Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2017

896. Tôi nghĩ về chữ Tết (Chuyện Tết)

LTS: Tôi bận đi… phượt vài ngày, nên trả lời lời bình có chậm trễ, mong các blogger thông cảm!
---------
Thôi thôi, xin kiếu mấy ông, không có KUÀI LÈ hay KU AI LÈ gì hết, mà chỉ có TẾT VIỆT NAM thôi!


‘Táo quân’ - háo hức mong giờ chiếu
Sáng dậy, loanh quanh chúc Tết người
Chiều về thơ thẩn mơ hương tím
Em!, chuyện ta-Tàu, vẫn thế sao!

1
Chiều hôm qua - mồng một, ngoài một… tiểu đội, còn có 2 cặp vợ chồng ghé nhà chúc Tết, tôi có nói với họ:
-Nhìn cái Tết này mình có nghĩ… là nên dồn Tết ta vào Tết Tây để ‘ăn’ một lúc luôn thể…; sáng mồng một Tết, tôi thấy người ta đi chùa quá trời, kẹt xe quá trời, nên nếu dồn Tết ta vào Tết Tây thì có cả Chúa, cả Phật, cả ta, cả Tây: ta đang sống vào ‘thời @’ mừ!…
‘Người ta nói cái Tết là dịp để ‘đoàn tụ’, nhưng vợ chồng tui và ông gặp nhau đều đều, nếu cần thì ‘ới’ một tiếng là gặp ở quán cà phê hay quán nhậu ngay!, có gì muốn ‘đoàn tụ’ thì đoàn tụ ở đây, chuyện gì mà đến ngày mồng một mới đoàn tụ!’, cặp vợ chồng giám đốc nói.
‘Còn cả nhà tui với ông mới ngồi nhậu với nhau chiều… hôm qua!, hôm nay lại gặp nhau để ngồi… cắn hạt dưa à!’, cặp vợ chồng nhà kế bên nói…
*
Nói chung là nghe tôi định đề xuất ý này lên… Tổng thống Việt Nam, họ đều cười, và nói:
‘Cái Tết ‘đoàn tụ’ ngày xưa là rất quan trọng vì người nhà đi xa làm ăn sinh sống, do khoảng cách địa lý hay kinh tế khó khăn, mà hiếm có dịp về, nhưng bây giờ phương tiện tàu xe hiện đại, nhanh chóng, muốn đoàn tụ thì mấy hồi!’;
‘Tối nay, có 2 vợ chồng đứa cháu, một cặp ở Sài Gòn, một cặp ở Hải Phòng bay về đây ăn Tết một cái rẹt, hết có trên dưới một tiếng đồng hồ chứ mấy!’;
‘Hôm nay, có 2 cú gọi điện hỏi thăm, con ông bác ở Singapore không về được, con ông chú ở Thái Lan cũng không về được, ai cho nghỉ học!, nghỉ họ đuổi liền!, vì Tết của mình chứ có phải Tết của họ đâu!’.
‘Bà Phạm Chi Lan đề nghị ‘nên dồn Tết ta vào Tết Tây’, nghe nói ông Võ Tòng Xuân cũng vậy!…, cũng nghe nói có vài tay giang hồ mạng ‘ném đá’ mấy ông/bà này quá trời, đó chỉ là ý kiến cá nhân thôi mà!’…
*
-‘Ôi, Tết này mấy nhà máy lớn, cơ sở công nghiệp sản xuất dây chuyền hay sản xuất đại trà của nước ngoài mới mệt!, vì công nhân nghỉ cả nửa tháng: Tết của mình chứ có phải của họ đâu!... Và chỉ có Việt Nam với Tàu* mới có cùng cái Tết âm lịch như vậy thôi!’, anh chàng chạy xe ta-xi nói.
‘Anh chàng này ngó thế mà… thông thái’, nên tôi chấm câu này là câu phát biểu hay nhất đầu năm mới!



2
‘Tết’ là gì?...
Thôi, nói ‘ngăn ngắn’ theo cái mà tôi thu lượm được ở trường đời, chứ nói theo tư liệu thì người ta đã nói từ thời ‘một ngàn năm đô hộ giặc Tàu’ rồi, cụ thể hơn là có ‘ný luận’ xà quần từ thời Đinh Bộ Lĩnh đến nay rồi…, nay mà mình còn ný nuận theo kiểu của mấy ông ‘hủ rượu nho’ này nữa thì nói đến năm 3017 vẫn chưa hết chuyện!
Có người bảo ‘tết’ là do chữ ‘tiết’*, mỗi năm có 24 tiết, mỗi tiết là nửa tháng, có người nói là do chữ ‘tét’ trong từ ‘bánh tét’… gì gì đó. Theo tôi, chữ ‘tiết’ nghe có vẻ Tàu quá, vì phải ‘nam mô’ đến… 24 ông thần bên Tàu lận!, nên bỏ qua; nên tôi chọn chữ ‘tét’ vì ông bà ta có… tật là hay nói rất hình tượng, thực tế và trực quan!
*
Nhớ lại buồn cười, có vài nhà giả học nào đó giải thích chữ ‘Việt’ theo ngôn ngữ Háng-Vịt là cái ‘lưỡi búa’! Trên thực tế, chưa kể đến các thời trước, ít nhất là từ thời Đinh Tiên Hoàng đến Gia Long đều gọi là ‘Việt’ (Đại Cồ Việt, Đại Việt, rồi Việt Nam*), làm gì mà có nghĩa ‘búa’ trong đó! Thiết nghĩ ‘việt’ là ‘việt’, chứ ‘lưỡi, răng, đe, búa’ thì có liên quan cái qué gì đến nước Việt!, 'hai lúa' dân ta chứ có phải là tướng tiên phong Trình Giảo Kim hay anh hùng hảo hán Lương sơn bạc Lý Quỳ của Tàu đâu mà đòi dùng búa với rìu!’, nghe tôi nói vậy, một cháu gái mặc áo tím - có chơi facebook - nói:
-Chiện jì mà fải nấy tiếg cá Tràu để jải thík tiếg Vịt?, khôg nẽ fải nấy chữ ‘phá trung tiện’ để jải thík chữ ‘bủm’, chữ ‘kê’ để jải thík chữ ‘gà’!, hay fải lói Tết lăm lay nà Tết ‘con kê’, ka..ka..ka…
Thật vậy, những ‘từ nguyên’ như Êđê, M’nông, Gia Rai, Bana, hay Thái Lan, Nhật Bản, Ấn Độ… có nghĩa là gì?, chả lẽ phải giải thích ‘thái’ là gì?, ‘lan’ là gì?, ‘nhật’ là gì?, ‘bản hay bổn’ là gì?, ‘ấn’ là gì, ‘độ’ là gì?, thậm chí phải giải thích Campuchia, Lào, Malaysia, Indonesia hay Singapore là gì?; đó là chưa kể đến những Anh Cát Lợi, Ái Nhĩ Lan, Mễ Tây Cơ, Miến Điện, Nga La Tư, Tân Gia Ba, Thổ Nhĩ Kỳ, Tích Lan, hay Tô Cách Lan là cái qué gì? - bố ai mà biết!, chưa kể vụ ông Karl Marx hồi trước 75 bị gọi là Mã Khắc Tư, mà làm nay nhiều người tưởng ổng là bà con với ông Mã Anh Cửu*, ha..ha…; và buồn cười nhất là:
-Đối với nước Mông Cổ, lại phải giải thích ‘mông’ là gì?, và ‘cổ’ là gì?, ha..ha..ha…
*
Thiết nghĩ, ‘tết’ chỉ là một loại ‘lễ hội’ lớn mà thôi, như Tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu, Tết ‘sâu bọ’…, cụ thể Tê Cu gọi là ‘Tân Niên’ (快乐), Hàn gọi là 'Se-he' (새해), Nhật gọi là ‘Oshougatsu’, Mẽo nói là ‘New Year’, Thái Lan gọi là ‘Songkran’*…; nói chung là người phương Tây (Anh, Mỹ…) gọi đơn giản nó là ‘festival’, và với cái ‘Tết cổ truyền của VN’, có lần:
-Tờ ‘Saigon Times’ (Sài Gòn Thời báo) gọi Tết ta là ‘Tết Festival’, vì ‘Tết’ là một từ địa phương đặc dị mà chỉ ở Việt Nam mới có!
Ngoài ra, chữ ‘tét’ làm tôi nhớ lại hồi nhỏ, mấy hôm trước Tết, vào đêm, chúng tôi thường xúm lại quanh nồi ‘bánh tét’ ấm cúng quanh bếp lửa hồng…, và mỗi lần ăn bánh tét hay bánh chưng thì phải lấy sợi dây lạt xé nhỏ hay sợi chỉ để ‘tét’ bánh ra thì mới ngon…; và lớn mỗi lần đi xa, tôi lại bồi hồi nhớ đến cái sự tích ‘bánh giầy, bánh chưng’* mà trong đó bánh giầy hình tròn tượng trưng cho trời, bánh chưng hình vuông tượng trưng cho đất*, nó chả có gì liên quan đến anh ‘cá Tràu’ cả!

***
Sáng nay, mồng hai, vợ chồng anh ta-xi mới vào thăm… Anh chém gió nào là có cả đống ‘cá Tràu cái’ đã và đang lũ lượt vượt bức tường… 'Ế Thức Hị’ qua Mẽo để đẻ ra ‘cá Tràu con’ để được có quốc tịch Mẽo, nào là có cả đống ‘cá Tràu và Vịt’ đã và đang đều đều qua Mẽo để kiếm ‘thẻ xanh’, chưa kể đến việc năm nay có 22.000 sinh viên Việt đang du học bên Mẽo…:
-‘Sao các vị không qua bên Tê Cu vĩ đại mà nuôi… cá Tràu!’, anh thắc mắc.
-‘Anh chạy xe gì?’, tôi hỏi.
-Dạ, xe KIA RIO ạ.
-Thế có xài xe Tàu không?
-Dạ không, chả có ai xài xe Tàu cả, vì chất lượng kém lắm. Với em thì nhất Nhật, nhì Hàn, ba Thái, bốn Đài Loan…
*
Tôi đang suy nghĩ là về cái ‘Tết ta’, dùng Excel, thấy chậm hơn 'Tết Nhật'* là 2017 – 1873 = 144 năm!, thì có anh chàng miền Bắc làm ở siêu thị vào thăm, nói là: ‘Truyền thống thì phải là truyền thống, chứ người Hồi giáo vẫn giữ truyền thống cầu kinh hàng ngày đó!’, tôi mới trả lời là: ‘Ừ, nay bên đạo Hồi (ở Dubai…) đã tăng số lần cầu kinh hàng ngày từ 5 lên 7 lần đó:
-Nên cứ mỗi ngày chổng… khu lên trời bảy lần thì được gọi là giữ cái ‘truyền thống’ văn hóa vĩ đại của dân tộc đó’, ha..ha..ha…

Khi vợ chồng anh ta-xi ra về, tôi mới vào tra Google - trang ‘chinese.com.vn’, thấy:
-‘Chúc mừng năm mới’ tiếng cá Tràu là 新年快乐, phát âm là ‘xīn nián kuài lè’, ha..ha..ha…

Thôi thôi, xin kiếu mấy ông, không có KUÀI LÈ hay KU AI LÈ gì hết, mà chỉ có TẾT VIỆT NAM thôi!

(HẾT)
--------- 
Ghi chú:
  1. Bánh giầy: là từ biến âm của tiếng Việt cổ ‘bánh chì’ ngày xưa (‘ch’ thì sau này biến thành ‘gi’, ‘i’ thì sau này biến thành ‘ây’; phát âm ‘d’ và ‘gi’ không khác nhau nên một số người nhầm lẫn ‘dầy’ tức là dày, mỏng nên mới viết là ‘bánh dầy’… Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn Hóa-Thông Tin, giải thích: ‘Bánh giầy là bánh có hình tròn khum khum, màu trắng, rất dẻo, mịn mặt, làm bằng xôi trắng giã nhuyễn, khi ăn cặp với giò chả...’ (tuoitre.vn)
  2. Bánh giầy tượng trưng cho trời, bánh chưng tượng trưng cho đất: Trước khi người Trung Hoa sang đô hộ, dân tộc Việt đã có sinh hoạt văn hoá nền nếp và đặc sắc. Thứ nhất: Vua Hùng không giống các vị hoàng đế Trung Hoa - nhất nhất theo Khổng giáo…  Thứ hai: Lang Liêu là một hoàng tử, đương nhiên phải là người được tiếp thu, thấm nhuần văn hoá dân tộc và tư duy theo cách của đồng bào mình; theo đó, thấy rằng, dân tộc Việt ta có cách nghĩ thực tế hơn so với người Hoa. Bánh chưng vuông tượng trưng cho đất; đất ở đây không có nghĩa là trái đất, mà là những mảnh ruộng vuông vắn… Bánh giầy tượng trưng cho trời tròn không có nghĩa là bầu trời hình tròn, mà là hệ vòng quay 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông liên tiếp... (facebook.com), xem thêm phần lời bình, tại: http://nhagomlabang.blogspot.com/2017/01/895-toi-khong-quan-tam-chuyen-tet.htm
  3. Lịch sử ngày Tết ở Nhật Bản: chính thức được chuyển thành ngày 1 tháng 1 dương lịch (bắt đầu từ năm 1873). Nhờ việc thay đổi này mà chính phủ Nhật Bản đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho việc trả lương tháng 13 cho công chức đồng thời giảm bớt số ngày nghỉ góp phần tăng sản lượng quốc gia. Thật ra, lý do chính mà người Nhật dùng lịch phương tây là vì giới lãnh đạo Nhật muốn thoát khỏi cảnh ảnh hưởng bởi nền văn hóa của Trung Quốc, đồng thời nhận thấy rằng văn minh phương Tây đã phát triển hơn châu Á về nhiều mặt… (japan.net.vn) 
  4. Mã Anh Cửu (Ma Ying-chiu): Luật sư, 61 tuổi… Ủy ban bầu cử trung ương Đài Loan ngày 14/1/2017 tuyên bố ông đã tái cử ở vị trí Tổng thống Đài Loan nhiệm kỳ 4 năm, trong cuộc bầu cử được tổ chức cùng ngày… (theo tinmoi.vn)
  5. ‘Quốc hiệu’ Việt Nam qua các thời kỳ: Đại Cồ Việt, 968-1054, thời Đinh Tiên Hoàng đến thời Lý Thiếu Đế; Đại Việt, 1054-1804, kéo dài 723 năm (vì có 27 năm bị đô hộ bởi nhà Minh, 1400-1427), từ thời Lý Thánh Tông đến thời vua Quang Trung (ngoài ra có tên nước là Đại Ngu năm 1400, thời Hồ Quý Ly); Việt Nam, 1804-nay, từ thời vua Gia Long.
  6. Songkran (สงกรานต์): là ngày tết cổ truyền mừng năm mới của Thái Lan; Songkran được tổ chức vào ngày đầu năm theo Phật lịch (tương ứng với ngày 13-15/4 theo Dương lịch) để đón năm mới…; đặc biệt, trong Tết Songkran, người dân sẽ té nước lên nhau bằng xô, súng phun nước, bóng..., những người càng được té nhiều nước càng may mắn. ‘Lễ hội’ này có nét giống Lào và Campuchia, tuy nhiên mỗi nước có nghi thức lễ và hội có vài chi tiết khác nhau... (wikipedia)
  7. ‘Tiết’: Văn hóa Việt - thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước - do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã ‘phân chia’ thời gian trong một năm thành 24 tiết khác nhau (và ứng với mỗi tiết này có một thời khắc ‘giao thời’) trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên Đán sau này được biết đến là Tết Nguyên Đán… Theo tục lệ cổ truyền thì Giao thừa được tổ chức nhằm đón các Thiên binh (tức 12 vị Hành khiển). Lúc đó họ đi thị sát dưới hạ giới, rất vội không kịp vào tận bên trong nhà được, nên bàn cúng thường được đặt ở ngoài cửa chính mỗi nhà… (facebook.com) 
  8. VN với Tàu có cùng cái Tết âm lịch: Ngày nay, cùng với người Hoa, người Việt, (còn có) các dân tộc khác chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa như Triều Tiên, Mông Cổ, Tây Tạng, Nepal, Bhutan, H'mông (TQ) cũng tổ chức Tết âm lịch… (facebook.com)

18 nhận xét:

  1. Ui da, 'cô áo tím' nhanh chân thế, lụm cái TEM VÀNG rùi, thanks, mai mời cháo lòng nhé, hi...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uyên Nhi
      Dạ áo tím vẫn chưa được ăn bánh "tét" của NGLB ạ! Chúc NGLB "Se-he" sức khỏe dẻo dai, hạnh phúc và may mắn ạ!
      Vừa xong

      Xóa
    2. Uh, chúc Uyên Nhi 'KUÀI LÈ' vui, khỏe và sắp sắp cho NGLB uống rượu nhé, hehe...

      Xóa
  2. Đầu năm rước tài lộc nha anh!

    Trả lờiXóa
  3. Lê Thanh Bình [Blogger] Email 30.01.17@20:15
    Lâu rồi Ngựa mới về lại xóm Lá. Ghé nhà GLB để đọc.
    Đúng là chỉ có tết ta thôi hí.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uh, LB mong cái gì đó, bất cứ cái gì, cũng tôn chất Việt, kg thík 'lai, lộm nhộm... Thank NMCR nhé, chúc năm mới vui, khỏe và an bình!

      Xóa
  4. MỘT CHÚT VỀ ‘TÁO QUÂN 2017’
    Tôi đã bình: ‘Chương trình Táo quân mấy năm gần đây phần nào có 'cái thật' - nó... dám phanh phui ra không ít vụ việc nghiêm trọng ở thiên triều như cá, nước, lộng hành, vô cảm, 'phán' quan..., tuy nhiên, việc sử dụng một số ngôn ngữ quá nặng về chính trị đã làm giảm giá trị nghệ thuật của nó, nhất là vào phần cuối... Tóm lại, mình vẫn thích xem!’.
    May thay, tôi có cơ hội để kiểm tra việc có người nói Táo quân 2017 là ‘vớ vẩn’, có người nói nó bị ‘cắt dã man’, nào ngờ so sánh ‘cái gì chiếu trên ti-vi’ với ‘cái clip cho là đã bị cắt dã man’ thì giống nhau!, chính nhờ vậy mà ‘Táo quân 2017’, ngoài vô số khen-chê, được ‘tôi’ tái khẳng định là HAY.
    Trừ tình yêu nam nữ có tính chất thiên vị ra, cái gì tôi đã nói thì phải công tâm, có thể nhiều người không tin tôi, nhưng tôi tin tôi.
    http://haynhucnhoi.vn/video/tao-quan-2017-full-khong-cat-ban-chinh-thuc-tet-dinh-dau-2017-137815.hnn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Muội thì thấy Táo năm nay chán, chẳng còn muốn xem nữa...hic hic.

      Xóa
    2. Cũng có không ít người nói vậy muội à, nói chung Táo quân năm nay không hay bằng năm ngoái!

      Xóa
  5. Chuck Le (FB)
    Đề xuất gộp Tết "Ta và Tây" vào thế kỷ này khó hơn giải mã "anh hùng Lê Văn Tám" phải không bạn ?
    1 giờ trước

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hi..., cái vụ này tôi ngồi một mình suy nghĩ hết mấy ngày Tết..., và nó chỉ đơn giản là một câu chuyện, thank anh, ngày mới tốt lành!

      Xóa
    2. Chuck Le
      Vấn đề là quê hương mình bị lệ thuộc văn hóa Tàu sâu nặng... Tại Mỹ, các thế hệ thứ hai đang có thái độ thờ ơ với Tết Ta rồi huống chi các thế hệ thứ ba, thứ tư... Lúc đó, chẳng cần hô hào "Gộp", các cháu sẽ sống theo sinh hoạt xã hội bản địa thôi. Người Mỹ rất thực tế, Tết là dịp để họ đi chơi, xả hơi hơn là đoàn tụ gia đình. Thanksgiving mới là ngày sum họp gia đình bạn ạ. Tui rất thích nhận định thẳng thắn, khách quan, khoa học của bạn.
      28 phút trước

      Xóa
  6. Chúc chủ thớt năm mới thành đạt! :)

    Trả lờiXóa
  7. Má Boon Vụ tết tây và tết ta.... Nhiều người bàn cãi từ năm ngoái.... Anh viết nghe cũng có lý, hay...
    Em thường đọc ba lần... Mới hiểu... Chỉ mới đọc một lần... Nên không dám lạm bàn....
    Thích
    1 tháng 2 lúc 19:53

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, giờ huynh mới trả lời đươc (vì mới đi phượt về)... Lễ hội (Tết) nhiều quá, mệt quá, lại sinh ra lắm chuyện... hư!, thôi, nên rút gọn nó lại cho có... văn mình (hơn)!, hi...

      Xóa