‘Thiên đường của kẻ ngu là địa ngục của người khôn’ (Thomas Fuller*)
---
Tôi viết bài này khi đang có tin ‘Cảnh báo khẩn về cơn bão số
5’, 10g sáng nay trời đổ mưa dữ dội...
Dường như không phải như cha ông ta nói ‘Nhàn cư vi bất thiện’
mà là ‘Lúc nhàn rỗi thì cái đẹp và nghệ thuật là thứ thú vị để giết thời
gian’ (Hegel), trong đó có âm nhạc... Rộng hơn, ‘Trong thế giới của đàn bà, họ
là bậc vĩ nhân về cảm xúc. Đừng có hỏi đàn bà sao mà khó hiểu quá, không có ý
khinh thường nhưng mấy anh làm gì đủ trình độ để hiểu nổi một bậc vĩ nhân đây?’,
theo fbker Mi Sabrina, nên đối với đàn ông thì... đàn bà hấp dẫn hơn âm nhạc!, vì:
-90% nhạc phẩm trên toàn thế giới do đờn ông sáng tác. 93%
phát minh trên thế giới là của đờn ông. 95% đầu bếp tài ba lại là đờn ông. 97%
thợ làm tóc giỏi cũng là đờn ông. 99% phương pháp ngừa thai là do đờn ông nghĩ
ra. Nhưng, 100% đờn ông trên trái đất này là do... đờn bà đẻ ra! (fb Lê Vĩnh
Tài)... Hahaha...
Nói về âm nhạc thì nhạc nước nào cũng hay, nên không phụ thuộc
vào ‘chế độ chính trị’, cái gì mà tôi thấy hay thì khen hay, thấy dở thì chê dở,
thậm chí không... thèm nói, hehe... Có học nhạc từ nhỏ, nhưng không nghe nhạc nhiều
bằng xem phim, nên tôi chỉ kể lại vài chuyện có thực và giới thiệu khoảng 10-15
bản nhạc khá phổ biến ở VN cùng với vài lời nhạc tiêu biểu thôi.
...Khoảng năm 2000, ra miền Bắc, tôi thấy ở các hang cùng ngõ hẻm Hải Phòng rất nhiều nhà mở ‘nhạc Phương Thanh’ (cassette); ở các quán cà phê ở Hạ Long người ta thường mở ‘nhạc Vô Thường’, tôi cũng rất ngạc nhiên một cách thú vị khi ‘nhạc Vô Thường’* được mở trên các chuyến tàu lửa S1 và S2 ngược xuôi nam-bắc, thậm chí ‘nhạc Vô Thường’ còn được mở trên các chuyến máy bay Boeing 777 hay 787 ngược xuôi SG-HN vào lúc 12-1g khuya: Đến nay tôi cũng rất yêu thích và tự hào về ‘nhạc Vô Thường’ của VN... Ở các tụ điểm ‘nhạc thính phòng’ hay phòng trà vào đêm, người ta thường hát theo yêu cầu, thường là thể loại ‘nhạc thời trang’ (từ Làn Sóng Xanh, Sao Mai Điểm Hẹn, Giọng hát Việt...) hay nhạc Trịnh, Phạm, Lam Phương, Ngô Thụy Miên, Phú Quang..., ở các quán ‘cà phê-cơm trưa văn phòng’ ở HN, SG, Cần Thơ... thường mở nhạc nhẹ, nhạc giao hưởng hay ‘Vô Thường’..., vd như Hotel California, Jingle Bells, Serenade..., hay:
(1)
Độ ta không độ nàng, nhạc Hoa, trình bày Hương Ly: https://www.youtube.com/watch?v=PJQMdNceRsA
...Ở các phòng tập Gym, người ta thường mở nhạc dạng ‘EDM’* hay (Liên khúc) ‘Audition’ mà có đến 80-90% ‘nhịp’
của bản nhạc là cùng nhịp với ‘nhịp’ tập đi bộ (speed 5), vd như:
(2)
Faded (Phai tàn), nhạc Alan Walker, biểu diễn ‘Nhóm dancer JayJin Hàn Quốc’: https://www.youtube.com/watch?v=N86a_X4qMYs,
hay
(3) Liên khúc Audition (‘Killing me softly’ (Lạc lối), ‘10
minutes’ và ‘Please tell me why’), nhạc Hàn, biểu diễn Bảo Thy-Vương Khang: https://www.youtube.com/watch?v=Ec1S5_ibx_g
...Cách đây mấy năm, do thấy một sinh viên đi lên đi xuống cầu
thang và huýt sáo, ngoài bài 'See you again' (phim Fast & Furious), tôi còn... học được bản nhạc sau đây:
(4) Betrayal (Phản bội), nhạc Hoa, trình bày Yao Si Ting: https://www.youtube.com/watch?v=Rvjd-f2XDHE
...Năm ngoái, bất ngờ tôi thấy trên tivi có một bản ‘Nhạc quảng
cáo Tivi Sony Bravia’, đó là bài:
(5) Leave a light on (‘Hãy thắp lên ngọn lửa’!), nhạc Pháp, trình
bày Tom Walker: https://www.youtube.com/watch?v=nqnkBdExjws
...Cũng năm ngoái, bất thình lình các cầu thủ Đội tuyển bóng
chuyền quốc gia là Ngọc Hoa, Kim Liên, Đặng Thị Kim Thanh, Trần Thị Thanh Thúy
(còn gọi là ‘Thúy cò’ hay ‘4T’)... đứng trước cổng nhà tôi và chỉ chỉ chỏ chỏ
cái gì đó, tôi mới để ý là khi các nàng chân dài này tập đấu, tại sân bóng chuyền
có mở bản nhạc sau:
(6) So far away (Xa mãi xa), nhạc Hà Lan, trình bày Martin Garrix & David Guetta: https://www.youtube.com/watch?v=o7iL2KzDh38
...Nhạc Tàu dù cũng rất hay nhưng không phổ biến..., tôi có
đi vài nước ở châu Á, nhưng không thấy mở nhạc Tàu, trừ Việt Nam, vd như khi đi
chơi khu ‘Bà Nà Resort’, tình cờ tôi nghe được bài:
(7) Take me to your heart, nhạc gốc Hồng Công (‘Nụ hôn biệt
ly’, Trương Học Hữu), trình bày Michael Learns To Rock: https://www.youtube.com/watch?v=TbLT12eg-lw
À quên, tôi đi sàn nhảy ở Cần Thơ thì có quen một ca sĩ người Mỹ (gốc Campuchia), phoọc rất đẹp và rất mẩy, tôi yêu cầu cố hát một bài thì cổ hát liền, thậm chí còn tiến đến cụng ly với tôi nữa, hehe:
(8) Hotel California, trình bày Ban nhạc Eagels: https://www.youtube.com/watch?v=gM6GyMt2Dxg
Và 'xưa thật là xưa, nhớ mấy cho vừa, nhớ... bạn hát năm xưa', đó là Y Moan, ở rẫy cà phê ở cuối buôn Kô Thôn, anh vừa đánh đàn... tay không, vừa hát cho tôi và một đôi tình nhân người Bỉ nghe bài:
(9) Giấc mơ Chapi, trình bày Y Moan: https://www.youtube.com/watch?v=NNT9O4t9cBY
V..v... Riêng nhạc Việt (nhạc mới), tôi thích các bài như ‘Hello
VN’ (nhạc Marc Lavoine), ‘Vì một thế giới ngày mai’ (Bài hát Sea Games
22, nhạc Quang Vinh), ‘Việt Nam ơi’ (nhạc Minh Beta)..., trong đó:
‘Chúng tôi’ muốn bài hát ‘Việt Nam ơi’ trở thành quốc ca Việt Nam vì có lời hay và trong sáng, hehe: Từ nơi đồng xanh thơm hương lúa, về nơi nhà cao xe giăng phố, hòa một niềm tin reo ca. Từ nơi đảo xa mênh mông sóng, về nơi đồi cao bay mây trắng, một vòng tay nối tròn Việt Nam. Bao la đất trời, quê hương xanh ngời, xòe tay đón nắng mai cười trong mắt. Bao nhiêu con người, chung tay xây đời, niềm tin nơi một Việt Nam sáng tươi... From where greenfield fragrant rice, the street where the high-strung car, faith harmony singing rang. From the remote islands where vast waves, on the hill where the white clouds flying, a circular connectors bracelet Vietnam. Vastly earth, shining green Hometown, bat sleeve smiling eyes catch the morning sun. How many human beings, build life together, belief in a bright Vietnam... https://www.youtube.com/watch?v=7gMvv1e8SFo
Riêng tôi thích nhất bài ‘More than I can say’ (dance), nhạc
Leo Sayer, biểu diễn 'Người đẹp ‘Eunhee Yoon’, Hàn Quốc: https://www.youtube.com/watch?v=dpxoC9l2Kms&t=286s:
Dưới đây là một bài sưu tầm.
