Thứ Ba, 28 tháng 3, 2017

916. Suy nghĩ về tin đồn 'vụ đứng sau phim Kong'

họ cũng không điên gì mà quảng cáo giùm Mỹ cái con ‘Kong’ tình cảm, có tính thiện, vị tha, ghét cái ác, bảo vệ kẻ yếu, là ‘tương đương’ các Lucky Luke, Batman, Superman, Spiderman, và là thần tượng của người Mỹ...


Ngàn xa, chợt ngoảnh, ngàn xa mỏi
Ta tưởng thiên đường ở chốn nao
Ngờ đâu lại ở ngay trước cổng

Ta thảnh thơi đời, hoa cỏ rơi

1
Tối nay, tôi có đọc được bài 'Bóng ma nào đàng sau lưng ‘Kong’?' của nhà báo Mạnh Kim nào đó!, mà thiết nghĩ là các bạn nên đọc hết, đọc chi tiết, nếu được! (xem dường dẫn bên dưới). Chắc tôi chưa từng 'say no' (nói không) với anh, nhưng lần này tôi cho bài viết của anh chỉ là một ‘nguồn tin... đáng tham khảo!’, vì cảm thấy dường như anh nói không đúng lắm (chứ không phải là sai), lý do là nó có phần 'thiên hữu'!
Nhân tiện, tôi tạm giải thích theo tôi thế là 'thiên tả' và 'thiên hữu'. 'Thiên tả' thường được hiểu là 'cào bằng' sự việc, là 'yêu nhau yêu cả đường đi', nên cái gì mà mình thích thì thường đều cho là hay, là đúng cả, và cái này nếu thái quá thì sẽ dẫn đến xóa nhòa chân lý! 'Thiên hữu' thường được hiểu là cực đoan, phân biệt, là 'ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng', nên thấy cái mà mình ghét thì cái nào cũng là xấu, là sai cả, nên sẽ đi đến phủ định sạch trơn, cái này nếu thái quá thì sẽ dẫn đến cái được gọi là 'độc tài toàn trị'! Thường, đa số những nhà chính trị đều là loại 'cực hữu', vì cực đam mê quyền lực cá nhân nên bất chấp mọi thủ đoạn và sẵn sàng hy sinh bất cứ thứ gì, thậm chí là hy sinh cả 'lão bá tánh'; còn thiểu số 'thiên tả' mà nếu có chừng mực, không thái quá thì có thể trở thành những 'minh quân'!.. Ngoài ra, những tên ‘tư bản thiêu thân’ nào đó đang ở trên sao… Hỏa thì vừa ‘cực tả’ trong lời nói, đồng thời vừa ‘cực hữu’ trong hành động, không biết thế nào mà lần!
*
Đáng lẽ tôi viết bài này với tiêu đề là 'Nhận xét về tin đồn vụ đứng sau phim Kong', nhưng đổi 'nhận xét' là 'suy nghĩ', bởi tôi không đủ trình độ để 'nhận xét', quan trọng hơn, bởi tôi tôn thờ vị thần... 'cảm tính về nhận thức' (khác với 'nhận thức cảm tính') là một ‘phương pháp tiếp cận vượt qua lý tính thuần túy’ - không phải là một sáng tạo gì của các bậc thầy về trước, mà các bạn có thể dễ dàng vào Google để xem phim 'Người thực thi công lý'* (do Denzel Washington đóng - một trong những diễn viên mà tôi yêu thích) thì sẽ thấy rằng anh ta hành động chủ yếu là dựa theo bản năng, tình cảm cá nhân, độc lập, tự quyết định chân lý, đúng-sai, không theo sự 'chỉ đạo' của bất cứ ai hết; nó hoàn toàn ngược lại với tên 'Cận vệ Trung Nam Hải'* cứng  nhắc người TQ là Lý Liên Kiệt (cũng là một trong những diễn viên mà tôi yêu thích)... Và nếu không nhầm thì nữ diễn viên chính xuất sắc trong phim truyền hình (phim ‘Tuổi thanh xuân’, giải ‘Cành cọ vàng 2016’) là Nhã Phương cách đây mấy hôm trên ti-vi có phát biểu:
- ‘Em rất thích sống và hành động theo bản năng…’!
*
Phải nói là, thú thật, tôi không có thì giờ xem phim hay đọc sách (kể cả chơi blog hay facebook). Ví dụ trong đời tôi chỉ xem cuốn 'Ngư ông và biển cả' có 2-3 lần thôi, một lần để thuyết trình 5' cho ông thầy tiếng Anh, một lần - hơn 10 năm sau - xem lại thử nó có 'hay' thiệt như người ta nói không?, nó không hay!; nhưng nay tôi... lớn rồi, tôi mới biết nó 'hay' không phải bởi vì văn chương hay nội dung, mà vì câu chuyện tưởng chừng như 'thực dụng' - ông lão quyết tâm đánh được con cá mập to nhất, lại được Hemingway nâng lên đến tầng mức 'hiện sinh' như thế! - vui là chính, thăng hoa là chính, mà không cần biết kết quả là... vĩ đại hay tầm thường!, ha..ha... Cũng vậy, tôi chưa xem toàn bộ phim 'Kong - Đảo Đầu Lâu', mà chỉ 2-3 lần xem qua cái 'trailer' (tạm gọi là nhạc phim và giới thiệu những cảnh phim chính) của nó và phim 'Kong và người đẹp'... Qua vụ 'Mạnh Kim', tôi buộc phải xem lại cái trailer của phim này...
Tại sao? Bởi vì nếu mỗi ngày, ví dụ, nếu tôi tiếp xúc với 10 người, thì ai cũng bảo 'đọc sách này hay nè', 'xem phim này hay nè', 'entry hay stt này hay nè, anh đọc chưa?'..., và nếu ai nói mà tôi cũng làm thì chết... mịa đi cho rồi, hay chí ít thì cũng trở thành... thằng điên:
- Tôi phải có lập trường của tôi, chỉ đọc cái gì hay xem cái gì mà tôi thấy thực sự cần thiết!... Và bởi vì tôi quan niệm sống là thấy 'thiên đường' trong từng bước đi nhỏ, từng hơi thở nhỏ, từng hành động nhỏ…


2
Trước khi có vài ‘suy nghĩ’, tôi xin giới thiệu một đoạn trên mạng tóm tắt về phim ‘Kong’ mà, mặc dù người viết Phương Linh lồng vào đó một cú ‘lề phải’ ngon ơ!, tôi cho là đơn giản… nhất và dễ hiểu… nhất:
- ‘Năm 1973, hàng loạt hình ảnh vệ tinh gửi về cho thấy sự tồn tại của một hòn đảo bí ẩn nằm ở vùng biển Thái Bình Dương có mật danh ‘đảo Đầu lâu’. Chúng lập tức thu hút sự chú ý của hai thành viên thuộc tổ chức Monarch là Bill Randa và Houston Brooks… Hai người nhanh chóng tập hợp đội ngũ bao gồm chuyên gia dẫn đường James Conrad nhiếp ảnh gia chiến tranh Mason Weaver, chỉ huy Preston Packard cùng binh lính của ông, và một số khoa học gia, để bay tới đảo Đầu lâu trong khoảng thời gian dự kiến rất ngắn. Song, ngay khi tới nơi, tất cả lập tức chạm trán King Kong cùng nhiều loài sinh vật ghê rợn khác. Họ mau chóng bị tan đàn xẻ nghé. Mỗi nhóm phải tìm cách tự di chuyển tới điểm tập kết, với hy vọng mong manh có thể thoát khỏi chốn địa ngục trần gian với muôn vàn cạm bẫy. Chuyến hành trình tưởng như ngắn ngủi bỗng chốc trở nên dài như vô tận… Từng nhân vật con người cứ thế ngã xuống, theo đủ cách bi thảm khác nhau…’ (news.zing.vn).
Và cuối cùng là ‘Trong khi đi đến con đường phía trước, Conrad và Weaver đối xử với Kong một cách thân thiện hơn…, thuyết phục những người lính khác để cho Kong sống, nhưng Packard giận dữ từ chối, và nằng nặc muốn trả thù cho những người đàn ông đã bị giết của mình…  Trong khi Packard cố gắng kích nổ chất nổ, nhưng Kong chống lại được và giết chết anh ta. Vì bị thương, nên Kong bị quái thú bò sát ‘Ramarak’ áp đảo, sau đó đuổi theo những người sống sót khi họ đang chạy về phía bờ… Kong trở lại để giải cứu họ và nhờ được hỗ trợ bởi con người, cuối cùng Kong cũng chiến đấu thắng và giết chết Ramarak. Nữ phóng viên Weaver bị văng xuống sông do một vụ nổ, nhưng sau đó được cứu bởi Kong. Sau khi đánh bại được quái thú đầu bảng ‘Skullcrawlers’, Kong cho phép những người còn sống sót rời khỏi. Một thời gian sau, Marlow trở về nhà và đoàn tụ với vợ mình và gặp con trai vừa mới sinh lần đầu tiên...' (wikipedia).
*
Với một trực giác có thể nói là cực nhạy bén về ‘vấn đề Tê Cu’ (cười), nhưng khi xem qua phim ‘Kong’ mấy lần, tôi thấy:
1) Dường như hoàn toàn không có ‘yếu tố TQ’ gì trong đó!, cụ thể là toàn tiếng ‘Mỹ’, chả có tí tiếng Hoa nào - thậm chí là một cái biểu ngữ nhỏ…, bất chấp ‘Trong trường hợp ‘Kong’, Warner Bros là nhà phát hành. Nơi bỏ vốn sản xuất và có vai trò quyết định gần như tất cả, từ đạo diễn, casting, đến chọn cảnh… là Legendary và Tencent Pictures (Đằng Tấn ảnh nghiệp) của Trung Quốc’ (Mạnh Kim);
2) Tôi thấy mấy chiếc máy bay trực thăng và những người lính Mỹ (trong đó có Samuel L. Jackson - thường đóng đủ vai chính, tà trong các phim hành động Mỹ và cũng là diễn viên mà tôi yêu thích), mà chỉ làm tôi nhớ lại cảnh tượng gần như y hệt vậy vào năm 1965, khi chiếc máy bay trực thăng và vài anh lính Mỹ tải gia đình tôi ra khỏi vùng đang có chiến sự đến một trại tị nạn ở Hòa Khánh (mà mấy tháng sau đó tôi chuyển ra thành phố Đà Nẵng và cả đời chả gặp lại họ nữa!)…, tóm lại, phim này không gây ra trong tâm trí tôi bất cứ hình ảnh nào về mấy tay lính Tàu cả!;
3) Việc có Cảnh Điềm, dù là ‘người đẹp sinh năm 1988 được cho là quan hệ thân thiết với tỷ phú Vương Kiện Lâm và được ‘chống lưng’ ở làng giải trí’ (giaitri.vnexpress.net), thì vai trò của nàng không vì thế mà nổi bật; thật vậy, tôi có đọc cả chục bài tường thuật của giới bình luận phim bên TQ (đang chiếu bên ấy) thì tuyệt đại đa số họ khen phim ‘Kong’ là có lồng cảnh tuyệt đẹp, kỹ xảo điện ảnh tốt, cho nó 6,8 điểm (trên 10), và chê Cảnh Điềm tơi bời hoa lá!;
4) Có lẽ quan trọng hơn, nên nhớ là các vị lãnh đạo lớn nhỏ của Tê Cu nay vì một lý do nào đó mà quá tự hào dân tộc đến mức ‘cực hữu’!, và họ, nghe nói là từ thời ông Tập, đã ý thức được sự quan trọng của ‘quyền lực mềm’, nên mỗi năm chi ra 10 tỉ USD cho việc này, nên thiết nghĩ là họ không điên gì, thay vì TROLL (dìm hàng) Mỹ - kẻ thù số một của họ!, lại làm nổi bật lên những người lính Mỹ với ‘vũ khí hiện đại’ và ‘có tác phong nghiêm chỉnh, kỷ luật, táo bạo và chiến đấu… tốt’!; họ cũng không điên gì mà quảng cáo giùm Mỹ cái con ‘Kong’ tình cảm, có tính thiện, vị tha, ghét cái ác, bảo vệ kẻ yếu, là ‘tương đương’ các Lucky Luke, Batman, Superman, Spiderman, và là thần tượng của người Mỹ, thậm chí là của người Nhật, Hàn - những kẻ thù số… một của họ!; và cũng vì cái tinh thần ‘quá tự hào dân tộc’ có tính… ích kỷ này mà thiết nghĩ là họ chả điên gì mà quảng bá cho cái hình ảnh ‘tuyệt đẹp’ của VN đâu!, nghĩ lại xem, mấy ngàn năm nay họ đã ‘xin lỗi’ hay ‘khen’ ta những cái gì!, chứ được như các ông Clinton, Biden, Obama vinh danh Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Du, Phan Chu Trinh, Văn Cao, Ngô Bảo Châu*…thì còn may!...
*
Tôi cho rằng câu ‘chủ quyền biển Đông, vấn đề ‘Một Trung Quốc’ đối với Đài Loan… (TQ) luôn phải tránh né’ (Mạnh Kim) là một phát biểu không đúng lắm, vì dường như TQ không những không ‘tránh né’ mà còn rất là… già mồm!
Tôi cho rằng câu ‘Bằng việc sản xuất ‘Kong’ tại Việt Nam, Wanda đã ‘mua’ được thị trường lẫn tâm lý người Việt, ‘Kong’ đang thất bại thảm hại về mặt doanh thu, tính toàn cầu’ là dường như hơi mâu thuẫn với câu ‘Xét về ‘hiệu ứng xã hội’, ‘Kong’ đang thắng đậm’ (Mạnh Kim), vì chắc tác giả thừa biết rằng chủ nghĩa thực dụng ‘đang… giãy chết’ này (theo ai đó!) thì lấy ‘hiệu quả’ làm thước đo cho mọi thứ! 
Tôi cho rằng câu ‘Báo chí và các ‘nhà bình luận điện ảnh’ cũng khen ‘Kong’ hết lời’ (Mạnh Kim) là không đúng lắm, vì tôi có đọc 10 ‘nhà phê bình Việt’ thì có đến 7-8 người chê, vì người Việt… khó tính lắm!, nên tôi có viết: ‘Tôi cũng biết là người ta chê, khen phim này rất nhiều, nhưng tôi thiết nghĩ là nó không phải là phim dành cho các đạo diễn hay nhà phê bình phim, mà là dành cho quảng đại quần chúng*, trong đó có tôi, các bạn mà có thể là các blogger hay các facebooker...’.
Tôi cho rằng câu ‘Tham vọng biến một nền văn hóa bản địa làm nô dịch văn hóa, chẳng nơi nào trên thế giới mà TQ có thể làm được điều này dễ dàng như ở Việt Nam’ là hơi bị quá đáng, vì ngày nay người Việt đang sống trong một ‘thế giới phẳng’ nên thiết nghĩ chả dễ bị… lừa như xưa (cười)…

Tôi cho rằng… Hơn nữa, năm 1991, người ta có nói ‘Nước Nhật mua cả thế giới’, nhưng nay đã mua được bao nhiêu!; còn nghe phong phanh có mấy lão ‘lãnh tụ vĩ đại AQ’ nào đó đã và đang mơ chuyện ‘Nước Tê Cu mua cả thế giới’ thì chắc họ phải chờ cho đến khi có ‘kiếm thánh’, vì người Tê Cu có chia ra hai loại đẳng cấp là ‘kiếm thần’ và ‘kiếm thánh’, trong đó ‘kiếm thần’ thì trăm năm mới có, còn ‘kiếm thánh’ thì ngàn năm mới có!, mà:
- Chờ ngàn năm nữa thì ‘ngày tận thế’ đã đến từ thời tám hoánh rồi!, lúc đó dân tộc Tê Cu đã đi buôn muối bên ấy hết rồi!

(HẾT)
---------  
Chú dẫn:
1.       Bóng ma nào đàng sau lưng ‘Kong’?, xem: http://www.vande.org/2017/03/bong-ma-nao-ang-sau-lung-kong.html
2.       Cuốn sách ‘Nước Nhật mua cả thế giới’: nguyên bản tiếng Pháp: Le Japon achète le monde của Pierre - Antoine Donnet. NXB Seuil, 1991 (tve-4u.org)
3.       Thiết nghĩ phim ‘Kong’ không phải là phim dành cho các đạo diễn hay nhà phê bình phim, mà là dành cho quảng đại quần chúng, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2017/03/912-toi-xem-luot-phim-kong-ao-au-lau.html
4.       Tổng thống Obama vinh danh Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Du, Phan Chu Trinh, Văn Cao, Ngô Bảo Châu…, xem thêm: http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/bai-phat-bieu-cua-obama-truoc-2-000-nguoi-o-ha-noi-3408492.html
5.       Xem phim 'Cận vệ Trung Nam Hải' (Lý Liên Kiệt): http://phimbathu.com/can-ve-trung-nam-hai-2089.html
6.       Xem phim 'Kong - Đảo Đầu Lâu': http://phimbathu.com/kong-dao-dau-lau-4065.html
7.       Xem phim 'Người thực thi công lý' ('The Equalizer'): http://www.phimmoi.net/phim/thien-ac-doi-dau-1674/

10 nhận xét:

  1. Cỏ May (FB)
    Chúc huynh một ngày mới an lành, niềm vui và đừng thấy "bóng ma". Hì...
    Trong hình ảnh có thể có: hoa, thực vật và thiên nhiên
    9 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, con Kong không thấy 'bóng ma', mà thấy bóng hồng:
      - đó là nàng Naomi Watts, làm nó phải mất công bảo vệ cục cưng, mét mệt!
      http://bilutv.com/phim/king-kong-va-nguoi-dep-1091.html

      Xóa
  2. Mietvuon Sau (FB)
    TUI CHỈ THIK CÔ GÁI TRÊN TAY KING KONG THUI ANH ƠI...
    9 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đó là cục cưng Naomi Watts đó, xem đã hôn?
      https://encrypted-tbn3.gstatic.com/images...

      Xóa
  3. Nguyen Đang Nhã Kỳ (FB)
    Mấy câu thơ mở đầu thật hay... Muội sang thăm... chúc huynh thật nhìu sức khỏe..., ngày mới tốt lành... huynh nhé
    Trong hình ảnh có thể có: hoa
    8 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đó là thơ của... Tĩnh ca ca khi tập 'Giáng long thập bát chưởng' tặng Dung nhi đóa, hi... Thanks, chiều ngọt ngào!

      Xóa
  4. Hat Cat Diệu Sinh (FB)
    Nơi nào mà chả có ma
    Sau bóng nhỏ là đôla, bạc vàng
    Thôi ta về tựa gốc bàng
    Nhặt rơi rụng lá gửi sang láng giềng...
    8 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chỗ nào thì cũng có ma
      Đô-la, đất, mệt!, ta bà quá đi
      Thôi về, biệt bóng em iu
      Hư vô, ta lại cô liêu với mình!

      Xóa
  5. Mình không quan tâm mấy đến việc "Bóng ma nào đàng sau lưng ‘Kong’", mình xem phim và thấy cảm mến với nhân vật Kong mà đạo diễn xây dựng. Nhân đây, mình xin hỏi chuyện ngoài lề một chút là cắt góc mắt có phá tướng không hay có ảnh hưởng gì không, ai biết thì tư vấn giúp mình với!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình cũng vậy, 'Mình không quan tâm mấy đến việc "Bóng ma nào đàng sau lưng ‘Kong’" lắm, mà mình xem phim và thấy cảm mến với những cái gì tuyệt đẹp của VN mà đạo diễn lồng vào.', hi...
      Còn bần tăng chưa bao giờ tham gia vào 'thế giới thẩm mỹ' nên bần tăng kg biết, mong thí chủ thông cảm!
      Thanks!

      Xóa