Chú tâm sự cho cô bé nghe nhé. Chú sẽ kể vài mẩu chuyện nhỏ cho cô bé nghe,
rồi chú sẽ nói cho bé biết là chú nghĩ như thế nào nhé. Những câu chuyện dưới
chỉ là vài trong muôn ngàn những minh họa để phân tích sự kiện, chú không hề cố
ý ám chỉ bất kỳ ai đâu cháu à. Suy nghĩ của chú thôi, chứ chú không khuyến
khích cô bé làm như vậy, chú luôn mong muốn cô bé phấn đấu đạt đỉnh cao trong
việc tự khẳng định mình, trong đó lấy chữ ‘khiêm’ làm nền tảng. Chú biết là cô bé
rất thích lắng nghe chú nói chuyện và rất cám ơn cô bé nhé.
* Có một hôm chú đi họp. Trong cuộc họp, người ta bàn một trong những việc
to lớn trong việc phát triển nguồn nhân lực của quốc gia và cụ thể trong một
vùng rộng lớn của nước ta.
Trước đó, chú có một người bạn ‘lớn’ mà vô tình qua một câu nói mà chú biết
là chú ấy đã biết qua chương trình này rồi. Vì thế, sau cuộc họp, chú lấy làm
mừng mà nhắn tin cho chú ấy như sau: ‘bạn à, mình mới đi họp, chương trình
‘này’ là một chương trình lớn, tuy nhiên mình sẽ không tham gia lâu, mình thích
ở nhà làm nghề ‘tâm sự”.
Cháu biết câu nhắn tin này có những ý nào không? Cháu hãy tự suy nghĩ rồi
mới đọc tiếp nhé…
Chú có 3 ý mà chú sắp xếp theo thứ tự ưu tiên như sau:
1. Bạn ơi, chương trình mà trước kia mà bạn có nghe đến là một chương trình
lớn. Mình rất vui là bạn đã biết, mình lại được vinh dự tham gia chương trình
này.
2. Tuy nhiên, mình chỉ tham gia một thời gian.
3. Sau đó, mình sẽ không tham gia nữa, vì mình muốn đi theo cái đam mê của
mình.
Cháu biết không, theo sắp xếp thứ tự ưu tiên ở trên, thì ý 1 mới là quan
trọng, ý là chú muốn chia xẻ tin vui và ‘đồng cảm’ với bạn mình về một việc lớn
có ích cho đất nước.
Sau đó chú liền nhận được một tin nhắn reply mà lại bị ‘hiểu ngay’ ý thứ 3.
Chú không thể nhớ hết tin nhắn đó, quá nhiều tin nhắn trong điện thoại nên chú
đã xóa bớt rồi, chỉ đại để là chú ấy nhận xét sâu ý thứ 3 mà nói là nếu làm vậy
chú sẽ không được thoải mái, ý nói là hiện nay không phải là nơi và là lúc nào
mình cũng luôn có thể ‘tâm sự’.
Chắc cháu chưa rõ ý lắm phải
không? Thì đáng lẽ chú ấy nói là ‘anh giỏi quá há’, ý vừa động viên chú vừa
‘hơi’ ngưỡng mộ là chú được tham gia chương trình đó. Còn thực tế chú ấy nói là
‘làm nghề tâm sự không được thoải mái’ thì có 2 ý, ý thứ nhất như chú đã nói ở
trên rồi, ý thứ 2 có thể, có thể thôi, là hàm ý nói là ‘nghề tâm sự có cái gì là hay ho đâu’.
Cháu biết nghề ‘tâm sự’ là nghề gì không? Đó là thông qua các câu chuyện và
cảm xúc để bày tỏ một số quan điểm của mình, (quan điểm này có thể trở
thành triết lý và rộng hơn nữa là triết học).
Quả là có một hiểu lầm mặc dù chú đã tâm sự với người bạn đó bao nhiêu lần.
Chớp nhoáng sau cái reply đó, chú bị nhức đầu và chú đã bị thất vọng mấy tiếng
đồng hồ sau đó. Cháu từ từ suy nghĩ rồi sẽ hiểu ý của chú.
Nhưng cái đó không thật sự quan trọng, vì người bạn đó là một người rất am
hiểu nhiều thứ chuyên môn và triết lý trong cuộc sống, chỉ vì suy nghĩ của
người ấy nhanh quá mà chọn nhầm một yếu tố phụ.
** Chú kể chuyện thứ hai nhé. Cách đây đã lâu, chú thấy trong mail inbox
với chủ đề (subject) là ‘nói bậy viết bạ’. Mới đọc thoáng qua, chú nghĩ là tay
này định phê phán mình cái gì tệ hại lắm đây, một thứ phản ứng tâm lý kỳ lạ làm
cơn nhức đầu xuất hiện và làm cho chú bị ‘hao tổn nguyên khí’ khá nhiều. Lúc đó
chú đang chuẩn bị đề xuất một hoạt động quan trọng nên chú hết sức trấn tĩnh và
thầm nghĩ ‘thôi, để lúc nào rãnh mình nhìn thoáng qua cái email này một tí xem
thử viết cái gì rồi xóa đi, có nhức đầu thì cũng vài tiếng đồng hồ thôi, mặc kệ
nó, người ta muốn nói gì thì nói, có thiếu gì người đồng cảm với mình, mình là
mình’.
Sau khi đề xuất và có giải pháp xong, chú mới từ từ mở cái email đó ra. Té
ra là người đó gởi email kèm theo một bài văn rất hay với kết luận tốt. Mấy
ngày sau, khi đi đường, đôi khi chú thầm nghĩ lại sự kiện này, chú nghĩ là
người ấy gởi email cho người ta với nhan đề là ‘nghĩ bậy viết bạ’ như thế làm
thoạt tiên người ta có cảm nghĩ là có lẽ y đang phê phán người ta, đáng lẽ y
nên viết là ‘tôi nghĩ bậy viết bạ cái này nè, anh góp ý nhé’, có phải viết như
vậy là rõ ràng hơn và ‘triết học hơn’, cái gì đã là chữ viết, đã là văn bản thì
phải hết sức tế nhị, đâu phải nghĩ cái gì là là viết cái đó không cần để ý đến
ai hết, mình đâu phải là ‘đánh du kích’, phải không cháu?
*** À, có câu chuyện thứ ba không nhức đầu tí nào, mà chú đã làm cho một cô
bé vui và mắt sáng lên, đó là một cô bé mà chú gặp gỡ tình cờ trong khi đang
chờ đợi và suy nghĩ ở một bệnh viện.
Sau một hồi hỏi han hoàn cảnh, chú hỏi cô ấy là:
-‘cháu thích cái gì ?’
Nói cho cùng là cô ấy trả lời :
-‘cháu thích ‘T’’
Chú hỏi tiếp :
-‘thích tiền để làm cái gì ?’
-‘để tự khẳng định mình’
-‘tự khẳng định mình để làm cái gì ?’
Cô ấy ngần ngừ rồi trả lời :
-‘để thấy … sướng’
Chú mới chỉ lên cái đầu và nói tiếp, như vậy thì ‘sướng cái đầu’ mới là mục
tiêu, còn tiền hay tình chỉ là phương tiện, người ta có thể dùng nhiều phương
tiện khác nhau để đạt được mục tiêu là ‘sướng’ cho cái đầu, trong đó tiền là
chỉ là một phương tiện trong vô số những phương tiện khác, nếu dùng một phương
tiện không phải là tiền mà mình vẫn được sướng cái đầu thì phương tiện đó là
đúng, các phương tiện đều bình đẳng. Người ta thích tiền, không phản đối, tiền
là một phương tiện rất tốt, nhưng có một điều chắc chắn là mặc dù tiền là rất
quan trọng nhưng tiền không đem lại hạnh phúc, ‘người giàu cũng khóc’, lúc nào
rãnh cháu nghĩ lại xem.
Ngoài ra chú còn nói đến tình yêu, nói đến người ta thật sự nể phục phụ nữ
là ở chỗ nào, rằng sử dụng tiền của người khác để phục vụ cho tham vọng của
mình là tước đoạt hạnh phúc của người khác như thế nào, rằng con người ta phải
tự đứng trên hai chân của mình, … Chú không thể kể hết các câu chuyện trên cháu
à. Nhưng sau gần một tiếng đồng hồ, cô ấy mắt sáng lên và biểu hiện rất có cảm
tình với chú. Cô ấy kết luận là cô ấy hiểu chữ T khác rồi, đó là ‘trung bình’
hàm nghĩa chữ ‘khiêm’ mà chú đã nói ở trên. Cô ấy nói là chú đã có hai chữ T’
và T rồi, ý nói T’ là giá trị thặng dư hay là dư tiền, còn T là tình, hay nói
cách khác là có tình và tiền! Chú mới tức cười và nói là chú không có chữ T nào
cả, chú chỉ có vừa đủ thôi.
Câu chuyện số một cũng chỉ ra người ta phải ‘chiến đấu’ như thế nào để phát
triển đất nước, chú rất ủng hộ những người có những đề xuất nhằm đem lại thay
đổi cuộc sống cho người dân, đặc biệt là người nghèo.
Nhưng hai câu chuyện đầu chỉ là trong số vô số các ví dụ về cuộc đời mà làm
chú có ít suy nghĩ hơi bị ‘tiêu cực’ về mối quan hệ với con người, chú không
giấu cháu. Chú đã chọn lựa con đường đi của mình (trong ý thứ ba của tin nhắn)
tùy theo tâm lý và cái mình có thể làm được. Chú có một thứ ‘khát vọng tình
yêu’ mà không thể diễn đạt thành lời. Chú sẽ tự thông cảm với chú, còn có cháu
nữa.
Cuối cùng, chú muốn nói là cháu rất ngoan, chú rất mến cháu và mong muốn
tài năng của cháu được nở rộ với chữ ‘khiêm’ này.
Sáng ngày 30/9/2011
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét