1. Trong đời, khủng
khiếp nhất là chiến tranh mà ai đã từng trải qua chiến tranh mới biết nó khủng
khiếp đến dường nào, vâng, tất cả sẽ ra đi trong chớp nhoáng đến nỗi khái niệm
‘vô thường’ cũng phải tôn chiến tranh làm ‘sư tổ’.
Lá Bàng mãi
nhớ về 2 cuộc chiến tranh: nhỏ và lớn. Trong bài này mình có kể lại một số sự
thật và có dùng một số từ trong quá khứ, mong các blogger thông cảm.
2. Năm 1965,
mẹ mình và 4 con sống tại vùng Núi Lở (huyện Đại Lộc, Quảng Nam), còn ba mình thì đi dạy ở các huyện ‘kháng chiến’, khoảng 3 tháng mới về
nhà một lần.
Một buổi sáng nọ, bỗng nhiên mẹ gọi các con dậy sớm vì có
tiếng của bác Chín từ nhà bên vọng sang:
-Cô Sáu ơi,
Việt Cộng đang đào hầm ở đầy đàng sau vườn nhà cô đó.
Thế là mẹ
mình lật đật thu dọn đồ đạc, dẫn 2 anh em trai mình đi tản cư, còn 2 đứa em gái
còn nhỏ, bà bỏ vào 2 cái thúng mà gánh đi, con chó nhỏ chạy theo kêu ‘ái ái ái’
rồi quay về giữ nhà. Đi ngang qua nhà bà Chín, mẹ mình sực nhớ là bỏ quên cái
gì đó, bèn bảo em mình chạy về nhà lấy. Khi quay ra, đến ngã ba, lộn đường quẹo
phải, nó đã gặp một chú bộ đội (mặc quần ka-ki, cởi trần) đang đào hầm, chú
bảo:
-Cháu hãy
chạy theo hướng kia kìa.
Để tránh
đạn, mẹ mình chạy đường tắt qua Bùng (một khu thung lũng dọc bờ sông Vu Gia,
đất bồi, để trồng thuốc lá…), cuối cùng mẹ mình lọt ra một đường lớn đầu làng
Phiếm Ái. Ở đấy có một hàng rào công sự, có mấy tên lính tay cầm súng lăm lăm, trong
đó có một thằng gọi là ‘thằng Sắc’, mấy phút trước đó, y đã đã bắn chết một phụ
nữ dẫn đầu đoàn biểu tình từ bên Quảng Đợi sang (theo lời kể của mẹ). Y chỉa
súng vào mẹ mình, sau khi nghe lời năn nỉ, y cho mẹ con mình đi, và cuối cùng
chúng mình đến được nhà ông ngoại.
Cũng ngày
hôm đó, mình có một người anh, đang học lớp 3, gọi là anh Bốn, anh ấy đang đi
học về hướng Ái Nghĩa, vấp phải dây gài lựu đạn, lựu đạn nổ, anh ấy chết, bà
Cửu khóc rống to:
-Tối hôm
qua tôi nằm mơ thấy đau răng, quả nhiên là ngày hôm nay có tai họa. Sao trời
không cho tôi chết đi mà nỡ hại cháu tôi, trời đất ơi là trời đất ơi!...
Thời ấy, có
loại máy bay do thám gọi là ‘bà già’, bộ đội địa phương nấp dưới những bụi bình
tinh/chuối nước cao ngất của nhà mình mà bắn lên, còn máy bay bà già thả trái
khói xuống làm ‘tiêu điểm’, sau đó máy bay trực thăng đến nã đạn, rồi máy bay
F5 đến rãi bom xuống khu vườn nhà mình. Vài ngày sau đó, mẹ và mình có ‘trở về
mái nhà xưa’, ôi, tất cả đều trở thành bình địa với đủ các loại ‘xà bần’ rãi
rác quanh nền nhà cũ, miếng đất 8 sào đã bị thả ít nhất 7 quả bom, một hố bom
vẫn còn bốc khói!, căn hầm trú ẩn đã bị vô số mảnh bom/đạn, con chó nằm chết
thẳng cẳng, ôi, tội nghiệp thay cho người bạn nhỏ của mình!
Rồi mẹ mình
dẫn chúng mình chạy xuống Ái Nghĩa ở nhà bà cô. Ngày sau, trên đồn Ái Nghĩa có
tiếng máy bay trực thăng ‘bịch bịch bịch’, không hiểu bàn bạc cái gì với cô chú
mà mẹ mình liều lĩnh dẫn các con lên trực thăng, nó bay lên cao mà cánh cửa vẫn
mở, lúc đó mình không biết sợ là gì!
Thế là
chúng mình lọt vào một khu ‘trại tị nạn’. Ba tháng sau, ba mình mới tìm được vợ
con. Ở đấy mình được tiếp tục đi học lại và thỉnh thoảng ban ngày học lai rai
tiếng Anh từ một thằng Mỹ còn non choẹt (như ‘Hello, How are you?, Fine, thank
you…’), ban đêm đi học hát từ Đoàn thanh niên chí nguyện (như ‘tình bằng có cái
trống cơm, khen ai khéo vỗ ố mấy bông mà nên bông…’).
Nay, có lúc
mình đã viết: ‘Năm 1965, nửa triệu quân đồng minh đổ bộ vào VN… thế là có những
cuộc sống đang thanh bình bỗng dưng trở nên không thanh bình. Cuộc chiến đã
đuổi gia đình cậu bé đến một nơi, trớ trêu thay, tên nơi đó là ‘biển Thanh
Bình’ (entry 154).
3. Buổi chiều năm nọ (9/3/1975), một buổi chiều vô
cùng kỳ lạ. Bầu trời bỗng im ắng như sắp sụp xuống, báo hiệu một biến cố lịch
sử khủng khiếp mà chỉ có kẻ thần giao cách cảm mới biết được.
Sáng hôm
đó, không hiểu vì lý do gì, từng toán lính chạy vội về thị xã, ghé qua các hiệu
cho thuê sách và rút ‘Thẻ quân nhân’, trong khi người dân vẫn làm ăn buôn bán
bình thường, họ hoàn toàn không biết gì hết… Khi đó, cậu bé mới có 18 tuổi và
cô bé mới có 16 tuổi, hai người mới thầm 'yêu' nhau và trao đổi thư
từ qua lại được vài tháng.
Gần 3 giờ khuya hôm đó, khi cậu bé đang ngủ thì nghe tiếng gọi:
- Dậy mau, dậy mau, chạy mau, chạy mau, bộ đội đã đánh vào thị xã rồi.
Thế là cả nhà vội vàng, không kịp mang theo cái gì cả, nhảy lên chiếc xe ‘Thuận Thành’ và chạy qua một căn nhà khác được xem là an toàn hơn (vì, có lẽ, ông cậu của cậu bé là một ‘cán bộ nằm vùng’, nên ông đã biết trước diễn biến!).
3 giờ kém
10, một tiếng ‘chíu’, ‘ùm’, rồi cách đó khoảng 1km, bầu trời chợt lóe sáng lên,
và ‘chíu’, ‘ùm’, đó là đợt pháo kích đầu tiên tấn công vào thị xã, tiếng pháo
câu vòng cung bắt đầu từ trung tâm thị xã rồi tiến dần ra sân bay, rồi có tiếng
trực thăng ‘bịch.. bịch.. bịch…’, viên tướng vùng đã bỏ chạy.
5 giờ sáng, ông cậu leo lên sân thượng và chạy xuống báo tin:
-Căn nhà của mình đã bị trúng quả pháo kích và bị thiêu rụi hoàn toàn.
6 giờ sáng, gia đình cậu mở cách cửa sắt ra, nhìn xéo xéo qua góc bên phải, trước cái ‘băng-ga-lô’, nhiều toán lính đứng túm tụm lo lắng nhìn ra ngoài, mấy phút sau đó, ‘ối trời ơi’, cua bò lỏm ngỏm khắp thị xã, đó là những chiếc T54, to, chạy lù lù trên đường, trông giống như những con cua khổng lồ. Mấy người lính kia lập tức rút sâu vào băng-ga-lô, một số bỏ chạy xuống suối, vứt cả súng ống, vứt cả áo quần, chỉ còn một cái quần đùi (hay với áo may-dô), áo quần lính bị vứt rãi rác khắp 2 bên lề của đường đi xuống suối’ (entry 175).
…Nhờ cuộc chiến tranh này mà mình biết hút thuốc lá và ăn thịt chó, híc... Vì không nghĩ là mình sẽ còn sống nữa nên trong hầm trú ẩn, mình đã tập hút điếu thuốc Capstan đầu tiên. Mình có nhớ, một buổi trưa nọ, khi cả nhà đang ăn cơm, có một anh lính vào nhà mình với khẩu súng lăm lăm chỉa thẳng về phía trước, mợ mình bước ra nói đại ý là:
-Mấy cháu còn đi học, không có làm gì hết anh à.
Anh ta hỏi thầm vào tai mợ mình:
-Nhà này có đồng hồ ‘Long-gin nữ’ không?
Sau khi thấy không hỏi được gì, anh ta đi ra. Mấy ngày sau, mình vô tình quen với một nhóm bộ đội trẻ và được họ rủ đi ăn thịt chó lần đầu tiên trong đời…
Gần 3 giờ khuya hôm đó, khi cậu bé đang ngủ thì nghe tiếng gọi:
- Dậy mau, dậy mau, chạy mau, chạy mau, bộ đội đã đánh vào thị xã rồi.
Thế là cả nhà vội vàng, không kịp mang theo cái gì cả, nhảy lên chiếc xe ‘Thuận Thành’ và chạy qua một căn nhà khác được xem là an toàn hơn (vì, có lẽ, ông cậu của cậu bé là một ‘cán bộ nằm vùng’, nên ông đã biết trước diễn biến!).
5 giờ sáng, ông cậu leo lên sân thượng và chạy xuống báo tin:
-Căn nhà của mình đã bị trúng quả pháo kích và bị thiêu rụi hoàn toàn.
6 giờ sáng, gia đình cậu mở cách cửa sắt ra, nhìn xéo xéo qua góc bên phải, trước cái ‘băng-ga-lô’, nhiều toán lính đứng túm tụm lo lắng nhìn ra ngoài, mấy phút sau đó, ‘ối trời ơi’, cua bò lỏm ngỏm khắp thị xã, đó là những chiếc T54, to, chạy lù lù trên đường, trông giống như những con cua khổng lồ. Mấy người lính kia lập tức rút sâu vào băng-ga-lô, một số bỏ chạy xuống suối, vứt cả súng ống, vứt cả áo quần, chỉ còn một cái quần đùi (hay với áo may-dô), áo quần lính bị vứt rãi rác khắp 2 bên lề của đường đi xuống suối’ (entry 175).
…Nhờ cuộc chiến tranh này mà mình biết hút thuốc lá và ăn thịt chó, híc... Vì không nghĩ là mình sẽ còn sống nữa nên trong hầm trú ẩn, mình đã tập hút điếu thuốc Capstan đầu tiên. Mình có nhớ, một buổi trưa nọ, khi cả nhà đang ăn cơm, có một anh lính vào nhà mình với khẩu súng lăm lăm chỉa thẳng về phía trước, mợ mình bước ra nói đại ý là:
-Mấy cháu còn đi học, không có làm gì hết anh à.
Anh ta hỏi thầm vào tai mợ mình:
-Nhà này có đồng hồ ‘Long-gin nữ’ không?
Sau khi thấy không hỏi được gì, anh ta đi ra. Mấy ngày sau, mình vô tình quen với một nhóm bộ đội trẻ và được họ rủ đi ăn thịt chó lần đầu tiên trong đời…
Khoảng 10 ngày sau đó, máy bay F5 đã lén đi theo đường biển, rà sát mặt
đất, rồi bất thần xuất hiện trên bầu trời, thả bom trúng ngay vào chợ Ban Mê
Thuột lúc mọi người đang đi chợ, có hơn 200 người chết một cách thê thảm… Đài
BBC đã thông báo ‘ẩu’ là mọi người ở Ban Mê Thuột đã chết hết!, thế là mình
phải chạy xe Hon-đa ‘đam’ về Đà Nẵng để báo tin cho bà con là những người thân ở BMT vẫn còn sống, trên đường đi qua ngã ba Phú Bổn/đèo An Khê, xác lính chết
không được ai chôn, trương phình lên, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc… Và trên đường qua đèo Rù Rì (Bình Định), mình vừa chạy xe máy vừa hét
vang lên:
-Thùy Dung ơi, em đang ở đâu?
-Thùy Dung ơi, em đang ở đâu?
Về đến Đà Nẵng, bà nội và bà cô mình chạy ào ra khóc nức nở vì mừng rỡ,
còn ba mình nói:
-Nghe đài BBC nói là mọi người đều chết, ba định sau này vào Ban Mê Thuột thắp cho con mấy cây hương.
...Sau đó mình mới biết nàng Thùy Dung đã chết vì khi cả gia đình nàng chạy lánh nạn và đang ăn cơm trưa, đột nhiên một toán lính xuất hiện và ném một trái lựu đạn vào bữa ăn làm họ bị chết hết....
-Nghe đài BBC nói là mọi người đều chết, ba định sau này vào Ban Mê Thuột thắp cho con mấy cây hương.
...Sau đó mình mới biết nàng Thùy Dung đã chết vì khi cả gia đình nàng chạy lánh nạn và đang ăn cơm trưa, đột nhiên một toán lính xuất hiện và ném một trái lựu đạn vào bữa ăn làm họ bị chết hết....
4. Chiến tranh, anh Bốn - người bạn thân nhất của mình - đã chết vì một
quả lựu đạn và kết thúc thời thơ ấu của mình. Chiến tranh, nàng Thùy Dung - mối
tình đầu của mình - đã chết vì một quả lựu đạn và kết thúc thời niên thiếu của
mình. Nhưng chiến
tranh rồi sẽ kết thúc - việc thống nhất đất nước vào ngày 30/4/1975 đã làm mình mừng rỡ trào nước mắt, tình yêu vẫn sinh sôi nảy nở, mình sa chân vào trường đại học
bôn ba, rồi bước sang một chiến trường mới là thương trường - tuy không có cảnh
đầu rơi máu chảy nhưng không kém phần khốc liệt, rồi nhận thấy không có
năng khiếu ‘cạnh tranh với đời’, mình lặng lẽ bước chân vào Cổ Mộ...
------------
------------
Các entry có liên quan:
Entry 154: http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/12/da-khuc-noi-niem-cua-cau-be.html
Entry 175: http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/12/sau-chopin-ke-bi-choi-tu_6.html
Entry 154: http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/12/da-khuc-noi-niem-cua-cau-be.html
Entry 175: http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/12/sau-chopin-ke-bi-choi-tu_6.html