Kim Dung là một tác giả oái oăm. Truyện của ông thường không
cho độc giả kết luận mọi sự một cách vuông vức như khuôn nhạc. Trong
"chính" vẫn có "tà" (như Quân tử kiếm Nhạc Bất Quần của
phái Hoa Sơn), mà giữa chốn tà ma vẫn có chính nhân quân tử, Hướng Vấn Thiên
hay Kim mao sư vương Tạ Tốn có thể là loại người ấy... Ông dựng lên nhiều trường
hợp mà một nhà hay một phe lại chia ra hai
phái, hoặc hai đối thủ, thi tài với nhau bằng người trung kẻ gian. Giang Nam Thất
Quái bảy người đấu lực với Đạo trưởng Khưu Xứ Cơ của Toàn Chân phái, bằng cách
mỗi bên dạy một đệ tử và hẹn sau này sẽ so tài bằng võ công giữa Quách Tĩnh với
Dương Khang.
...Ở ngoài đời hay trong nhạc sử, Kim Dung có thừa
chất liệu để dựng chuyện Johann Strauss thành truyện. Chỉ cần thay võ khí bằng
nhạc khí... Johann Strauss Junior sinh ra trong một gia đình khét tiếng về nhạc.
Phụ thân ông, Johann Strauss Senior (cha) được tôn là "Vua Luân Vũ",
The Waltz King, là nhà soạn nhạc và nhạc trưởng từng làm cả Âu Châu ngất ngây với
nhịp 3/4 rất phổ thông trong dân gian. Là con của Strauss mà lại cùng tên, cậu
Strauss Jr. có khi bị chìm trong mặc cảm là không thể làm gì mà thiên hạ không
nhắc đến hay so sánh với phụ thân... Có lẽ ông Strauss già cũng biết thế nên muốn
con làm nghề ngân hàng hơn là chơi nhạc... Nhưng, ông không ngờ rằng máu nhạc
đã thấm sâu trong huyết quản của người con. Và rằng bà vợ của ông là một...
nhân vật Kim Dung... Chẳng là Johann Strauss Sr. có máu Đoàn Chính Thuần. Ông rất
chung thủy với âm nhạc và tình yêu, nên buông rơi bà vợ Anna để sống với người
tình, mà có lẽ sống khá lâu nên hai người có với nhau đến năm mặt con. Bà Anna
Strauss không vui lại còn thêm hận vì ông chồng đặt tên cho đứa con ngoại hôn đầu
tiên là Johann! Một dòng mà có ba Johann?... Đã thế, bà muốn Johann này phải
làm cả hai Johann kia bẽ mặt!
...Johann Strauss Jr. (con)
có khiếu về nhạc nhờ cả cha lẫn mẹ nên không chịu học ngành ngân hàng mà nhất
quyết theo đuổi âm nhạc. Mối hận tình với ông chồng quá loạn, đã tằng tịu với
người khác mà còn lấy cùng tên đặt cho đứa con ngoại hôn ấy, khiến bà Anna
Strauss có thể đã có lời nguyền: Con ta sẽ làm rạng danh tông tộc, và lột mão
Vua Luân Vũ của Johann Strauss Sr.!... Đấy là mình bàn thêm cho vui thôi... Chứ
bà Anna Strauss tất nhiên cũng nhìn thấy chân tài của người con. Ngược với người
chồng phụ bạc, bà khuyến khích con trai theo đuổi sự nghiệp âm nhạc. Nhờ đấy mà
Johann Strauss II trở thành ngôi sao sáng nhất trong gia đình Strauss, vượt qua
thân phụ và hai người em là Josef Strauss (sinh năm 1827) và Eduard Strauss
(sinh năm 1835)... Ngày nay, nói đến Johann Strauss là ta nói về người con, nhạc
sĩ đã nâng điệu luân vũ từ loại nhạc đồng quê thành nhạc cung đình rồi từ đấy
chinh phục cả Âu Châu và thế giới... Vào tay Kim Dung thì cây đũa thần của
Johann đã có phép màu của bà mẹ. Tình thù thì chỉ có thể báo bằng nhạc mà thôi...
Strauss sinh năm 1825 tại thủ đô Vienna của nước Áo (Austria) và... thầm yêu nhạc
từ thuở ấu thơ khi thân phụ muốn mình đếm tiền hơn là gõ nhịp. Ông lén học vĩ cầm
violin làm người cha nổi giận. May là nỗi giận không bền, khi ông bỏ vợ bỏ con
vì một tà áo khác. Nhờ đấy, Strauss được tự do theo đuổi nữ thần âm nhạc, với sự
khuyến khích của bà mẹ... Khi bắt đầu thành tài, Strauss vẫn đụng phải cái bóng
của người cha: ông đang là "Vua Luân Vũ" và những nhà hát nào ký hợp
đồng với con là gây thù với cha!
...Không khí Kim Dung
là đấy!... Nhưng, như Lệnh Hồ Xung có thể vượt làn kiếm khí của sư phụ Nhạc Bất
Quần, Johann Strauss Jr. đã thoát dần khỏi sự vây bủa của người cha mà lập ra một
ban nhạc riêng. Ban đầu ông còn lưu diễn ngoài xa, sau tiến dần vào vùng ánh
sáng và che khuất luôn ngôi sao rực rỡ của thân phụ. Thời ấy báo chí cũng đã biết
soi vào mạch tin đầy hấp dẫn: "Trận chiến âm nhạc giữa Strauss và
Strauss!"... Mà từ thời ấy rồi, chính trị, chiến tranh và cách mạng cũng
đã kẻ ô nhạc cho nghệ thuật... Là người ái quốc, Johann Strauss "đi theo
Cách mạng" với tuổi trẻ bồng bột rồi bị nhà chức trách làm phiền khi trình
diễn bài "La Marseillaise" (của Cách mạng Pháp) trong khi thân phụ vẫn
kiên trinh với chủ trương Bảo hoàng tại Áo. Thêm một mục gay cấn trong chuyện đấu
nhạc giữa Strauss và Strauss!
...Nhưng, Johann
Strauss Jr. là người có hiếu và có lòng. Khi thân phụ mất năm 1849 (trên giường
bệnh của người tình), ông hợp nhất cả hai ban nhạc của cha và của mình như một
cách hoà giải qua tuyền đài... Rồi từ đấy ngôi sao tỏa sáng mãi mãi, với những
nỗ lực cách mạng khác, trong âm nhạc... Nhạc khúc làm ông nổi danh trên thế giới
"Dòng Danube xanh" ông viết năm 1867, cách nay đúng 140 năm, đánh dấu
sự chuyển hướng của Strauss... Ông giải thoát nhịp luân vũ ra khỏi cái ách 3/4
theo nhịp tiết của một điệu nhảy đồng quê để thành nhạc quý phái, trang nhã,
qua âm sắc và tiết điệu mới, được trình bày bởi một dàn hợp tấu quy mô và huy
hoàng hơn. Ông bay lên những đỉnh trời mà người cha chưa hề với đến, và bay qua
những vùng đất mới, của "Tân thế giới"... Johann Strauss qua Mỹ trình
diễn và được đón chào như một ngôi sao nhạc rock thời nay, với các phụ nữ lăn
nhào vào đòi hôn tay hay sờ tới vạt áo! Dàn nhạc của ông có sự phụ họa của một
ban hợp xướng 20.000 người, trình diễn cho 100 ngàn người nghe và xem! Hoa Kỳ
vào thế kỷ 19 mà đã sôi nổi như vậy, nhờ tiếng nhạc Âu Châu.
...Nhưng Âu Châu vẫn
còn rất cổ về xã hội... Johann Strauss có lãnh lại nghiệp tình của phụ thân. Cuộc
hôn nhân thứ ba của ông nổi sóng còn hơn dòng Danube. Là người Công giáo trong
xứ Austria sùng đạo, ông lại yêu nàng Adele là dân Do Thái. Cuối cùng, Strauss
phải vượt biên. Ông qua Đức, cải đạo theo Thanh giáo (Tin Lành) để hủy bỏ hôn
thú với người vợ thứ hai và kết hôn với nàng Adele... Nhưng, dù bị "quê
hương ruồng bỏ, giống nòi khinh", nói theo Vũ Hoàng Chương, Johann Strauss
vẫn thiết tha nhớ về quê mẹ đang tàn tạ dần. Đế quốc Austria trên đà suy sụp là
nỗi nhớ khôn nguôi của ông. Năm 1888, ông viết bài "Emperor's Waltz"
để tưởng niệm 40 năm Hoàng đế Franz Josef. Lịch sử quên ngay chuyện thăng trầm ấy
chứ loài người thì không quên bài luân vũ hùng tráng mà bi thương, với một đoạn
coda tuyệt diệu.
Johann Strauss không gặp
thế kỷ XX... Ông mất đầu tháng Sáu năm 1899. Nhưng vài tuần trước đấy, ông có
tiếp một khách phương xa. Từ rất xa đến sáu bảy ngàn cây số. Người khách rưng
rưng lệ kể lại cho bà Adele Strauss những vinh dự của mình khi gặp bậc thiên
tài ấy. "Vẫn trẻ trung, duyên dáng và sống động. Không thể tưởng tượng là
ông lại ra đi"... Người khách ấy là một nhà văn lớn của Hoa Kỳ: Mark
Twain. Kim Dung của phương Đông đến quá trễ. Nếu không, chúng ta sẽ có thêm nhiều
tác phẩm tuyệt vời khác về bà Anna và hai cha con nhà Strauss... Hoặc là về sự
báo thù kỳ diệu của âm nhạc!
*Quỳnh Giao: ‘Johann Strauss - Báo Thù Bằng Nhạc!’, đăng trên fb Dung Tran:
https://www.facebook.com/groups/2510174865941238/permalink/2510562452569146/
Rất buồn cười khi Quỳnh Giao* ví ‘Johann Strauss’ với Đoàn
Chính Thuần và Lệnh Hồ Xung!... Số là Lệnh Hồ Xung tuy rất trung thành với sư
phụ nhưng cũng rất cứng đầu. Bị Nhạc Bất Quần ‘kỳ thị’ rồi đuổi ra khỏi phái
Hoa Sơn, nhưng - dưới sự động viên âm thầm của Nhạc phu nhân và sự hỗ trợ tích
cực của Nhậm Doanh Doanh, Lệnh Hồ ca ca lại học được ‘Độc cô cửu kiếm’, ‘Tiếu
ngạo giang hồ’ và ‘Hấp tinh đại pháp’, chưa kể ‘Dịch cân kinh’, nên dĩ nhiên võ
công và ngộ tính về âm nhạc của chàng ‘trên cơ’ sư phụ nhiều (trong truyện 'Tiếu ngạo giang hồ')... Cái này có thể gọi là sự ‘báo thù bằng
võ công’ hay ‘báo thù bằng âm nhạc’ cũng được!, hahaha...
Còn Đoàn Chính Thuần có bồ nhí chạy theo còn hơn ‘sóng sông
Danube’: Ngoài người vợ chính thức là Thư Bạch Phượng (hay Đao Bạch Phượng),
ông còn có các cuộc tình vụng trộm với 5 nàng ‘sắc nước hương trời’ nữa là
Vương A La (hay Vương Lan Hoa), Cam Bảo Bảo (Chung phu nhân), Tần Hồng Miên,
Nguyễn Tinh Trúc, và Khang Mẫn tức Mã phu nhân (trong truyện 'Thiên long bát bộ')..., vì thế mà có lời... bài
hát:
-Ngàn năm vẫn đợi mỏi mòn
Trăm năm đã thấy chẳng còn bao nhiêu
Mơ hoài không thấy người... yêu
Mộng hoài chỉ thấy bóng kiều trong sương!
Vô thường thì mặc vô thường
Thì ta cứ chọn tình trường mà đi
Yêu nhau ta có sợ gì
Cứ chờ, cứ đợi, cứ si, cứ tình
*Bài viết về ‘Đoàn Chính Thuần’ này đã được đăng trên trang web
‘Việt kiếm hiệp’, các bạn có thể đọc thêm tại: https://vietkiemhiep.blogspot.com/2015/09/oan-chinh-thuan-tuyet-ai-cao-thu-ve-tan.html
...Và tôi cũng rất thú vị với bài hát ‘Ghen Cô Vy’ (Washing Hand Song) của
Khắc Đăng (và Min & Erik), vì bài hát này không có ‘gù’ hay làm ‘anh hùng
núp’, mà nói thẳng là ‘em virus Vũ Hán’:
-Where are you from? My hometown in Vu Han. Is
suddenly escaping. Surely we should be vigilant. Do not let her
spread... Em từ đâu? Quê của em ở Vũ Hán. Đang bình yên bỗng chợt
thoát ra. Chắc chắn ta nên đề cao cảnh giác. Đừng để em ấy phát
tán!
https://www.youtube.com/watch?v=BtulL3oArQw
Mịa nó cái thiên đường... ngu, đã tê cu rồi mà lại còn đòi... cương!
H...ết.
---------
Chú
dẫn:
1. ‘Đừng để em thiên đường Tê Cu... cương’: Thế giới người ta gọi biển
Đông là China Sea hay South China Sea. Có nhiều nguyên nhân tại sao có tên gọi
trên mà không phải gọi là Biển Đông như chúng ta gọi... Tôi có lần viết trên trang của đài tiếng nói HK về cách gọi
này... Tôi nghĩ một tiếng nói của tôi không thể thay đổi nhiều nhưng nhiều tiếng
nói của mọi người VN sẽ có thể tác động đến Ngài ấy (Trump) và thế giới. Hãy
chung tay làm rõ cho thế giới biết rằng Vùng biển Đông thuộc chủ quyền VN và
tên phải là tên VN nếu có dịch ra tiếng nước khác thì cũng không được gọi là
China Sea hay South China Sea mà phải là EASTERN SEA OF VIETNAM... (fbker Dao Le)
2.
‘Đừng để em thiên đường Tê Cu... cương’: ‘Tin trưa 15/9: Nữ
TS Li-Meng Yan chuẩn bị công bố bằng chứng, virus CoV-2 là sản phẩm tạo ra từ
phòng thí nghIệm Vũ Hán!’ (fb Trương Văn Khoa). Lời bình: Nẹ nẹ nên!
3.
Nhạc EDM(Electronic Dance Music) thông thường được hiểu là ‘nhạc điện tử’, tức là phần phối khí hoặc
đệm đã được lập trình sẵn...
4.
‘Nhạc Vô Thường’ là một
loại nhạc được đánh bằng đàn Guitar điện bởi nhạc sĩ Vô Thường, cả nhạc ta lẫn
nhạc Tây, rất có ‘hồn’ và rất phổ biến ở VN, thậm chí nhiều nước trên thế giới.
5.
Quỳnh Giao: Tôi không
rõ Quỳnh Giao là ai!, nhưng có lẽ là ca sĩ Quỳnh Giao (1946-2014), bởi vì ‘Tháng 4/1975, Quỳnh Giao cùng chồng và con rời VN sang cư ngụ tại tiểu bang
Virginia. Trong thời gian này, bà mở lớp DẠY DƯƠNG CẦM... Năm 1990, bà tái giá với
chuyên gia kinh tế học Nguyễn Xuân Nghĩa...’ (wiki)
6. ‘Thiên đường của kẻ ngu là địa ngục của người khôn’ của Thomas Fuller (Lời thoại trong phim ‘Tắc kè hoa’). Thomas Fuller (1608-1661) là giáo sĩ và nhà sử học người Anh. Ông được nhớ tới vì những tác phẩm của mình, đặc biệt là tác phẩm History of the Worthies of England (Lịch sử danh nhân nước Anh). Cuốn sách này được xuất bản vào năm 1662 sau khi ông mất, được coi là từ điển tiểu sử cấp quốc gia đầu tiên... (tudiendanhngon-vn)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét