Thứ Năm, 3 tháng 2, 2011

5. Không xin thì cũng cho, không tìm thì cũng gặp, không gõ thì cũng mở


Vì sao số phận long đong
Mà ta chẳng được lặng trong cuộc tình
Vì sao chẳng có bình minh
Hoàng hôn lặng lẽ một mình ngắm mây 
Có người nói “số phận luôn luôn theo đuổi con người, còn con người luôn luôn tìm kiếm số phận”. Bạn đang tìm kiếm cái gỉ? Tội nghiệp thay cho người đời, oan nghiệt thay cho người đời, số phận - không xin thì cũng cho, không tìm thì cũng gặp, không gõ thì cũng mở.
Một ngày nọ, hắn có nghe về "Đại tướng bị mất lon", đó là một nhân vật đáng thông cảm, muốn làm, muốn vinh danh, nhưng đến tuổi “tri thiên mệnh” cũng chưa làm được cái gì thật sự đáng kể cả. Nghe liên tưởng đến chuyện "Ngài đại tá chờ thư" của nhà văn Mác-kết (Marquez) ấy.
Ừ nhỉ, hình như để nói chuyện, hắn thường liên tưởng đến nhiều người, nhiều sự kiện mà hắn đã từng cảm nhận và ấn tượng được trong sách vở, trong giấc mơ, đa số là trong đời thường. Không có một thứ triết học nào mà lấy “tôi” làm cơ sở. Nhưng để diễn đạt các ý tưởng/ý niệm, nếu không có “hắn” thì lấy gì làm điểm xuất phát – hắn là một đệ tam nhân. Bản thân những điều hắn nói ra ở đây, có lẻ, là triết lý. Vì thế, “hắn” chỉ là phương tiện mà thôi, hì..hì..
Mà tại sao hắn lại sợ chuyện cá nhân. Cá nhân là một chuyện bình thường trong cuộc sống, là số không trong vũ trụ, có cái gì ghê gớm đâu. Người ta “sợ” vì người ta thường xem cá nhân mình là vũ trụ. Thì ông Newton nghĩ ra một số định luật cũng từ cá nhân ý niệm mà ra, Kim Dung viết truyện kiếm hiệp cũng từ cơ sở cá nhân của mình mà soi ra xã hội, Trang Tử cũng có gì khác đâu,
…Hắn không có quan niệm là phải hiểu tuyệt đối chính xác một ngôn từ nào đó. Hắn muốn biết cái gì nằm đàng sau những ngôn từ đó. Vả lại, nếu hắn phải suy nghĩ kỹ về một ngôn từ nào đó thì không phải để hiểu nghĩa đen của nó, mà để hiểu cách diễn đạt tốt nhất ý tưởng của mình. Viết sai vài lỗi chính tả, dùng sai vài ngôn từ thì có gì đâu, hắn đâu có phải là chuyên gia nghiên cứu về chính tả lại càng không phải là người viết từ điển.
Hắn cũng không xem trọng số liệu hay ngôn từ, vì hắn không có khả năng nhớ. Nhưng đàng sau một số liệu hay sự kiện nào đó mà có ấn tượng thì hắn nhớ suốt đời. (Và vì trí nhớ của hắn có vấn đề, nên hắn chỉ còn một cách là nhớ thông qua ấn tượng). Hắn chỉ nhớ một số liệu nào đó một cách cơ bản, gần đúng thôi, thậm chí không nhớ nổi số liệu nữa, miễn sao nó không làm sai lệch một ý tưởng muốn bày tỏ - hắn muốn diễn đạt ý niệm. Cái gì là 90 hay 110, thì nói là khoảng 100 là được rồi.
Hắn cũng không quan tâm đến hình thức các loại, miễn sao cơ bản là được. Đã đạt được phần chính, phần lớn rồi, sao lại đòi được luôn cả cái lặt vặt nữa! Muốn đạt được cái lặt vặt, thì coi chừng cái cơ bản sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí vì quá ham chi tiết mà làm mất đi cái cơ bản hay chất lượng!
Hắn lại không quan trọng về trình tự. Đã diễn đạt được ý của mình là đã đạt được cái cơ bản, thì cái nào trước cái nào sau, có gì là quan trọng. Người ta có thể bắt đầu từ một câu chuyện hay sự kiện tại một thời điểm nào đó rồi suy diễn ra (toàn) xã hội hay vũ trụ mà!
