việc cố truy tìm từ 'cái ông nội Hán' để cố giải thích 'Việt nghĩa là gì?'.. thì tôi không phục!
Ai không phục? It's me!
Rõ khổ!
---
*Tại sao gọi là Nga?, đọc thêm:
Bài viết của Ngô Thái Bình, đăng trên fb Kim Van Chinh.
*Tại sao gọi là 'Nga ngố'? 'Nga không bị ngố, ngố tự tìm đến và bám riết lấy người Nga 😂' (blogger Vong Mạng)
*Hình 3, 4: Một số ví dụ về tiếng Việt.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét