Thứ Tư, 2 tháng 9, 2020

1314. Tượng nhà mồ và ‘hào kiệt Lạ’ (Thư giãn)

Kể từ khi tôi đi học biết chứ đến nay luôn nghĩ mình muốn làm một anh hùng hào kiệt, tìm học Tứ Thư, Ngũ Kinh đều thấy hoang mang, lại tìm đọc các tác phẩm của Bách Gia Chư Tử, cả 24 pho sử nữa, vẫn không đạt được gì, cho rằng các vị anh hùng hào kiệt xưa tất phải có một bí quyết nào đó không truyền lại, có lẽ tôi là kẻ dốt nát, không sao tìm được. Cùng quẫn không tài gì hiểu được, nhiều khi quên ăn quên ngủ, cứ thế trong nhiều năm trời. Một hôm bỗng nghĩ tới những nhân vật thời Tam Quốc, không ngờ lại bừng tỉnh nhận ra rằng: “Thấy rồi! Thấy rồi! các vị anh hùng hào kiệt xưa kia (của Tàu) chẳng qua chỉ là những kẻ mặt dày tâm địa đen tối mà thôi”. (Lý Tôn Ngô, nhà Hậu Hắc Học* thời nhà Thanh)

---

Hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và ảnh cận cảnh'Kẻ tiểu nhân sao thấu lòng quân tử/Người vô mưu sao hiểu chí ‘anh hào’?... Hahaha... Hình như đây là hai câu... thơ của đại thi hào... Fuc...k! (H.1, chôm fb Từ Kế Tường), ta không chắc!, ta chỉ mượn 2 câu thơ này để viết... 'thư giãn' thôi!


Không cần phải hỏi cụ Gúc, ta cũng biết ‘anh hào’ nằm trong cụm từ ‘anh hùng hào kiệt’... Nó có thể nằm trong ‘anh hùng’, ‘anh thư’/‘cân quắc anh thư’, ‘anh hùng hảo hán’, ‘đại hiệp’..., trong đó, ‘anh thư’ hay ‘cân quắc anh thư’ dùng để nói về nữ, còn ‘đại hiệp Tàu’ thể là người ‘hiệp nghĩa’ thật, ‘thấy chuyện bất bình rút đao tương trợ’ thật, nhưng cũng có thể là những tên đại ma đầu hay đại ác ma, như ‘Tạ đại hiệp’ hay ‘ác tặc Tạ Tốn’ trong truyện ‘Ỷ thiên đồ long ký’, ‘Bách đại hiệp’ hay tên ngụy quân tử Bách Hiểu Sinh trong truyện ‘Tiểu Lý Phi Đao’, Giang Nam đại hiệp hay đại ác ma Giang Cầm/Giang Biệc Hạc trong truyện ‘Giang hồ thập ác’...

Tiếng Háng - thứ tiếng ‘biểu ý’ - rất phức tạp và dễ gây hiểu nhầm!, trong khi đó trong tiếng Anh - ai đã từng hút thuốc lá hay nhìn thấy gói thuốc lá HERO thì biết - chỉ đợn giản gọi anh hùng là ‘hero’, chẳng hạn như những nhân vật chính diện trong các phim hành động ‘Countdown’ (Cái chết đếm ngược, Dolph Ziggler hay người đẹp Katharine Isabelle), ‘Equalizer’ (Người thực thi công lý, Denzel Washington), ‘Fast & Furrious’ (Quá nhanh và quá nguy hiểm, Vin Diesel, Paul Walker hay người đẹp Rodriguez), ‘James Bond’ (Điệp viên 007, Daniel Craig), ‘Transporter’ (Người vận chuyển, Jason Statham) hay ‘True Justice’ (Thực thi công lý, Steven Seagal hay người đẹp Meghan Ory)... mà nay ta thường xem trên truyền hình internet, nói chung họ là những người có khí khái bất phàm: hành động theo cái gì mà mình cho là đúng/có lợi cho xã hội, cộng đồng, và đặc biệt là không ‘nâng bi’ cấp trên hay chính phủ...

Có thể gọi riêng là ‘anh hào’, ‘anh hùng’, ‘hào kiệt’, hay gọi cả cụm ‘anh hùng hào kiệt’ cũng được, nhưng anh hùng thường không ‘lớn’ hơn hào kiệt và ngược lại... Tuy đều là những kẻ có ‘tài’ hơn người thường... chút chút, nhưng tùy!, hào kiệt có thể khác với anh hùng, hào kiệt thì có thể ‘TÀ’, nhưng anh hùng thì nói cho cùng là ‘chính’, và nói chung, lịch sử chỉ ghi nhận và tôn trọng những anh hùng thực thụ, vd như Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ hay Nguyễn Hữu Chỉnh... tuy đều là ‘hào kiệt’ nhưng trong lịch sử chỉ có Nguyễn Huệ mới được người dân phong là ‘anh hùng áo vải’...

Nguyễn Trãi nói ‘Thời nào cũng có hào kiệt’, ý nói là những người có ‘tài + lòng tự hào dân tộc + vì dân, vì nước + chí khí’..., ‘vì dân, vì nước’ có nghĩa là sẵn sàng ‘chống lại quân xâm lược bành trướng dã man’ (giặc Lạ)... với ‘Hỡi đồng bào trăm họ/Giặc Đông Hán đang xéo giày đất nước/Nhục nào hơn nhục nô lệ ngoại bang/Thà chết mà đứng thẳng/Không cam chịu sống quỳ/Đất nước Nam cẩm tú/Người dân Nam anh hùng/Trước đền thờ Quốc Tổ/ Thề hy sinh giết giặc cứu non sông... Hãy nổi trống đồng/cho con cháu ngàn sau tiếp nối hồn thiêng giống nòi bất khuất/Đất nước Nam độc lập muôn đời!' (Trưng Trắc), ‘Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá ... lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ tôi không chịu khom lưng là tì thiếp người ta’ (Bà Triệu), ‘Nam quốc sơn hà Nam đế cư’ (Lý Thường Kiệt), ‘Đầu tôi chưa rơi, xin bệ hạ đừng lo’* (Trần Thủ Độ), ‘Nếu bệ hạ muốn hàng, xin hãy chém đầu tôi trước đã’ (Trần Hưng Đạo), ‘Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc’ (Trần Bình Trọng), ‘Thù trả chưa xong đầu đã bạc/Dưới trăng bao độ tuốt gươm mài’ (Đặng Dung) hay ‘Đánh cho nó manh giáp chẳng còn/Đánh cho sử biết nước Nam anh hùng có chủ’ (Nguyễn Huệ)... là những phát biểu đầy chí khí, và trong ngữ cảnh hiện nay là... không ‘nâng bi’ Tàu...

 

Hình ảnh có thể có: 6 người, ngoài trờiXin chọn dưới đây ba bài văn ngắn và hay trong tuần. (H.2, âm binh Tần!)

1. ‘ĐÁM ÂM BINH TẦN’

Cuộc đụng độ đầu tiên trong lịch sử dân tộc chúng ta với quân Tàu, diễn ra vào khoảng hơn 200 năm TCN... Ngày ấy, sau khi gồm thâu lục quốc, Doanh Chính bãi bỏ chế độ phong kiến, thiết lập triều đình chuyên chế trung ương tập quyền cho đế quốc Tần rộng lớn. Thủy hoàng đế tiếp tục bành trướng về phương Nam, xâm chiếm và đồng hóa các sắc dân gọi là Bách Việt và thành công trên hầu hết các vùng đất phía bờ nam Trường Giang... Nhưng khi xuống đến đất Âu Việt thuộc miền Lĩnh Nam (phía nam Ngũ Lĩnh), nay thuộc tỉnh Quảng Tây + tây Quảng Đông + đông bắc Việt Nam, chúng vấp phải sự chống trả quyết liệt của liên minh Âu Việt và Lạc Việt... Lạc Việt bấy giờ quốc hiệu là Văn Lang cuối thời đại Hùng Vương. Bộ sách Hoài Nam Tử do Lưu An cùng sự cộng tác của nhiều môn hạ, cả Tư Mã Thiên nói trong bộ Sử Ký lừng danh, đều cho rằng quân Tần sau mười năm vất vả mệt mỏi trước thuật ''kỳ binh'' (du kích chiến) của liên quân Âu - Lạc Việt, chủ tướng Đồ Thư bị thủ lĩnh Việt là Thục Phán phục binh giết tươi tại trận...

-Tháng bảy năm nay, lợi dụng mùa Vu Lan âm ty ân xá, đám âm binh Tần ngày xưa bị quân ta giết chết, sau hơn 2000 năm đọa địa ngục, mới vất vưởng lên dương trần nhập vào xác tượng đất nung. Quen thói cũ, chúng được bọn tướng Đồ Thư vốn xưa bị chém rớt đầu, nay tái sinh làm quỷ Việt gian còn mang hình tích treo ngành ngửa cổ, điều động lẻn xâm nhập vào đóng đồn tại một thành phố miền nam Tây Nguyên nước ta.

Nhất định con cháu Âu Lạc An Dương Vương lại một lần nữa, đẩy bọn quỷ Tần xuống lại nơi xứng đáng với chúng: địa ngục! (fb LV Chiêm Mỹ Sơn)

2. ‘QUÂN TẦN ĐỘI MỒ SỐNG LẠI’

Sau khi triệt hạ các nước láng giềng Doanh Chính (Tần Thủy Hoàng) lên ngôi hoàng đế thống nhất Trung Nguyên rộng lớn, chưa dừng lại, Tần Vương vào năm 214-208 TCN đã lệnh cho đại binh hùng mạnh tấn công về phương Nam đánh chiếm Bách Việt... Lúc bấy giờ Thục Phán người Tây Âu đứng ra làm thủ lĩnh cùng với người Lạc Việt ròng rã 10 năm phải nằm rừng đối đầu với 50 vạn quân Tần, và cuối cùng đã làm tiêu hao lực lượng đối phương, bọn chúng ăn ngủ không yên đói rách bệnh tật để rồi một ngày đẹp trời bị Bách Việt tấn công không đẹp không thành lịch sử, khiến trở tay không kịp, tướng Đồ Thư bỏ mạng, máu hơn 10 vạn quân Tần loang đỏ núi sông ...
Sau khi giặc Tần chạy tuột quần rơi giáo trời nam sạch bóng quân thù, Thục Phán lên ngôi hiệu là An Dương Vương, thay tên nước Văn Lang thành Âu Lạc. Kể từ đó mỗi khi nhắc đến Âu Lạc là Tần Thủy Hoàng chảy đái ra quần đéo dám nói gì...
-Thế rồi những ngàn năm sau vào một mùa thu u ám Covina Wuhan, quân Tần lại đội mồ sống lại, chúng đi đề rét một hơi lên ngồi trên sống lưng nước Việt là cao nguyên Lâm Đồng một địa danh trùng tên bên Tần... (fb Son Tran)

3. ‘XÁC ƯỚP AI CẬP TRỞ LẠI’

Đành rằng, với người Trung Hoa, Vạn Lý Trường Thành vừa là niềm kiêu hãnh vì nó chắn ngang biên giới để ngăn chặn rợ Hung quấy phá, nhưng nó cũng vừa là nỗi bi thương vì bao nhiêu xương máu chất chồng của người dân vô tội. Tên bạo chúa Tần Thuỷ Hoàng từng đốt sách chôn Nho, biết sẽ báo oán nên cho chôn xác mình nơi kín đáo, chôn theo cả cung tần mỹ nữ và cho làm hàng vạn âm binh bằng tượng đất nung chôn theo để bảo vệ cho cái gọi là quyền lực bất tử của ông ta. Có kiêu hãnh kiểu gì thì đối với người Trung Hoa và cả nhân loại, Tần Thuỷ Hoàng vẫn là tên bạo chúa độc tài tham lam vô độ...

-Đúng vào tháng cô hồn, thành phố Đà Lạt cho rước đội âm binh của Tần Thuỷ Hoàng lên đồi Mộng Mơ... Một cái khu đất với môi trường tạp nham, hôi thối như vậy có mang cái hình ảnh tên giặc nào đến thờ thì dân cũng chẳng quan tâm. Nhưng tháng cô hồn này, bỗng dưng người ta cho rước một đội âm binh trang nghiêm, tráng lệ đi diễu hành qua phố để chọc vào mắt dân thì dân lên tiếng là phải.

Nghe nói chính quyền Đà Lạt đã buộc dừng lại việc rước âm binh Tần Thuỷ Hoàng vào đồi Mộng Mơ. Nhưng tôi tin, chắc chắn công ty du lịch này đã xin phép chính quyền. Bởi ở đất nước này, đổ cát sửa chữa một công trình vệ sinh cũng phải xin phép, làm gì có chuyện xây dựng cả một đội âm binh hùng tráng mà qua được mũi chính quyền?... Âm binh của Tần Thuỷ Hoàng vốn được chôn sâu trong lòng đất trước khi bị phát hiện và khai quật. Trong niềm tin của người Ai Cập, mỗi khi "xác ướp trở lại" là âm binh nổi lên, kéo theo ôn dịch hoành hành. Lẽ nào Đà Lạt lại nhân tháng cô hồn rước âm binh về nhà như rước ôn dịch? Âm binh thì ở địa ngục, đem phơi lên mặt đất khác gì cầu cho âm binh làm loạn? (fb Chu Mộng Long)

...3 lời bình tiêu biểu: 'Đánh tráo khái niệm lịch chuyển đổi địa lý đã xong giờ chỉ còn tấm bảng Giao Chỉ quận nữa là xong. Ếch đã bị luộc chín' (Hang Chu Saldino)... 'Đã bảo là lính đặc nhiệm của nhà Tần chuẩn bị tấn công cao nguyên' (Trần Trọng)... 'Ai cũng rõ là hàng Made in China dán nhãn Made in Việt Nam mà!' hay 'Tượng nhà mồ... Muốn biến Đà Lạt thành nhà mồ tàu khựa thì bưng về nhiều nhiều' (Bản Sen Lính Hà)...


Một nửa sự thật không phải là sự thật. Người hiểu biết nửa mùa không phải là người hiểu biết. 

Hào kiệt thì không 'nâng bi' Tàu, nâng bi Tàu thì không phải là hào kiệt!

'Các bác cho em hỏi chút cái váy này họ bán ở đâu vậy nhỉ? Với em hỏi nhỏ là có đắt không?Hì, em ít tiền nên phải hỏi giá trước.Thích thật nhỉ.''Thần đèn đau.'Vì thế, hoàn toàn khác với các anh hào thực thụ, ‘anh hào Lạ’ - thường là người theo ‘chủ nghĩa duy tài’ - được dân ta gọi là kẻ nâng cái... khu đặc (H.3), à quên, 'nâng cần’ (tiếng miền Bắc, H.4) hay ‘nâng bi’ (tiếng miền Nam), họ còn nói là CCC gì gì đó, nói thẳng ra là kẻ nâng... cái con kẹt! 

Con kẹt là gì hả trời? Ta không biết, nhưng cũng quanh quẩn đâu đây:

-Tưởng rằng lạc chốn "thiên thai"/Nào ngờ... gặp trận... "thiên tai", hú hồn!*... Lâm Đồng dạo thấy giặc Tần/Kẹt nghe ớn lạnh, được nâng bỗng... xìu!

 

Ai nâng? Anh hào Lạ.

Anh hào Lạ nâng gì? Dĩ nhiên là nâng kẹt... Lạ.

 

H...ết.
---------

Chú dẫn:

1.     Đầu tôi chưa rơi, xin bệ hạ đừng lo: Theo Đại Việt sử ký toàn thư, trong kháng chiến Nguyên-Mông lần thứ nhất, trước thế giặc rất mạnh, vua Trần Thái Tông đã hỏi ý kiến Trần Thủ Độ về việc đánh hay hàng. Trần Thủ Độ dõng dạc đáp lời: "Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo". Câu nói khảng khái, sự tự tôn dân tộc, ý chí quyêt tâm chống giặc giữ nước của Trần Thủ Độ được người đời ca tụng. (tuhoc365-vn) 

2.     Hào kiệt: Trí hơn vạn người thì gọi là anh, hơn nghìn người thì gọi là tuấn, hơn trăm người gọi là hào, hơn mười người gọi là kiệt. Hào kiệt nghĩa thông thường là kẻ có tài trí hơn người. (Hoài Nam Tử)

3.     Hậu hắc học: Lý Tôn Ngô, tác giả của “Hậu Hắc Học”, sinh ở Thành Đô năm 1879, thời Quang Tự nhà Thanh, mất năm 1944. Lúc mới sinh, cha mẹ đặt cho ông cái tên là Thế Toàn, ...về sau ông không vừa ý với đạo Nho của Khổng Tử, cho nên đổi tên và lấy biệt hiệu là Tôn Ngô... là “ngọn cờ độc lập tư tưởng của tôi”... Lý đã từng nghiên cứu, đọc kỹ lưỡng 24 pho sử lớn của TQ, các sách của Bách gia Chư tử và nhiều sách khác nữa, nhằm khám phá sự nhận thức của lịch sử, cũng như các học thuyết khác nhau từng tồn tại lâu đời ở TQ như Đạo Khổng, Đạo Lão, Đạo Phật và cả những học thuyết khác trên thế giới đã được truyền bá vào TQ. Khi sinh thời, ông đã tìm tòi, suy nghĩ rất nhiều về những người từ thời xưa đến thời ông, họ có “bí quyết”gì? Ông đem nhận thức của mình chỉnh thành lý luận “Hậu Hắc Học”. Chữ “Hậu” có nghĩa là “Dày” và được viết rõ là “Mặt dày”; Chữ “Hắc” là “Đen”, cũng được viết rõ là “Tâm đen” hay “TÂM CAN ĐEN TỐI”... “Hậu Hắc Học” chế giễu một cách sâu cay sự đen tối của một số chế độ chính trị với những bệnh tật, thói hư tật xấu trong chốn quan trường của xã hội Tàu... Xem chi tiết tại: https://sites.google.com/site/kynangthoatchet/video/hau-hac-hoc?fbclid=IwAR0NJavlgmY4t7bDP_9VTrlHbCmLtaIqntoMvrs3lH9nBV6HLsAB3qarPlA

4.     Tưởng rằng lạc chốn "thiên thai"/Nào ngờ... gặp trận... "thiên tai", hú hồn!/Về quê , đọc "Lá - Hoa - Cồn"/Chợt nghe gió nổi, bồn chồn... bước chân: ...thơ Dung Tran.

5.     Vụ này đã manh nha từ năm 2011: NĂM 2011, cơ quan chức năng đã phát hiện, kiểm tra và yêu cầu khu du lịch Đồi Mộng Mơ THÁO DỠ NHỮNG BẢNG CHỈ DẪN KHÔNG PHÙ HỢP LIÊN QUAN, THÁO DỠ NỘI DUNG “BẤT ĐÁO TRƯỜNG THÀNH PHI HẢO HÁN”, THÁO DỠ BỘ TƯỢNG “ĐỘI QUÂN TẦN THỦY HOÀNG”, NGỪNG HOẠT ĐỘNG dịch vụ hóa trang chụp ảnh cung đình Trung Hoa trong Khu du lịch... (fb Góc Nhìn Người Đà Lạt)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét