Thứ Ba, 20 tháng 9, 2011

59. Hạnh phúc


Bóng chiều về, lan rung rất nhẹ
Gió la đà, khe khẽ cành cây
Lá bàng thấp thoáng đâu đây
Xôn xao cá động, sóng lay tim người
Thật là rất khó để định nghĩa thế nào là hạnh phúc vì từ ‘hạnh phúc’ rất là trừu tượng. Nói đến hạnh phúc thì người ta thường liên tưởng đến đau khổ, vì hạnh phúc hàm chứa đau khổ, còn đau khổ lại có khả năng sản sinh ra hạnh phúc. Vì thế, hạnh phúc có thể có tính chất ngắn hạn, nhưng cũng có thể là bản trường ca đầy kịch tính và bi tráng. Khái niệm hạnh phúc không chỉ liên quan đến cá nhân, mà còn liên quan đến một tập thể người, thậm chí của cả dân tộc hay nhân loại.

Trong bản ‘Tuyên ngôn độc lập’ của Mỹ năm 1776, người ta có nói ai cũng có quyền được sống, được tự do và được mưu cầu hạnh phúc, hoặc Pháp trong ‘Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền’ năm 1789, người ta nhắc nhiều đến tự do, bình đẳng và bác ái. Đúng, không phản đối. Người Mỹ tự hào mình là ‘thế giới tự do’, nhưng cách họ can thiệp vào các nước khác như sự kiện Việt Nam , Irag hay Afghanistan , ..., được người ta nhìn nhận như thế nào, đặc biệt là người Hồi giáo có nghĩ về nước Mỹ như vậy không. …Vậy dân tộc Mỹ, Anh, Pháp hay Nhật đến nay đã thật sự hạnh phúc chưa!
Người ta có quyền mưu cầu độc lập, tự do và hạnh phúc. Đúng, cũng không có gì để phản đối. Nhiều quốc gia đã làm được như vậy, như Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam , Ecuador , Venezuela , ... Đúng là có độc lập tự do thì mới có hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc như thế nào cũng là bước đường quá xa xôi để nói.

...Có một hôm, hắn sắp xếp đầy đủ hành lý để đi công tác, bỗng nhiên trời mưa to, hắn rất lấy làm lo lắng và không yên tâm, đi bây giờ thì không được, không biết lúc nào trời hết mưa, ngày mai đi sớm thì lại phức tạp. Hắn bỗng nhìn ra ngoài cửa, trời ơi, trong cái sân của một ngôi chùa, bọn trẻ vẫn vô tư, thản nhiên chạy nhảy vui đùa như không có gì xảy ra, chúng chưa ý thức được sự đau khổ nên dĩ nhiên chúng đang hạnh phúc.
Bản thân hắn, hắn chưa gặp được một người nào là thực sự hạnh phúc. Hạnh phúc không phụ thuộc vào hoàng đế hay thứ dân. Có một số người được hạnh phúc lâu dài hay trong khoảnh khắc, như Siddhartha trong truyện “Câu chuyện dòng sông’, Phong Thanh Dương trong truyện ‘Tiếu ngạo giang hồ’, giám mục Myriel trong truyện ‘Những kẻ khốn cùng’, người hoạ sĩ già Bơ-men trong truyện ‘Chiếc lá cuối cùng’, Pa-ven trong truyện “Thép đã tôi thế đấy’, anh Sáu trong truyện ‘Chiếc lược ngà’, Hồ Dzếnh trong ‘Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé’, hay như Thanh Tùng trong ‘Giọt nắng bên thềm’, Lam Phương trong ‘Biển tình’, Ngô Thụy Miên trong “Niệm khúc cuối’, …, nhưng đó cũng chỉ là trong truyện hay nhạc/thơ. Trong các chuyện cổ tích, thường có kết cục là ‘hoàng tử và công chúa lấy nhau và sống hạnh phúc suốt đời’, đó chỉ là cho trẻ con thôi, đâu có dễ gì như vậy, ...
Thường thì các triết gia, nhà văn, nhà thơ, chính trị gia, …, là những người khổ tâm hơn, Hemingway, Mayakovski, Nietzsche, Lev Tolstoi, Tào Tháo là các ví dụ. ‘Người giàu cũng khóc’, các bạn đã biết rồi. Chắc gì vua Càn Long, Khang Hy, ông Clinton hay Obama đã hạnh phúc. Ông hoàng đế mà còn nhìn xuống dưới tòa lâu đài và thầm nghĩ ‘ước gì ta được hạnh phúc như ông nông dân nọ’, còn các người nông dân có thực sự hạnh phúc không! Thiền sư, giám mục hay phương trượng chưa chắc đã hạnh phúc (xem ‘Góp nhặt cát đá’, ‘Nhà thờ Đức Bà Paris’ hay ‘Tây du ký’), ...

Thế giới vô cùng đa dạng và phức tạp, có nhiều nhiều khái niệm về hạnh phúc lắm:  
Có người nói hạnh phúc là đấu tranh.
Có người nói là hạnh phúc ở ngay trước cổng nhà ta, không cần phải tìm đâu xa. 
Có người nói thượng đế luôn ở chung quanh ta, hãy mở rộng tấm lòng ra đón nhận Người.
Có người nói phật tại tâm.
Có người nói sống là an phận thủ thường. 
Có người nói sống đã lấy gì làm vui, chết đã lấy gì làm khổ.
Có người trả lời ‘thiền là gì’ bằng một tiếng thổi sáo.


Có người nói hạnh phúc là được ‘thủ thỉ’ bên mỹ nhân.
Có người nói giả sử ta có 100 đô, nếu ta xài 99 đô, thì đó là hạnh phúc, nếu ta xài 101 đô, kết quả là đau khổ.  
Có người nói ‘em yêu anh, anh thấy vô cùng hạnh phúc’
Có người nói ‘xin được việc làm, em thấy hạnh phúc quá’
Có người nói ‘nghe Hiền Thục hát bài ‘Vì đâu ta mất nhau’, nghe Thanh Lam hát bài ‘Hoa cỏ mùa xuân’ hay Minh Tuyết hát bài ‘Đã không yêu thì thôi’, tôi thấy rất hạnh phúc
Có người nói hạnh phúc là "Mùa xuân trên những mái nhà. Có con chim hót tên là ái ân" (Bạn Ngân Phương)...

Vậy hạnh phúc là vui, là sướng hay là cái gì cao xa hơn? Từ sướng còn dùng trong thế giới sex, nhưng đó là cảm xúc tự nhiên và rất thực. Chắc tạm thời hiểu hạnh phúc mà con người phát biểu là vui hay sướng có giai đoạn. Còn nói đúng hạnh phúc theo nghĩa ‘lòng đã bình an’ thì còn quá xa mới đạt được; mấy ai đạt được trạng thái ‘vô vi’ hay ‘tự do tự tại’ như là Trang tử hay Lão tử đã nói; thoát khỏi ‘thất tình lục dục’ thì thậm chí là quá ảo tưởng, trên đời này, lỡ dấn thân vào vòng ‘sinh hóa’, có mấy ai diệt được dục, ...
Mới đây, hắn được biết Khổng tử có câu ‘dư dục vô ngôn, tứ thời hành yên, vạn vật dục yên, thiên hà ngôn tai’ (tạm dịch từ một người bạn: ‘ta không muốn nói nữa, bốn mùa êm trôi, vạn vật đua nở, kìa như trời đất có nói gì đâu), câu nói này thật là ‘cao thâm khôn lường’, ngài quả xứng đáng là thánh nhân.
Hắn cũng nhớ một đoạn sau đây trong cuốn ‘Góp nhặt cát đá’, một sinh viên đọc Kinh thánh cho thiền sư Gassan nghe:
- ‘Hãy xin sẽ được; hãy tìm sẽ gặp; hãy gõ sẽ mở cho. Bởi vì hễ ai xin thì được; ai tìm thì gặp; ai gõ thì được mở’. 
Gassan phê bình: 
- ‘Thật là tuyệt. Ai nói điều đó không xa Phật tánh’.
Trong chuyện ‘Con cọp, chùm nho và vực thẳm’, đức Phật đã chỉ ra thế nào là hạnh phúc thật, nhưng có mấy ai là làm được như vậy.
Nói cho cùng, chân lý thì ở đâu cũng là ‘một’. Hắn cũng biết như thế nào là hạnh phúc ảo tưởng, và do đó cũng cảm nhận được chút chút thế nào là hạnh phúc thật, nhưng dù sao ảo tưởng vẫn là ảo tưởng. Diệt được dục là hạnh phúc ư, coi chừng bạn đang từ một ảo tưởng này sang một ảo tưởng khác, thậm chí còn nguy hiểm hơn.
‘Nhiều đêm muốn quay về ngồi yên dưới mái nhà. Dòng sông trước kia tôi về. Bỗng giờ đây đã khô không ngờ. Lòng tôi có khi mơ hồ. Tưởng mình đang là cơn gió. Về chân núi thăm nấm mồ. Giữa đường trưa có tôi bơ phờ. Chợt tôi thấy thiên thu. Là một đường không bến bờ - Trinh Công Sơn’, hạnh phúc ở đâu?
Ôi, người có cảm nhận hạnh phúc như thế này thì người khác có thể có cảm nhận hoàn toàn ngược lại. Ôi, những dòng thơ nhạc nói trên làm người ta có ít nhiều rung cảm tích cực, nhưng câu nói của ông Khổng Tử có thể làm người ấy hơi bị nản lòng và tự hỏi ‘ta đang làm gì?’. Ôi, trời đất có nói gì đâu... 
Ngày 20/9/2011

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét