Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2020

1318. Tàu là... đệ tử của Việt Nam, hahaha... (Thư giãn)

Hình ảnh có thể có: 1 ngườiChắc các bạn đã biết vụ bọn Lạ ‘ăn cắp’ chiếc áo dài (H.1), cái nón lá, bài hát 'Vì một thế giới ngày mai'... của Việt Nam, và ngay bây giờ, món ‘Bún chả Hà Nội giả’ và ‘Bia Sài Gòn Special giả’ (bia chai*) đã có mặt ở Thành Đô, TQ...

Người Tàu có tài về ‘bắt chước’, nếu không muốn nói là... ‘Thiên hạ đệ nhất bắt chước’, giống như ‘Tôn Hành Giả giả’ vậy!, thật vậy, khi ‘Tôn Hành Giả thật’ và ‘Tôn Hành Giả giả’ xuất hiện thì không ai phân biệt được, chỉ trừ Phật Tổ... Thật vậy, ta đã biết ‘điện thoại Smartphone/Huawei’ (ăn cắp công nghệ ‘chip’ của Mỹ, sắp sập tiệm vì hết... ‘chíp’), ‘máy bay chiến đấu J21’ (ăn cắp ‘công nghệ Su35’ của Nga và ‘công nghệ F35’ của Mỹ, bị rơi liên tục), máy bay vận tải quân sự Y8’ (ăn cắp ‘công nghệ Antonov An-12’ của Nga, bị rơi liên tục), ‘tàu sân bay Liêu Ninh’ (ăn cắp công nghệ ‘Varyag’ chạy bằng dầu từ Thế chiến thứ 2’ của Nga, xịt khói đen thui), ‘tên lửa đạn đạo DF’ (ăn cắp ‘công nghệ 9K720 Iskander’ của Nga, mới vừa bắn dọa 4 trái vào khuya ngày 26/8/2020 chưa lên tới trời thì đã vội vã quay về chỗ cũ!), ‘Trạm vũ trụ Thiên Cung 1&2’ (Trạm Thiên Cung 1 đã ‘tự ý’ rơi không kiểm soát xuống nam Thái Bình Dương và trở về với cát bụi vào sáng ngày 2/4/2018, và một năm sau đó, Thiên Cung 2 cũng cùng chung số phận), ‘Viện Khổng Tử’ (trá hình, chuyên làm nhiệm vụ ‘007’)...

Vì thế, ta có quyền nghi ngờ rằng những thứ được gọi là của Lão, Trang, Khổng, Mạnh, Phật học gì đó, cũng như triết học, lịch sử, văn chương hay phát minh... nếu không phải là hàng ‘ăn cắp’ hay ‘tự ăn cắp lẫn nhau’ thì cũng là hàng ‘giả’ (trừ ‘Đạo đức kinh’, ‘Nam hoa kinh’ và một số rất ít tác phẩm có tính kinh điển thời xa xưa..., xem dưới)... Vì thế, ta không nghi ngờ gì về việc Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo của Tàu đã bị ‘chết lâm sàng’ từ vài trăm năm hay cả ngàn năm trước. Thật vậy, ‘Nho giáo’ Tàu phát triển rực rỡ nhất vào đầu thời Bắc Tống (nên còn được gọi là Tống-Nho, dễ hiểu là thời Lý Thánh Tông của VN), ‘hấp hối’ vào thời Tống Nhân Tông vì giới ‘nho sĩ’ thời này đã trở nên quá thối nát và sinh ra cuộc ‘đại chiến’ giữa Bao Công và các nhóm lợi ích của triều Tống, kết quả là Bao Công bị đầu độc bởi chất cực độc ‘Huyết Kinh Tử’ mà chết vào NĂM 1062, ‘NHO GIÁO’ COI NHƯ ĐÃ HẾT THỜI cách đây khoảng 950 năm!... Vào những năm 1150, ‘Đạo giáo’ phát triển rực rỡ nhất vào thời Tống-Kim chủ yếu bởi Vương Trùng Dương (Bắc Tông), nó được tiếp tục nuôi sống bởi Thành Cát Tư Hãn (rất thích thuật 'trường sinh bất tử’ của Khưu Xứ Cơ) rồi Hốt Tất Liệt. Sau khi phái Toàn Chân tan rã, cụ thể là khi Hốt Tất Liệt chết vào NĂM 1294, các hoàng đế đời sau như A Lý Bốc Ca, Thiết Mộc Nhĩ, Đồ Thiết Mộc Nhĩ... không còn lý do gì để tin dùng ‘đạo sĩ’ nữa, ‘ĐẠO GIÁO’ COI NHƯ ĐÃ HẾT THỜI cách đây khoảng 850 năm, mà chỉ còn lại ‘Đạo Bùa Chú’ hay ‘Đạo Phong Thủy’ chủ yếu nằm lẫn lộn trong đám Nhật Nguyệt Thần giáo, Phản Thanh Phục Minh, Thái Bình Thiên quốc, Bạch Liên giáo/Nghĩa Hòa Đoàn, Hội Tam Hoàng... Phật giáo phát triển rực rỡ vào thời Đường Thái Tôn, sau đó được tiếp tục vào thời Khang Hi, nhưng đến thời Từ Hi thì lụi tàn sau cuộc khởi nghĩa của Nghĩa Hòa Đoàn và sự tham chiến của Bát Quốc Liên Quân vào NĂM 1900, ‘PHẬT GIÁO’ COI NHƯ ĐÃ HẾT THỜI cách đây 120 năm!, đặc biệt là vào năm 1949 với sự xuất hiện của Mitler bồ tát và Xitler bồ tát (Mao và Tập) cùng với cái được gọi là ‘Phật giáo quốc doanh’, PHẬT GIÁO TÀU COI NHƯ KẾT THÚC!

 

Lý thuyết hay lý luận luôn gây khó hiểu, nên sẽ làm người đọc khó nhớ. Vì thế, để dễ nhớ, ta nên lấy một hiện thực là 1) Truyện Kiều của Nguyễn Du, và 2) các câu chuyện của Kim Dung, Cổ Long... Lưu ý rằng Kim Dung là một... sử gia đồng thời cũng là người rất kỹ tính, nên mặc dù hư cấu gì thì hư cấu, nhưng ông luôn dựa vào lịch sử với một thái độ cẩn thận nhất... Đặc biệt lưu ý rằng Nguyễn Du đã đọc hàng chục hay hàng trăm ‘dị bản’ về truyện Kiều rồi mới viết, rồi có không ít người chê Nguyễn Du cái tội ‘bắt chước Tàu’, nhưng hãy xem kỹ ‘sự khác biệt’ dưới đây. Cũng lưu ý rằng nên gọi là ‘Truyện Kiều’ chứ không nên gọi là ‘Kim Vân Kiều truyện’ theo kiểu Tàu, cũng xem dưới đây.

Hồ Tôn Hiến, Từ Hải, cũng như Thúy Kiều đều là những nhân vật có thật trong lịch sử, là những người cùng thời với ‘Sở Lưu Hương’... Hồ Tôn Hiến (1512-1565) nguyên là một nhà lý thuyết quân sự, một ‘Tôn Tử’ vào thời Gia Tĩnh... Năm 1556 đang là Tuần phủ ngự sử ở Chiết Giang (Tổng đốc Chiết Giang), ông được lịnh Tả thị lang Nghiêm Tung đi diệt giặc Oa (còn gọi là ‘nụy khấu’ hay ‘uy khấu’ tức ‘giặc lùn', người Nhật) ở duyên hải Chiết Giang, trong đó có việc dùng ‘dụ kế’ bắt giết tên đại hải tặc Từ Hải... Từ Hải ‘không rõ là người Tàu hay người Nhật’, nguyên là một nhà sư hay có thể là một đạo sư (võ sĩ Samurai), sau này làm thương gia (đường biển), rồi thành ‘thế lực thù địch’, tức là một tên thủ lĩnh hay tướng cướp biển hoạt động khét tiếng ở vùng duyên hải Giang Nam-Chiết Giang, y có một cố vấn hay quân sư tên là Mao Khôn (theo Charles Benoit*)... Từ Hải không phải ‘chết đứng’ như Nguyễn Du nói, mà bị họ Hồ dìm xuống sông chết và lôi lên chặt đầu... Thúy Kiều ‘có thể họ Vương hay họ Lý’, tức tên Vương Thúy Kiều hay Lý Thúy Kiều... Ban đầu, do bị thăng trầm trong chốn ta bà (làm kỹ nữ...) mà trở thành ái thê của Từ Hải, nhưng ‘không rõ bằng cách nào đó mà sau này Thúy Kiều lại liên minh với Hồ Tôn Hiến để hại Từ Hải’...

Không có bản ‘Kim Vân Kiều truyện’ bằng tiếng Tàu nào ở bên Tàu. Theo một số thông tin thì sau khi Nguyễn Du được UNESCO vinh danh vào tháng 10/2013 thì bên Tàu mới nổi cơn GATO (ghen ăn tức ở) bằng cách... kiện ‘Nguyễn Du’ (cũng như họ đã từng định ‘ăn cắp’ cái trống đồng của VN vào sau năm 1975, nhưng khi đó cả thế giới và ông Lê Duẩn (!) một mực phản đối, quỷ kế ‘ăn cắp’ cùa Tàu đã thất bại...), bằng cách tung ‘fake news’ rằng ở một tỉnh khỉ ho cò gáy nào đó ở TQ có một bản ‘Kim Vân Kiều truyện’ nào đó mới vừa được... tìm ra trong... toilet của nhà ai đó, hahaha... Nghe nói, ‘Kim Vân Kiều truyện’ của Thanh Tâm Tài Nhân vốn là một truyện ngắn dày cỡ 20 trang, có bố cục lộn xộn, không lô-gíc và... dở ẹt... Trong truyện, những nhân vật như Từ Hải, Hồ Tôn Hiến, Thúy Kiều... đều ‘vô hồn’, và vì Thanh Tâm Tài Nhân kẻ ‘theo chế độ’ nên vốn có cảm tình với kẻ... có chí khí Hồ Tôn Hiến, ghét kẻ thế lực thù địch Từ Hải, vì thế mà trong truyện này ông chủ yếu xoay quanh cặp Hồ Tôn Hiến-Từ Hải...

Nguyễn Du mang về VN, đã thổi ‘hồn’ vào nó và biến thành ‘sống động’, nội dung cốt chuyện đã không đề cao Hồ Tôn Hiến mà đề cao Từ Hải là một nhân vật ‘phản kháng của thời đại’ - một anh hùng hảo hán, một khát vọng của tự do, một ý chí đỉnh thiên lập địa..., và dường như vượt qua cái được gọi là ‘tài mệnh tương đố’, ‘nhân quả’, ‘nhân duyên’ hay ‘ở hiền gặp lành’ hơi bị mùi Tàu, ông đã đặc biệt là xoáy quanh nàng Kiều-Việt rất sống động - một thân phận nữ ‘bèo dạt mấy trôi’ rất ư là Việt Nam!... Mặc dù sau ‘Kim Vân Kiều truyện’ cũng có một số rất ít nhà phê bình văn học Tàu có nhúng tay vào... chút chút, nhưng xưa nay nó vốn không có ấn tượng văn học hay văn hóa gì đối với ngườiTàu, trừ Cổ Long..., mà không phải Cổ Long mà hình như là một nữ đạo diễn người Đài Loan rất xinh đẹp là Trương Mẫn (sinh 1967, đóng cặp trong đa số phim ‘Châu Tinh Trì’), trong đó, Trương Mẫn không biết vô tình hay cố ý mà dựng ‘Truyện Thúy Kiều’ qua phim ‘dị bản’ khác với bản gốc của Cổ Long là ‘Sở Lưu Hương’ (tân truyện, diễn viên chính Trương Trí Nghiêu) - một phim có thể nói là ‘hot’ nhất trong tất cả các thể loại phim ‘Sở Lưu Hương’... 

Sở Lưu Hương | Tụ Hiền Trang Wiki | FandomVà có thể nói, xem Truyện Kiều là xem... phim SỞ LƯU HƯƠNG, mà xem phim Sở Lưu Hương là xem... Truyện Kiều, hehe..., mà vì nó mới ra lò cách đây không lâu (The Legend Of Chu Liu Xiang, 35 tập, 2011, H.2) nên nhiều người không biết!... Lưu ý rằng gần như toàn bộ các câu chuyện của Cổ Long, mặc dù ông nói rằng ông không dựa trên lịch sử, đều được xây dựng quanh những ‘NĂM 1550’, tức thời ‘giặc Oa’ (Nhật) manh động nhất vào gần cuối thời nhà Minh (thời Gia Tĩnh, hay thời ‘vụ án Lệ Chi Viên’ hay thời Lê Thái Tông của VN)... Đây chính là thời gian xuất hiện chính của họ, theo... ‘Cổ Long-Trương Mẫn’:

-Sở Lưu Hương cũng chính là nhân vật cùng thời với Thúy Kiều, dễ suy ra, giả sử cách nhau môt thế hệ (25 năm) thì Tiểu Lý Phi Đao xuất hiện vào những năm 1525, còn Lệnh Hồ Xung thì theo cụ wiki là có thực, sống lâu và vẫn còn sống cho đến tận thời ‘tiểu Khang Hi’ (1674), dễ suy ra họ Lệnh xuất hiện vào những năm 1600, sau ‘Thúy Kiều’ 50 năm!... Tuy nhiên, Sở Lưu Hương là tinh hoa của Trung Hoa với tính cách ngàn năm có một nên không thể là Kim Trọng, mà là một nhân vật dùng khinh công ‘tiqui taka’ đi xuyên qua các cõi đời của Từ Hải, Hồ Tôn Hiến, Thúy Kiều...

-‘Hồ Tôn Hiến’ là nhân vật... nữ (hahaha, có lẽ vì đạo diễn Trương Mẫn là nữ!), là ‘mẹ nháy nháy’ của Thúy Kiều được Oa hoàng bố trí làm Tổng đốc Chiết Giang để tiêu diệt thủ lĩnh giặc Oa tức ‘Từ Hải’; Thúy Kiều, qua một cuộc hôn nhân chính trị’, được gả cho Từ Hải làm ái thê, nhưng nàng thực ra là một... nữ sát thủ do ‘Hồ Tôn Hiến’ âm thầm sai khiến... ‘Thúy Kiều’... mồ côi cha vì từ lúc còn nhỏ cho tới lúc... giết được ‘Từ Hải’ thì nàng cũng chả biết mặc cha là ai, ngược lại, cha của nàng là một kẻ nghèo hèn và cả đời cũng chưa bao giờ được gặp nàng. Lang thang trong cõi ta bà, cái ‘tòa thiên nhiên’ thơm nhất trong trần này được Oa hoàng phong danh vị ‘công chúa’ để ‘liên minh với ‘Hồ Tôn Hiến’ nhằm chống kẻ đứng đầu thế lực thù địch là ‘Từ Hải’... Còn ‘Từ Hải’ là một đại tướng-thủ lĩnh của giặc Oa, chuyên hoạt động ở vùng duyên hải Giang Nam-Triết Giang vào những năm 1550 thời Gia Tĩnh (như trong ‘Truyện Kiều’). Dường như là một nhân vật chính bí ẩn của truyện, y có thiên hình vạn trạng như Tôn Ngộ Không, không biết đâu mà lường, có đến cả chục Từ Hải bịt mặt, mà cho đến khi y chết thì cũng chả ai biết mặt mũi của y ra sao - mà chỉ có mật báo là ‘Từ Hải’ chết sau khi ‘ai lớp du bặt bặt’ với ‘Thúy Kiều’!...

...Hahaha, ‘truyện Sở Lưu Hương’ mà gần giống như ‘Truyện Kiều’ về cả mặt lịch sử lẫn nội dung, nếu các bạn rảnh thì xem tại:

https://www.youtube.com/watch?v=_BcAW40vnio&list=PLU79XaTZvrA0uxKP6-GcrmjNBljJS4sGT

 

Và chuẩn bị hết bài là vụ:

‘TRUNG QUỐC... ĂN CẮP MÓN BÚN CHẢ HÀ NỘI CỦA VIỆT NAM’

Xuất hiện quán "bún chả Obama" ở TQ với biển hiệu và cách ăn khá... gây cười, bà chủ quán bún Hương Liên "xịn" tại Hà Nội đã lên tiếng về điều này... Ẩm thực Việt đi khắp năm châu và cộng đồng quốc tế thì đã nhiều lần phát cuồng với vị ngon của những món ăn Việt. Mới đây, trên mạng xã hội TQ bất ngờ chia sẻ những hình ảnh về một quán bún chả mà theo mô tả của họ là được làm theo tiểu chuẩn giống hệt với suất bún mà Tổng thống Mỹ Obama từng ăn tại Hà Nội. Ngay lập tức, nhiều người đã tưởng rằng bún chả Hương Liên mới mở chi nhánh tại TQ.

Bài viết được đăng trên tờ Sohu có giới thiệu về quán bún chả nằm trong tổ hợp trung tâm thương mại chuyên bán các món ăn vặt của người châu Á tại Thành Đô, TQ. Trong đó, tấm biển hiệu bún chả nổi bật lên hẳn với dòng chữ đặc trưng của những quán ăn bình dân Việt nhưng năm 80-90 của thế kỷ trước. Tuy vậy, người làm ra tấm biển đó lại có cách dùng từ khá lạ: "Ăn mời ngồi uống. Rất nhiều ngon đây là" (H.3). Nếu là người nước ngoài, chắc sẽ chẳng ai hiểu được nhưng người Việt nhìn vào thì thôi cũng tạm dịch là: "Mời quý khách ngồi xuống ăn uống. Ở đây có rất nhiều món ngon"... Ngay sau khi bài viết nói trên được đăng tải trên Sohu thì rất nhiều cư dân mạng Việt cũng đã vào bình luận. Nhiều người tỏ ra không hài lòng lắm về việc quán sử dụng mô tả "suất ăn của Obama" để giới thiệu trong khi vị Tổng thống này đâu có ghé thăm họ thực sự! Một số khác thì lại thắc mắc không biết liệu có phải quán Bún chả Hương Liên ở Hà Nội mở chi nhánh tại TQ hay không? Liên hệ với bà chủ của Bún chả Hương Liên để hỏi về vấn đề này thì cô tỏ ra khá bất ngờ: "Nhà cô đâu có liên kết hay mở quán ở đâu đâu! Người ta làm như vậy là đang COPY của nhà cô rồi. Cô cũng không bình luận gì thêm về điều đó đâu!” (afamily-vn)...

...Các fbker trên fb Quochung Nguyenlam bình là: ‘Bọn TQ làm sao biết được bí quyết nào làm bún chả cho ngon trong khi nó chẳng bao giờ ăn nước mắm, pha sao cho đúng đây? Món Tàu không dùng nhiều hành tỏi trong kỹ thuật ướp thịt làm sao làm nước ướp cho ngon đây ,ngay người VN mỗi vùng miền làm bún chả đều khác nhau về khẩu vị thì bọn TQ làm cách nào để thật giống bản gốc đây... Không dễ đâu... Chợ Lớn nấu phở còn chưa nấu được thì bún chả còn lâu lắm mới làm được’ (Lily Hoang)..., hay ‘Ko lo làm bản quyền đi, nếu ko TQ nó lại nói bún chả có nguồn gốc từ nó đó! (Oanh Chu)...

Hình ảnh có thể có: 1 ngườiTrong đó, ‘copy’ ở đây được dịch sang tiếngViệt là... ‘ăn cắp’, mà kẻ đã đi ‘ăn cắp’ trí tuệ của người khác thì dứt khoát là không có chân tài thực học... như bọn Lạ và nhất là các 'thế lực thờ Lạ' (H.4), vì thế mà người ta không gọi nó là ‘ông’  mà gọi là ‘thằng’, vì Hoài Linh có nói: 'Chó đâu chó sủa chỗ không. Chẳng thằng ăn trộm cũng ông ăn mày'.

Chó là ‘cẩu’... Và thằng nào? Thằng Lạ... vãi đị. Hahaha...

H...ết.

---------

Chú dẫn:

1.       Bia ‘SÀI GÒN SPECIAL lùn’ là sản phẩm bia Lager của SABECO!, nơi sản xuất chính Sài Gòn, VN. Bia này có độ cồn 4,9%, chai loại 330ml, 20 chai/két, giá hiện nay khoảng 217.000đ, ngoài ra còn có Bia ‘SÀI GÒN SPECIAL lon’ ...   

2.       TQ... ăn cắp bài hát 'Vì một thế giới ngày mai' của VN: Năm 2003..., một trong những thứ ấn tượng vẫn còn đọng lại trong tâm trí nhiều người đến giờ chính là ca khúc 'Vì một thế giới ngày mai'  - ca khúc chính thức tại SEA Games 22 do nhạc sĩ Quang Vinh sáng tác... Khoảng 4 năm sau, tại TQ, một ca khúc có tên ‘Feng chui mai lang’ (tạm dịch: Gió thổi đồng lúa mạch) được phát hành. Ca khúc này nhận được rất nhiều lời khen ngợi của báo chí TQ, được lên sóng truyền hình quốc gia... Tuy nhiên, giới quan sát nhận thấy ca khúc ‘đệ tử’ này của TQ này có giai điệu GIỐNG với ca khúc sư phụ của VN (theo cuoi-tuoitre)... 'Vì một thế giới ngày mai' (Quang Vinh), nghe tại: https://www.youtube.com/watch?v=Ami2eKC_65I&t=110s

3.       Việc diễn hóa câu chuyện Vương Thúy Kiều TQ thành "Truyện Kiều" Việt Nam qua con mắt của một học giả nước ngoài: ‘...Câu hỏi được đặt ra là chiến dịch Hồ Tôn Hiến chống rồi tiêu diệt Từ Hải có bối cảnh ra sao? Vào đầu triều Minh, nhằm đối phó với đạo tặc bản địa và sự xâm nhập của hải tặc Nhật Bản, triều đình đã ban lệnh cấm chỉ hàng hải và ngoại thương trên biển. Hệ quả của lệnh cấm này là triều đình độc chiếm ngoại thương, ngư dân - vì sinh kế đã nổi loạn - rồi buộc phải thành buôn lậu, và thành hải tặc. Theo các ghi chép lịch sử, đến khoảng giữa thế kỷ 16 tình hình này trở nên đặc biệt nghiêm trọng, và mức độ kịch liệt cũng như sự lan tỏa mạnh mẽ của nạn hải tặc thường gắn liền với tên tuổi Từ Hải. Đây là tình huống được bàn luận không còn chỉ ở các địa phương có hải tặc hoạt động mà còn trở thành vấn đề ở tầng cao nhất: triều đình, đó là chiêu an hay tận diệt Từ Hải. Hồ Tôn Hiến, viên Tổng đốc vừa nhậm chức, muốn chọn cách thứ nhất còn Hoàng đế có chỉ lệnh chọn cách thứ hai. Tuy nhiên, theo các chứng cứ lịch sử mà Benoit trưng dẫn, vì Hoàng đế có những mối quan tâm khác, vì những mâu thuẫn bè đảng nên đối sách của triều đình với nạn hải tặc đã không có sự thống nhất, và chính từ đây những SAI LỆCH lịch sử trong các ghi chép về sự việc này bắt đầu xuất hiện’ (theo Charles Benoit)... Xem toàn bài tại: http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/nghien-cuu/ket-noi-van-hoa-viet/7266-vi%C3%AA%CC%A3c-di%C3%AA%CC%83n-ho%CC%81a-c%C3%A2u-chuy%C3%AA%CC%A3n-v%C6%B0%C6%A1ng-thu%CC%81y-ki%C3%AA%CC%80u-trung-qu%C3%B4%CC%81c-tha%CC%80nh-truy%C3%AA%CC%A3n-ki%C3%AA%CC%80u-vi%C3%AA%CC%A3t-nam-qua-con-m%C4%83%CC%81t-cu%CC%89a-m%C3%B4%CC%A3t-ho%CC%A3c-gia%CC%89-n%C6%B0%C6%A1%CC%81c-ngoa%CC%80i.html?fbclid=IwAR0wH2iLFjah26eD_hJ31yuUKi9cCihtFftEGVUY2tyYBcxTW3ncitKmuBI

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét