Thứ Hai, 17 tháng 10, 2022

1724. 'Đi buôn muối'... và sự sai lầm của 'Wikipedia'

Đăng ngày 20/8 ...Bản nhạc 'Nụ hôn biệt ly' hay 'Người đến từ Triều Châu': https://youtu.be/VdT8IBefx_w https://youtu.be/30PSeVB0iIM, với đầy 'triết lý nhân sinh' khi dịch ra tiếng Việt thì bị tầm thường hoá ra thành một thứ tình yêu nam nữ thương thương nhớ nhớ!... Tương tự, bản nhạc 'Cánh hồng Trung Hoa': https://youtu.be/778GqY32cjA, than vãn về một 'cuộc tình Đông-Tây' không thể trở thành hiện thực, nhưng khi dịch ra tiếng Việt, Phạm Duy đã làm mất đi tinh thần này!.. Tôi có biết ở VN có một tổ chức phi chính phủ là 'East Meets West' tức là Đông Tây Hội Ngộ, gián tiếp chỉ ra mạnh rằng tinh thần 'Bến Thượng Hải' cách đây cả thế kỷ thì 'nay' đã RẤT KHÁC! Rộng hơn, 'phương pháp tiếp cận Việt -> Hán -> Việt' tức từ Việt moi tìm Hán rồi kết luận cho Việt.. là phương pháp rất thường dùng của các bậc hủ nho, nhà nghiên cứu*, Từ điển Hán Nôm (70%), kể cả Wikipedia... Dưới đây mỗi trường hợp chỉ lấy vài ví dụ, cụ thể hãy đọc thêm các tài liệu khác. --- Tiếng Việt (rộng hơn là mọi thứ Việt) với tư cách là 'đơn âm' (và kết hợp các đơn âm lại với nhau) thường lấy cái trực tiếp/trực quan để gọi, chỉ, mô tả các sự vật, hiện tượng..., nên thường không có 'nghĩa', mà nếu có nghĩa thì cũng không cần qua các nghĩa 'trung gian', trừu tượng, hay giải thích dài dòng... Vd: Con chó nghĩa là gì?, con chó là con.. chó; cái rựa là cái gì?, là cái.. rựa, tương tự cho con bò, còn trâu, còn gà, con mèo, cái nồi, cái cuốc, cái xẻng... Gọi 'chim chào mào, chóp mào, chất mào'!, đơn giản là vì trên chóp đầu nó có cái mào; gọi 'chim cu'!, đơn giản vì nó hay gáy 'cúc cù cu'... Tương tự cho chim heo/chim ụt, vì nó kêu 'ụt ụt'; chim bắt cô trói cột, vì nó kêu 'bắt cô trói cột'; con cút/chim cút, vì nó hay cút/lũi, chim gõ mõ/gõ kiến vì nó hay gõ.. kiến... Ngoài vụ cả nước có cầu Tây, dầu Tây, quần Tây, thuốc Tây, gái Tây..., ở miền Nam có cầu Chìm, cầu Trâu Ỉa, Ngã ba Chuồng Chó, chợ Bà Chiểu, núi Lở, cồn Cát, cồn Lu, cồn Lặc, hòn Đất, hòn Bảy Núi, hay (mút chỉ) Cà Tha*... ...Ta không thể chơi cái 'trò mèo dịch thuật' bằng cách thấy ngày xưa bên TÀU có nước Việt (戉) thì bảo ngày xưa Việt Nam là đó đó!; rồi thấy người ta chửi quá nên đổi giọng nói 'việt' tiếng TÀU (Hán) nghĩa là cái búa, nên gọi 'Việt' là vì người Việt xưa hay dùng búa!; rồi thấy người ta chửi quá nên quay xe, bảo Việt là từ chữ 'hạc' (Việt Trì = ao hạc) của TÀU vì nghe.. quen quen!, hahaha... Cụ thể hơn, tại sao 'đi buôn muối' mà nhiều người Việt HIỂU LẦM là đi gặp Diêm Vương (diêm là muối!), tức là chết!... Thực ra là gì? 'Diêm' có nhiều nghĩa, vd như diêm sinh (lưu huỳnh), diêm dúa, diêm = muối (Hán), hay Diêm bà (họ Diêm)... 'Diêm Vương' không phải từ tiếng Tàu mà từ tiếng Phạn 'Yamarāja' (Diêm Ma La Già), phiên âm tiếng Hán là Quả ma nhật hạ, và gọi tắt là Diêm La Vương, rồi Diêm Vương... Thế thì tại sao 'đi buôn muối' là chết! Số là, từ thời Lý, đặc biệt là thời Pháp, việc buôn muối lậu (nấu rượu, đào vàng...) nếu phạm tội thì có thể bị chém đầu/xử bắn, nên dân ta hay nói 'đi buôn muối lậu coi chừng bị xử chết đó!', do đó hình thành cụm từ 'đi buôn muối = chết', chứ thành ngữ này.. đéo có bà con cái mả mẹ gì với ông 'Diêm Vương' của Tàu cả!... Nhân tiện, tại sao gọi nước 'Tàu'? Như đã nói ở đầu bài, bọn hủ nho An Lam.. ngu muội liền bập như cá tra bập cứt (xin lỗi), vội kết luận 'gọi là nước Tàu vì xưa người nước này hay sang VN bằng cmn.. 'tàu'!!! Họ chẳng biết 'định nghĩa tàu là gì?', cũng như không hiểu gì về 'lịch sử hàng hải thế giới'... .Đại để, kể từ thời ông Christopher Columbus thì 'tàu' có kích thước 'dài từ 13,4 đến 32m, rộng từ 3,5 đến 6,9m, chiều cao cỡ 5m' (mạn cao 3m, mớn nước cao 2m), còn 'tàu ra khơi được' phải có chiều dài lớn hơn 15m...; còn loại.. tàu chiến 'Giang Đông' (Xích Bích, Bạch Đằng, 'Mạc Cửu'...) dùng cho 'thủy chiến' chứ không phải 'hải chiến'.. thì dân ta miền Bắc cũng như miền Nam gọi là 'ghe bầu' chứ chưa đủ tư cách là 'tàu'! .Từ thời Tiền Hán - trước khi người Tàu đô hộ VN, tức từ trước năm 220 TCN đến tk8 SCN, đã có việc giao thương bằng 'tàu' rải rác giữa vành đai lớn 'Hoa - Ấn - Ba Tư - Ả Rập'.. với vành đai nhỏ 'Champa - Giao Châu' (sau này là Đại Việt).. ở Phố Hiến và các 'Chiêm cảng' như Hội An, Quy Nhơn, Nha Trang, Cù Lao Phố, Bến Nghé... .Từ tk16, càng nhộn nhịp ở 'các 'Chiêm cảng' với các 'tàu' của Ấn, Nhật, Malay, Indo, Sin, Xiêm La, rồi Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp, Anh, Mỹ... .Đến năm 1840, khi người Anh khởi sự cuộc Chiến tranh Nha Phiến' với hơn 40 chiếc 'tàu chiến'.. thì người Tàu (ý nói giới thượng tầng) mới 'thực sự' biết thế nào là 'tàu'!...; đến khoảng 1867, thời vua Đồng Trị, dễ nhớ là thời Hoàng Phi Hồng-Lưu Vĩnh Phúc, bọn 'đảo chính' mới định mua tàu chiến của Nhật nhưng bất thành vì ngân khố đã rỗng và bọn Nhật cũng chả ngu gì bán!..., chưa kể việc Hạm đội Bắc Hải của Tàu bị Nhật tiêu diệt vào năm 1895... .Năm 1866, Nguyễn Huệ đã có đội 18 'tàu' đi thu nhặt hải vật/hải sản ở Bãi Cát Vàng, rồi chúa Nguyễn Phúc Nguyên có 2 đội 'tàu' Hoàng Sa và Bắc Hải hoạt động ở Biển Đông.. mà khi đó bọn Tàu phải 'cam bái hạ phong'!... Vậy cớ sao ta thấy chỉ có 'tàu' của.. Tàu đến VN mà gọi họ là nước 'Tàu'??? Tại sao không gọi Ả Rập, Y Pha Nho hay Bồ Đào Nha.. là nước.. Tàu???... Tiếp... Ở miền Bắc gọi cái 'chít chít' là cái điện thoại đi động, con 'bình bịch' là chiếc xe máy (Minsk), hay con 'Mắc' là chiếc xe Matiz, chưa kể con ca-ve hay cái thằng lơ xe... Đừng có tra từ điển Hán Việt hay Hán Nôm 'chít nghĩa là gì', 'bình bịch nghĩa là gì', 'ca nghĩa là gì', hay 've nghĩa là gì', 'Tử Tàu nào nói'..., rồi xới tung cả đống Đông Chu, Tây du, thậm chí 'Thứ Tư Nghỉnh Cu'.., rồi kết luận 'chít chít', 'bình bịch', 'lơ xe' hay 'ca ve' là.. Háng Tàu - có món 'lòn g xào dưa' ngon lắm! H..ết. --- *Bài viết có tham khảo các tài liệu của G. Ferand, Ya B'ub, Vương Hồng Sển, Sơn Nam và fb Hai Le... *Thành ngữ "mút chỉ Cà Mau" không có ai nói. Câu đúng phải là "mút chỉ Cà Tha". Giải thích: Cà Tha là tên một loại bùa Miên, người ta thường sên bằng dây chỉ nhập lại rồi cột thắt rút, bản thân sợi dây là bùa, hoặc thỉnh thoảng có thêm một thứ pháp khí gì đó hoặc bùa giấy được gói trong giấy vàng, xếp lại thành hình tam giác cân cạnh 3-4 cm, rồi cột lên đeo chung với sợi chỉ Cà Tha... Câu "đi mút chỉ" và trạng thái "sút chỉ Cà Tha" về cơ bản hiểu thông với nhau, đi mải miết, đi không về, đi biền biệt... "Mút chỉ Cà Tha" ra đời như một kiểu chơi chữ kết hợp giữa "mút chỉ" và "chỉ Cà Tha". Gần giống với câu này, có câu "đi mút mùa Lệ Thuỷ": https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=1743882822624444&id=100010082284940 *Mút mùa Lệ Thuỷ https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=1744233035922756&id=100010082284940 *Đi bán muối https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=1744704255875634&id=100010082284940

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét