Chào cô giáo,
Trước tiên, em không dám nói là em
rành thơ, cô hay thầy đừng bắt bẻ em nhé.
Hiện nay nếu có đọc thơ, em không thích những bài thơ quá ‘vần luật’, em
thích thơ nhạc như là một thể thơ tự
do, vì em thấy phù hợp với tính cách của mình và do đó em có thể thoải mái khi
làm thơ mà không mất cái ngẫu hứng rung cảm vào một thời điểm nào đó. Bài này
em viết để các bạn trên mạng giúp em tìm hiểu về cách làm thơ tự do, em có đưa
ra một số ví dụ, không nhất thiết là phải từ các nhà thơ nổi tiếng, cô à.
1. Về thơ lục
bát, thời ‘trung học đệ nhất cấp’ (lớp 6-9 bây giờ), thầy giáo có dạy em về vần
thì chữ thứ 6 của câu thứ nhất sẽ vần với chữ thứ 6 của câu thứ 2 theo luật
‘bằng trắc’ như sau: Bằng bằng trắc trắc bằng bằng
Bằng bằng trắc trắc bằng bằng trắc bằng
(bằng: chữ có dấu huyền hoặc không dấu, trắc: chữ có dấu
sắc, hỏi, ngã, nặng)
Ví dụ (không luôn đúng luật ‘bằng trắc’ như vậy):
"Thành Tây có cảnh Bích
Câu
Cỏ hoa góp lại một bầu xinh
sao
Đua chen thu cúc, xuân đào
Lựu phun lửa hạ, mai chào gió
đông" (Bích Câu kỳ ngộ)
Hay
"Chín tầng gươm báu trao
tay
Nửa đêm truyền hịch định ngày
xuất chinh" (Chinh phụ ngâm khúc)
Tuy nhiên, thầy
còn nói là có nhiều trường hợp gọi là:
- ‘ép vận’, ví dụ:
"Nàng im không thấy nói
chi
Làm sao anh biết ý tình hay chăng" (của em, hì..hì..)
(chữ thứ 6 câu thứ nhất vần với chữ 5 của câu thứ 2!, tuy
nhiên em đã sửa ‘ý tình’ thành ‘ý gì’)
- ‘lân’ vận, tạm gọi là những vần lân cận (gần) với vần đó,
ví dụ:
“Nhiệt hàn rất khó gặp nhau
Ai thương tôi với cả ngày cô đơn” (của em, hì..hì..)
Hay
"Thấy tôi là chúng đòi
'quà'
Vuốt ve tôi chả vuốt riêng 'nàng' nào" (tuy nhiên em đã sửa ‘nàng’ thành
‘bà’)
- lục bát ngẫu hứng, ví dụ:
"Còn non còn nước còn
người
Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng
hơn mười ngày nay" (Bác Hồ)
Sau này em lớn lên, rơi vào trường đại học bôn ba, em nghĩ
đi nghĩ lại và rất thích 2 chữ ‘tuy nhiên’ của thầy.
2. Về thơ tam vần
tứ tuyệt/thất ngôn tứ tuyệt (một thể thơ Đường), song thất lục bát, Đường luật
thất ngôn bát cú, luật bằng trắc của nó rất phức tạp (em không nói ra ở đây vì
dài quá và nhức đầu quá cô ạ), em chỉ biết:
- thường nó phải có 3 vần ở các câu 1, 2 và 4, ví dụ:
"Trái cấm hương phù dung
Vì nó làm tim rung
Bởi nó mà nhung nhớ
Tại nó hồn mông lung" (của em, hì..hì..)
Hay
"Gửi lại cho anh một nửa
thôi
Gửi buổi bình minh mới nhú chồi
Gửi cả ban trưa tình thiêu đốt
Gửi nửa nắng chiều chưa đủ đôi" (của em, hì..hì..)
- Tuy nhiên, vần không theo luật, ví dụ:
"Em không nghe rừng thu
Lá thu rơi xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên là vàng khô"
(Lưu Trọng Lư)
Hay
"Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng
chim" (Tố Hữu)
Hay
"Trông Trường Thành lung lay bóng nguyệt
Khói Cam Tuyền mờ mịt thức
mây (chữ 'nguyệt' vần với chữ 'mịt')
Chín tầng gươm báu trao tay
Nửa đêm truyền hịch định ngày
xuất chinh" (Chinh phụ ngâm khúc - Đoàn Thị Điểm!) v..v…
3. Thơ tự do/thơ nhạc
Em rất thích những dòng thơ sau đây:
"Lá thu vàng phai chao
nghiêng trong gió chiều
Nhìn trăng đêm nay - sao thương ai cô liêu
Khoảnh khắc tình yêu nâng ta trong phiêu diêu
Còn nhớ không anh - đêm nao - ta trao nhau yêu thương" (Vĩ Cầm Trắng)
Hay
"Đến hôm nay - buổi
hoàng hôn nơi phiến đá
Rêu phong đã mọc đầy nghe buốt giá con tim
Ta nhắm mắt và tưởng tượng trong đêm tối im lìm
Những vì sao lấp lánh của một thời vụng dại" (Vĩ Cầm Trắng).
Hay
"Ừ nhỉ. Thì như là bóng mây!
Lững lơ một thoáng cuối chân ngày
Bên anh, em nhặt hoàng hôn muộn
Nhặt cả sợi đêm. Nhặt nốt cơn mưa.!
Ừ nhỉ. Thì như là ngày đi…
Mùa thu hoang hoải bước chân buồn
Vết xe ngày nọ còn in dấu
Vô lượng giọt phai. Vô lượng tình sầu" (Rose Phạm)
- Có một hôm, em đọc bài bình về Trinh Công Sơn, người ta
nói lời nhạc của Trịnh là những bài thơ, em rất để ý lời bình này, v..v... Trong nhiều năm, em
rất kết những lời nhạc sau:
"Người
ngồi xuống xin mưa đầy
Trên hai tay, cơn đau dài
Người nằm xuống, nghe tiếng ru
Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ" (Trịnh Công Sơn)
Hay:
"Gửi
cho em đêm lung linh
và
vì sao nơi biển lớn
Gửi
em những ngôi sao trên cao
tặng
em chiếc khăn gió ấm
Để em
thấy chẳng hề cô đơn
Để
em thấy mình cần bên nhau
Để
em vững tin vào tình yêu 2 chúng ta.
Rồi
cơn mưa đêm qua đi
Ngày
mai lúc em thức giấc
Nắng
mai sẽ hôn lên môi em
Nụ
hôn của anh ấm áp
Và
em hãy cười nhiều em nhé
Vì
em mãi là niềm hạnh phúc
Của
anh mà thôi... (lời bài hát 'Chiếc khăn gió ấm')
Hay:
"Lòng
ta có khi tựa như vắng ai
Nhiều khi đã vui cười nhiều khi đứng riêng ngoài
Nhiều đêm muốn đi về con phố xa
Nhiều đêm muốn quay về ngồi yên dưới mái nhà" (Trịnh Công Sơn)
Hay:
"Người
đã đến và người sẽ về bên kia núi
Từng câu nói là từng cánh buồm giong cuối trời
Còn lại tiếng cười khóc giữa đời
Dưới ngọn đèn một bóng chim qua" (Trịnh Công Sơn)
Hay:
“Hỏi
đá xanh rêu bao nhiêu tuổi đời
Hỏi gió phiêu du qua bao đỉnh trời
Hỏi những đêm thâu đèn vàng héo hắt
Ái ân bây giờ là nước mắt
Cuối hồn một thoáng nhớ mong manh” (Trần Trịnh)
Hay:
"Nằm
nghe sóng vỗ từng lớp xa
Bọt tràn theo từng làn gió đưa
Một vầng trăng sáng với tình yêu chúng ta
Vượt ngàn hải lý cũng không xa (Lam Phương) v..v...
hay:
Sao buồn thế
Bàng ơi
Giữa đông giá một mình nhóm lửa
Sưởi cẳng tay gầy run trong gió
Heo may
Đài trang thế
Bàng ơi
Điểm tô vết son môi
Rụng...
Rơi...
Lần cuối cùng nhẹ hôn lên mặt đất
Tình yêu....
Không lời...... (ẩn danh)
…Em thích thơ tự do cô giáo ạ, thế
thì làm sao mà vận dụng một phần của thơ lục bác, tứ tuyệt, Đường luật thất
ngôn bát cú vào thơ tự do hả cô? Và thơ tự do tối thiểu phải có những luật nào?
Có nhiều người làm thơ tự do, thoạt nhìn giống như một bài văn, trong đó có
nhiều bài rất hay đăng trên báo, nhưng phải thú thực rằng chả mấy ai thuộc các
bài thơ đó, người ta thường thuộc thơ của Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Huy Cận… vì
nhạc tính cũng như tính vần điệu của nó rất hay. Viết đến đây em buồn ngủ quá
à, cô giúp em với nhé.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét