Hắn thức dậy
sớm, đầu hắn bỗng hiện lên ‘da trời xanh lơ thơ mấy áng mây chiều, mấy trái đồi
phản chiếu ánh chiều tà nhuộm một màu da cam’, ‘tôi đến một nơi gọi là Từ Liêm,
xa xa toàn là núi, ngọn nọ ngọn kia không dứt’, ‘có chiếc lá nhẹ nhàng, khoan
khoái, đũa bỡn, múa may dưới làn gió thoảng như bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ
ở hiện tại’. …, là những đọan văn mà hắn học từ lớp 4 hay lớp 5.
Vào một buổi
sáng sớm 1965, không hiểu vì sao mẹ hắn kêu cả nhà dậy, vội vã rời nhà, hắn và
em hắn chạy lon ton theo mẹ trong khi mẹ hắn gánh 2 đứa em trong 2 cái thúng.
Lúc đó, hắn chưa biết sợ là gì, nhưng sau đó hắn biết thế nào là từ ‘bộ đội’,
lính’, ‘máy bay F5’, ‘máy bay bà già’, ‘mìn’, ‘tản cư’, … Mấy ngày sau, quay
trở lại, hắn nhìn thấy căn nhà đã biến mất, chỉ còn lại nhiều miếng gạch, ngói
nằm lung tung đây đó, nhà hắn có 7 sào mà có đến 8 hố bom, có một hố bom còn
bốc khói, con chó thân thương đã chết ngắt, cái hầm trú ẩn đã bị mảnh bom làm
cho tơi tả, …
Rồi một buổi chiều ngày 9/3/1975, hắn thấy cả bầu trời thị xã dường như im lặng, im lặng kinh khủng đến nổi hắn tưởng như không gian cô đọng lại và cả bầu trời có thể rơi xuống đất. Sáng hôm đó, từng nhóm lính không biết từ đâu rút về ngang qua thị xã, ghé các tiệm cho thuê sách để rút ‘thẻ quân nhân’ mà họ đặt cọc khi thuê sách. Khoảng 3g kém 10, khuya ngày 10/3, bỗng nhiên Cậu hắn gọi cả nhà dậy, vội vã lên ô tô rồi chuyển sang một căn nhà trú ẩn khác. Đến khoảng 4-5 sáng hôm đó, hắn được biết là căn nhà mà cả nhà hắn mới vừa ra khỏi, đã bị quả đạn pháo kích đầu tiên rơi trúng và cháy rụi. Khoảng 7g sáng, mở cửa sắt dòm ra, hắn thấy những con cua bỏ lổm ngổm (xe tăng T54) dọc đường, hắn không biết từ đâu mà chúng xuất hiện nhanh thế. Nằm dưới hầm trú ẩn, hắn đã biết hút điếu thuốc đầu tiên trong đời, đó là thuốc CAPSTAN, lúc đó thân phận con người là quá mong manh, không biết mình sẽ sống hay chết nữa, vài ngày sau hắn cũng biết ăn bữa thịt chó đầu tiên trong đời là do mấy chú bộ đội rủ đi.
Từ đó, cuộc đời hắn đã thay đổi lớn, một cách tính cực mà tác động đến 36 năm sau. Lúc đó, hắn chưa hiểu sự thay đổi này là tích cực đối với người chiến thắng như thế nào và thay đổi tiêu cực đến kẻ chiến bại ra làm sao, đơn giản vì lúc đó hắn chỉ là một học sinh ngây thơ, ngoài việc học ra thì hầu như không biết gì về xã hội bên ngoài.
Hơn một tháng sau đó, hắn trở về thành phố quê hương, nơi đó hắn được tin cậy và được tiến cử làm cán bộ thanh niên. Cùng thời gian này, hắn đã được học Triết học Mác - Lê-nin, người dạy hắn là một cán bộ ‘lớn’, tại nhà riêng của ông ấy, từ đó hắn biết thế nào là triết học và, ngoài ra, biết cách mặc quần ka-ki đáy rộng với một cái áo màu xanh dương nhạt có xẻ ở hai bên hông. Hắn đi học tiếp, đồng thời ăn ngủ trong một số thư viện tỉnh. Hắn cũng biết thế nào là hình tượng ‘Ruồi trâu, ‘Pa-ven’, …, mà một trong những người bạn của hắn được hắn phong là ‘ruồi trâu’…
Rồi, khoảng 1982 hay 1983 gì đó, có một đợt đổi tiền. Trước và sau thời điểm này nhiều năm, có từng nhóm rồi từng nhóm người đi vượt biên. Rất nhiều người đi học tiếng Anh vì công việc/học hành/nghiên cứu hay để phục vụ cho việc vượt biên. Cũng trong thời gian đó, ngoài triết học ‘chính thống’ Mác – Lê-nin, đã sống dậy nhiều dòng triết học (phảng phất) trong các tác phẩm của Kim Dung, Phạm Công Thiện, Gan-đi, Nít-x, Sartre, Heidegger, Krishnamurti, Đốt-tôi-x-ép-x-ki, …. Hình như các sự kiện này có một mối liên quan nào đó thì phải.
Trước 1990, tình hình kinh tế VN có nhiều khó khăn, tiền lương chỉ đủ để ăn sáng, may lắm là có thể mua gạo, đỗ xăng đi làm nếu có xe máy hay sửa xe thôi. Sau 1990, tình hình kinh tế có khởi sắc, tất nhiên là vẫn còn nhiều người nghèo đói nhưng cũng có không ít người làm ăn nên nổi. Lúc đó, nhà nước giảm biên chế và không ít người rời cơ quan để tìm công ăn việc làm riêng cho mình, người ta đổ xô vào tạo thu nhập bằng nhiều hình thức khác nhau, nếu không nhầm, đây cũng là một bước ngoặc không nhỏ về kinh tế-xã hội VN.
Kể từ năm 2000, nền kinh tế VN có thay đổi nhiều, nhiều người giàu lên trông thấy. Người giàu, người thu nhập trung bình kể cả người nghèo dần dần cũng có thể có xe máy, ti vi màu, có cái ‘chít chít’, con cái có điều kiện học đại học, đi xuất khẩu lao đông hay thậm chí đi nước ngoài. Kèm theo đó, sự phân hoá trong xã hội cũng tăng lên, có lẽ do ý thức xã hội chưa cao hay việc quản lý kinh tế chưa đồng bộ, …, mà làm cho mức độ hài lòng của nhiều người có sự chênh lệch lớn và cũng do đó một số lời ra tiếng vào đã phát sinh.
Cũng kèm theo đó, nhiều loại triết học dưới nhiều hình thức khác nhau đã du nhập vào nước ta. Học Anh văn (nôm na là văn bằng tiếng Anh), rồi quản lý kinh tế, các học thuyết về Vật lý, văn học nước ngoài; đọc truyện/xem phim của Kim Dung, Cổ Long, phim Hàn Quốc, phim hình sự/trinh sát từ các kênh HBO, MAX hay Hồng Kông; rồi chuyện nhân quyền, tôn giáo, …, mà không còn nghi ngờ gì nữa, trong đó triết học được lồng ghép và con người có thể tuỳ ý chọn cho mình một hay nhiều triết lý ưa thích, và lúc đó, một số ít người có nghi vấn về có hay chưa, một Triết học hay ý niệm Việt Nam mà ít nhất là phải nhất quán, rõ ràng, có tính thuyết phục và mang bản chất Việt Nam.
Đến nay, con người Việt Nam đa dạng hơn, phức tạp hơn và sống trong một thế giới đa cực hơn và nhiều mâu thuẫn hơn. Dường như việc đề cao đồng tiền đã làm cho sự chọn lựa ‘triết lý’ của mỗi cá nhân là tuỳ ý, nhiều đến nổi không biết thế nào mà lần, tuy nhiên, đây là quyền tự do cá nhân và cũng là vấn đề lịch sử.
Hắn đã có dịp gặp lai ‘Ruồi trâu’, lúc đó y ngồi bên các đại gia và đang cười cười nói nói về các phi vụ làm ăn, hắn không nhìn thấy còn một tí dấu vết ‘ruồi trâu’ nào trong y nữa. Hắn đã có dịp gặp lại “Pa-ven”, y đã trở thành một doanh nhân thành đạt, nhưng khi nói động đến chính trị thì hắn không nghe bất cứ phản hồi nào từ y cả. Hắn đã có dịp gặp lại một ‘Pa-ven’ khác, y đã trở thành một nghệ sĩ khá ‘nổi tiếng’ trên mạng, và hắn cũng thấy y hoàn toàn khác với ‘Pa-ven’ của 1975.
Phải chăng, người VN đã và đang sống rất thực dụng. Trước mắt hắn là cái ti-vi “Sonny”, cái máy điều hoà “Sam Sung’, cái máy laptop ‘Toshiba’, cái điện thoại “Nokia’, xe ‘Wave’, …, còn các thứ khác như giường nằm, ra, gối, đệm, khăn, bàn chải, kem đánh răng, …, mà không dám đoan chắc là không có ‘mác’ tiếng Anh dán/in đâu đó trên các vật kia.
Ngồi trong phòng vắng, nghe tiếng đồng hồ báo thức giục giã, hắn lại phải chuẩn bị đi làm. Đôi khi hắn thấy lòng dạ rối bời, đời người có mấy cái mười năm, không biết khi nào ta lại là ta?
Rồi một buổi chiều ngày 9/3/1975, hắn thấy cả bầu trời thị xã dường như im lặng, im lặng kinh khủng đến nổi hắn tưởng như không gian cô đọng lại và cả bầu trời có thể rơi xuống đất. Sáng hôm đó, từng nhóm lính không biết từ đâu rút về ngang qua thị xã, ghé các tiệm cho thuê sách để rút ‘thẻ quân nhân’ mà họ đặt cọc khi thuê sách. Khoảng 3g kém 10, khuya ngày 10/3, bỗng nhiên Cậu hắn gọi cả nhà dậy, vội vã lên ô tô rồi chuyển sang một căn nhà trú ẩn khác. Đến khoảng 4-5 sáng hôm đó, hắn được biết là căn nhà mà cả nhà hắn mới vừa ra khỏi, đã bị quả đạn pháo kích đầu tiên rơi trúng và cháy rụi. Khoảng 7g sáng, mở cửa sắt dòm ra, hắn thấy những con cua bỏ lổm ngổm (xe tăng T54) dọc đường, hắn không biết từ đâu mà chúng xuất hiện nhanh thế. Nằm dưới hầm trú ẩn, hắn đã biết hút điếu thuốc đầu tiên trong đời, đó là thuốc CAPSTAN, lúc đó thân phận con người là quá mong manh, không biết mình sẽ sống hay chết nữa, vài ngày sau hắn cũng biết ăn bữa thịt chó đầu tiên trong đời là do mấy chú bộ đội rủ đi.
Từ đó, cuộc đời hắn đã thay đổi lớn, một cách tính cực mà tác động đến 36 năm sau. Lúc đó, hắn chưa hiểu sự thay đổi này là tích cực đối với người chiến thắng như thế nào và thay đổi tiêu cực đến kẻ chiến bại ra làm sao, đơn giản vì lúc đó hắn chỉ là một học sinh ngây thơ, ngoài việc học ra thì hầu như không biết gì về xã hội bên ngoài.
Hơn một tháng sau đó, hắn trở về thành phố quê hương, nơi đó hắn được tin cậy và được tiến cử làm cán bộ thanh niên. Cùng thời gian này, hắn đã được học Triết học Mác - Lê-nin, người dạy hắn là một cán bộ ‘lớn’, tại nhà riêng của ông ấy, từ đó hắn biết thế nào là triết học và, ngoài ra, biết cách mặc quần ka-ki đáy rộng với một cái áo màu xanh dương nhạt có xẻ ở hai bên hông. Hắn đi học tiếp, đồng thời ăn ngủ trong một số thư viện tỉnh. Hắn cũng biết thế nào là hình tượng ‘Ruồi trâu, ‘Pa-ven’, …, mà một trong những người bạn của hắn được hắn phong là ‘ruồi trâu’…
Rồi, khoảng 1982 hay 1983 gì đó, có một đợt đổi tiền. Trước và sau thời điểm này nhiều năm, có từng nhóm rồi từng nhóm người đi vượt biên. Rất nhiều người đi học tiếng Anh vì công việc/học hành/nghiên cứu hay để phục vụ cho việc vượt biên. Cũng trong thời gian đó, ngoài triết học ‘chính thống’ Mác – Lê-nin, đã sống dậy nhiều dòng triết học (phảng phất) trong các tác phẩm của Kim Dung, Phạm Công Thiện, Gan-đi, Nít-x, Sartre, Heidegger, Krishnamurti, Đốt-tôi-x-ép-x-ki, …. Hình như các sự kiện này có một mối liên quan nào đó thì phải.
Trước 1990, tình hình kinh tế VN có nhiều khó khăn, tiền lương chỉ đủ để ăn sáng, may lắm là có thể mua gạo, đỗ xăng đi làm nếu có xe máy hay sửa xe thôi. Sau 1990, tình hình kinh tế có khởi sắc, tất nhiên là vẫn còn nhiều người nghèo đói nhưng cũng có không ít người làm ăn nên nổi. Lúc đó, nhà nước giảm biên chế và không ít người rời cơ quan để tìm công ăn việc làm riêng cho mình, người ta đổ xô vào tạo thu nhập bằng nhiều hình thức khác nhau, nếu không nhầm, đây cũng là một bước ngoặc không nhỏ về kinh tế-xã hội VN.
Kể từ năm 2000, nền kinh tế VN có thay đổi nhiều, nhiều người giàu lên trông thấy. Người giàu, người thu nhập trung bình kể cả người nghèo dần dần cũng có thể có xe máy, ti vi màu, có cái ‘chít chít’, con cái có điều kiện học đại học, đi xuất khẩu lao đông hay thậm chí đi nước ngoài. Kèm theo đó, sự phân hoá trong xã hội cũng tăng lên, có lẽ do ý thức xã hội chưa cao hay việc quản lý kinh tế chưa đồng bộ, …, mà làm cho mức độ hài lòng của nhiều người có sự chênh lệch lớn và cũng do đó một số lời ra tiếng vào đã phát sinh.
Cũng kèm theo đó, nhiều loại triết học dưới nhiều hình thức khác nhau đã du nhập vào nước ta. Học Anh văn (nôm na là văn bằng tiếng Anh), rồi quản lý kinh tế, các học thuyết về Vật lý, văn học nước ngoài; đọc truyện/xem phim của Kim Dung, Cổ Long, phim Hàn Quốc, phim hình sự/trinh sát từ các kênh HBO, MAX hay Hồng Kông; rồi chuyện nhân quyền, tôn giáo, …, mà không còn nghi ngờ gì nữa, trong đó triết học được lồng ghép và con người có thể tuỳ ý chọn cho mình một hay nhiều triết lý ưa thích, và lúc đó, một số ít người có nghi vấn về có hay chưa, một Triết học hay ý niệm Việt Nam mà ít nhất là phải nhất quán, rõ ràng, có tính thuyết phục và mang bản chất Việt Nam.
Đến nay, con người Việt Nam đa dạng hơn, phức tạp hơn và sống trong một thế giới đa cực hơn và nhiều mâu thuẫn hơn. Dường như việc đề cao đồng tiền đã làm cho sự chọn lựa ‘triết lý’ của mỗi cá nhân là tuỳ ý, nhiều đến nổi không biết thế nào mà lần, tuy nhiên, đây là quyền tự do cá nhân và cũng là vấn đề lịch sử.
Hắn đã có dịp gặp lai ‘Ruồi trâu’, lúc đó y ngồi bên các đại gia và đang cười cười nói nói về các phi vụ làm ăn, hắn không nhìn thấy còn một tí dấu vết ‘ruồi trâu’ nào trong y nữa. Hắn đã có dịp gặp lại “Pa-ven”, y đã trở thành một doanh nhân thành đạt, nhưng khi nói động đến chính trị thì hắn không nghe bất cứ phản hồi nào từ y cả. Hắn đã có dịp gặp lại một ‘Pa-ven’ khác, y đã trở thành một nghệ sĩ khá ‘nổi tiếng’ trên mạng, và hắn cũng thấy y hoàn toàn khác với ‘Pa-ven’ của 1975.
Phải chăng, người VN đã và đang sống rất thực dụng. Trước mắt hắn là cái ti-vi “Sonny”, cái máy điều hoà “Sam Sung’, cái máy laptop ‘Toshiba’, cái điện thoại “Nokia’, xe ‘Wave’, …, còn các thứ khác như giường nằm, ra, gối, đệm, khăn, bàn chải, kem đánh răng, …, mà không dám đoan chắc là không có ‘mác’ tiếng Anh dán/in đâu đó trên các vật kia.
Ngồi trong phòng vắng, nghe tiếng đồng hồ báo thức giục giã, hắn lại phải chuẩn bị đi làm. Đôi khi hắn thấy lòng dạ rối bời, đời người có mấy cái mười năm, không biết khi nào ta lại là ta?
10g40, sáng ngày 26/8/2011
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét