Mới đây, tôi có được một người cháu tặng cho một bịch ‘trà Tuyết’ - một đặc sản của Hà Giang... Ngoài ra, nó còn có tên gọi là ‘trà San Tuyết’ (cổ thụ Hà Giang)*, ‘trà Tuyết suối Giàng’ (Yên Bái)..., mọc ở độ cao khoảng 2000m (vùng núi Phìn Hồ/Hoàng Su Phì, Cao Bồ, Lũng Phìn...), có tuổi đời từ 200-300 năm, do đó số lượng cây trà cổ thụ này ở Tây Bắc VN không nhiều, đơn vị tính chỉ (vài) ‘trăm cây’, nên được xếp vào loại ‘cây di sản của Việt Nam’...
Tuy
không có ‘Diệp sương liên’ hay ‘Diệp thủy tiên dạ vũ’ (hạt sương khuya trên lá
sen), nhưng khi pha xong, tôi thấy nước trà Tuyết có màu ‘vàng-xanh’ hơn tí, màu
nâu (màu trà) nhạt hơn tí, uống thấy thơm hơn tí, thấm lâu trong cổ họng hơn tí,
nói chung là thấy ‘êm’ và ‘phê’ hơn, nếu so với trà Thái Nguyên, hehe... Vì
không phải là ‘nhà trà đạo’ như... Đoàn Dự, nhưng tôi biết là ‘trà Tuyết’ là của
hiếm và quý, mà cái gì đã ‘hiếm và quý thì thường rất đắt’, nên thường chỉ dùng
cho mấy ông/bà có ‘tiền nhiều... để làm gì?’ (hehe), quả vậy, nó đắt gấp 3-4 lần
trà Thái: nếu trà Thái giá dao động từ 20-40.000đ/lạng, thì trà Tuyết giá 80-100.000đ/lạng
hoặc hơn...
Vài
năm trước, tôi có ghé chùa Bát Nhã (Bảo Lộc, xứ trà, có liên quan đến ‘vụ ông
Thích Nhất Hạnh’...), ở đây có một nhà máy sản xuất ‘trà Ô Long’. Hỏi ra tôi mới
biết là người Đài Loan rất thích uống trà Ô Long, nên phải qua VN sản xuất (có
liên quan đến ‘vụ một nữ giám đốc VN bị chết bên Đài Loan cách đây mấy năm’!),
rồi nhập về Đài Loan. Cho nên khi nói về ‘trà Ô Long’* thì chớ vội cho nó chỉ là
‘trà Tàu’!...
Về
‘trà Tuyết’, nhà văn kiếm hiệp Hoàng Ly trong cuốn ‘Lửa hận rừng xanh’ đã tả (H.1):
- Thôi! Bỏ chuyện nghi nan áy náy đi. Tiên sinh! Ta uống trà cho vui. Đời người
nhiều oan trái. Gặp gỡ bất ngờ ngàn năm dễ lấy gì mua nổi.
Minh Thần nghe nàng nói, bỗng nhiên lòng cảm động lạ. Bề ngoài coi tươi tỉnh, cứ
nghe khẩu khí, cô gái này chẳng phải gái quý tộc chỉ quen vui hưởng đời sống
cơm bưng nước rót, ra giày vào dép, nàng vẫn còn có tâm hồn vô cùng phong phú,
tế nhị, thiên về đời sống tinh thần và hình như còn một tâm sự u uẩn mang mang,
thật khó hiểu.
Có điều kỳ khôi nhất là chỉ một câu nàng vừa nói, tự dưng chàng trai thấy hết
nghi ngờ, sinh vững dạ hơn, mặc dù chưa rõ nàng là hạng gái nào. Tần ngần ngồi
ngắm nàng quạt hỏa lò than nấu nước và các "đồ nghề", rõ ràng nàng ta
đã quen sinh hoạt lối người Kinh và rất sành "điệu nghệ" uống trà của
giới phong lưu ẩm giả dưới xuôi, có thể nói đã thông thạo "trà đạo".
Ấm thuộc loại "Cò bay" có "kim hỏa " để tính độ nước sôi
"mắt tép, mắt cua"; bộ đồ trà nàng vừa đem ra thuộc loại cổ, khay khảm
ấm chén đều cổ, bốn cái chén trôn quýt, một cái chén tống, thứ nào cũng đặt
trên đĩa cổ, vào bộ, có mảnh vải điều phủ; ấm có ba cái, một cái độc ẩm bé như
ngón chân cái, một song ẩm và một quần ẩm, gọi là quần ẩm nhưng cũng chỉ vài ba
ẩm giả vậy thôi; đặc biệt cả ba đều thuộc bộ "Ngọc phủ" màu chu sa đỏ
thắm như vành môi nữ chủ.
“Thứ nhất Ngọc Phủ chu sa, thứ nhì Đức Bội, thứ ba Mạnh Thần” (Đức Bội là Thế Đức,
Lưu Bội). Liếc sang bàn nước, bình trà, chàng trai nghĩ thầm:
- Bàn nước kia là "Diệp sương liên", "Diệp thủy tiên dạ
vũ", trước tôn sư vẫn dùng, sau trận mưa đêm, lá sen sạch sẽ tinh khiết
còn đọng lại vài giọt nước mùi hoa lá, sáng sớm chèo thuyền ra hứng từng giọt
nước sau cơn mưa đêm, gọi "Diệp thủy tiên dạ vũ" hoặc với những giọt
sương đêm còn đọng trên lá sen gọi "Diệp sương liên", tay ẩm giả ít
khi vớt sương đọng trên cánh, đài sen, sợ mùi vị sen thơm quá "giết chết"
hương trà. Món này, trước mình vẫn phải đi vớt về dâng tôn sư uống trà sớm.
Nhưng con "Phi Mã trà" chẳng hiểu trà gì? Thường nghe người ta nói
"Trảm mã trà" cho ngựa đói ăn trà ướt, chặt cổ mổ bụng lấy trà pha uống,
trà ướp thêm "chất trong bụng ngựa" uống vào tuyệt ngon, thiên hạ đồn
Tây Thái Hậu hay dùng như món óc khỉ, chuột sâm bao tử. Nhưng quả mình chưa
nghe nói "Phi Mã trà" bao giờ.
Tuy nghĩ vẩn vơ, nhưng chưa tiện hỏi, và vừa khi có nước sôi, cô gái lấy trà
pha, đưa khách chén "tống khẩu", cười bảo:
- Tiên sinh uống thử coi thứ trà này ngon chăng? Từ trước, thiên hạ vẫn ca tụng
trà hái trên ngọn Vũ Di Sơn*, tôi cũng đã uống được đúng thứ trà khỉ hái trên
ngọn đỉnh. Nhưng tôi lại thấy THUA thứ trà "Phi Mã" này. Do chuyện
tình cờ, một bữa tôi cùng phụ thân lên rặng Pi A Ya chơi, có đem theo mấy con
vượn lớn rất khéo. Đàn vượn leo lên ngọn Phi Mã cao hơn 2000 thước, kiếm trái
ăn và bứt xuống một cây trà rất lạ. Thân bằng cổ chân, lại thấp lùn chỉ sáu, bảy
chục phân, cành cũng to, sù sì, coi như loại cây cảnh có những chiếc lá, búp nhỏ
bằng nửa trà thường. Bèn hãm sống uống thử, thấy ngon, đem sao ướp, uống vào
tuyệt hảo. Có lẽ đất xứ ta vốn trồng trà rất ngon, thứ thượng sơn trà này mọc đỉnh
núi đã lâu nên hấp thụ được lắm màu mỡ, khí trời cao sơn nên mới NGON HƠN trà
Vũ Di bên đất Quý Châu.
Thầy trò Minh Thần uống thử, quả thấy ngon đậm lạ thường, không sai lời nàng
nói. Lúc này Quản Kình cũng đã yên trí đôi chút, cùng ngồi uống. Chủ khách uống
trà đàm đạo rất tương đắc...
https://truyen24.com/lua-han-rung-xanh/chuong-11-cung-a-phong-duoi-day-hac-giang/
Ở Việt Nam có các nhà văn kiếm hiệp đỉnh đỉnh đại danh như Hoàng Ly* hay Ưu Đàm Hoa (rất được các Việt kiều ở hải ngoại yêu thích)... Nhưng rất tiếc, rất nhiều người Việt chỉ sính của... Lạ (Tàu, nếu không muốn nói là thuộc ‘thế lực thờ Tàu’), nên di sản của ông cha ta để lại chả mấy ai đoái hoài, thậm chí chả có một cuốn phim kiếm hiệp VN (của các nhà văn VN), mà chỉ thấy trên VTV, truyền hình cáp hay youtube... toàn là phim kiếm hiệp... Tàu!, rồi dân xứ Đông Lào... xuất tinh, à quên, xuất khẩu ra ngoài toàn là những anh hùng hay người đẹp... Tàu như Dương Quá-Tiểu Long Nữ, Hoàng Dược Sư, Hồng Thất Công, Lệnh Hồ Xung-Doanh Doanh, Quách Tĩnh-Hoàng Dung, Sở Lưu Hương, Tây Môn Xuy Tuyết, Tiêu Phong, Tiểu Lý Phi Đao hay Trương Vô Kỵ-Triệu Minh..., ôi, nhụt ơi là nhụt!
Thật vậy, với thể loại ‘Truyện đường rừng’ và là kẻ ‘Một thời ngang dọc’, Hoàng Ly của Việt Nam cũng quá rành mấy thứ như ăn cắp đạo (Đạo soái, Diệu thủ thư sinh...), ăn chơi đạo, ăn uống đạo (ẩm thực...), bài bạc đạo (đỗ thần, thần bài...), ca-ve đạo, chém gió đạo, chơi hoa đạo, chơi gái đạo (Thái hoa đạo tặc...), cờ đạo (kỳ thánh...), đánh đàn đạo (cầm thánh...), đường phố đạo, đường rừng đạo, giang hồ đạo, kiếm đạo, thịt chó đạo, trà đạo, tu đạo (H.2), tửu đạo hay võ đạo..., cần qué gì phải... ngâm cứu Kim Dung!
Thật
vậy, nếu Tàu có Côn Lôn Sơn, Hằng Sơn, Hoa Sơn, Nga Mi Sơn hay Tung Sơn gì gì
đó... thì Việt Nam có Thập vạn đại sơn, Cầu Mây, Thác Bạc Đầu, hồ Ba Bể... Nếu
Tàu có ‘Đông Tà, Tây Độc, Nam Đế, Bắc Cái’ thì Việt Nam có ‘Nam Thánh, Bắc Thần,
Đông Quân, Tây Quỷ’ (Việt Nam tứ bá), ‘Nam Khấp, Tây Gầm, Đông Âm, Bắc Tiếu’
(Việt Nam tứ hung) hay ‘Đông Tửu, Tây Sắc, Bắc Yên, Nam Đổ’ (Việt Nam tứ khoái),
chưa kể những ‘cao thủ đệ nhất’ như Nùng Trí Cao, Bế Nghê (Lê Văn Khôi), Thoòng Mềnh, Voòng Lầu...: Mèo nào cắn mỉu
nào?
...Cũng xin nói thêm, việc đặt tên hay dùng thành ngữ hơi bị ‘Hán-Việt’ của các nhà văn-tiền bối như ‘Võ Minh Thần’, ‘Đại Hồng Bào, Vũ Di Sơn’, ‘Diệp sương liên/Diệp thủy tiên dạ vũ’ hay ‘Thứ nhất Ngọc Phủ chu sa, thứ nhì Đức Bội, thứ ba Mạnh Thần’... làm cho thế hệ sau (rất) khó hiểu... Chẳng hạn như người H’Mông hay người Mèo... ở Tây Bắc thường có tên như ‘Thoòng Mềnh’, ‘Voòng Lầu’, ‘Vàng Dúng Lùng’, ‘Vàng Seo Lữ’ hay ‘Vừ A Dính’... đã bị phiên âm sang họ Tàu là ‘Hoàng’ hay ‘Vương’, hahaha... Chính tôi cũng không hiểu ‘Thứ nhất Ngọc Phủ chu sa, thứ nhì Đức Bội, thứ ba Mạnh Thần’ là gì?, hehe... Còn các tên gọi như ‘Đại Hồng Bào, Vũ Di Sơn’ (dùng trong tác phẩm của Hoàng Ly) không phải là của Việt Nam, mà có từ thời Khang Hi*, xem dưới...
Còn ‘Đại Hồng Bào’? Cũng họ ‘Ô Long’, còn được gọi là trà ‘Thiết Quan Âm’ hay ‘Đại Hồng Bào’ - nói về cái ‘ngon’ của ‘Đông Phương Mỹ Nhân... Tàu’, do đó có mấy bà bán trà người Việt không hiểu tại sao ‘Đông Phương Mỹ Nhân... Tàu’ lại là ‘Ô Long’?..., nhưng nhờ hiểu ‘ô’ trong ‘ngựa ô’ có nghĩa là đen, nên mấy bả kết luận là ‘đại mỹ nhân Tàu’ có... lông đen (H.3, đùa thôi), rồi thắc mắc với mấy ông... VTV:
-Lông
của mỹ nhân Tàu chắc gì đã... đen hơn mỹ nhân Việt!
H...ết.
---------
*Chú dẫn:
1. Nhà văn
Hoàng Ly, cha tôi, tên thật ĐỖ HỒNG NGHI, sinh năm 1915 tại Quần Anh, huyện Hải
Hậu, tỉnh Nam Định... Bút pháp của ông... nhìn chung (theo chủ quan của
tôi) là “mạnh và hấp dẫn hơn”. Một Thời Ngang Dọc, Nữ Tướng Biên Thùy, Người Đẹp
Liễu Thôn… là những tiểu thuyết lần lượt đăng trên các báo, thu hút nhiều người
đọc bởi các hình tượng nhân vật “anh hùng lạc thảo”, “nữ chúa rừng xanh” vung
gươm múa sung trừ gian diệt bạo - đặc biệt là trừ bọn Việt gian làm tay sai cho
ngoại bang... Có lẽ không quá đáng khi nói rằng, kể từ truyện “Một thời
ngang dọc” ông bắt đầu hình thành một loại “tân phái võ hiệp Việt Nam”, như một
số người nhận xét. Trong đó ngoài “chất liệu truyền thống” của thể loại truyện
võ hiệp quen thuộc là võ thuật, ông còn đưa vào cả “những thành tựu kỹ thuật cơ
giới” như súng ống đủ loại, chiến xa, chiến hạm… Nhân vật không chỉ giỏi võ mà
còn bắn súng ngắn “tắt đom đóm trong đêm tối”, hay rót đại pháo, moóc-chê “năm
phát như một không cần làm phép tính lôi thôi”... Vào thời điểm gần cuối thập
niên 60 bước sang 70... là những truyện Giặc Cái, Quỷ Cái, Gái bán trời, Gái giặc
biển, Giặc tình, Giặc tầu ô, Gió tử thần… Bên cạnh những truyện võ hiệp Việt
Nam đó, từ đầu những năm 60 cha tôi cũng viết nhiều truyện dị thường, truyện
liêu trai đường rừng, hay gọi nôm na là “truyện ma” Ma Cà Rồng, Quỷ Nhập Tràng…
Năm 1972 cha tôi có cho xuất bản mấy tập truyện ngắn khổ handbook là Biên Giới
Quỷ, Người đẹp tha ma treo… Cha tôi qua đời ngày 8/11/1981 tại nhà vì bệnh già...
(Hoàng Linh, trưởng nam, tangthuvien-vn)
2.
‘Trà Đại Hồng Bào’ danh tiếng của tỉnh
Phúc Kiến cũng có một giai thoại. Thời vua Khang Hy nhà Thanh có một học trò
nghèo lên kinh ứng thí; sau khi vượt ngọn núi Vũ Di Sơn thì đói và mệt ngất xỉu.
May nhờ có một vị sư đi ngang cho uống một thứ nước nên chàng sĩ tử này khỏe lại.
Kỳ thi đó chàng thi đậu và được bổ làm quan. Nhớ nghĩa cũ chàng về nơi thọ nạn
tìm kiếm nhà sư đó. Trong câu chuyện tạ ơn, chàng được biết đã được cứu mạng nhờ
một loại trà. Xin được một ít, chàng hồi kinh nhậm chức và tiến vua lá trà đó.
Đúng dịp đó hoàng thái hậu lâm bệnh nặng, các ngự y đều bó tay. Vua cho dùng thử
lá trà đó thì thấy hiệu nghiệm và bệnh tình dần dần bình phục. Vua cảm kích ban
thưởng cho một chiếc áo bào đỏ và từ đó trà này mang tên Đại Hồng Bào (Chiếc Áo
Đỏ). Trong câu chuyện này có nhắc đến núi Vũ Di Sơn; và tên núi này cũng là một
giai thoại. Vũ và Di là tên hai anh em bỏ hết cả gia tài để đi tìm và thửong thức
trà quý. Hai anh em này vào vùng núi này tìm trà và tìm ra loại trà độc đáo sau
này được vua Minh tặng cho Hồng Bào như đã kể ở trên. Sau để nhớ công người ta
gọi núi này là núi Vũ Di’ (khanhhoathuynga-wordpress)...
3.
Trà Ô Long của Việt Nam: Tỉnh Lâm Đồng
được biết đến là vùng trà rộng lớn và cho sản lượng trà cao nhất cả nước. Đây
cũng là vùng sản xuất ra trà Ô Long ngon nhất Việt Nam, đặc biệt với những đồn
điền trồng trà rộng lớn ở thôn Cầu Đất và thành phố Bảo Lộc. Nằm ở độ cao trên 900m so với mực nước biển, khí hậu mát mẻ
quanh năm nên Bảo Lộc trở thành mảnh đất trù phú và phù hợp cho việc trồng trà...
(traviet-com)
4. Truyền
thuyết về ‘Trà San Tuyết’: Từ rất lâu, một vùng đất hoang sơ được bao phủ bởi
mây mù quanh năm. Vào một ngày sớm, một nàng tiên nữ đã đến đây và gieo một loại
hạt xuống vùng đất này. Chẳng bao lâu sau, những hạt ấy nẩy mầm và mọc thành
cây xanh tốt, tán cây ngày càng rộng, lá cây xanh ngắt to bằng nửa bàn tay còn
búp cây ngậm sương trắng như tuyết. Khi ấy có một nhóm người H’Mong di cư đến
đây, do loạn lạc đường xa, thiếu đồ ăn thức uống lại bị bệnh sốt rét hoành
hành. Họ thấy cây xanh tốt lại mọc giữa chốn non cao liền hái lá cây ăn và kì lạ
thay, sau khi ăn xong họ thấy tỉnh táo lạ thường. Thấy vậy, họ liền lấy lá cây
đun với nước suối uống. Ngày này qua ngày khác, chẳng mấy mà tất thảy mọi người
đều hết sốt và khỏe khoắn trở lại. Cho là có trời cứu giúp, mọi người quyết định
ở lại đây với loài cây lạ và đặt tên nơi này là “Suối Giàng” tức là "suối
của trời"... (wiki)
*Bài
đọc thêm về ‘nhà văn kiếm hiệp Hoàng Ly’ (H.4):
Không
nghi ngờ gì nữa, Hoàng Ly là một tác giả kiếm hiệp độc đáo và xuất sắc nhất của
Việt Nam! Ông sáng tạo ra một thế giới kiếm hiệp mới của Ta, ma quái và hấp dẫn,
khác hẳn kiếm hiệp Tây Tầu. Theo lối pre 75, truyện của ông sẽ có cái hiệu đại khái như sau: Phiêu-lưu ma-quái đường-rừng
phong-tục võ-hiệp kỳ-tình trường-thiên tiểu thuyết… Nhưng có lẽ, do viết theo dạng
phô-ơi-tông (feuilleton: tiểu
thuyết đăng trên báo) quá nhiều, mà trong hệ liệt Thập vạn đại sơn vương, chùm
tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, cũng có đôi chút sự bất hợp lý…
Là vậy đi, từ Một thời ngang dọc, bộ đầu tiên của hệ liệt cho đến Lửa hận rừng
xanh (bộ gần cuối), là các câu chuyện diễn ra trong quãng thời gian chàng Hồng
Lĩnh từ khoảng 20 tuổi cho đến lúc - chắc quãng 35-36 tuổi; tức là diễn ra
trong vòng, cứ cho là gần hai chục năm đi. Phần một - Một thời ngang dọc, mô tả
về thời “tiền khởi nghĩa” của Hồng Lĩnh, cho đến lúc… tìn được một nửa bức họa đồ
Phù thủy thần thơ - bí mật về kho tàng của Tôn Thất Thuyết. Phần 2 - Giặc Cái,
là câu chuyện về Trại Phan An Lê Thái Dũng với mối thù với con quỷ truyền kiếp.
Phần này câu chuyện cũng chưa kết thúc (theo các bộ sách đã được in ra); Lê
Thái Dũng chưa trả được thù, Hồng Lĩnh chưa tìm được trọn kho báu, thậm chí còn
chưa cưới được vợ… Phần 3 - Lửa hận rừng xanh, là câu chuyện về Võ Minh Thần với
mối thù bi thảm. Có thể coi là phần chốt của hệ liệt. Như đã nói trên, do hụt mất
một phần chuyển tiếp, đến phần này Hồng Lĩnh đã tìm được kho báu, gây dựng lực
lượng hùng hậu, và đã có con trai (quãng 5 tuổi), và trong câu chuyện có nhắc đến
cái kết của phần 2. Mỗi phần là một câu chuyện riêng rẽ, nhưng vẫn có một “sợi
chỉ đỏ” xuyên suốt, ấy là hình tượng chúa tướng Thập vạn đại sơn Bắc thần lạc
thảo Trương Hồng Lĩnh. Trong vòng quãng hai chục năm, trong một bối cảnh miền
biên giới Tây Bắc không lấy gì rộng lớn lắm, mà giới giang hồ qua ngòi bút
Hoàng Ly mô tả thay đổi khủng khiếp: nếu như tại phần 1, giới này chỉ là các
băng đảng cát cứ tại địa phương như Thập vạn đại sơn, Cầu Mây, Thác Bạc đầu, hồ
Ba Bể... Các hảo hán cưỡi ngựa bắn súng đánh võ cổ truyền thì đến phần 2, giới
giang hồ đã phân chia phương vị Nam thánh Bắc thần Đông quân Tây quỷ, võ công
đã có đến chưởng lực kiếm khí, ngay cả Thoòng Mềnh, Voòng Lầu thủ hạ Hồng Lĩnh
cũng được nâng cấp võ công lên tầm cao mới. Đến phần 3 thì càng kinh khiếp hơn
nữa, các phương vị võ lâm đã thay đổi hoàn toàn, bao gồm tứ hung: Nam Khấp Tây
Gầm Đông Âm Bắc Tiếu và tứ khoái: Đông Tửu Tây Sắc Bắc Yên Nam Đổ… Các nhân vật
này mặc dù rất ghê gớm, nhưng hoàn toàn không xuất hiện trong các phần trước
(?). Về yếu tố “chưởng”, “kinh dị” hay “kỳ tình” thì đây cũng là phần kinh khủng
nhất: Kiếm khí, chưởng lực, hộ thân cương khí, thần tiên, ma quỷ, trận pháp,
bói toán cờ bạc, âm nhạc, nghiện hút, rượu chè, vân vân đều được đẩy lên đến đỉnh
cao, phô diễn trí tưởng tượng và vốn hiểu biết kinh người của Hoàng Ly… Nhưng về
mặt thời gian mà nói thì rõ ra là có những sự vô lý nhất định, ví dụ như Tây Sắc
chẳng hạn, trước khi xảy ra câu chuyện tại Lửa hận khoảng hai chục năm chắc chắn
đã phải có mặt, và đã là một thế lực rồi, ấy thế mà tại phần 1, 2 không thấy đả
động gì, các nhân vật phương vị võ lâm nêu trên cũng thế,… do như đã nói trên,
các câu chuyện này xảy ra trong khoảng thời gian không quá dài và một bối cảnh
không quá rộng. Nhưng thế thì cũng chẳng sao cả, không vì thế mà truyện của
Hoàng Ly không hấp dẫn, mà trái lại, có lẽ vì nó hấp dẫn quá nên đôi lúc độc giả
cũng quên đi sự bất hợp lý này. Thật tiếc là đến tận bây giờ với tôi hệ liệt
này vẫn chỉ là một câu chuyện chưa hoàn chỉnh… Mọi việc vẫn là “Thiên hạ đổ máu
tìm họa đồ ráp lại, ai cũng chỉ đoán đó là mảnh họa đồ ghi nơi chôn bảo vật vô
song. Và suốt trăm năm, chưa kẻ nào cầm nổi lấy nửa phần chìa khóa bí mật trong
tay. Cho mãi tới ngày Thần Xạ Đại Sơn Vương từ miền Thập Vạn Đại Sơn, một mình
một ngựa, vượt cỏ phân mao về đất Việt..." (Minh Tử Xuân!, Lời mở đầu! cho
cuốn ‘Thập Vạn Đại Sơn Vương')
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét