1. Trước tiên, mình xin kể vài ba câu chuyện nho nhỏ. Đó
là một buổi trưa trời ấm, có một cô bé khoảng 19 tuổi, mặc áo ấm và nói ‘con thấy
lạnh quá’, mấy người chung quanh mới cười và nói đùa rằng ‘mấy ông già ở đây
mặc áo sơ-mi mà chưa thấy lạnh, thế mà thanh niên thấy lạnh à’… Có người thích
uống cà phê đen nóng, có người thích uống cà phê sữa, đặc biệt là ở miền Tây,
người ta hầu như lúc nào cũng uống cà phê đá. Có người thích ‘14 bản tình ca
bất tử’, có người thích nhạc tiền chiến, có người thích nhạc Trịnh, có người thích
nhạc Ngô Thụy Miên, có người thích nhạc Vũ Thành An, có người thích nhạc thời
trang hay nhạc ‘bài hát Việt’… Đó là quan điểm hay cảm nhận riêng của từng người,
trong cuốn ‘Đắc nhân tâm’, ông Dale Carnegie có khuyên ‘đừng cãi nhau vì mấy
chuyện ấy, không có lợi (mà chỉ có hại)’, nói chung là cãi nhau về chính kiến
thì, theo mình, mất thời giờ vô ích. Việc có người thường nói ‘tôi thế
này’, ‘tôi thế kia’, ‘tôi thì khác’, theo mình, thì dường như hơi thể
hiện tính ích kỷ, tốt hơn là hãy ‘luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu’.
2. Nói về con người, nói nôm na, đó là một thứ ‘ngữ
pháp’ phức tạp nhất, không bao giờ loài người có thể sáng tạo ra một con robot,
dù có hiện đại đến cỡ nào, mà phức tạp bằng con người… Hôm qua, mình vừa ra
khỏi nhà mới có 3km thì đã gặp 2 ông say đang đi bộ, một ông thì lúc thì đảo qua
bên phải, lúc thì đảo qua bên trái, một ông thì ‘hiên ngang’ đứng giữa ngã tư
đường, mặt tái nhợt, không biết cái gì hết, nếu đó không phải là người say thì
cũng là người điên… Mình lại thấy có mấy ông/cậu choai choai, mặc dù tốc
độ giới hạn tối đa trong thành phố là 40km/g, thế mà các ‘ngài’ chạy 80-90km/g,
không đội mũ bảo hiểm, lạng lách, vượt đèn đỏ! Mình thường thấy có mấy người,
đang chạy xe máy ở những đoạn đường rất nguy hiểm, mà trên tay vẫn cần cái điện
thoại kê vào lỗ tai, vừa lái xe một tay, vừa tâm sự/trao đổi đủ kiểu, mình sực nhớ
câu ai nói là ‘nhanh một phút, chậm cả đời’… Sao con người lại phức tạp đến thế
không biết.
Quan sát tí xíu cho vui, qua nhiều năm tiếp xúc và làm
việc, chúng mình thấy người Hà Lan có vẻ rất hợp với văn hóa VN, họ khiêm tốn,
tiết kiệm và giản dị (thường đi xe đạp), nói chung rất hiếm người Hà Lan bị
cộng đồng người Việt ‘tẩy chay’. Đặc biệt là người Hồi giáo, họ có vẻ rất hòa nhập
với tập quán của ta, ta làm cái gì, họ làm cái đó (trừ việc ăn thịt heo), họ có
vẻ rất tự hào về nền văn hóa của họ và nói đó là ‘cái nôi của nền văn minh nhân
loại’ (đúng thôi, đa số họ thuộc nền văn minh Lưỡng Hà cổ đại mà). Còn người Mỹ,
Anh, Úc hay người Đức, họ cũng dần dần hòa nhập với văn hóa VN, có điều họ rất
ít quan tâm đến chi tiết, có lần mình hỏi về một nhân vật lớn của VN có phải là
vĩ nhân không, họ trả lời ‘đó là tùy thuộc vào tiêu chí’, nhưng họ chỉ biết tên
thôi mà lại không biết tí gì về nhân vật lớn đó. Còn người Nhật, Hàn Quốc, Tàu,
Thái Lan, Nê-pan, Ma-Lai, In-đô, Sin, Philippine, …, thì chuyện họ sống ‘được’
ở VN hầu như là dĩ nhiên, vì họ là người châu Á mà nền văn hóa của họ và ta có
rất nhiều nét tương đồng…
Quan sát tí xíu nữa cho vui, à, mình không thể con cà
con kê kể hết các tỉnh, chỉ ghi ra một số ‘hồi tưởng’ thôi. Người đồng bằng
sông Hồng (và quanh khu vực) rất hiếu khách, rất ‘cộng đồng’ và rất ‘sĩ diện’,
ví dụ họ quý khách đến nỗi ‘con gà đang đẻ, họ cũng làm thịt để chiêu đãi khách’.
Người Thanh Hóa cũng rất nhiệt thành và tốt bụng, có món đặc sản 'canh đắng'
(đắng ơi là đắng), nơi này có rất nhiều danh nhân lịch sử (Lê Hoàn, Bà Triệu,
Lê Lợi), mình có cảm giác họ giống như người miền Tây Bắc (Lai Châu, Điện Biên,
Lào Cai, …). Nghệ An, Hà Tĩnh (Quảng Trị, Huế) có phong cảnh rất đẹp, người ta
nói đúng khi dành cho các xứ này câu ‘đường vô xứ Nghệ (Huế) quanh quanh, non
xanh nước biếc như tranh họa đồ’, con người ở đây thường ‘xuất khẩu thành thơ’,
rất hiếu khách (cũng như người đồng bằng sông Hồng, người Quảng, người miền
Tây, …), nhưng cũng rất ‘cạnh tranh’ và ‘cãi cho đến nơi đến chốn’, chính họ kể
với mình câu ‘thua thầy một vạn không bằng thua bạn một li’, rồi họ chứng minh
cho mình thấy người ta thi nhau làm ‘nhà chóp’ hay ‘đô thị hóa’ mấy khu nghĩa
địa như thế nào! Người Nam-Ngãi (Bình-Phú) cũng rất hiếu khách, họ có câu ‘đất
Quảng Nam chưa mưa đà thấm, rượu hồng đào chưa nhấm đã say’, họ rất siêng học
(cũng như người Thanh, Nghệ, Tĩnh, …), có nhiều nhân tài như ‘Ngũ Phụng Tề
Phi’,…, nhưng hơi cố chấp và thẳng tính, truyền khẩu có câu ‘Quảng Nam hay cãi,
Quảng Ngãi hay la…’. Mình đã gặp người Tây Nguyên phóng khoáng với ‘tôi như con
thú hoang lang thang trong rừng sâu’ hay ‘có cái nắng, có cái gió, có nỗi nhớ
không mang tên, người ơi’. Rồi mình đi tà tà từ Khánh Hòa tới Đồng Nai, nhiều
người ở đây rất ‘thoáng’, chân chất và tốt bụng, có nhiều lần chúng mình hỏi
đường đi, họ dừng công việc làm ăn lại, chỉ rất cụ thể, rồi sợ chúng mình tìm không
ra, họ dẫn mình đến nơi luôn, trông vẻ mặt họ rất là hạnh phúc! Đi dần vào Sài
Gòn rồi đến miền Tây, dĩ nhiên là người miền Tây rất thoáng, các nhà nghiên cứu
văn hóa cũng thừa nhận như vậy, miễn bình luận, họ uống rượu rất ‘trùm’, hầu
như mới bước vào nhà là họ đã lập tức rút chai rượu ra, ‘không say không về’
hay ‘sáng vác cuốc đi làm, hai ngày sau mới đến ruộng!’, nói nhỏ nhé, một số
đàn ông có tập quán hơi vui tí, đó là cởi trần, mặc quần đùi giơ lỗ rún ra, đi
lòng vòng từ nhà này sang nhà nọ, ngay kế bên nhà mình cũng có mấy người như
vậy, thiệt, sorry nghen, hì..hì...
3. Nói về người mà chúng mình ‘tôn trọng’ nhất, ý nói
là một hình tượng chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn mà gây cho chúng mình ấn
tượng suốt đời (tôn trọng khác với kính trọng hay ngưỡng mộ, vì trong số các blogger,
có nhiều người được mình tôn trọng, kính trọng hay ngưỡng mộ). Đã tôn trọng
‘nhất’ thì phải có đàn ông, đàn bà chứ. Về đàn ông, xin các bạn vui lòng xem
bài ‘hắn gặp đức Phật Thích Ca Mâu Ni’ trong cùng thư mục.
Còn về đàn bà, không phải mình nói về một người đàn bà
cụ thể, mà là có một nàng ‘hương thầm’ đã gây nên sự ngưỡng mộ và quý mến của
chúng mình liên tục 3 năm, có thể là suốt đời.
Có một lần trên chuyến xe Phương Trang, chúng mình gồm
có: mình, một tiến sĩ, một Cục trưởng (!), một nữ và vài cán bộ từ các dự án
khác. Các ông thì ngồi tuốt trên đầu xe, còn mình thì lặng lẽ chọn ghế cuối xe
(vì đông khách quá), thế mà mình may mắn được ngồi bên cạnh ‘nàng’. Nàng tên Nữ
(!), khoảng 22 tuổi, đủ đẹp, hơi mình dây, mặc bộ đồ hơi xì-tin, quần tíc-kê
màu trắng, áo cánh dơi, có thắt nơ, nàng ít nói, khuôn mặt ‘thoát trần’, tính
điềm đạm, nhỏ nhẹ, cặp mắt sáng và ánh lên nét dịu dàng và khiêm tốn, mặt như
cười mà không cười, đôi môi như cười mà không cười. Mình đã từ tốn nói chuyện
với nàng, từ đó mình cũng biết nghề nghiệp, hoàn cảnh, sở thích và nơi ở của
nàng (nhưng không cụ thể địa chỉ), rồi mình cũng đưa cho nàng số điện thoại của
mình, trong thời gian nói chuyện với nàng, được ngắm đôi mắt 'thu hút hồn
người' của nàng một cách si mê, mình cảm thấy như có một tiên nữ ở đâu đi lạc
xuống cõi trần, ngồi bên cạnh mình:
Kìa một nàng Trung Hoa
Răng trắng tinh như là ngà
Nụ cười tươi như hoa thắm
Cô em tha thướt mượt mà.
Lòng tôi thêm vấn vương
Những khi chiều tà nhìn cánh chim qua
Mộng được như đôi chim bay tới chân trời xa
Răng trắng tinh như là ngà
Nụ cười tươi như hoa thắm
Cô em tha thướt mượt mà.
Lòng tôi thêm vấn vương
Những khi chiều tà nhìn cánh chim qua
Mộng được như đôi chim bay tới chân trời xa
… Kìa nàng Trung Hoa xinh
Đôi mắt em như hạt huyền
Nàng nhìn tôi sao không nói
Khiến tôi lo lắng ưu phiền
Lòng tôi như bóng trăng
Sẽ soi bên nàng trong giấc mơ tiên
Để lòng cô say mê mãi khúc ca triền miên (Cánh hồng Trung Quốc - LV Phạm Duy)
Đôi mắt em như hạt huyền
Nàng nhìn tôi sao không nói
Khiến tôi lo lắng ưu phiền
Lòng tôi như bóng trăng
Sẽ soi bên nàng trong giấc mơ tiên
Để lòng cô say mê mãi khúc ca triền miên (Cánh hồng Trung Quốc - LV Phạm Duy)
Cơn mơ chưa dứt thì đến trạm dừng, mình mới vừa bước ra khỏi xe thì Xếp
(lớn hơn mình 10 tuổi) bảo:
- Anh nè, tôi nhờ anh cái này tí nhé, anh làm sao mà mời cái ‘cô đó’ ăn cơm nhé.
Trời, một cô ‘hương thầm’ ngồi cuối xe mà làm cho hầu hết những đàn ông trên xe đều rung động và tò mò. Nhiệm vụ Xếp giao khó quá, mình đâu có phải là chuyên gia tán gái, đâu có dễ gì mà mời một người con gái lạ ăn cơm với chúng mình. Nhưng đã là tiên nữ thì dĩ nhiên phải có ‘phép lạ’, sau khi mọi người đi vệ sinh xong, nàng lại chọn đúng ngay cái bàn mà mọi người đã ‘đăng ký’ (trước đây, chúng tôi thường xuyên đi xe này), thế là chúng tôi bước đến chào hỏi và làm quen với nàng. Xếp nói nhỏ vào tai mình:
- Lần này để tôi bao nhé.
Nàng ít nói, nhưng nói chuyện rất nhỏ nhẹ và tự nhiên, thỉnh thoảng nàng có cái cười nhẹ ‘chết người’, thiệt, nàng mà hơi hé môi cười là tim chúng tôi phải rung nhè nhẹ theo. Bữa ăn đó, được ngồi gần nàng, ai cũng thấy rất thư giãn, thoải mái và hạnh phúc. Khi Xếp trả tiền, nàng nhất quyết đòi trả tiền cho phần ăn của mình, nàng nói:
- Em không muốn mắc nợ ai.
Mình phải đỡ lời:
- Hôm nay các anh mời em, hôm sau em mời lại, mình còn gặp nhau nhiều lần mà (được nàng im lặng đồng ý).
Xe về đến bến xe miền Tây, bạn nàng ra đón (anh/em hay bạn trai gì đó), có một điều lạ là xe máy của nàng chạy theo chiếc xe trung chuyển của mình, nàng tí tí lại ngước mắt nhìn mình, tí tí lại đưa tay vẫy chào tạm biệt, cuộc chia tay ‘lưu luyến’ kéo dài đến… 3 cây số, rồi xe nàng rẽ trái và … biến mất.
- Anh nè, tôi nhờ anh cái này tí nhé, anh làm sao mà mời cái ‘cô đó’ ăn cơm nhé.
Trời, một cô ‘hương thầm’ ngồi cuối xe mà làm cho hầu hết những đàn ông trên xe đều rung động và tò mò. Nhiệm vụ Xếp giao khó quá, mình đâu có phải là chuyên gia tán gái, đâu có dễ gì mà mời một người con gái lạ ăn cơm với chúng mình. Nhưng đã là tiên nữ thì dĩ nhiên phải có ‘phép lạ’, sau khi mọi người đi vệ sinh xong, nàng lại chọn đúng ngay cái bàn mà mọi người đã ‘đăng ký’ (trước đây, chúng tôi thường xuyên đi xe này), thế là chúng tôi bước đến chào hỏi và làm quen với nàng. Xếp nói nhỏ vào tai mình:
- Lần này để tôi bao nhé.
Nàng ít nói, nhưng nói chuyện rất nhỏ nhẹ và tự nhiên, thỉnh thoảng nàng có cái cười nhẹ ‘chết người’, thiệt, nàng mà hơi hé môi cười là tim chúng tôi phải rung nhè nhẹ theo. Bữa ăn đó, được ngồi gần nàng, ai cũng thấy rất thư giãn, thoải mái và hạnh phúc. Khi Xếp trả tiền, nàng nhất quyết đòi trả tiền cho phần ăn của mình, nàng nói:
- Em không muốn mắc nợ ai.
Mình phải đỡ lời:
- Hôm nay các anh mời em, hôm sau em mời lại, mình còn gặp nhau nhiều lần mà (được nàng im lặng đồng ý).
Xe về đến bến xe miền Tây, bạn nàng ra đón (anh/em hay bạn trai gì đó), có một điều lạ là xe máy của nàng chạy theo chiếc xe trung chuyển của mình, nàng tí tí lại ngước mắt nhìn mình, tí tí lại đưa tay vẫy chào tạm biệt, cuộc chia tay ‘lưu luyến’ kéo dài đến… 3 cây số, rồi xe nàng rẽ trái và … biến mất.
Sau đó, mình không được gặp được nàng nữa (mình thường tổ chức hội nghị,
không bắt máy số lạ, nếu nàng nhắn tin thì may ra), nghĩ lại, ôi, lúc đó mình
ngu quá, tại sao mình chỉ cho nàng số đt của mình mà không xin luôn số đt của
nàng! Cứ mỗi lần đi miền Tây, đến trăm lần, nơi các bến xe, mình dõi mắt tìm
nàng trong vô vọng, không lẽ ‘anh không được gặp em lại lần nữa hay sao, hỡi ‘thiên
thần bé nhỏ’’.
Năm sau, rồi năm sau nữa, nhiều lần Xếp nhớ, Xếp hỏi:
- Anh có gặp lại cô ấy không?
Năm sau, rồi năm sau nữa, nhiều lần Xếp nhớ, Xếp hỏi:
- Anh có gặp lại cô ấy không?
... Ai cũng có cảm tình, cũng nhớ, cũng thương cô
‘hương thầm’ đó, đọc câu chuyện này, em ‘hương thầm’ ơi, các anh nhớ ‘thiên
thần bé nhỏ’ lắm, không biết có lúc nào em nhớ đến các anh không...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét