Thứ Năm, 13 tháng 10, 2022

1709. Tiếng Háng và tiếng Vịt...

Đăng ngày 8/8 Tháng vừa qua, hình như ở xứ Quảng có tranh cãi.. dữ dội về.. 1) vụ tiếng Quảng (phương ngữ) là đến từ phía Bắc (xứ Thanh) hay chủ yếu là tiếng tại chỗ, và 2) sự khác biệt về ngôn ngữ/phương ngữ là do 'phong, thủy' gây ra..., đại để vậy. --- Không phải là nhà nghiên cứu, mà chỉ là 'nhà phát triển cộng đồng', nên tôi chỉ kể lại những ví dụ khá điển hình mà tôi đã 'thực chứng' ở cộng đồng.. để các nhà nghiên cứu tham khảo, nếu có. .Cái chồ: Ở xứ Quảng, nhất là các vùng giáp Đà Nẵng như Đại Lộc, Điện Bàn, Thăng Bình, Quế Sơn.. gọi 'cái gác' là cái chồ. Ra Thanh Hoá, miệt Lam Sơn - Ngọc Lặc, tôi thấy người dân tộc Mường nói là 'cái chồ'. Vậy, CÁI CHỒ là TIẾNG MƯỜNG. .Ngoài ra, đứng ở các nhà Mường, tôi sửng sốt khi thấy nó giống y như mấy cái nhà (quê) ở Quảng Nam, từ cái nhà 3 gian, đến cái bếp, cái giếng, cái chuồng (bò), cái chái, bể cá, ụ rơm, cây bòng, cây mít..., và phải chăng đa số các từ nói trên là tiếng Mường! .Bà Nà: Xuất phát từ chữ 'Ponagar' là Bà Thiên y 'A Na', TIẾNG CHÀM..., hay, 'ponagar', TIẾNG KATU, có nghĩa là 'núi của tui' (theo nhà văn Nguyên Ngọc)..., hay, vùng này xưa nay có rất nhiều chuối, người Pháp gọi là 'banane' mà thành ra Bà Nà!... .Cái xà gạc: tiếng của người dân tộc MẠ, cũng tiếng Êđê hay M'Nông... .Ông Nguyễn Ái Phương, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên, người Êđê..., vào những năm 1990, khi đi qua Malaysia, ông nói chuyện với người Malay mà không cần thông dịch viên..., nên có thể nói tiếng Êđê có gốc MALAYSIA... ...Và xem tiếp bên dưới. XEM HÌNH: Tôi bị mất trí nhớ, nên không thể nhớ cả rừng phân loại về 'Ngữ hệ Nam Á' hay 'Ngữ hệ Nam đảo' gì gì đó... Nên từ trên, để dễ nhớ: 1) Tiếng Việt hầu hết ở vùng duyên hải VN có tên gọi khoa học là 'VIETIC' (màu hồng), tức tiếng Việt-Mường, cộng Việt-Champa và Việt-Khmer. Gọi dễ nhớ là tiếng 'VIỆT - ĐÔNG LÀO', thứ tiếng mà chúng ta đang xài đây! 2) Tiếng Việt ở vùng miền núi 'Tây Nguyên mở rộng' (màu xanh lam) có tên gọi khoa học là 'BAHNARIC', tức tiếng Việt-Malay. Gọi dễ nhớ là tiếng 'VIỆT - TÂY LÀO', kkk... ...Ngoài ra, các sắc tộc ở gần biên giới China như 'Hà Nhì, La Hủ, Lô Lô, Cống, Si La, Phù Lá...' có 'lai' tí tiếng Vân Nam (tiếng Quan thoại tây nam Tàu) nhưng không đáng kể, vv... *Đọc thêm bài '4 ngữ hệ ở VN' của Matthew NChuong, tại: https://m.facebook.com/story.php... Tiếp... .Tiếng Mường có 'mâl' là mây, 'păl' là bay, 'kâl' là cây, 'bua klơi' là vua trời, hay 'cái chồ' là.. cái chồ..., thấy quen quá phải hôn!, kkk... .Tiếng Chàm có 'moc' là một, 'har' là hai, 'pa' là ba, 'pon' là bốn, 'dam' là năm, 'ksu' là sáu, 'pus' là bảy, 'sam' là tám, 'cin' là chín, 'mal' là mười, 'klam' là trăm..., chúng ta đang đếm bằng tiếng.. Chàm đó!, hahaha... ...Dĩ nhiên là háng là cái.. háng, còn vịt là con vịt, chả có.. anh em hay bà con ccm gì cả, nên về tiếng Háng và tiếng Vịt thì không có tương liên, tương thông, tương đồng hay tương quan.. cái mả mẹ gì hết!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét