Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

394. Chùm thơ 'Sử Việt'

LTS: Bài thơ này để giúp một số sinh viên/blogger dễ nhớ sử Việt, trong đó LB chỉ lên các mốc sử chính.
Thời đại Hồng Bàng
Thế kỷ hai mươi chín, trước Công Nguyên
Có Kinh Dương Vương, dựng nước mình
Văn Lang thời cuối, Mỵ Nương đó (*)
Âu Lạc lao đao, chuyện 'nỏ thần' (*)

Triết lý Bách Việt
Đã tồn tại triết lý Âm Dương (*)
Sinh ra Tam Tài, vượng Ngũ Hành,
Biến hóa khôn lường sinh vạn vật
Biết là triết Việt, Khổng Tử nhường (*)

Hai Bà Trưng
Rồi vài mươi năm sau Công Nguyên
Tô Định làm Hai Bà nỗi ‘điên’ (*)
Đánh y chạy biến về Nam Hải
Còn dấu tích Cột đồng Mã Viện (*)

Bà Triệu
Thế kỷ thứ ba, thời Tôn Quyền (*)
Dáng huyền nổi giận tưng bừng biển
‘Bà’ cưỡi sóng chém Kình tan tác (*)
Tiết Kính Hàn xấc bấc xang bang (*)

Ngô Quyền
Thế kỷ thứ mười, có Ngô Quyền (*)
Ở sông Bạch Đằng, cắm chông nghiêng
Quân Nam Hán nhào vô hấp tấp
Bập phải chông ngầm, lính thăng thiên
Lê Hoàn
Năm mươi năm sau, có Lê Hoàn (*)
Nàng ‘Dương’, giận quân Tống bạo tàn (*)
Giết Hầu Nhân Bảo tơi bời máu (*)
Máu nửa quân Tàu, máu không tan

Trần Hưng Đạo
Rồi thế kỷ mười ba, nhà Nguyên
Đã từng làm Bát-đa, Mát-xcơ-va phải ngã nghiêng
Đến Bạch Đằng Giang mùi khổ ải (*)
Bao nhiêu lính Tàu phải lên tiên

Lê Lợi
Thế kỷ mười bốn, huyện Thọ Xuân (*)
Nguyễn Trãi, Lê Lợi, ẩn Lam Sơn
Mười năm tan tác quân Minh đó
Bình Ngô Đại Cáo, quỷ giận hờn
*Nguyễn Huệ
Thế kỷ mười chín, xuất Tây Sơn (*)
Càn Long tưởng giỏi, quá mặt lờn (*)
Nguyễn Huệ bảy ngày, xơi cả lũ
Sĩ Nghị hồn tan, chết cả đàn (*)

Chuyện ngày nay
Thế kỷ hai mốt, chuyện biển Đông
Ai đó lang thang đụng phải rồng (*)
Chớ nên láu táu - Càn Long đó
Một chốn hư vô, hứa hẹn lòng.
-------------------
A. Chú thích (*):
-Mỵ Nương: có 2 truyền thuyết về Mỵ Nương: 
1.chuyện Sơn Tinh-Thủy Tinh, đời Hùng Vương thứ 18 (Hùng Duệ, khoảng đầu thế kỷ thứ 3 TCN), nhà nước Văn Lang tồn tại đến năm 258TCN!
2.chuyện Trọng Thủy-Mỵ Nương (Mỵ Châu) hay chuyện 'nỏ thần', đời An Dương Vương,  nhà nước Âu Lạc tồn tại đến năm 208TCN (sử ta) hay 179TCN (sử Tàu)
-Âm-Dương: Triết lý của dân Bách Việt (Việt Nam) từ thời đại Hồng Bàng, xuất phát từ chữ Yang (= thần, hay dương) của người Mường ở Thanh Hóa, và chữ Yin (= mẹ, hay âm) của người Chàm ở miền Trung…
-Khổng Tử nhường: Kinh Thư - Bản dịch của Trần Lê Sáng và Phạm Kỳ Nam - tr. 228-229). Lời ghi chú của Khổng An Quốc chứng minh: Khổng Tử là thừa kế cái văn hóa của dân Bách Việt… (xem entry 305, đường dẫn bên dưới)
-Hai Bà: Hai Bà Trưng khởi nghĩa chống quân Hán năm 41 SCN
-Cột đồng Mã Viện: năm 43 SCN, nhà Hán dựng Cột đồng Mã Viện để ‘hù’ dân ta
-Tôn Quyền (182-252): vua Đông Ngô, thời Tam Quốc
-'Bà': Bà Triệu (tức Triệu Thị Trinh) muốn chém cá Kình nơi biển Đông, khởi nghĩa chống quân Đông Ngô, năm 248
-Tiết Kính Hàn: tướng của nhà Đông Ngô
-Xấc bấc xang bang: thành ngữ miền Nam, ý nói ba chân bốn cẳng mà chạy hộc gạch (thở không ra hơi)
-Ngô Quyền: đánh tan quân Nam Hán năm 938 - chiến thắng Bạch Đằng Giang.
-Lê Hoàn: đánh tan quân Tống năm 981
-Nàng 'Dương': Thái hậu Dương Vân Nga, vợ của Lê Hoàn
-Hầu Nhân Bảo: tướng của nhà Tống
-Bạch Đằng Giang: chiến thắng Bạch Đằng Giang năm 1287 (ba lần đánh tan quân Nguyên-Mông vào năm 1257, 1259 và 1287).
-(huyện) Thọ Xuân: Thanh Hóa, nơi xuất phát của Lê Lợi/Nguyễn Trãi, và khởi nghĩa Lam Sơn năm 1418-1427
-Tây Sơn: nơi sinh của Nguyễn Huệ - thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, Bình Định.
-Càn Long: sinh 1711-1799, quân của y bị Nguyễn Huệ đánh tan ngay dịp Tết Kỷ Dậu năm 1789
-Tôn Sĩ Nghị: bị Nguyễn Huệ tấn công vào thành Thăng Long bất ngờ vào rạng sáng mồng 5 Tết, y phải vất cả ấn tín chạy trốn, quân Tàu chen nhau qua cầu phao (sông Hồng), cầu sập, chết vô số kể.
-rồng: con Rồng cháu Tiên

3 nhận xét:

  1. Thế kỷ mười chín, xuất Tây Sơn (*)
    Càn Long tưởng giỏi, quá mặt lờn (*)
    Nguyễn Huệ bảy ngày, xơi cả lũ
    Sĩ Nghị hồn tan, chết cả đàn (*)

    Trả lờiXóa
  2. Trả lời
    1. Cái này là... thơ,
      trước đây, ba và chú của mình (là thầy giáo) có làm một tập thơ lục bát về Sử Việt, tiếc thay không còn lưu lại nữa, híc...,
      thank bạn, chúc tối vui.

      Xóa