Chiều bước ra sân mấy cuộn sầu
Con mèo nho nhỏ tung tăng lá
Ta, nó, ai là ai... tỉnh hơn!
Con mèo nho nhỏ tung tăng lá
Ta, nó, ai là ai... tỉnh hơn!
---
Song
song với vụ con ‘virus Vũ Hán’ (bắt đầu với ca bệnh đầu tiên vào ngày 8/12/2019!)
- hay mới đây có tên gọi là ‘Chinese virus’ (virus Tàu, H.1, 2)
bởi ông Trump*, thì không gian mạng ở VN bùng lên vô số tranh luận về vụ
‘ngập mặn và hạn hán’ có tính chất ‘xóa sổ lịch sử-tự nhiên’ ở vùng ĐBSCL.
Rất
thường, muốn bình một vụ việc gì thì ta phải ‘chuyên’ và phải là ‘người trong
cuộc’, điều này là không sai; tuy nhiên, nếu cái gì mà ai đó cho là ‘đúng rồi’ thì y sẽ lập tức bị rơi vào trạng thái nghịch lý. Ví dụ như mặc dầu ta ‘không chuyên’ về
bóng đá như ông Park Hang Seo hay ‘không phải là người trong cuộc’ như ban huấn
luyện/ban tổ chức-quản lý đội tuyển hay các bình luận viên bóng đá, nhưng ta có
thể biết, thừa biết, là Quang Hải hay đội tuyển VN đá trận đó có ‘hay’ hay
không!... Ở bên Mỹ có ‘sử gia tổng thống’ tức sử gia chuyên viết về tổng thống
Mỹ, như Doug Wead
chẳng hạn, có lần ông viết là ‘Trump là một người phán đoán dựa vào trực giác, trực
giác và trực giác’. Thoạt nghe, ta rất ngạc nhiên (vì nghe rằng người Mỹ hay
người phương Tây nói chung sống bằng lý trí!). Tuy nhiên, ở đời chuyện xử lý bằng
‘trực giác' không thiếu gì, vd như Alexandre Đại đế, Thành Cát Tư Hãn, Napoleon
hay Nguyễn Huệ, Steve Jobs/Bill Gates... có những cú ‘quyết’ thực chiến rất ư
là trực giác, riêng về Thành Cát Tư Hãn thì các bạn có thể đọc lại ở truyện ‘Anh
hùng xạ điêu’. Và dường như là... chân lý: nếu lý trí càng nhiều thì trực giác
càng hạn chế, thậm chí có thể bị thui chột hay chết đi!, vì thế mà kẻ chúi đầu
vào sách ít khi làm nên chuyện...
Thật vậy, chiều nay có một võ sư
Vovinam nói rằng: ‘Xưa nay người ta đã giải thích không đúng về câu ‘Đạo khả đạo
phi thường đạo’ tức cái gì mà nói ra được thì không phải là đạo, nhưng ông Lão
Tử hay Trang Tử lại giải thích ‘đạo’ bằng cách ‘nói ra’ (Đạo đức kinh, Nam hoa
kinh)! Vì thế, dường như ý của câu trên là 'nếu giải thích cái gì mà anh sa đà vào
tư liệu/lý luận thì có khi anh lại làm lu mờ ý nghĩa của cái ban đầu’. Ví dụ
như ‘vì sao anh yêu em?’, câu trả lời rất trực giác là ‘tại vì anh yêu em’,
đúng vậy: ‘Không cần biết em là ai. Không cần biết em từ đâu... Ta
yêu em bằng mây ngàn biển rộng. Ta yêu em qua đông tàn ngày tận’
(Diệu Hương)...
Đối với vấn đề ‘ngập mặn
và hạn hán có tính chất ‘xóa sổ’ ở ĐBSCL’, vì có thể ta ‘không chuyên’ hay ‘không
phải là người trong cuộc’, nên không hề dễ để lý luận, mà một cách ‘trực giác-Bao
Thanh Thiên’, ta hãy ‘xử án’ bằng cách trả lời mấy câu sau đây: 1) Tại sao
trong 4000 năm nay, hay 4 triệu năm nay, sông Cửu Long không hề bị cạn hay ngập
mặn, mà trong vòng 10 năm đổ lại đây lại bị? 2) Tại sao ‘Trung Quốc tuyên bố sẽ xả nước từ đập trên sông Mekong trong bối cảnh các nước hạ nguồn đang
đối mặt với tình trạng sông khô hạn’ (moitruongvadothi-vn), và tại sao chỉ
và chỉ có duy nhất ‘Trung Quốc’? 3) Ai là thủ phạm và ai là đồng phạm?, ai ‘có
tâm’ và ai ‘không có tâm’?, ai ‘có trách nhiệm’ và ai ‘vô trách nhiệm? Lý do ‘tế
nhị’ là ở đâu? 4) Giải pháp có tính chất sống còn là gì?...
Dưới đây là bài đăng của Đăng Khoa
đang nhận được thiểu số tán dương và đa số là ‘chê... tơi tả’!
*
GIẾT CHẾT SÔNG MEKONG, BỨC TỬ VỰA LÚA MIỀN TÂY (H.3, 4)
THỦ PHẠM KHÔNG PHẢI LÀ TRUNG+ !!!
Thủy điện Hòa Bình xây trên sông Đà mà sông Đà (tả
ngạn) hợp với sông Lô (hữu ngạn) tại ngã ba Việt Trì rồi đổ vào dòng sông Hồng
xuôi về Hà Nội. Khi xây thủy điện Hòa Bình trên sông Đà thì lượng nước
sông Hồng dưới hạ lưu thay đổi hoàn toàn. Nước đã cạn hơn đến 1/2 và HN gần như vĩnh viễn không bao giờ sợ vỡ đê. Đê Yên Phụ
ở nội thành hiện cũng được hạ thấp để mở rộng đường lưu thông cho HN. Bây giờ nhìn con đê Yên Phụ và con
đê sông Hồng đường Trần Quang Khải chạy dài xuống Minh Khai ở HN. Từ đó đi ra mép nước con sông Hồng vào mùa lũ cũng
mất tận sơ sơ... nửa cây số, đủ hiểu con sông Hồng bây giờ không phải
là con sông mà ngày xưa cứ mùa lũ là dân Bắc cứ như ngồi lên đống lửa.
Bây giờ tình cảnh ĐBSCL bị hạn nặng, chúng ta vẫn theo một motif hay tư duy cũ mèm là đổ lỗi cho Trung Quốc xây đập trên thượng nguồn xa lắc. Trong khi bản chất con sông Mekong tại thượng nguồn là sông nhỏ, dòng chảy yếu và lưu lượng nước thậm chí còn thua xa những con sông Sài Gòn, Đồng Nai. Sông Mekong dài 4700km thì phần chảy trong lãnh thổ TQ hơn 2000km len lỏi giữa cao nguyên Thanh Tạng (Thanh Hải và Tây Tạng) với nguồn nước chủ yếu góp lại từ các con suối con lạch nhỏ chảy ra từ sự tan tuyết. Gần 3000km còn lại của con sông Mekong chảy qua biên giới các nước Miến, Thái, Lào và bắt đầu vào Campuchia nằm nội thuộc hoàn toàn trong đất nước Chùa Tháp. Lúc này lượng nước sông Mekong phụ thuộc lớn vào các con sông tại Hạ Lào, Bắc Campuchia và miền Trung Việt Nam bên dãy Tây Trường Sơn đổ vào bởi các con sông suối do rừng mưa nhiệt đới tạo nên. Đây là nguồn nước chính tạo nên sự to lớn, vĩ đại cho con sông Mekong ở hạ lưu. Nên nhớ rằng với người TQ, con sông Lan Thương tức Mekong ở lãnh thổ TQ là con sông nhỏ và nó thậm chí không tạo ra được nền văn minh quần cư nào hai bên bờ sông nó đi qua. Nếu tính từ ĐBSCL tới vùng Thừa Thiên, tức biên giới Hạ Lào Bắc Miên theo đường bộ QL1 là 1100km thì chiều dài dòng Mekong với đường chảy uốn lượn phải có chiều dài lên đến 1500km, tức là 1/3 chiều dài tổng dòng sông.
Sự dạy dỗ sai lệch về địa lý cộng với thành kiến muôn đời với TQ, đã tạo ra rằng con sông Mekong hay ĐBSCL cạn nước là do TQ xây đập đầu nguồn. Trong khi cho đến nay các con số đều cho biết các hồ thủy điện của TQ chỉ chiếm giữ 7% tổng lưu lượng nước mà Mekong đổ ra cửa biển tại VN. Vậy 43% lưu lượng nước còn lại ở đâu nếu tính rằng sông Mekong chỉ còn 50% lượng nước so với nguyên thủy? VN làm gì với các con sông Sekong tại Hạ Lào mà nguồn chảy nó là tại A Lưới A Shau - Huế, hay các con sông Sesan và Srepok tại Kontum, Gia Lai, Daklak, Dak Nong? (Tất cả các sông này đều đổ nước vào Mekong).
Chúng ta có được dạy rằng thủy điện Yali đã chặn dòng nước đổ vào Mekong và trên con sông Sesan có 9 đập thủy điện VN đã xây. Thủy điện A Lưới, nước dưới hạ đập chảy vào Biển Đông hay chảy vào Mekong? Chúng ta có được dạy là nó chính là đầu nguồn sông Se Kong chảy vào Mekong không? Trên con sông Serepok lớn nhất nam Tây Nguyên, thì VN đã làm bao nhiêu con đập? Đã có bao nhiêu người kiến nghị rằng thủy điện Srepok 4 và Srepok 4A đã bức tử con sông huyền thoại sử thi này? Srepok 4 mà có cả 4A thì đủ hiểu trước đó có Srepok 1 Srepok 2 Srepok 3. Và không mấy người VN được dạy Sesan và Srepok khi chảy vào Campuchia, đã hợp lưu lại tạo nên dòng chảy lớn nhất đổ vào Mekong, với lưu lượng nước trên 13 tỷ m3 nước/năm. Những cánh rừng mưa nhiệt đới tại Tây Nguyên, nơi tạo ra lượng nước cho các con sông, VN còn giữ được bao nhiêu hay đi khắp Tây Nguyên chỉ thấy trơ trọi đồi núi, với cafe, tiêu, cao su...
Chúng ta không được dạy điều đó, ngoại trừ đóng đinh ĐBSCL khô nước là tại bởi Trung Quốc. Và rồi chửi bới, đổ lỗi được coi là giải pháp và lòng yêu nước?
Bây giờ tình cảnh ĐBSCL bị hạn nặng, chúng ta vẫn theo một motif hay tư duy cũ mèm là đổ lỗi cho Trung Quốc xây đập trên thượng nguồn xa lắc. Trong khi bản chất con sông Mekong tại thượng nguồn là sông nhỏ, dòng chảy yếu và lưu lượng nước thậm chí còn thua xa những con sông Sài Gòn, Đồng Nai. Sông Mekong dài 4700km thì phần chảy trong lãnh thổ TQ hơn 2000km len lỏi giữa cao nguyên Thanh Tạng (Thanh Hải và Tây Tạng) với nguồn nước chủ yếu góp lại từ các con suối con lạch nhỏ chảy ra từ sự tan tuyết. Gần 3000km còn lại của con sông Mekong chảy qua biên giới các nước Miến, Thái, Lào và bắt đầu vào Campuchia nằm nội thuộc hoàn toàn trong đất nước Chùa Tháp. Lúc này lượng nước sông Mekong phụ thuộc lớn vào các con sông tại Hạ Lào, Bắc Campuchia và miền Trung Việt Nam bên dãy Tây Trường Sơn đổ vào bởi các con sông suối do rừng mưa nhiệt đới tạo nên. Đây là nguồn nước chính tạo nên sự to lớn, vĩ đại cho con sông Mekong ở hạ lưu. Nên nhớ rằng với người TQ, con sông Lan Thương tức Mekong ở lãnh thổ TQ là con sông nhỏ và nó thậm chí không tạo ra được nền văn minh quần cư nào hai bên bờ sông nó đi qua. Nếu tính từ ĐBSCL tới vùng Thừa Thiên, tức biên giới Hạ Lào Bắc Miên theo đường bộ QL1 là 1100km thì chiều dài dòng Mekong với đường chảy uốn lượn phải có chiều dài lên đến 1500km, tức là 1/3 chiều dài tổng dòng sông.
Sự dạy dỗ sai lệch về địa lý cộng với thành kiến muôn đời với TQ, đã tạo ra rằng con sông Mekong hay ĐBSCL cạn nước là do TQ xây đập đầu nguồn. Trong khi cho đến nay các con số đều cho biết các hồ thủy điện của TQ chỉ chiếm giữ 7% tổng lưu lượng nước mà Mekong đổ ra cửa biển tại VN. Vậy 43% lưu lượng nước còn lại ở đâu nếu tính rằng sông Mekong chỉ còn 50% lượng nước so với nguyên thủy? VN làm gì với các con sông Sekong tại Hạ Lào mà nguồn chảy nó là tại A Lưới A Shau - Huế, hay các con sông Sesan và Srepok tại Kontum, Gia Lai, Daklak, Dak Nong? (Tất cả các sông này đều đổ nước vào Mekong).
Chúng ta có được dạy rằng thủy điện Yali đã chặn dòng nước đổ vào Mekong và trên con sông Sesan có 9 đập thủy điện VN đã xây. Thủy điện A Lưới, nước dưới hạ đập chảy vào Biển Đông hay chảy vào Mekong? Chúng ta có được dạy là nó chính là đầu nguồn sông Se Kong chảy vào Mekong không? Trên con sông Serepok lớn nhất nam Tây Nguyên, thì VN đã làm bao nhiêu con đập? Đã có bao nhiêu người kiến nghị rằng thủy điện Srepok 4 và Srepok 4A đã bức tử con sông huyền thoại sử thi này? Srepok 4 mà có cả 4A thì đủ hiểu trước đó có Srepok 1 Srepok 2 Srepok 3. Và không mấy người VN được dạy Sesan và Srepok khi chảy vào Campuchia, đã hợp lưu lại tạo nên dòng chảy lớn nhất đổ vào Mekong, với lưu lượng nước trên 13 tỷ m3 nước/năm. Những cánh rừng mưa nhiệt đới tại Tây Nguyên, nơi tạo ra lượng nước cho các con sông, VN còn giữ được bao nhiêu hay đi khắp Tây Nguyên chỉ thấy trơ trọi đồi núi, với cafe, tiêu, cao su...
Chúng ta không được dạy điều đó, ngoại trừ đóng đinh ĐBSCL khô nước là tại bởi Trung Quốc. Và rồi chửi bới, đổ lỗi được coi là giải pháp và lòng yêu nước?
TG: Đăng Khoa. Đăng trên fb Nguyen My Khanh:
*
Bài phản biện hay... nhất:
-Sự dạy dỗ sai lệch về địa lý về
việc cạn dòng Mekong là do Trung Quốc, sách giáo khoa VN không bao giờ và không
dám làm chuyện này, tôi không thấy! Các đập thủy điện như đề cập chỉ mới xây
dựng hơn 10-20 năm nay, đó không phải là kiến thức trong sách giáo khoa, kể cả
những người trong ngành không phải ai cũng biết. Chỉ có những ai trực tiếp làm
trong ngành thủy điện mới biết. Đổ lỗi cho việc dạy sai là không đúng!
Trên đất TQ, diện tích lưu vực sông Mekong là 21% và tỷ lệ lưu lượng đóng góp là 16%. Năm 2016, chuỗi đập Vân Nam (14 đập) giữ lại ½ lưu lượng (8%, số liệu của TQ) đã là một con số lớn và góp phần tàn phá hạ lưu sông Mekong. Ngoài chuỗi đập Vân Nam có các công trình tàn phá có phần lớn hơn phải kể: chuỗi 11 đập trên đất Lào, Cam Bốt, các trạm thủy lợi/cấp nước của Thái Lan, các công trình thủy điện trên sông nhánh đổ vào Mekong trên đất VN, Lào, Thái.
Người ta nói nhiều về sự tàn phá của chuỗi đập Vân Nam hơn các công trình ở hạ lưu nói trên vì: 1) Nó lớn hơn rất nhiều so 11 đập ở hạ du. chỉ tính 5 thủy điện lớn của Vân Nam là 13,900 MW đủ lớn hơn 11 thủy điện ở hạ lưu (12,800 MW). 2) Khởi công từ rất sớm (bắt đầu khoảng thập niên 1970). Thời gian đầu chuỗi đập Vân Nam chỉ tích nước vào hồ đã tao nên sự sụt giảm nước ở hạ lưu đáng kể. Khi đó chuỗi 11 đập mới bắt đầu xây dựng nên chưa thấy sự tàn phá.
Trích dẫn một vài tiếng nói có trọng lượng lên án Vân Nam: 1) 05/2009, Chương Trình Môi Sinh LHQ đã nói: “Chuỗi đập Vân Nam” là “mối đe dọa duy nhất - lớn nhất (the single greatest threat) đối với tương lai và sự phồn vinh của con sông Mekong. 2) Aviva Imhoff, giám đốc truyền thông Mạng Lưới Sông Quốc Tế/IRN: Trung Quốc đang hành xử một cách hết sức vô trách nhiệm. Chuỗi đập Vân Nam sẽ gây ra những tác hại vô lường nơi hạ lưu, gây rối loạn toàn hệ sinh thái con sông Mekong xa xuống tới Biển Hồ, nó như một chuông báo tử cho ngư nghiệp và nguồn cá vốn là thực phẩm của hơn 60 triệu cư dân sống ven sông. 3) Web WWF/World Wide Fund for Nature: Mực nước con sông Mekong tụt thấp xuống tới mức báo động kể từ 2004 và trở thành những hàng tin trang nhất trên báo chí. 4) “Sông Mekong cạn dòng vì các con đập Trung Quốc - Reuters AlertNet”... Trích dẫn tiếng nói có trọng lượng lên án chuỗi 11 đập ở hạ lưu: 1) 5/2007: 30 nhà khoa học gửi thư lên UHSMK. 2) 200 tổ chức môi sinh từ 30 quốc gia, yêu cầu Uy hội và các nhà đầu tư ngưng ngay.
Rõ ràng, báo chí Việt Nam ít viết (vì ít biết) về tác hại của các công trình khác ngoài chuỗi Vân Nam chứ những người trong ngành đâu có mù?... Nói thật, tôi không thích bài viết này (của Đăng Khoa) vì tác giả có được vài số liệu mà đã cường điệu, thiếu khiêm tốn. Nếu là tôi, tôi sẽ viết bài với tính cách đại chúng hơn, số liệu đầy đủ hơn để thuyết phục hơn, giọng văn bớt hằn học hơn.
Viết đến đây tôi lại càng kính phục bs Ngô Thế Vinh, tác giả của nhiều bài báo và sách về sông Mekong giá trị. Tôi nghĩ rằng cả tôi và tác giả bài viết này cần học đức khiêm tốn của ông. (Nguyen Tuan Khoa)
Trên đất TQ, diện tích lưu vực sông Mekong là 21% và tỷ lệ lưu lượng đóng góp là 16%. Năm 2016, chuỗi đập Vân Nam (14 đập) giữ lại ½ lưu lượng (8%, số liệu của TQ) đã là một con số lớn và góp phần tàn phá hạ lưu sông Mekong. Ngoài chuỗi đập Vân Nam có các công trình tàn phá có phần lớn hơn phải kể: chuỗi 11 đập trên đất Lào, Cam Bốt, các trạm thủy lợi/cấp nước của Thái Lan, các công trình thủy điện trên sông nhánh đổ vào Mekong trên đất VN, Lào, Thái.
Người ta nói nhiều về sự tàn phá của chuỗi đập Vân Nam hơn các công trình ở hạ lưu nói trên vì: 1) Nó lớn hơn rất nhiều so 11 đập ở hạ du. chỉ tính 5 thủy điện lớn của Vân Nam là 13,900 MW đủ lớn hơn 11 thủy điện ở hạ lưu (12,800 MW). 2) Khởi công từ rất sớm (bắt đầu khoảng thập niên 1970). Thời gian đầu chuỗi đập Vân Nam chỉ tích nước vào hồ đã tao nên sự sụt giảm nước ở hạ lưu đáng kể. Khi đó chuỗi 11 đập mới bắt đầu xây dựng nên chưa thấy sự tàn phá.
Trích dẫn một vài tiếng nói có trọng lượng lên án Vân Nam: 1) 05/2009, Chương Trình Môi Sinh LHQ đã nói: “Chuỗi đập Vân Nam” là “mối đe dọa duy nhất - lớn nhất (the single greatest threat) đối với tương lai và sự phồn vinh của con sông Mekong. 2) Aviva Imhoff, giám đốc truyền thông Mạng Lưới Sông Quốc Tế/IRN: Trung Quốc đang hành xử một cách hết sức vô trách nhiệm. Chuỗi đập Vân Nam sẽ gây ra những tác hại vô lường nơi hạ lưu, gây rối loạn toàn hệ sinh thái con sông Mekong xa xuống tới Biển Hồ, nó như một chuông báo tử cho ngư nghiệp và nguồn cá vốn là thực phẩm của hơn 60 triệu cư dân sống ven sông. 3) Web WWF/World Wide Fund for Nature: Mực nước con sông Mekong tụt thấp xuống tới mức báo động kể từ 2004 và trở thành những hàng tin trang nhất trên báo chí. 4) “Sông Mekong cạn dòng vì các con đập Trung Quốc - Reuters AlertNet”... Trích dẫn tiếng nói có trọng lượng lên án chuỗi 11 đập ở hạ lưu: 1) 5/2007: 30 nhà khoa học gửi thư lên UHSMK. 2) 200 tổ chức môi sinh từ 30 quốc gia, yêu cầu Uy hội và các nhà đầu tư ngưng ngay.
Rõ ràng, báo chí Việt Nam ít viết (vì ít biết) về tác hại của các công trình khác ngoài chuỗi Vân Nam chứ những người trong ngành đâu có mù?... Nói thật, tôi không thích bài viết này (của Đăng Khoa) vì tác giả có được vài số liệu mà đã cường điệu, thiếu khiêm tốn. Nếu là tôi, tôi sẽ viết bài với tính cách đại chúng hơn, số liệu đầy đủ hơn để thuyết phục hơn, giọng văn bớt hằn học hơn.
Viết đến đây tôi lại càng kính phục bs Ngô Thế Vinh, tác giả của nhiều bài báo và sách về sông Mekong giá trị. Tôi nghĩ rằng cả tôi và tác giả bài viết này cần học đức khiêm tốn của ông. (Nguyen Tuan Khoa)
...Một lời bình của tôi: À, bài
viết của Đăng Khoa có tính định hướng dư luận, đảo lộn thị phi, đánh tráo khái
niệm bằng cách tùy tiện chọn các lựa số liệu thứ yếu/có lợi (ma thuật này rất
dễ làm vì ai làm trong nghề cũng biết!), vd như lưu vực vùng Tây Nguyên chỉ
bằng khoảng 4-5% lưu vực ĐBSCL vả lại (các) sông ở TN chủ yếu là chảy ra biển
nên hầu như kg góp phần v/v làm cạn sông CL..., hay cứ mỗi lần nước cạn khô thì ta phải... năn nỉ TQ xả nước,
vd mấy năm gần đây, nhưng thực tế lúc đó thì mực nước sông CL chỉ tăng lên
có... tí xíu và rất... tạm thời!, điều này chứng tỏ TQ là người 'quyết định' số
phận của nước ở vùng hạ nguồn sông Mekong (kg thuộc TQ), v..v... và v..v... Ngô
Thế Vinh đã từng làm 'thực tế' cả chục năm ở UB Sông Mekong (trụ sở ở đường
Hàng Vôi, HN!, và nhiều nước khác) và đã suy nghĩ, điều tra, nghiên cứu vài ba
mươi năm, những dự đoán bao gồm tính triết lý của ông Vinh là rất đúng và vượt
xa thời đại...
...Và để tránh làm dài bài viết, tôi có đăng thêm ‘một số phản biện có chọn
lọc’ ở phần chú dẫn, đều có đăng trên fb
Nguyen My Khanh.
*
Dĩ nhiên chúng ta, kể cả tôi, là kẻ
‘không chuyên’ và ‘không phải là người trong cuộc’, tuy nhiên ta có quyền phán
đoán sự việc một cách ‘trực quan’, như trong hồi ký tôi viết ngay sau khi đi thăm
‘cánh đồng khô’ ở Rạch Giá, viết ngày 16/4/2016, dưới đây.
...Khi về, xe lại đi vòng đường vành đai, dài cả chục km!,
tôi thấy vô số ruộng lúa với rạ vàng khô khốc, xơ xác nằm trơ thân phơi nắng
trên các cánh đồng: không thấy bóng một giọt nước nào!, cũng như không thấy
bóng một người nông dân nào! Được hỏi, anh tâm sự:
-Ở đây, làm lúa 1 vụ, 2 vụ, thậm chí có nơi làm 3 vụ, nhưng năm được, năm mất, năm hòa, nói chung ‘làm lúa là lỗ’; ngoài ra, còn có bị ngập mặn, nên người dân đã có ý tưởng về việc trồng những loại cây mới thích nghi… Thế mà ‘ở trên’ cứ chỉ đạo trồng lúa từ đời này sang đời khác, không cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng!
-Tại sao?
-Vì muốn giữ cái ‘sĩ diện’ sản xuất lúa gạo đứng thứ hai hay thứ ba thế giới (2105, khoảng 42 triệu tấn lúa, sau Ấn Độ và Thái Lan), nhưng chỉ có ‘tiếng’ chứ không có ‘danh’, vì gạo Việt thường có chất lượng kém, lại không ngon, chẳng hạn như so với gạo Thái hay gạo Campuchia (nhà tôi đang ăn gạo Campuchia, ngon lắm), thiết nghĩ là ta không nên sản xuất lúa gạo nhiều, chỉ nên đủ ăn hay đủ ‘an toàn lương thực’ mà thôi, nên chuyển hướng sang các loại cây lương thực khác có khả năng ‘chịu mặn’ và có lời… (‘Đó là chưa kể đến ‘3 lớp công ty môi giới’, hết công ty này đến công ty khác ăn ‘phết phẩy’ vào giá lúa, dân lời hay lỗ họ không cần biết, ép dân đến giá thấp thê thảm luôn’, anh bổ sung)
-Còn vụ xả nước ở đập Cảnh Hồng (TQ) thì sao?
-Ôi, cái đó thì chỉ thấy trên… ti-vi, anh thấy đấy!, trên cánh đồng có bóng dáng giọt nước nào đâu! (H.5, chôm fb Lâm Nguyễn)
-Ở đây, làm lúa 1 vụ, 2 vụ, thậm chí có nơi làm 3 vụ, nhưng năm được, năm mất, năm hòa, nói chung ‘làm lúa là lỗ’; ngoài ra, còn có bị ngập mặn, nên người dân đã có ý tưởng về việc trồng những loại cây mới thích nghi… Thế mà ‘ở trên’ cứ chỉ đạo trồng lúa từ đời này sang đời khác, không cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng!
-Tại sao?
-Vì muốn giữ cái ‘sĩ diện’ sản xuất lúa gạo đứng thứ hai hay thứ ba thế giới (2105, khoảng 42 triệu tấn lúa, sau Ấn Độ và Thái Lan), nhưng chỉ có ‘tiếng’ chứ không có ‘danh’, vì gạo Việt thường có chất lượng kém, lại không ngon, chẳng hạn như so với gạo Thái hay gạo Campuchia (nhà tôi đang ăn gạo Campuchia, ngon lắm), thiết nghĩ là ta không nên sản xuất lúa gạo nhiều, chỉ nên đủ ăn hay đủ ‘an toàn lương thực’ mà thôi, nên chuyển hướng sang các loại cây lương thực khác có khả năng ‘chịu mặn’ và có lời… (‘Đó là chưa kể đến ‘3 lớp công ty môi giới’, hết công ty này đến công ty khác ăn ‘phết phẩy’ vào giá lúa, dân lời hay lỗ họ không cần biết, ép dân đến giá thấp thê thảm luôn’, anh bổ sung)
-Còn vụ xả nước ở đập Cảnh Hồng (TQ) thì sao?
-Ôi, cái đó thì chỉ thấy trên… ti-vi, anh thấy đấy!, trên cánh đồng có bóng dáng giọt nước nào đâu! (H.5, chôm fb Lâm Nguyễn)
TQ điên gì mà cứu dân ta!
Tạt ngang nhà anh... 3X nhậu lai rai, rồi về tôi buồn bã than rằng:
-Buồn buồn dạo bước Kiên
Giang
Ngờ đâu đã thấy giàu sang mấy lần!
Ngắm đời qua đỉnh phù vân
Thế nhân, nhân thế, luần quần tử sinh!
Ngờ đâu đã thấy giàu sang mấy lần!
Ngắm đời qua đỉnh phù vân
Thế nhân, nhân thế, luần quần tử sinh!
Tới đây là h...ết nghen!, xin các
người đẹp đừng đọc thêm phần... ‘phản biện’ bên dưới nữa nghen!, ...pùn ngủ nắm!, hehe...
---------
Chú dẫn:
1.
‘Bến Tre bị ngập mặn 100%’ (Bản tin VTV trưa nay): Có
những nơi, với họ bây giờ, cần nước để tồn tại nó quan trọng hơn tất thảy... kể
cả đại dịch COVID-19... Ở các huyện Ba Tri, Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre
những ngày qua ruộng đồng nứt nẻ, cây trái rụng quả do hạn và nước mặn xâm thực. Người dân nơi đây đang phải
mua nước sạch để sử dụng với giá rất cao do nguồn cung cấp tại địa phương không
đủ. Những hồ nước lớn được đào để cứu mặn hàng năm nay cũng bị nước mặn từ dưới
thấm lên, không thể dùng tưới cây hay ăn uống, sinh hoạt... Ở Bến Tre, Tiền
Giang... nhiều hộ nông dân ngoài việc mua nước ngọt phục vụ sinh hoạt, còn
phải mua cả nước ngọt để tưới cây, không phải vì mong chờ cây cho trái vụ sau,
mà để cây khỏi chết. Nhiều hộ trồng cây ăn trái đã phải chọn cứu bưởi và để ổi
khô héo, chết trong hạn mặn. (nb Hoàng Nguyên Vũ, đăng trên fb Oanh Bui)
2.
PHẢN BIỆN 1: “Lập
luận này (của
Đăng Khoa) thiếu cơ sở, trái ngược với
các nghiên cứu tác động của đập thủy điện thượng nguồn đến ĐBSCL của chính các
tổ chức MRC, DHI, MONRE, GIZ và nhiều học giả trong và ngoài nước. Chỉ riêng sự
mất phù sa gây sạt lở và lún sụt và sự suy giảm nguồn cá, hệ sinh thái và tính
đa dạng sinh học ngày càng chứng minh trong thực tế rõ ràng. Sẽ rất thiếu hiểu
biết khi lấy đồng bằng sông Hồng để nói cho chuyện ĐBSCL!!! Còn các con số
trong bài viết (chưa rõ nguồn và sai lạc) nhưng lấy theo năm là không thuyết
phục, mà phải căn cứ vào mùa và tháng mới thấy tác động! Nói chung, tác giả bài
viết này rất kém cỏi và nguy hiểm trong hiểu biết về
ĐBSCL và chuyện thuỷ điện trên dòng chính Mekong, đặc biệt ở TQ!!!”... “Các hồ chứa
thủy điện ở TQ tích nước và vận hành theo điều tiết năm và nhiều năm, còn các
thủy điện ở Lào thì vận hành theo điều tiết ngày nên TQ có khả năng kiểm soát
nước Mekong cao hơn. Vấn đề này nhiều chuyên gia thủy văn trên thế giới xác
định chứ mình không dựa vào định kiến ghét Tàu mà nói. Đây cũng là một trong
các lý do TQ không chịu gia nhập và chia sẻ thông tin vận hành thủy điện trên
dòng chính Mekong!!! Tác giả đã không hiểu chuyện này!!!”... Không phải vô cớ và thiếu khoa học mà Ngoại trưởng Mỹ
đã cáo buộc TQ xây thuỷ điện để kiểm soát nước trên sông Mekong” (PGS-TS Le Anh Tuan)...
3.
PHẢN BIỆN 2: "Bài
viết (của Đăng
Khoa) quá cảm tính, chỉ cần hỏi một câu
hạn hán ở Thái Lan do mực nước sông Mê Kông qua thấp thì
liên qua gì đến các con sông ở VN từ Thừa Thiên đến Tây Nguyên đổ vào sông Mê Kông?"... "Không biết người viết bài
này có “mưu đồ” gì không, nhưng quả thật là không
thể không đặt dấu hỏi... Không cần dài dòng, chỉ xem con số
cụ thể sẽ rõ: Lưu vực sông Mê Kông rộng
750000km2. Diện tích Daklak là 13000km2, diện tích 5 tỉnh Tây Nguyên là 54000
km2. Giả sử lượng mưa trên toàn lưu vực là như nhau, giả sử tất cả nước ở Daklak (nơi toàn bộ Serepok và một phần Sesan) chảy vào Mê Kông thì đóng góp chỉ 40 phần nghìn, nếu toàn bộ nước
Tây Nguyên chảy vào Mê Kông thì đóng góp khoảng 70 phần
nghìn. Vậy thì chặn hết nước từ Tây Nguyên vào Mê Kông ảnh hưởng cho hạn mặn ở ĐBSCL? Chưa
nói là phần lớn nước Tây Nguyên chảy ra biển
Đông. Còn so sánh với 18% của TQ chỉ có một đường là chảy vào Mê Kông (chưa kể băng tuyết tan) xem sao?... Chạy tội cho Tàu, đổ tội cho ta, giỏi đến thế là cùng!" (GS. Gia
Ninh Tran)
4. PHẢN BIỆN 3: Tác giả Đăng Khoa vừa có bài viết cho rằng ĐBSCL cạn kiệt không phải do đập thủy điện của TQ bởi dòng chảy từ TQ vào sông Mê
Kông chỉ đóng góp 7% lượng nước đổ ra biển ở Việt Nam! Tác giả cũng cho rằng các thủy điện ở Tây Nguyên gây hạn hán cho dòng
sông Mê Kông! Tác giả có hiểu biết hạn chế về Địa
lý nên mới phát biểu như vậy!... Theo Ủy ban sông Mê Kông, lượng nước từ TQ đóng góp 7% vào
mùa mưa nhưng lại đóng góp hơn 30% vào mùa khô cho dòng chảy tại VN. Còn tại Luang Prabang (Lào) vào mùa khô dòng chảy từ
TQ đóng
góp tới 80%. Tính chung cho cả lưu vực vào mùa khô, TQ đóng góp trên
45% lượng nước nhờ vào dòng chảy thu được từ cao nguyên Thanh Hải, Tây Tạng và
tỉnh Vân Nam. Mùa mưa ĐBSCL không bao giờ bị hạn nhưng hạn
mặn gia tăng mạnh mẽ vào mùa khô qua từng năm... Năm 2014, Tổ chức sông ngòi quốc tế
International Rivers cũng cho rằng hệ thống đập thủy điện của TQ làm giảm mạnh
lượng nước vào mùa khô, tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, giảm lượng phù sa
bồi lắng, ảnh hưởng đến sinh kế của hàng triệu người... Ngoài hệ thống thủy điện ở TQ, các đập thủy
điện ở Lào cũng làm giảm lượng nước đến đồng bằng sông Cửu Long. Thủy điện
Xayaburi bắt đầu chạy và trữ nước từ tháng 10/2019 cũng góp phần không nhỏ làm sông Mê Kông cạn kiệt vào mùa khô... Hệ thống thủy điện trên sông Sesan và sông Serepok ở
Tây nguyên trữ nước vào mùa khô không ảnh hưởng nhiều đến đồng bằng sông Cửu
Long vì lượng nước ở Tây Nguyên đóng góp chưa đến 10% lượng nước sông Mê Kông.
Tuy nhiên các hệ thống thủy điện này lại khiến một số nơi ở Tây Nguyên bị thiếu
nước... Hiện tượng El Nino việc lượng mưa ở các lưu vực của
sông Mê Kông năm 2019 giảm đáng kể so với trung bình hàng năm càng khiến cho
tình hình thêm nghiêm trọng... Như vậy tình
hình hạn hán và thiếu nước ở sông Mê Kông rõ ràng do hệ thống đập thủy điện của
Trung Quốc, Lào kết hợp với việc suy giảm lượng mưa do hiện tượng El Nino gây
ra... (FB Hoàng Nguyễn)
5.
‘Virus Tàu’: Ngoại
trưởng Mỹ Mike Pompep nói nguyên nhân đại dịch nằm ở siêu.vi.khuẩn Vũ_Hán (Wuhan_vi.rus). Ông Trump nâng cấp, nói thẳng luôn,
trong "tuýt" hôm nay, là "Siêu vi
khuẩn Tàu" (Chinese_vi.rus)! Ổng viết: "Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho các ngành công nghiệp, như ngành
Hàng không và các ngành khác, đặc biệt bị ảnh hưởng bởi siêu vi khuẩn Tàu.
Chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn, chưa từng có trước đây". (H.1)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét