Thứ Hai, 21 tháng 11, 2011

111. Chào các thầy cô giáo


Các thầy cô ơi, hôm qua quả là một ngày vinh dự và vui vẻ nhưng không kém phần ‘vất vả’ phải không ạ. Trong số các tin nhắn, hắn có nhận được một tin nhắn chúc mừng ngày 20/11 nhưng lại vào sáng 21/11!, người ‘có lòng’ là quý rồi ạ.
Trước khi có những dòng tâm sự bên dưới, hắn xin nói là ‘thầy cô’ ở đây có thể là người truyền đạt trên lớp hay người đã từng truyền đạt một số kiến thức/kỹ năng cho một nhóm người trong một tổ chức nào đó , như vậy trong các blogger, có một số là thầy cô chuyên nghiệp, còn có một số là thầy cô tài tử nữa đó, hì..hì..
Hắn có bị phê bình, một phê bình nhỏ thôi, đó là hắn hay dùng từ ‘các bạn’ và hay đưa ra các ví dụ trong các bài viết, vì sao, các bạn hãy xem các giải thích dưới đây.
Các thầy cô/các bạn biết không, trong phương pháp đào tạo mới, đặc biệt là ở các nước phát triển, người ta quan niệm đào tạo là đào tạo dưới dạng hội thảo (training workshop), có nghĩa là trong đào tạo người ta lấy ‘thảo luận nhóm’ làm kỹ thuật nền tảng, lấy sự ‘tự khám phá’ làm cốt lõi và lấy ‘sự tham gia’ làm bản chất. Chính vì phương pháp đào tạo dưới dạng hội thảo này mà học viên được xem là một người bạn (ta có lúc làm thầy vào giai đoạn này, nhưng vào thời điểm khác, ta lại làm trò), nên trong các lần làm MC cho các khóa đào tạo hay truyền đạt, hắn thường xuyên dùng từ ‘các bạn’ mà cũng chính vì thế việc sử dụng từ này đối với hắn đã trở thành một thứ phản xạ vô điều kiện. 
Xin thú thật, người ta rất thích thú khi dùng các ví dụ kể cả các ví dụ có trong sách/truyện xưa nay, vì từ các ví dụ cụ thể đó ta có thể khái quát hóa thành các các bài học (phương pháp quy nạp) hay từ các bài học ta có thể mở rộng ra thông qua các ví dụ cụ thể (phương pháp suy diễn). Trong ‘triết’, việc sử dụng các ví dụ cụ thể như vậy, người ta gọi nói là liên hệ đến ‘hiện thực cụ thể sinh động’ đó. Có nhiều thầy cô giáo ở nước ta đã thành công bằng phương pháp này và một số đã được nêu điển hình trên báo chí đó.
Từ khái niệm nói trên, trong khi lên lớp, ngoài các kỹ năng cần thiết, các thầy cô còn phải biết một kỹ năng nữa, đó là kỹ năng khống chế tình huống (situation control), để sử dụng kỹ năng này, cần phải biết tâm lý người học và có các kỹ xảo cần thiết khác. Hắn xin nhắc lại, ‘đã gọi là tâm sự’ thì có tính cách trao đổi ý kiến, đừng bắt ai tâm sự thì phải luôn đúng nhé. Tại sao vậy, vì các ‘đại triết gia’ (hì..hì..) khi nói thế nào là xấu, thế nào là tốt, họ đều có những quan điểm ‘biện chứng’, đa chiều, và hết sức cẩn thận nhìn trên nhìn dưới, nhìn trước nhìn sau, nhìn xưa nhìn nay, nôm na có nghĩa là ta không thể nói xấu là xấu một cái ‘rụp’, không thể nói tốt là tốt một cái ‘rụp’.
Sau đây, hắn xin tâm sự tí xíu về cách nhận biết các blog nhé, hắn chỉ đơn giản nhìn dưới giác độ tâm lý có liên quan ít nhiều đến kỹ năng ‘khống chế tình huống’ này mà thôi (các bạn có thể đứng dưới giác độ khác, không hạn chế), có thể tạm đặt ra các câu hỏi sau trong các blog:
- có sự tha thứ không?
- có thoáng không?
- có đố kỵ không?
- có thiếu lịch sự không?
- có quên ‘lỗi lầm’ cũ của người khác không?
- người viết nêu lên cuộc đấu tranh tư tưởng gì?
- người viết muốn dẫn đến xu thế nào?
- người viết kết luận như thế nào?
- vị kỷ hay vị tha?
- duy ngã hay duy lý?
- có yêu nước không, nếu không yêu nước thì yêu cái gì?
- mục đích của viết blog là gì? … 
- cười hì..hì.. hay cười hờ..hờ? (góp ý mới của women_in_love)
- Gió cứ thổi, lá vẫn cứ rơi, Hãy để chúng tự do tình tự, Đừng nhặt nhé! đừng chia cắt nhé, Nhặt mất rồi, gió sẽ buồn tênh? (góp ý mới của ngoctuyencp)
...Vậy hắn có phải là người tốt không! Hắn không dám khẳng định, chỉ có một điều cần nói một cách cơ bản là nếu một người nhận biết được mình xấu/khuyết điểm chỗ nào, thế là tốt rồi, chỉ sợ có người không biết hay không chịu biết như vậy, có một ‘triết gia’ bên bờ sông Sài Gòn nói một cách hóm hỉnh rằng ‘Con người là một con vật mà không bao giờ chịu nhận mình là con vật’, hì..hì..
Ai mà viết bài mà chỉ nói về chính mình thì đó là tính vị kỷ đó, nên ‘tiên trách kỷ, hậu trách bỉ’ phải không các bạn. Trong các bài viết trong blog này, từ ‘hắn’ hay được sử dụng, hắn là một đệ tam nhân không thiên vị mà có thể giả định là chính hắn, là bạn, là chúng ta, là họ, …
Cuối cùng, xin gởi quả tim rung động và lòng yêu thương chân thành đến các thầy cô giáo yêu quý, đặc biệt, nếu hắn có rung động hay yêu thương các thầy cô trong blog này thì xin phép cho hắn được cười sảng khoái một tí nhé, hì..hì..hì..
Sáng ngày 21/11/2011 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét