Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013

338. Luận về cái chết


Thôi rồi, chết một bờ môi
Môi ai ngọt quá khiến tôi lụy nàng
Trời ơi, ai cháy thành than
Trời ơi, ai bỗng tan thành giọt yêu
(NGLB)
Trước tiên, ‘Anh ơi, khoan vội, khoan vội (mà) ca tụng người nước ngoài. Em xin kể lại (mà) phân minh cho anh tỏ tường’. Lá Bàng rất hy vọng là người đến 50 tuổi (tuổi ‘tri thiên mệnh’) sẽ... hiểu được điều dưới đây (hì...), còn người 70-80-90 tuổi dĩ nhiên là đã ‘ngộ’ rồi! Lưu ý là bài này đề cập đến ‘cái chết’ chứ không bàn luận về vấn đề chính trị hay tôn giáo, và được viết theo lối tản mạn.
*
Steve Jobs nói ‘cái chết là sáng tạo tuyệt vời nhất của cuộc sống’, đây là ‘chiêu kiếm’ vô địch thiên hạ mà ông đã dành cả 55 năm cuộc đời để suy nghiệm ra (hơn 3 triệu lượt truy cập trên mạng), vâng, ai cũng thấy hay, nhưng hay ở chỗ nào? ý của ông là gì? tại sao ông lại nói như vậy?
*
Xin nói ngoài ‘chính sử’ một tí về phương pháp 'học’. Mình xin khuyên các blogger trẻ là: học là học ‘ý’ chứ không học lời. Nói thật, nếu truyện/phim nào mình không hiểu ‘ý’ thì mình cũng không thể nào hiểu nó được.
'Học mà còn nhớ dường như là chưa hiểu hết được tinh hoa của cái mà mình đã học’ (Einstein).
Trương Vô Kỵ (học ‘Thái cực kiếm’ từ Trương Tam Phong) chỉ nhớ kiếm ý chứ không nhớ kiếm chiêu, Lệnh Hồ Xung (học ‘Độc cô cửu kiếm’ từ Phong Thanh Dương) không còn nhớ đến bất cứ chiêu thức nào: họ đã đạt được đỉnh cao của kiếm thuật.
Nhiều người học ‘Dế mèn phiêu lưu ký’ của Tô Hoài, chỉ nhớ con dế mèn, dế trũi, bọ ngựa, con bồ nông… mà không nghĩ xem ý ông muốn nói cái gì? thực tế hay ảo tưởng? và đặc biệt là, có áp dụng được gì cho hiện nay hay không?
Cũng xin nói thêm rằng, ở quán cà phê, người ta hay nhắc đến thơ Nguyễn Du hay nhạc Trịnh…, mà hiếm khi nhắc đến văn của ai đó, vì có lẽ văn của ta vẫn còn quá hạn chế!
*
Có mấy ai đã từng ngắm sóng biển và suy tư về những đợt sóng trào không ngớt? Cứ tạm hình dung sóng nổi là cái ác, sóng chìm là cái thiện, hết ác rồi lại thiện, hết thiện rồi lại ác, không bao giờ ngừng nghỉ. Trên thực tế, cái ác này đi rồi, cái ác khác lại đến, và nếu không có ác thì làm gì có thiện!
Bao giáo lý đã lần lượt cống hiến cho loài người, nào là kinh A, kinh B, kinh C…, vâng, không ít người trong chúng ta đã học, có thể học đến thuộc lòng!, rồi cái ác có mất đi không!, ta có cái tâm ‘ác’ không? Giả thiết rằng cái ác mất, thế thì cũng không cần học kinh nữa, nếu còn học kinh thì chứng tỏ rằng cái ác vẫn còn!
Nhiều người đã tâm niệm kinh sách để hành thiện, nhưng ngược lại không thiếu gì người thuộc lòng kinh sách rồi lợi dụng chúng để làm cái ác, ví dụ như Đại luân minh vương Cưu Ma Trí (trong truyện ‘Thiên long bát bộ’), Kim luân pháp vương (trong truyện ‘Thần điêu đại hiệp), Vô Hoa đại sư (trong truyện ‘Sở Lưu Hương’)…
Nhiều vị anh hùng ‘diệt ác’ đã hy sinh cả đời mình để ‘mong’ đem lại an bình cho võ lâm thiên hạ, nhưng sự an bình đó chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn.
Dương Quá cùng Chu Bá Thông vừa diệt xong Kim luân pháp vương thì lập tức xuất hiện ác nhân Thành Khôn (tức Viên Chân). Bin La-đen chết rồi, Bin La-đen khác lại xuất hiện. Nạn sóng thần ở Nhật chưa hết bàng hoàng thì nguy cơ nhiễm phóng xạ hạt nhân xuất hiện...
Mới đây, có một nhà chiến lược đã dự báo đại ý là: ‘nếu chiến tranh nam-bắc Triều Tiên xảy xa thì số thương vong sẽ đến vài trăm ngàn người theo ngày và vài triệu người theo tuần!’. Lại có người tiên đoán rằng chiến tranh thế giới lần thứ ba chắc chắn sẽ xảy ra vì tham vọng của con người là quá lớn!
*
Có một sự tác động tương hỗ nào đó giữa thiện và ác mà chỉ có đấng tạo ra nó mới giải thích được! Dường như không có một biên giới phân minh giữa chúng: giữa thiện và ác chỉ cách nhau có một sát-na, và dường như cái thiện được nẩy mầm từ cái ác, và sự sống được nẩy mầm từ cái chết!!! 
Vì thế, không thể tùy tiện gán ghép 4 chữ ‘tà ma ngoại đạo’ cho bất kỳ ai cả, vì ‘chính mà làm điều xấu thì là tà, tà mà làm điều tốt thì là chính’ (Trương Tam Phong).
*
Có mấy ai đã từng ra ngắm nghĩa địa và suy tư dưới bóng chiều rơi hay vào một ngày mưa buồn, gió lộng?
Ta đang phục vụ cho ta: đi làm, giữ tiền giữ bạc, theo 4 chữ công-danh-phú-quý, mơ 3 chữ phúc-lộc-thọ, sinh con đẻ cái, có tình rồi thất tình, sáng đi đám tang, chiều đi đám cưới… Thì ông/cha ta có làm gì khác đâu? Thì tổ tiên ta có làm gì khác đâu? Cuối cùng họ đã đi về đâu?
Hình như mọi người đang sống và hoạt động bằng cách nhìn cuộc đời phản ánh qua một tấm gương mà tất cả trong đó đều là ảnh ảo? Đúng rồi chứ hình như gì nữa!
*
Ta sinh ra đời để làm gì? vì cái gì? ta là cái gì trong vũ trụ này? khi ta xuống nghĩa địa thì còn lại cái gì?
Có vô số cách trả lời, nhưng đều là ‘sắc sắc không không’, trong số đó, có một câu trả lời mà mình thích nhất: ‘Chúng ta sinh ra là để sống chứ không phải chuẩn bị sống. Vì vậy ngay hôm nay bạn sống hết mình, làm những gì có thể làm được mà không đợi chờ. Đừng để ngày mai những gì có thể làm hôm nay. Bạn hãy làm giàu bất cứ lúc nào (!) và tiêu tiền theo phương châm của người Do Thái: ‘Chúa ban cho chúng ta tiền của để chúng ta mua vui trên thế gian này chứ không phải để chúng ta gom góp rồi cuối cùng trả về cho Chúa’. Tiền bạc là vật ngoại thân. Khi sinh ra, ta không có tiền. Khi chết đi, tiền cũng không theo ta. Người sống cuộc đời hạnh phúc với tiền là người ‘khi sống không thiếu tiền, khi chết không còn tiền’ (theo Năm lúa LVK). Bình luận về câu này, mình thiết nghĩ rằng nó không xa Phật tính.
*
Tạm cho ý của ông Steve Jobs là như thế này: Trên đời này không có cái gì là bất tử, và nếu có thì chỉ cái ‘chết’ là bất tử mà thôi, vì con người/sự vật thì không bao giờ mà không chết, thậm chí quả đất/vũ trụ mà đang chứa tình yêu của ta cũng phải ‘chết’, và nếu ta không chết thì trên đời này chỉ còn lại toàn là hoa dã quỳ (= quỷ già), híc.. híc...
*
Mình đã đứng trước nghĩa địa nhiều lần, dù mình có ngoan cố muốn không hiểu cũng bị buộc phải hiểu!
Vậy thì mình mở blog để làm gì? Có khi mình tự hỏi, tự không hiểu, rồi tự cười thầm, hay là bán quách cái blog này để kiếm mấy đồng làm cái blog mới, đùa thôi, hì.. hì…         
Vậy thì mình đọc nhiều tài liệu có liên quan đến ‘sắc sắc không không’ để làm gì? Để quên, vì nhớ cũng là không, không nhớ cũng là không.
Và vậy thì ‘tại sao trong entry nào anh Lá Bàng cũng đều nói đến tình yêu vậy?’, vì mình có một cách duy nhất để chọc tức thần chết: ‘Chính tình yêu làm cho con người vượt qua giới hạn của chính - tà, vượt qua nỗi cô đơn, nhẹ đi đau khổ và đặc biệt tình yêu là liều thuốc thần diệu giúp con người vượt qua nỗi ám ảnh về hai chữ hư vô’, vì nếu đang sống mà không yêu thì để xuống nghĩa địa mới yêu à, và vì nếu làm như thế thì ta có chết chứ tình yêu trong ta không bao giờ chết…
*
Cuối cùng, hỡi ai đang yêu, hãy lưu ý rằng, vì tình và thù đều có cùng chữ ‘t’, nên hết tình là thù:
‘yêu ai bằng yêu người tình,
hận ai bằng hận người mình đã yêu’
Yêu có thể dẫn đến hận hay dẫn đến đau khổ, nhưng lại là đau khổ tuyệt vời, nên ta đâu có sợ yêu, vì tình yêu mạnh hơn cái chết, các blogger đồng ý hôn?

16 nhận xét:

  1. Đồng ý với LB: Tình yêu luôn mạnh hơn cái chết, như thế ta không sợ yêu và ta sẽ yêu đến chết cũng không hết yêu....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xim cám ơn về 1 phiếu bầu của bạn, mình vui lắm, trân trọng.

      Xóa
  2. cs nghĩ t/y hóa giải được tất cả mọi cái, nó đơn giản hóa cái phức tạp, những người chuyên phức tạp hóa vấn đề chỉ là vì họ chưa yêu or chỉ mới yêu bản thân mờ thui, hì..."cơm hến đâu?"

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lời bình hay quá, cám ơn nhiều.
      CS qua đòi nợ cơm hến đấy nhé, LB bưng cà phê qua nhà nè, thưởng thúc đê, tối vui nghen.

      Xóa
  3. Lời bình hay quá, cám ơn nhiều.
    CS qua đòi nợ cơm hến đấy nhé, LB bưng cà phê qua nhà nè, thưởng thúc đê, tối vui nghen.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lưu (august pink)
      “Gái một con trông mòn con mắt.
      Gái hai con vú quặt sau lưng”

      Xóa
  4. Yêu có thể dẫn đến hận hay dẫn đến đau khổ, nhưng lại là đau khổ tuyệt vời, nên ta đâu có sợ yêu, vì tình yêu mạnh hơn cái chết!
    Nhất trí với LB! Hì hì..

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uh, ta đâu có sợ Miền nhớ, phải hôn? Hì...
      Ngày mới ngọt ngào nghen.

      Xóa
  5. Nhứng nếu học ý chứ không học lời thì học bài hát sẽ thế nào ạ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. HỌC LÀ HỌC ‘Ý’ CHỨ KHÔNG HỌC LỜI.
      Câu này mình nói ‘ý’ chứ không nói lời, hì… Không có một nguyên lý nào bao hàm hết tất cả mọi sự vật/hiện tượng, mà phải có ngoại lệ.
      Cụ thể, học hát thì phải thuộc lời, vâng, đúng. Nhưng:
      -thuộc lời rồi chưa chắc đã hát được,
      -mà hát được chưa chắc đã hát hay,
      -mà muốn hát hay là phải hiểu ‘ý’ bài hát, tức là hát phải có ‘hồn’,
      -mà muốn hát có ‘hồn’ thì lại phải… quên lời, hì…
      Ngoài ra, việc thuộc lời hay thuộc nốt nhạc mà không có ‘hồn’ như vậy thì chỉ có thể tạo ra những ‘Tôn Ngộ Không’ chứ không thể tạo ra những Beethoven, Mozart hay Chopin được, híc.. híc…
      Cám ơn bạn, ngày mới tốt lành.

      Xóa
  6. Mô phật, cuối cùng em đã tìm thấy Nhà triết lý phi lý của em haha...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uh, mừng quá, đã gặp lại triết gia lý luận 'về cái trứng' ở đây rồi, hì..., ngày mới tốt lành nghen, hẹn gặp nhiều.

      Xóa
  7. Hôm nay HN sang đọc bài viết của anh .
    Ôi! Chết là bắt đầu một cuộc sống mới nơi cõi khác ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. LB thuộc diện khá bi quan, nhưng LB chỉ dùng 'thì hiện tại', không quan tâm đến cái chết hay sau khi chết, như vậy cũng có chút lạc quan đấy chứ, hì..., đùa thui, thank NH, ngày mới vui nghen.

      Xóa
  8. Nhưng BLT nghe nói yêu quá hóa ra hận thù nhưng sự trả thù tuyệt nhất là tha thứ nên muội cũng bắt chước người ta ai có tội thì mình trả thù bằng sự tha thứ. Nói ra để mà cố theo đây chứ rất khó huynh nhỉ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thực ra, 2 chữ 'tha thứ'nghe thì rất đơn giản nhưng lại... rất phức tạp, đến nỗi nó trở nên một 'lý thuyết' quá trừu tượng...
      Và thực ra, người ta không thể 'hận' vì muốn hận cũng không được...
      Vì thế, cuối cùng thì người ta phải sống với các gì mà mình có thể làm được, và chính điều này được xem là... sự tha thứ, hì.. hì...
      Chủ nhật tươi hồng.

      Xóa