Tuy nhiên hiểu chính xác một khái niệm nào đó thì quan trọng lắm đấy. Nếu không hiểu (các) khái niệm cơ bản thì mọi suy diễn sau đó đều đi lòng vòng hoài hoài mà chẳng đạt được cái gì có ý nghĩa thật sự cả.
Có một ông già hỏi hắn thế nào là cơ bản và cơ sở. Hắn trả lời cho vui thôi, nói là “cơ bản” là đã (hoàn thành) phần chính của một công việc, một nhiệm vụ hay một công trình nào đó. Còn “cơ sở” là nền móng/là “bê tông cốt thép” để dựa vào đó mà một công trình dần dần được xây dựng. Người ta làm cơ bản một công trình là đã làm xong phần chính, chỉ còn làm thêm phần phụ hay các chi tiết nũa là xong (cửa ngỏ, sơn quét, vôi ve, …). Còn nếu không có cơ sở thì công trình sẽ sụp đỗ, còn nói gì đến làm xong. Vậy nói cơ bản là nói về định lượng, trong khi đó nói cơ sở là nói về định tính! Hắn cũng không quan tâm đến chuyện này lắm đâu.
Người “làm ăn” có cơ bản thì có thể thành công, có thể đạt được một mục tiêu nhất định nào đó, thậm chí có thể bị thất bại (do yếu tố rủi may nữa). Nhưng nếu làm ăn không có cơ sở thì sớm muộn sẽ bị sụp đỗ, mà đã bị sụp đỗ thì xong phim, còn luận thành công làm gì nữa! Mà đã làm ăn có cơ sở là làm ăn có “đẳng cấp”, lúc đó may rủi không còn là yếu tố quyết định (đội bóng đá Inter Milan là có đội bóng có đẳng cấp, dù trãi qua nhiều may rủi, cuối cùng họ cũng vô địch, phải không bạn!).  
Người ta thường xuyên cãi nhau là cái này đúng, cái kia sai, vì người ta căn cứ vào định kiến, ngôn từ, định tính, vào trình tự hay trật tự, … Đa phần, vì người ta suy nghĩ không có cơ bản, đặc biệt là không có cơ sở, nên người ta cãi nhau suốt đời! Cũng cần nói thêm là, người ta hầu như lấy phương tiện làm cơ sở mà tưởng đâu nó là mục đích hay mục tiêu! Phương tiện chỉ là công cụ để ta đạt được mục đích. Vì vậy, phương tiện thì linh động và dễ bị thay đổi, nhưng mục đích thì không thay đổi (hay rất khó bị thay đổi). Nói tóm lại, người ta có suy nghĩ, nhưng thực chất, có đạt được ý nghĩa hay ý niệm gì sâu sắc không nhỉ!
Lại quay về vấn đề ban đầu. Có một lời than thân trách phận của một người bạn khiến hắn tham gia vào vấn đề này. Đã là Đại tướng mà mất “lon” thì điều khiển được ai, thậm chí ai còn tin ông ấy là đại tướng nữa. Chắc ông ấy phải tự suy nghĩ về mình nhiều lắm - có lẽ mình có tài, nhưng lại lâm vào bế tắc vì không thể hiện được, và do đó, đánh mất tài năng của mình. Có khi nào vị đại tướng kia nghĩ về cơ bản hay cơ sở, phương tiện hay mục đích.? Ông ta đã đạt được cơ bản nào và dựa trên cơ sở nào để luận thành bại? Còn nếu ông ta đã có cơ sở, đã đạt được cái cơ bản, thì có là đại tướng hay không, giá trị của ông ta vẫn không thay đổi.
Ừ nhỉ, người ta giàu thì người ta đạt được cái gì nhỉ? Đạt được cái cơ bản hay cơ sở? Giàu có phải nói đến chất lượng không nhỉ? Nếu một ngày nào đó hết giàu thì người ta còn lại cái gì nhỉ? Ví dụ một người giàu tham gia cá độ bóng đá, rủi người ấy thua đậm và bị phá sản, vậy thì người ấy còn lại cái gì? 
Ngày 3/2/2011

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét