(Hình chỉ có tính chất minh họa)
Em xây nhà bằng mơ
Anh xây nhà bằng thơ
Chiều mưa rơi nhè nhẹ
Em bỗng thấy thẫn thờ
Em có tin là thật
Một ngày nào sẽ gặp
Con sóng nhẹ vỗ bờ
Cát mềm say ôm ấp
(NGLB)
Anh xây nhà bằng thơ
Chiều mưa rơi nhè nhẹ
Em bỗng thấy thẫn thờ
Em có tin là thật
Một ngày nào sẽ gặp
Con sóng nhẹ vỗ bờ
Cát mềm say ôm ấp
(NGLB)
Mới đây, trên một chuyến xe đò đường dài, mình nghe một phụ
nữ phát biểu vài cảm tưởng hơi kỳ lạ về ‘Tàu’ (chỉ có tính cách cá nhân), mình xin ghi lại cho các blogger
tham khảo (phần 3). Lưu ý rằng
mình sẽ không đi sâu vào vấn đề ‘văn hóa’ hay ‘văn minh’ mà để dành cho các nhà nghiên cứu.
1. Về khái
niệm ‘văn hóa’, có hơn 164 định nghĩa khác nhau. Ví dụ: ‘Văn hóa là bao
gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy, văn hóa bao gồm cả hai
khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và
các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện, v.v... Cả hai
khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là một phần của văn hóa
(Wikipedia)’.
Khái niệm
‘văn hóa’ không đồng nhất với khái niệm ‘văn minh’. Về việc phân loại nền văn minh
thế giới thì có nhiều cách tiếp cận khác nhau mà các blogger có thể dễ
dàng tìm trong Google. Nói
chung,
có 8 nền văn minh lớn như sau: nền văn minh Ai Cập cổ đại, nền văn minh
Hy Lạp, nền văn minh La Mã, nền văn minh Tây Á, nền văn minh Ấn Độ, nền
văn minh Trung Hoa, nền văn minh Maya và nền văn minh Andes (Wikipedia). Tuy nhiên, việc phân loại này là rất ‘hàn lâm’ mà mình thử kiểm tra ngoài quán cà phê
với một số blogger, chả có ai nhớ sự phân loại này cả!
Để cho dễ hiểu hay dễ nhớ, một cách nôm na, mình chỉ nêu lên
‘các nền văn hóa lớn mà ta có thể cảm
thấy ‘hơi thở’ hiện đại của chúng trong các entry của chúng ta’ mà thôi, đó
là: văn hóa Hy-La cổ đại (văn hóa Hồi giáo, Trung Đông hay Lưỡng Hà), văn hóa
Ấn Độ, văn hóa Trung Hoa (văn hóa phía Bắc sông Dương Tử), văn hóa Châu Âu, văn
hóa Mỹ Latinh, văn hóa ‘khu vực Nga’ (hay Liên Xô cũ)…
(Nét văn hóa Nga)
Cần thấy rằng việc ảnh hưởng 4 nền văn hóa nêu trên cùng thì
quá rõ ràng, nhưng nếu ta đã biết Heidegger, Henry Miller, Hemmingway, Jack
London, O. Henry, Marquez… là ta đã ảnh hưởng văn hóa Mỹ Latinh rồi đó, còn ta
biết Tsê-khốp, Đốt-tôi-ép-ski, Lép Tôn-xtôi, Goóc-ki, Sô-lô-khốp, Ai-ma-tốp,
Páp-lốp, Xi-ôn-cốp-xki… là ta ảnh hưởng văn hóa ‘khu vực Nga’ rồi đó.
(Nét văn hóa Hàn Quốc)
Ngoài ra, ta hay đi du học ở Singapore, Úc, Anh, Mỹ, Hà Lan,
Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Tàu hay Nga/Ucraina/Đông Âu
(trước đây)… nên việc ảnh hưởng văn hóa của các nước đó và khu vực lân cận là
không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, việc đi du học Nga bị hạn chế vì nền khoa học
và kinh tế Nga hiện nay là không… tiên tiến nhất!, tương tự, người ta không
thích lắm việc đi du học bên Tàu vì văn hóa và khoa học Tàu ngày nay không phải
là… tiêu biểu trên thế giới.
Đau rồi khắc buông
Buông rồi... đau hơn
Hãy cứ dỗi hờn
Như ngày mới gặp
Buông rồi... đau hơn
Hãy cứ dỗi hờn
Như ngày mới gặp
Say thì say luôn
Đời lắm muộn phiền
Yêu người như điên
Giấc thiền ngây ngất
(NGLB)
Đời lắm muộn phiền
Yêu người như điên
Giấc thiền ngây ngất
(NGLB)
2. Đối với các độc giả nước ta, đặc biệt là các blogger, thì
chúng ta bị ảnh hưởng văn hóa Tàu khá nhiều, đó là một sự thật. Chẳng hạn nói
Tào Tháo, Tôn Ngộ Không, Khổng Minh, Đường Minh Hoàng - Dương Quý Phi, Tiêu
Phong, Dương Quá - Tiểu Long Nữ, Lý Tiểu Long, Lý Bạch/Đỗ Phủ, Lỗ Tấn, Kim Dung… thì
hầu như ai cũng biết không nhiều thì ít.
(Nét văn hóa Tàu)
Khi mình viết các entry về ‘Ai sa lưới tình?’, bạn ‘Cỏ may’
có thắc mắc là ‘tại sao bài nào anh cũng thống kê các lượt người đọc?’. Thì như
thế này, mặc dầu các số liệu thống kê không có tính chất đại diện cho số đông,
nó tùy thuộc vào độ hấp dẫn của bài viết và sẽ thay đổi theo thời gian, nhưng tạm
thời qua thống kê này, mình có thể biết được độc giả thích gì, thích cái nào
nhiều…
Nếu anh không đến gặp nàng
Thì đâu có phải mơ màng hôm nay
Lá vàng rụng ở ngoài kia
Bằng lăng tím ấy, ai say đắm tình
Anh cùng em ngắm bình minh
Nhưng anh chỉ ngắm dáng hình em thôi
Đừng van em nữa anh ơi
Tí nữa mưa tạnh, em mời măm măm
(NGLB)
Thì đâu có phải mơ màng hôm nay
Lá vàng rụng ở ngoài kia
Bằng lăng tím ấy, ai say đắm tình
Anh cùng em ngắm bình minh
Nhưng anh chỉ ngắm dáng hình em thôi
Đừng van em nữa anh ơi
Tí nữa mưa tạnh, em mời măm măm
(NGLB)
Phải
nói rằng những chuyện tình cảm/‘sa lưới tình’ của Tàu,
sau đó là Hàn quốc hay Nhật Bản là rất phù hợp với văn hóa và tâm lý
người VN.
Trong các blog hay trên mạng, không thiếu gì các bài viết về Tiểu
Long Nữ - Dương Quá, Quách Tĩnh - Hoàng Dung, Lệnh Hồ Xung - Doanh
Doanh, A Châu/A Tử… hay phim như ‘Oshin’, ‘Truyền thuyết một vị vua’,
‘Ngôi nhà
hạnh phúc’, ‘Truyền thuyết Joo Mong’…
Theo
thống kê ở đầu entry thì:
- các
blogger thích đọc chuyện/phim Tàu nhiều hay ảnh
hưởng văn hóa Tàu nhiều, ví dụ
như entry về Đường Thái Tôn - Dương Quý Phi, Trư Bát Giới, Tạ Tốn, Đoàn Chính Thuần...
(Nét văn hóa phương Tây)
- rồi
các blogger quan tâm đến
văn hóa Châu Âu, rồi Hy-La…, ví dụ như entry về Cleopatra,
Napoleon, Đông Gioăng, thần Dớt…
(Thần Dớt - Nét văn hóa Hy-La cổ đại)
- đặc
biệt các blogger thích đọc các chuyện ‘thời trang’ của nước ta, tức là những
chuyện xảy ra trong vòng 50 năm đổ lại đây, ví dụ như entry về Nam Phương/Bảo Đại, Bùi Giáng, Ngô Thụy Miên, Minh Hằng…, nhưng ít
người thích đọc hay quan tâm
đến các chuyện thời Đinh-Lê-Lý-Trần-Lê-Nguyễn hay tiểu thuyết Mỹ Latinh!
(Nét văn hóa Việt nam)
3. Nói chung, đọc truyện/xem phim
Tàu, mình rất mến, rất muốn kết bạn, thậm chí yêu những nhân vật như Tiêu
Phong, Dương Quá - Tiểu Long Nữ, Trương Vô Kỵ - Triệu Minh, Quánh Tĩnh - Hoàng Dung,
Lệnh Hồ Xung - Doanh Doanh, Sở Lưu Hương/Lục Tiểu Phụng, Hoàng Phi Hồng, Trần
Chân, Lý Tiểu Long, Phương Thế Ngọc…
Ôi, em nào có lỗi gì
Em chỉ có lỗi bởi vì em xinh
Thu còn đậu ở ngoài sân
Mưa rơi ướt tóc, mưa gần, mưa xa
Nhớ người vóc dáng mượt mà
Nhớ người ẩn hiện chiều tà mênh mang
Xa xa một chút nắng tàn
Chờ em lâu quá, nắng tan mất rồi
(NGLB)
Em chỉ có lỗi bởi vì em xinh
Thu còn đậu ở ngoài sân
Mưa rơi ướt tóc, mưa gần, mưa xa
Nhớ người vóc dáng mượt mà
Nhớ người ẩn hiện chiều tà mênh mang
Xa xa một chút nắng tàn
Chờ em lâu quá, nắng tan mất rồi
(NGLB)
Tất nhiên chuyện Tàu thì lắm
người khen, thiếu gì người sau này còn tiếc… Dương Quý Phi, thiếu gì người vẫn
còn rất thông cảm với A Tử, Nhạc Linh San, Tiểu Siêu…, thiếu gì người vẫn còn
‘nể’ Tào Tháo hay Khổng Minh, thiếu gì người yêu hình tượng Tiêu Phong, Dương
Quá hay Quách Tĩnh, thiếu gì người vẫn thường nhắc đến Tề Thiên Đại Thánh hay
Trư Bát Giới…
(Khổng Tử)
Nhưng nay đọc trên mạng, nhiều
blogger dùng từ ‘Tàu khựa’, ‘Tung Của’, ‘quân tử Tàu’…, ngoài ra, thế hệ trẻ
ớn lạnh khi nghe từ ‘văn hóa Khổng-Mạnh’! Có các lời bình trong blog, mặc dù mình
chỉ đọc thoáng quá và không quan tâm, nhưng cũng có lúc làm mình để ý. Sau đây,
mình thử lục lọi trong blog thì có các comment sau:
- Anh
có vẻ am hiểu nhiều về truyện của Tung Của nhỉ? hì hì, em thì ghét xem phim
hay truyện bạo lực lắm anh ạ… (Bình Minh 4568, 18:39 31 thg 8 2012, trong entry Lệnh Hồ Xung)
- Cái hay trong tác phẩm Kim Dung là không có gì tuyệt đối - võ công cũng thế! thiên ngoại hữu thiên - nhân ngoại hữu nhân. (SoKyHa, 11:57 31 thg 8 2012, trong entry Lệnh Hồ Xung)
- Hỏng thích người đẹp Trung Hoa đâu... (Lam hoai Thu thuy, 15:49 5 thg 9 2012, trong entry A Tử)
- Cuối cùng Tiêu Phong và A Châu cũng phải bỏ cuộc tham quan du lịch Hoàng Sa và Trường Sa vì cái gì hổng phải của Trung Cúa Rấn (?) thì không HẢO HẢO... (phuongdh007, 23:55 28 thg 7 2012, trong entry Tiêu Phong và A Châu)
- Giá mà ai đó cũng có cách suy nghĩ và hành động na ná như Tiêu Phong ca ca thì đó là phúc lớn cho Biển Đông vậy...!!!! (Chiều Tím, 23:21 27 thg 7 2012, trong entry Tiêu Phong và A Châu)
- Tiêu-A vui gắn chuyện ngày xưa
Chớ còn Đại Hán của bây giờ
Nào đâu có chuyện ‘quay về’ bỏ
‘Lưỡi bò 9 đoạn’, chốn ‘Tam Sa’?! (Điếc không sợ súng, 16:39 28 thg 7 2012, trong entry Tiêu Phong-A Châu)
- Bác Đoàn này có một cái tên Hàn Quốc khác là: ‘Chơi Xong Dong’! Bác này thuộc loại phụ nữ thời nay ghét nhất... (SoKyHa, 15:42 24 thg 7 2012, trong entry Đoàn Chính Thuần)
- Cái hay trong tác phẩm Kim Dung là không có gì tuyệt đối - võ công cũng thế! thiên ngoại hữu thiên - nhân ngoại hữu nhân. (SoKyHa, 11:57 31 thg 8 2012, trong entry Lệnh Hồ Xung)
- Hỏng thích người đẹp Trung Hoa đâu... (Lam hoai Thu thuy, 15:49 5 thg 9 2012, trong entry A Tử)
- Cuối cùng Tiêu Phong và A Châu cũng phải bỏ cuộc tham quan du lịch Hoàng Sa và Trường Sa vì cái gì hổng phải của Trung Cúa Rấn (?) thì không HẢO HẢO... (phuongdh007, 23:55 28 thg 7 2012, trong entry Tiêu Phong và A Châu)
- Giá mà ai đó cũng có cách suy nghĩ và hành động na ná như Tiêu Phong ca ca thì đó là phúc lớn cho Biển Đông vậy...!!!! (Chiều Tím, 23:21 27 thg 7 2012, trong entry Tiêu Phong và A Châu)
- Tiêu-A vui gắn chuyện ngày xưa
Chớ còn Đại Hán của bây giờ
Nào đâu có chuyện ‘quay về’ bỏ
‘Lưỡi bò 9 đoạn’, chốn ‘Tam Sa’?! (Điếc không sợ súng, 16:39 28 thg 7 2012, trong entry Tiêu Phong-A Châu)
- Bác Đoàn này có một cái tên Hàn Quốc khác là: ‘Chơi Xong Dong’! Bác này thuộc loại phụ nữ thời nay ghét nhất... (SoKyHa, 15:42 24 thg 7 2012, trong entry Đoàn Chính Thuần)
...Rồi câu chuyện trên đường đi dưới
đây làm mình càng để ý. Như
đã mở đầu, trên xe đò, phụ nữ đó nói:
-‘Với các nước trên thế giới, em
thích nước nào cũng được, trừ Tàu’.
Cô còn nói:
-‘Trong mấy năm gần đây, họ càng
làm mất uy tín đối với em, bây giờ em không tin họ nữa’ (!)
Cô nói tiếp:
-‘Trước
đây em hay đi du lịch, trong đoàn thường có người Tàu (Việt gốc Hoa hay Hoa
kiều từ các nước khác về). Họ rất thiếu văn hóa, lên xe nói chuyện rất to, át
cả lời hướng dẫn viên, không xếp hàng, chen lấn & hay trễ giờ!
Tại Trung Quốc (Bắc Kinh) thì nhân viên ngân hàng không giao tiếp bằng tiếng Anh (họ bảo tồn ngôn ngữ của họ hay vì họ tự hào rằng nước nào cũng có người Tàu??? nên không cần học ngôn ngữ khác???).
Mới đây thôi, trong chương trình Masterchef US, tại vòng thi đầu tiên có một thí sinh người Tàu đã có một nhận xét (sorry! theo em là) rất ‘láo’ mà giám khảo cuộc thi phải lên tiếng là quá ‘tự tin’ (Tự tin trong ngoặc kép anh nhé).
Tóm lại ngoài những nhân vật anh hùng được xây dựng trên phim ảnh, em cực kỳ không thích người Tàu’.
Tại Trung Quốc (Bắc Kinh) thì nhân viên ngân hàng không giao tiếp bằng tiếng Anh (họ bảo tồn ngôn ngữ của họ hay vì họ tự hào rằng nước nào cũng có người Tàu??? nên không cần học ngôn ngữ khác???).
Mới đây thôi, trong chương trình Masterchef US, tại vòng thi đầu tiên có một thí sinh người Tàu đã có một nhận xét (sorry! theo em là) rất ‘láo’ mà giám khảo cuộc thi phải lên tiếng là quá ‘tự tin’ (Tự tin trong ngoặc kép anh nhé).
Tóm lại ngoài những nhân vật anh hùng được xây dựng trên phim ảnh, em cực kỳ không thích người Tàu’.
(Hình chỉ có tính chất minh họa)
Lúc đầu mình hơi ngạc nhiên,
nhưng theo các ý kiến của một số hành khách ngồi chung quanh thì cô ta nói… có
lý. Điều này cũng làm cho mình cảm
thấy ngần ngại khi viết entry nói về ‘họ’, và cảm thấy uy tín của các vị được
gọi là ‘anh hùng Trung Hoa’ không còn được như xưa nữa. Tại sao? Vấn đề rất khó
lý giải, mình sẽ tham khảo các ý kiến của các blogger sau khi đăng tải, và các
ý kiến của các bạn sẽ được đưa vào entry này.
Đi qua những muộn màng
Bước đến những hoang mang
Đi, về, cũng chỉ vậy
Tình ta mãi lang thang
Bắt đầu rồi em ơi
Thu đã đến bên đời
Nắng vàng nhường mây trắng
Hoàng hôn đang buông lơi
(NGLB)
Bước đến những hoang mang
Đi, về, cũng chỉ vậy
Tình ta mãi lang thang
Bắt đầu rồi em ơi
Thu đã đến bên đời
Nắng vàng nhường mây trắng
Hoàng hôn đang buông lơi
(NGLB)
‘Theo em, từ lời nhận xét của cô hành
khách, anh có thể viết một câu chuyện vui như vậy dễ gợi suy ngẫm trong lòng
bạn đọc (ý kiến của một blogger)’. Và nói chung, hôm qua mình có cảm
xúc của ngày hôm qua, hôm nay có cảm xúc của ngày hôm nay, rồi ngày mai lại có
cảm xúc của ngày mai, chưa biết mình sẽ có cảm xúc về vấn đề gì…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét