Thứ Bảy, 28 tháng 2, 2015

648. Tôi viết trong nỗi cô đơn (Chuyện Tết - phần cuối)


Tối nay, tôi thấy một tòa... tím
Nàng đến Sapa chẳng nói gì
Khi bóng tà chiều đi xa núi
Thổn thức, bình minh: tôi đã đi!

Các bạn đọc thông cảm khi thời gian vừa rồi, tôi ít ghé thăm ‘nhà’ các blogger và trả lời bình luận hơi trễ, vì bận đi trên đường từ 4g sáng đến 10g đêm… Ngoài ra, xong bài này, tôi sẽ chỉnh sửa hay thêm chú thích vào 12 cái entry ‘Chuyện Tết’ vừa rồi, nếu có… Bài viết này gồm có:
  1. Tôi gặp Bang chủ Cái Bang!
  2. Tôi gặp Tiểu Long Nữ (Yến cô nương)
  3. Cái túi xách tay với giá 1,6 tỉ đồng!
  4. Thiên hạ đại loạn…
  5. Và cuối cùng...

Thứ Ba, 24 tháng 2, 2015

647. Những nhà ‘nhất tiên huyền’ và ‘sĩ diện nhất thế giới’! (Chuyện Tết - phần 11)

 
Đứng trên đồi vắng, ngắm Sa-pa
Lén nhìn tiên nữ vóc ngọc ngà
Vũ trụ đất trời đang giao hợp
Ta ở nơi này, đang… xót xa

Tùng, bách bên kia trổ trái nhiều
Có chàng gà trống, sống cô liêu
Bỗng đâu một bóng hồng xa lạ
Cũng rộn hồn ta, cả buổi chiều
---------
Lưu ý rằng ở tiêu đề bài viết, tôi có dấu ‘!’ rồi đấy nhé, đó là để phòng khi ai đó muốn nói là ‘nước ta hình chữ ét-xì, so với thế giới cái gì cũng hơn’, chứ thua thì nói thua (về các mặt nào đó), chả lẽ ta lại hơn Mỹ, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông… hay hơn Tàu?... Nhớ lại hồi trung học, tôi học trong lớp (khoảng 48 người), cuối tháng thường đứng từ thứ 2-5, dĩ nhiên là tôi thua cái thằng đứng nhất; còn năm vừa rồi, tại AFF Cup 2014, đội tuyển Việt Nam đá như ‘gà mắc tóc’ và bị đội tuyển Malaysia hạ gục với tỉ số 4-2, mà phải ôm hận về nước ngồi xem Malaysia và Thái Lan tranh chức vô địch... trên ti-vi: thua thì nói là thua, có gì đâu, có biết mình dở ở chỗ nào mới không thua, vì sẽ biết hướng mà vươn lên... Bài viết tản mạn này gồm có:
  1. Cái Tết thanh bình nhất!
  2. Sáng nay rất buồn cười
  3. Người đẹp đã trả tiền cho tôi rồi!
  4. Chuyện con gà trống và tôi
  5. Ta không có ‘nhân vật lừng danh thế giới’
---------
1. Cái Tết thanh bình nhất!
Theo đánh giá của cá nhân tôi, Tết này là cái Tết ‘thanh bình’ nhất kể từ 1975 đến nay (các bạn có thể… tin tôi, vì - không phân biệt là ‘quân xanh’ hay ‘quân đỏ’, ‘lề trái’ hay ‘lề phải’ gì gì đó - tôi là một trong những người-đi-lang-thang nhất VN: đến tận những cung điện nguy nga nhất, cũng như những hang cùng ngõ hẻm sâu xa nhất, trong đó, tôi không những được tiếp cận với các đại gia, các chuyên gia quốc tế, các tướng tá, rồi các bộ trưởng/thứ trưởng, bí thư/chủ tịch tỉnh thành, rồi BCT (à, nhân dịp Tết này, tôi cũng gián tiếp có được một món quà nhỏ từ họ, hi…hi…), mà còn được tiếp cận với vô số tâm hồn bình dân nhất (mà tôi đã kể ra trong tất cả các entry, đặc biệt là trong các bài ‘Chuyện Tết, phần 1-11’), với những nét đặc biệt sau:

Thứ Hai, 23 tháng 2, 2015

646. Bài thơ tốn hết 90.000đ! (Chuyện Tết - phần 10)

  
Chiều tàn hoang lạnh, ngắm Quất Lâm
Sương trắng trời đêm, phủ bóng mềm
Nhà ai nhu nhú tình đôi lứa!
Tỏa ánh đèn khuya, si tháng năm…

Đường trần giun rủi vào hư ảo
Lấp loáng đường xa, lãng khách sầu
Quanh quẩn lọt vào trong ma trận
Tự nhủ đời ta đi đến đâu?

Khói buồn len lỏi giọt cà nâu
Ghế đá, đồi lan, u ám màu
Fan-si-pan, nhìn... qua mê đỉnh
Uống trà, chỉ có bóng mình ta!

Chiều về không thấy dáng ai quen
Nghe tiếng người, nhưng… chẳng thấy nàng
Giật mình quay lại, về nhân thế
Một thoáng u mê, bỗng… thất tình
--------- 

Tôi xin giải thích bài thơ trên bằng các câu chuyện kể… đông tây nam bắc nghen, hihi…

1. Ghế đá, đồi lan và bài thơ tốn 90.000đ

Thứ Bảy, 21 tháng 2, 2015

645. Tôi làm cố vấn cho Thủ tướng (Thư giãn cuối tuần: Chuyện Tết - phần 9)



TỐI NAY TÔI NẰM MƠ. Vâng, tối nay tôi nằm mơ. (Và các bạn đọc có thể không tin các câu chuyện dưới đây, hihi…). Tôi mơ thấy trên một tấm sơ đồ hình chữ nhật, có chỉ ra nhiệm vụ tôi phải làm là bảo vệ phía trên và phía dưới của tấm sơ đồ này, đó là:
-Giải pháp (solution/s) bảo vệ tuyến phía Bắc và phía Đông của Việt Nam.
Tôi đã vạch ra những giải pháp cụ thể, quyết đoán, có hiệu quả, và với phong cách ‘tướng không sợ Tàu’…
*
Ở Việt Nam, có ai tin tôi là người có… tài không nhỉ? Có, chỉ có 1 người, híc.. híc…
Năm 1999, ở Tây Nguyên, có một lần tôi vô tình được quen một người làm lớn (họ Nguyễn, ở đường Đại La, Hà Nội), mà sau khi nói chuyện một đêm (8-12g khuya), anh ta lập tức điều tôi ra HN, và trả cho tôi một mức lương gấp 30 lần mức lương hiện có của tôi lúc đó - khi làm cho chính phủ VN…
Sau đó, anh ta có qua Mỹ học giải Fulbright, trở về VN vào năm 2001, tại đường Phùng Hưng (Hà Nội, chỗ có đường xe lửa chạy bên trên), anh ta có nói rằng đáng lẽ mức lương của tôi phải gấp 3 lần (tức là gấp 90 lần mức lương 1997) thì mới xứng đáng với khả năng của tôi, thiệt. (Cứ cho đại khái là lương TB của kỹ sư bây giờ là 4 triệu/tháng, thì nếu có ‘duyên’, anh ta sẽ trả cho tôi là 4 triệu x 90 lần = 360 triệu đồng/tháng).
*
Rồi do số phận, tôi lang thang ra Hạ Long, ở đấy tôi gặp một thầy địa lý người Tàu, ông ta (và những người sinh sống gần Bưu điện Bãi Cháy) gọi tôi là ‘giáo sư’ và nói:
-Anh không cần phải đi xin việc làm, mà tiền bạc và việc làm sẽ tự nhiên đến với anh.
Lần đó, ông ta nói đúng. Sau đó không lâu, tôi vô tình gặp một tay Quản lý Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (Asia - Pacific Regional Manager) tại khách sạn Guardsman (Hà Nội), mà sau khi phỏng vấn cở 100 tiến sĩ và tôi (chỉ là một người xuất thân từ gốc cà phê đất đỏ), anh ta đã chấm tôi là ‘number one candidate’ (= ứng viên số một, hay ‘độc nhất vô nhị’) và lập tức ký cho tôi một cái hợp đồng 5 năm - với chữ ký tươi rói (mà người khác chỉ được ký hợp đồng thử việc từ 3-6 tháng), kèm theo điều kiện ưu đãi là ‘nếu tôi cần bao nhiêu tiền thì họ sẽ ứng trước, có thể đi lại bằng bất cứ phương tiện gì và độc lập với kiểm toán quốc tế’… Sau này tôi còn được gặp bạn thân của Tổng thống Bush và Thủ tướng Tony Blair nữa (cười), nhưng tôi chỉ kể đến đây thôi.
Nói chung là làm việc với Tây, tôi rất có uy tín, nếu tôi đề xuất 100 điều thì họ ‘chấp hành’ đến 99 điều, đến nỗi mà họ gọi tôi là ‘project tiger’ (con hổ dự án), và đến nỗi mà khi hết hợp đồng, xếp Tây nói:
-Trong 5 năm, tôi chưa hề được làm xếp của anh 1 phút nào cả!
*
Còn đối với phía VN thì sao?
Nhớ lại, có lần, vào năm nọ, tôi đề xuất bên Mỹ chuyển tiền ‘tài trợ tháng 1’ cho phía VN (trong một dự án nhỏ), họ lập tức chuyển tiền ngay trong 24h, thế mà phía VN đến tháng 6 vẫn chưa giải ngân được (điều này các bạn có thể hiểu là hễ cái gì mà Mỹ làm 1 năm, thì ta làm mất 6 năm): oải quá, nên tôi bỏ việc.
Nhớ lại, có lần, tôi thiết kế một chương trình khoảng vài tỉ đồng, rồi hội ý với xếp Tây, họ duyệt trong vòng… 15 phút, nhưng khi tôi đưa ra phía VN, thì 3 năm vẫn duyệt… chưa xong (vì phải thông qua rất nhiều Bộ, Cục, Vụ, Viện, và vô số… xếp!), tôi mới nghĩ là:
-Ủa, vài tỉ đồng thì một bà nội trợ ở VN có thể tiêu xài trong một… buổi, sao họ lại phải làm vậy?
…Và thế là đối với phía VN, tôi không có việc làm. Vâng, họ có thể vì tôi để đôi giép không đúng chỗ trước nhà của một đại gia nào đó, có thể vì tôi có răng đen (vì hút thuốc lá), có thể vì tôi có địa chỉ email giống ai đó (sợ người ta nói là bà con!), có thể vì tôi quen một nhà chính trị chém gió nào đó, có thể vì tôi không giới thiệu ông A nào đó là ‘tiến sĩ’ (tôi là MC) trước hội thảo… mà đuổi việc tôi, vâng, tôi đã viết một trường hợp cụ thể trong entry ‘Thư gửi anh bạn già’, đường dẫn dưới đây, các bạn hãy đọc nhé.
http://nhagomlabang.blogspot.com/2011/12/130-thu-gui-anh-ban-gia.html
*
Thế thì người ta nghĩ rằng tôi có tài gì?
…Trong dịp Tết này, ghé Hải Phòng, ngắm nhìn chiếc cầu Bính vào đêm Giao thừa, tôi mới làm mấy câu thơ sau đây:

Cầu Bính vào khuya, sáng ảo trời
Cảng tàu, còi hú, pháo lên khơi
Dòng sông im phủ mờ sương lạnh
Thoáng chút tình tôi, trong mắt… rơi

Sáng nay, chim hót trong vườn: nhớ!
Mắt nhìn qua cửa, trắng như… mơ
Giao thừa - em vẫn còn lưu luyến
Đôi mắt buồn vui, anh ngẩn ngơ…

Không ngờ 5 phút sau, có một sinh viên ngồi bên cạnh tôi, nói:
-Sao chú làm thơ hay thế!,
rồi đăng bài thơ này lên Facebook, sau đó, các bạn của cậu ấy xúm lại đọc:
-Xin cám ơn các blogger Facebook thế hệ 9X ở Hải Phòng và Nam Định nhé.

Và đó là tài năng của tôi sao, hỡi ngài Thủ tướng? 
Hu.. hu…, tôi khóc, vâng, tôi sẽ khóc… cả đời.

(HẾT) 

Thứ Năm, 19 tháng 2, 2015

644. Thực và mộng! (Những câu chuyện Tết ở VN - phần 8)


Cầu Bính vào khuya, sáng ảo trời
Cảng tàu, còi hú, pháo lên khơi
Dòng sông im phủ mờ sương lạnh
Thoáng chút tình tôi, trong mắt… rơi


Sáng nay, chim hót trong vườn: nhớ!
Mắt nhìn qua cửa, trắng như… mơ
Giao thừa - em vẫn còn lưu luyến
Đôi mắt buồn vui, anh ngẩn ngơ…
---------
Tôi đang trên đường ra Bắc, và không thể nào ghi hết các ấn tượng trên đường đi được, vì xe cứ chạy từ sáng sớm tinh mơ đến 9-10g tối mới vào khách sạn, mà vào lúc đó thì tôi đã… kiệt sức, hơn nữa, khách sạn là nơi làm ăn nên cũng chả có điều kiện thuận lợi để tôi ngồi viết một entry, thậm chí là một trang!
Được đặt chân đến một địa danh lịch sử từ thời Pháp thuộc
Nghe đồn Ngã ba Đông Dương (T-junction of Indochina) là một địa danh lịch sử nổi tiếng từ thời Pháp thuộc…, mà đã nhiều lần đi ngang qua ngã ba Plei Kần (thuộc huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum): đường dẫn vô Nam, ra Bắc, và đi Ngã ba Đông Dương - cách đó chừng 10-20km, tôi chưa có lần ghé thăm…

Thứ Hai, 16 tháng 2, 2015

643. Lý tưởng của người Việt! (Những câu chuyện Tết ở VN - phần 7)


LTS: ‘Tôi đang trên đường ăn Tết từ Nam tới Bắc (cười), mỗi ngày 1 tỉnh, nên lâu lâu mới mở máy 1 lần’ (trả lời bạn Phan Hạ Duyên), nên
CHÚC CÁC BLOGGER NĂM MỚI VUI, KHỎE VÀ AN BÌNH.
--------
Khuya, 2g sáng, 28 ÂL, không ngủ được, tôi bèn ngồi dậy, mở máy và viết ra bài này.
Tôi biết đánh đàn Mandoline khoảng năm 1967, tức là năm lớp đệ thất (lớp 6 ngày nay). Các thế hệ tiền chiến đã dạy tôi đánh nhiều bản nhạc - bản đầu tiên là ‘Cánh hồng Trung Quốc’! (Rose of China), trong số đó có bản ‘Tiếng gọi Thanh Niên’ (của Lưu Hữu Phước, xem lời nhạc bên dưới) hay nền tảng của bản ‘Quốc ca’ của miền Nam…. Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước (tức là Huỳnh Minh Siêng) sinh năm 1921 và mất năm 1989, ông được chôn ở Nghĩa trang TP HCM (Thủ Đức), mà năm 1997, tôi có đứng trước mộ của ông và suy ngẫm một hồi…
Ngay sau tháng 4/1975, dĩ nhiên là tôi hát thuộc lòng bài Quốc ca hiện nay là bài ‘Tiến quân ca’ (của Văn Cao), đồng thời, vì là một Chi hội trưởng thanh niên thời đó, tôi cũng cùng các thanh niên đêm đêm hát vang lừng bài ‘Tiếng gọi thanh niên’ nói trên - mà được in thành tập nhỏ (vài chục bài hát cách mạng, quay ronéo, in đen trắng, thường bán ở các hiệu sách hay sạp báo ở các tỉnh/thành phố)…

Thứ Sáu, 13 tháng 2, 2015

642. Chúc các thiên thần bé nhỏ có một mối tình không nhỏ! (Những câu chuyện Tết ở VN - phần 6)


NGÀY VALENTINE 14-2: CHÚC (CÁC) THIÊN THẦN BÉ NHỎ CÓ MỘT MỐI TÌNH KHÔNG NHỎ!
Thôi em về nhé: đợi... kiếp sau!
Nghiêng đồi núi ấy, dậy thêm sầu
Cong cong dáng ấy, làm ai khát
Chiều ngát hương... nàng, tim bỗng đau!


Nay ở Tây Nguyên, trời đơn lẻ
Anh đã về quê, kiếm chút chiều
Nắng vàng trước cổng đà muốn xuống
Anh sẽ viếng mà: em nhớ nghen!


Anh muốn em sẽ là tình nhân
Để anh khao khát những đêm buồn
Để anh chết lặng khi chiều xuống
Để anh hoài sống giấc mơ tiên…
---------
Ôi, Tết này tôi tưởng ăn Tết ở Tây Nguyên, nên suy tính thử nên thăm ai, lì xì cho ai và bao nhiêu - vì tiền đâu có mà lì xì (cười)…, rồi chuẩn bị dự nào là đám giỗ, nào là họp ‘Cựu học sinh trước 75’, mệt quá!, nào ngờ mấy cái suy tính nho nhỏ này cũng không… thành, do số phận hay sao ấy, mà năm nào tôi cũng đi ăn Tết xuyên Việt - để cống hiến các câu chuyện kể cho độc giả: Tôi chuẩn bị ra Bắc!
Bài viết này gồm có: 1) Mấy ngày nay ở Tây Nguyên, 2) Những lời bình thú vị trước Tết, 3) Tôi nhớ những thiên thần bé nhỏ, v..v…

Thứ Tư, 11 tháng 2, 2015

641. Tùm lum tặc (Những câu chuyện Tết ở VN - phần 5)

Tôi lại về quê ăn Tết, tại sân bay Tân Sơn Nhất, tôi bồi hồi nhớ lại đoạn văn sau đây:
-Hắn đang ở trên một bầu trời đầy mây trắng. Hắn có cảm giác là chưa bao giờ bầu trời lại có nhiều mây như thế… Chiếc máy bay hơi rung lắc lúc mạnh lúc nhẹ khi chui vào những đám mây. Hắn cũng nhớ lại chuyện những đám mây khi hắn viết về ‘Kỷ niệm Hà Nội’. Những đám mây trôi bàng bạc lơ lửng như đang thể hiện cuộc nhân sinh. Có vô số phân tử hơi nước trong những đám mây kia. Hắn thừa biết một ngày nào đó không xa, mình sẽ tan biến thành mây khói và một mai điều đó xảy ra thì hắn chắc chắn không thể xác định mình sẽ là một phân tử vô danh trong đám mây nào nữa… Hôm nay hắn bỗng nhiên có nhiều rung cảm. Nhìn thấy bầu trời Ban Mê, thấy những núi đồi chập chùng với màu xanh của ao hồ sông nước, thấy những rừng cao su ẩn hiện đó đây, thấy những ô cà phê ngăn nắp có nhiều hàng cây tràm chạy song song với hoa vàng nở rộ, hắn lắng nghe chính mình bỗng thấy quả tim rung động từng hồi nhè nhẹ, một tí xúc cảm ươn ướt nơi khóe mắt, một cái cảm giác hạnh phúc mơ hồ mà hắn không thể nào mô tả nổi: hắn sắp về đến Ban Mê Thuột!
…Bài viết này gồm có: 1) Tiền tặc, 2) Hán-Việt tặc, 3) Phim Tàu tặc, 4) 'Tưởng bở' tặc, v..v…

Chủ Nhật, 8 tháng 2, 2015

640. Chém gió cuối tuần (Những câu chuyện Tết ở VN - phần 4)

LTS: Tôi đang kể chuyện Tết - những câu chuyện có thực, nên các bạn đừng quan tâm là nó thuộc về ‘lề phải’ hay ‘lề trái’ nghen, vì đơn giản, kể chuyện là kể chuyện.
Xuân về bên đấy, có như đây?
Đường bán hoa mai, rải rải đầy
Củ hành ai tải, đi đầy phố
Mua vé, lên tàu, ăn Tết quê!

---------
Bài viết này gồm có: Hàn sĩ nghinh xuân phú?, Mấy ai hiểu được tác phẩm ‘Đèn Cù’?, Mấy ai hiểu được vụ Nga-Ukraine-EU?/Vụ Trường Sa-Hoàng Sa, 'Je suis Charlie', Thượng đế xuống... trần gian.

1. Hàn sĩ nghinh xuân phú?
Tối ngày 6/2/2014, dòm lên bên phải màn hình vi tính (trang blogspot), tôi thấy cái  tiêu đề entry là ‘Hàn sĩ nghinh xuân phú’ của KTL (cũng như các tiêu đề của một blogger khác như ‘Khổng học đăng’, ‘Bất hiếu hữu tam’, ‘Tề Cảnh Công vấn chánh ư Khổng Tử’…), bỗng trong lòng tôi nổi lên một dị ứng khó tả, click vào entry đó để xem, tôi mới 'trích' ra một đoạn là:
...Dù chữ Dũng nào dám sánh Tăng Sâm,
Còn chữ Hiếu vẫn thua xa Tử Lộ.
Đức mỏng, đâu dám đo cùng bậc thánh, bậc hiền.
Tài hèn, chẳng đủ bàn chuyện kim, chuyện cổ!
Chẳng qua:
“Phú quý do thiên”
Quan trường tại số.
Cam La má tròn phinh phính đã đạt công khanh
Bá Lý tóc trắng phơ phơ mới ngồi trướng hổ!...

Và tôi có bình rằng:
-Sao nhiều Tăng Sâm, Tử Lộ, Cam La, Bá Lý... thế, hèn chi các cháu giỏi sử... Tàu!... Bài này nặng từ Hán Việt quá!
Rồi tôi có nói xin lỗi (sorry) anh KTL, vì khi đi thăm ‘nhà ai’ thì tôi chỉ ghi lại cảm nhận, chính xác làm cảm nhận, chứ không phê phán, nhưng ở đây là tôi có tí... phê phán 'cho vui' (‘mặc dù ‘về ngôn ngữ thì bài phú rất hay’ - HRG), vì tôi thấy không ít người dân không hiểu được khái niệm ‘quyền lực mềm’, mà nếu ta nói là ‘TQ có chiếm VN’ thì họ nói ‘còn khuya TQ mới chiếm VN’, nhưng họ đâu có hiểu là ‘TQ đã có chiếm một phần của VN lâu rồi’!, các bạn có hiểu cụm từ ‘quyền lực mềm’ thể hiện trong ví dụ trên không?
À, xin bổ sung một tí, nhân cái vụ ‘quyền lực mềm’ này, có một blogger hỏi tôi rằng ‘Tại sao TQ không truyền bá học thuyết Khổng Tử bên nước họ, mà đem tải sang nước ta (Viện Không Tử)?'. Phải mất đến mấy tháng, tôi mới tìm ra được một tư liệu từ nhà anh duyben: ‘Bức tượng mộc Khổng Tử đã bị chúng cháu lôi đi, bức hoành phi “Vạn thế sư biểu” đã bị chúng cháu giật xuống, mộ Khổng Tử đã bị chúng cháu san phẳng, tấm bia ca công tụng đức đế vương phong kiến đã bị chúng cháu đập vỡ, các tượng mộc trong Khổng Miếu đã bị chúng cháu đập vỡ sạch…’, xin giới thiệu cho các bạn đọc tham khảo.

2. Mấy ai hiểu được tác phẩm ‘Đèn Cù’?
Lưu ý rằng sách này là ‘sách cấm’, mà cách đây mấy tháng, tôi đã có đọc lướt qua một phần (trang PDF), nó thỏa mãn một khát vọng nào đó của ai chưa biết nhiều về các sự kiện ‘thâm cung bí sử’ trên… thế giới (cười), nhưng tôi bận quá chưa có dịp đọc lại, vì tôi chỉ thích viết entry và xem phim hành động/xã hội đen như ‘Hồ sơ trinh sát’, ‘Nữ thám tử xinh đẹp’ (phim Nhật), ‘Thị trấn Banshee’, và bây giờ đang xem phim ‘Sa mạc hồng’….
Tôi không dẫn bạn đọc đến nội dung chính trị của nó, mà nói về học thuật, đó là nếu ai bảo tôi tóm tắt cuốn sách đó, hay bảo tôi nói ý nó nói về cái gì thì tôi xin chịu thua, tại sao? Bạn đọc sẽ dễ hiểu hơn câu hỏi này, khi tôi cho một ví dụ tương đương là: Nếu bạn đọc cuốn ‘Thiền là gì?’ (trước 1975, dày khoảng 300 trang), thì liệu bạn có thể tóm tắt nội dung cuốn cách và ý của nó nói cái gì không?, chắc không đơn giản, phải hôn?
Theo một chuyên gia chém gió thì để (tạm) hiểu được cuốn sách này, ta phải hiểu cơ bản về lịch sử VN đương đại (tạm gọi là từ 1945-nay, tôi không phải là ‘sử gia’), mà theo tôi, gồm các thời kỳ theo/phụ thuộc: Pháp -> Mỹ (miền Nam), Trung-Xô (miền Bắc) -> Trung -> Xô -> Trung -> hậu-981 (‘không có tình hữu nghị viễn vông’ hay ‘nhà anh là nhà anh, nhà tôi là nhà tôi’ - tôi thích các cụm từ này). Vậy thì cuốn sách này được xây dựng theo các thời kỳ này, còn tác giả viết rất ‘ngẫu hứng lý ngựa ô’, nên trừ một số it người đọc có tính chất nghiên cứu, nếu các bạn đọc mà ‘hiểu, chết liền!’ (cười).
Nhân đọc cuốn sách này, tôi có nói liên quan đến nghĩa ‘nhân sinh’ như sau:
Vui chơi cho hết tháng ngày
Hôm sau chả biết còn hay biến rồi
Đời là một cuộc ngược xuôi
Đến khi hết thở là thôi… chạy vòng 
Tôi chỉ nói đến đây thôi.

3. Mấy ai hiểu được vụ Nga-Ukraine-EU?
Cứ mỗi chiều rơi, đau thế nhân
Trời ơi, chân lý ở đâu rồi
Ngồi trông qua ngõ, chờ sương xuống
Anh đớn đau lòng, em biết không!

Cứ mỗi ngày đọc báo (Tuổi Trẻ, Thanh Niên) hay xem ti-vi (VTC1) thì bao giờ ta cũng thấy đề tài ‘chiến tranh Ukraine’ được đăng liên tục và rất là nóng sốt, nhưng làm sao hiểu được bối cảnh của chuyện này chứ?
Theo một chuyên gia chém gió khác thì, lịch sử Nga-Ukraine gồm các thời kỳ: Ucraine thuộc Liên Xô (1922) -> Krym (Crimea) thuộc Ucraine (1954) -> Ucraine độc lập (1991) -> sáp nhập Krym và Sevastopol vào Nga (18/3/2014) -> chiến tranh Nga-Ukraine-EU (xem chú thích bên dưới). Ta sẽ rất khó hiểu ai đúng ai sai, khi phe thân Tây thì bảo Nga xâm lược Ukraine, còn phe thân Nga thì bảo việc sáp nhập Krym và Sevastopol vào Nga là về ‘đất mẹ’, rồi nào là ‘chiến tranh thế giới lần thứ 3 sắp nổ ra!’, nào là Thủ tướng Ukraine Arseny Yatsenyuk xóa bỏ cụm từ ‘chiến tranh vệ quốc vĩ đại’ dùng trong bộ môn Lịch sử của Ukraine, và cho là ‘Nga tìm cách viết lại lịch sử chiến tranh thế giới lần thứ 2’ gì gì đó… Dưới một cái nhìn tổng quát, không dùng các chủ thuyết lề này lề nọ, mà hãy liên hệ thực tế - thời ‘Tam quốc’, ta sẽ thấy là Nga muốn biến thế giới thành một thế ‘3-chân-kiềng’ (ba chân vạc): Mỹ-Nga-Trung, nhưng Mỹ/Nato không nghĩ vậy… Nhà chém gió nói trên còn nói rằng:
-Lịch sử của loài người là lịch sử của đấu tranh sinh tồn, là lịch sử của các cuộc chiến tranh, mà các đại ma đầu của các nước khi mạnh thì sẽ không ngừng nghỉ tìm cách nâng cao vị thế quốc tế của nước mình, trong đó có việc mở rộng lãnh thổ, mà giả sử, nếu ta là anh Tập Đại Đại, thì ta cũng làm vậy, trước tiên là thả bò ra liếm hết Biển Đông, rồi từ từ liếm hết 5 đại dương luôn!
Ông ta cũng nói là:
-Liệu rằng trong tương lai, Trường Sa, Hoàng Sa có hoàn toàn trở về với VN không, hay chủ thuyết ‘đường lưỡi bò’ có tồn tại không? Không. Vì theo thực tế lịch sử nói trên: 1) TQ sẽ không ‘nhả’ ra (hơn nữa, ta lại không mạnh), 2) Các đảo trong quần đảo Trường Sa đang bị chiếm bởi nhiều nước: Việt Nam (21 đảo), Phillippines (10 đảo), TQ (7 đảo), Malaysia (7 đảo) và Đài Loan (2 đảo), mà họ cũng sẽ không ‘nhả’ ra! Ngoài ra, cái chủ thuyết ‘đường lưỡi bò’ là một kiểu biến thái của ‘chủ nghĩa thực dân cũ’ - vô cùng lạc hậu - trong cái thời đại mà con người lấy cạnh tranh kinh tế (Obama) và lấy phát triển khoa học kỹ thuật làm động lực, lấy 'tình yêu’ làm chân lý vĩnh cửu của nhân loại (NGLB, cười), đặc biệt là người Việt (và thế giới) sáng mắt ra sau cái vụ ‘981’, nên chắc chắn là nó sẽ không tồn tại lâu... Có lẽ thái độ khôn ngoan là các nước trong khu vực nên chung sống hòa bình bằng cách cùng khai thác các nguồn lợi ở Biển Đông cho nhân loại, nhưng điều khôn ngoan nhất này lại dường như là viễn vông nhất!

4. 'Je suis Charlie'

‘Tôi ghép dán chữ Je suis vào Charlie và thế là hình ảnh ‘Je suis Charlie’ ra đời. Hình ảnh này có nghĩa là ‘tôi tự do’ và ‘tôi không sợ’ (Joachim Roncin)

Đáng lẽ tiêu đề đoạn này tôi định viết là 'Thiền-Phật-Chúa có lợi gì?', nhưng vì tôi đã nhắc đến nó quá nhiều trong blog này rồi, nên tôi đã thay đổi tiêu đề.
Nhớ lại, hình như trong phim ‘Thị trấn Banshee’ có câu: ‘Con người sáng tạo ra thượng đế’ (chứ không phải ‘Thượng đế sáng tạo ra con người’ như thường lệ): tôi thấy thích!
Nhớ lại, tôi có nói với một nhà chém gió rằng:
-Thiền-Phật-Chúa chỉ có lợi là đem lại sự bình an cho cá nhân, chứ không đem lại sự bình an cho nhân thế, nói một cách khác, nó không có lợi gì cho… nhân thế/không đem lại sự thay đổi gì cho thế giới này, vì từ khi các tôn giáo ra đời thì chiến tranh ngày càng xảy ra, nhân loại ngày càng khổ, con người ngày càng ‘sầu nhân thế’, trong khi đó, những đám hoa lục bình vẫn qua lại trên những dòng sông phẳng lặng… vô tư… muôn đời!
Nhớ lại, chiều nay tôi đi ăn phở (hay bún), có phở tái, phở nạm, phở bò gân, phở bò viên, mà anh bưng bê nói là: ‘Phợ bòa’(phát âm tiếng miền Bắc), lúc đầu tôi không hiểu nên hỏi lại lần nữa, té ra là ‘phở bò’, hihi… Thế thì tại sao từ Thiền-Phật-Chúa, tôi lại kể đến chuyện ‘Phợ bòa’?, vì tôi nghĩ không nên nói nó như là một cái gì cao siêu quá, một cái gì ‘bất khả tri’ quá, mà ‘khi lòng đã bình an thì có Phật, Chúa trong đó rồi’.
Liên quan đến vấn đề này, tôi đặc biệt thích những dòng thơ sau đây:
Lũ quỷ Satan
Đội lốt người
Nhân danh Alah
Nhân danh Thượng Đế
Đã cướp đi sự sống
Người đã ban tặng cho chúng tôi
Chúng muốn bịt miệng TỰ DO
Chúng muốn bẻ gãy ngòi bút
Của niềm tin
Vào SỰ THẬT
 (‘Je suis Charlie’, Trần Hồ Dũng)
Cũng liên quan đến vấn đề này, có một bạn (An Nhiên) đang theo một Thiền phái nào đó, nói rằng:
-‘Đại ngã’ là ngã đại.
Tôi không nghĩ là bạn ấy nói đùa, và tôi thấy… thích!

5. Thượng đế xuống… trần gian
Cũng trong lúc ăn ‘Phợ bòa’ chiều nay nói trên, tôi bỗng thấy trước mắt tôi, một cô gái mặc quần Short jean và áo cánh trắng, chân nàng rất ‘mẩy’ làm tôi bỗng rực lên một cảm giác tình dục kỳ bí nào đó, thiệt! Nhưng ngay sau đó, có một nàng khác bước vào, nàng có dáng vóc nhỏ nhắn, thoạt nhìn thì chỉ có khuôn mặt là hơi thu hút, nhưng khi nàng ngồi xuống đối diện tôi, hơi xéo qua bên phải một tí, tôi nhìn kỹ, té là là có khuôn mặt rất hấp dẫn, với đôi môi gợi cảm như Thư Kỳ (một diễn viên Hồng Kông), đặc biệt là hai cánh tay trắng mút, lúc đó tôi thầm nghĩ:
-Ôi, nếu nàng là… bạn gái của ta, và nếu ta là Leonardo Da Vinci, thì ta sẽ tạc ngay một bức tượng cho nàng!
Vâng, ở đời tôi luôn luôn có cái xui là hầu nhu không có cơ hội có tiền hay việc làm (mà tôi nghĩ là ‘ngài’ cố tình hại tôi!), mà chỉ có 2 cái may, đó là sách và người đẹp - mà khi tôi đi đến đâu cũng thường có người đẹp sát cánh bên cạnh (lưu ý là tôi ‘chấm’ người đẹp khó lắm, nên hễ tôi khen ai đẹp thì đó nhất thiết là đẹp!); tôi nhớ lại là có xem một phim cấp 3 ở Hà Nội (khoảng năm 2000), trong đó có một cô giáo - 23t, dạy kèm cho một sinh viên - 23t, nhưng cuối cùng cô ta lại yêu ông bố (của cậu ta) - 53t, như vậy chứng tỏ là cậu sinh viên chỉ đam mê tình dục bên ngoài, còn ông bố thì lại phát hiện ra sự hấp dẫn của tình dục kỳ bí bên trong! Và cũng vì cái tài năng khám phá ra sức hút của phái đẹp mà tôi thường làm thơ khát-tình, trong đó có câu:
Anh gửi vào em chút lã lơi
Đôi mắt hồ thu đẹp tuyệt vời
Là người hay tiên trên trời vậy
Em xuống trần gian khuấy động đời.

(HẾT)
---------
Chú thích:
-Chiến tranh Nga-Ucraine-EU: Nhiều người cho rằng, cuộc nội chiến đẫm máu xảy ra ở trung tâm thủ đô Kiev bắt đầu từ ngày 18/2/2014 đến ngày hôm nay mới kết thúc bằng một hiệp định hòa bình, nguyên nhân dẫn đến căng thẳng là xuất phát từ việc Tổng thống Ucraina Victor Yanukovich quyết định tạm dừng hội nhập với EU vào cuối tháng 11/2013 và sự tranh giành quyền lực trong nội bộ các đảng phái ở quốc gia này. Thực chất đấy chỉ là một cái cớ nhỏ trong âm mưu lớn được ấp ủ từ lâu mà nguyên nhân sâu sa chính trong lòng xã hội Ucraina và các thế lực bên ngoài là phương Tây và Nga giật dây. Ucraina là quốc gia có một vị trí địa lý thuận lợi nằm giữa hai đại lục, ở phía Tây là Liên minh châu Âu và phía Đông là Nga. Chính vì thế mà nó có có sức hấp dẫn mạnh với Nga và EU. Nói đúng hơn là cả EU và Nga đều muốn lôi kéo thôn tính Ucraina về phe mình bằng cách riêng. Nga thì muốn thành lập không gian chung về kinh tế và an ninh kéo dài từ Lisbon đến Vladivostok như ông Putin đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh Nga-EU nhưng không được phương Tây hưởng ứng. (Vũ Thương Giang), xem: http://doanhnghiepodessa.com/modules.php?name=News&op=viewst&sid=2055179
-'Je suis Charlie', xem: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=824530990945022&id=100001643878327&comment_id=824563314275123&notif_t=like
-Lịch sử VN đương đại: ‘…Tôi không hiểu hiện đại và đương đại khác nhau như thế nào. Liệu giờ viết là "hiện đại" thì sau này có phải sửa lại (vì đã hết hiện đại) không? Thay vì "hiện đại", dùng thời gian chính xác, chẳng hạn "Lịch sử VN thời kỳ 1945-1975", thì có nên không?’ (Wikipedia)
-Mộ Khổng Tử bị san phẳng, xem: http://duyben.blogtiengviet.net/2015/02/03/tac_gi_46_ong_gia_l_ch_s_hai_th

Thứ Năm, 5 tháng 2, 2015

639. Ngàn năm cô đơn (Những câu chuyện Tết ở VN - phần 3)



Bơ vơ lạc lỏng, trong chốn tục trần
Cuộc đời tan nát, lạc cõi phù vân
Rả rích khuya mưa, ứa tràn dòng lệ
Tình chết trong mê, về đến mộ phần

Cuộc đời là như vậy, phải không anh?
Như chiếc thuyền nan, tan vỡ chòng chành
Gió thôi nhẹ tênh, em lòng giông bão
Nhìn xuống đáy sông, còn chỉ bóng mình...

---------
Tối hôm qua, tôi nằm mơ. Tôi mơ thấy mình đi chơi ở thế giới bên kia (the nether world), nhớ lại thì chẳng biết hình dáng của con ma ra làm sao, mà chỉ có cuộc đối thoại giữa tôi và ‘con ma’ trong suốt cuộc hành trình.
Mở máy ra, chưa kịp viết, thì tôi nghe tiếng một ông hàng xóm la to ‘Còn có 13 ngày nữa là Tết rồi, hôm nay là ngày 5 Tây, coi thử là ngày mấy âm?’, tôi vội kiểm tra thì quả nhiên còn 13 ngày nữa là Tết (19/2/2015), và hôm nay là ngày 17 ÂL…
Bài viết này gồm có: 1) Ngàn năm cô đơn, 2) Tết ôn lại ‘những cái chết lịch sử’, 3) Lại những dòng thơ Tết, 4) Cuộc nhậu đầu tiên.
1. Ngàn năm cô đơn
Nhớ tối hôm đó, khi đang ngồi viết bài, bỗng tôi nghe hàng loạt tiếng hô ‘vạn tuế’, ‘bất tử’ vang lên từ cái ti vi bên nhà hàng xóm, tôi chợt thấy dấy lên trong lòng một nỗi sầu nhân thế!

Thứ Ba, 3 tháng 2, 2015

638. Lạy Chúa! Lạy Đức Phật! Lạy Thánh Ala! (Những câu chuyện Tết ở VN - phần 2)

Trước Tết năm nay, không có gì mới lạ,
Sài Gòn - vẫn những người dân chiếm đường làm… cái chợ,
vẫn tiếng xe cộ - vào giờ cao điểm
rầm rập như long trời lở đất,
như cả vạn hùng binh Mông Cổ
tiến đánh vào thành Tương Dương,
như đoàn xe tăng T34 của Liên Xô
giữa đêm tiến chiếm thành Berlin…,
mà bên cạnh những cảnh đời khốn khổ,
thần ‘Hòa đại nhân’ ngày càng được tôn thờ,
trong khi đó, chuyện Biển Đông ngày càng nóng lên,
và trong cái ‘lẫu thập cẩm’ đó,
đã sản sinh ra những nàng xuân nữ,
mà làm không mỏi mắt người xem…

---------
Sáng nay thức, ngước lên thấy cái lồng đèn hoa sen màu vàng trước cổng (chùa nhỏ), lại nghe tiếng trộn xi măng (sửa nhà) xào xạc..., ta lại bắt đầu nghĩ đến chuyện thế nhân…
Mấy ngày hôm nay, tôi ráng đi tìm các đặc điểm khởi Tết ở VN, nhưng không có gì mới lắm, bằng chứng là tôi có hỏi một sinh viên là: 'Cháu thấy Tết này có cái gì chưa?', ‘Tết này cháu về quê ăn Tết, còn cháu thấy Tết hay không cũng vậy thôi’, nó trả lời, còn con tôi không trả lời thẳng mà hỏi lại: ‘Sao mấy hôm nay ba cứ hỏi chuyện Tết hoài thế?’, ‘Con trả lời kiểu ‘đánh cờ tướng' với ba đó à!’, tôi mới buồn cười và bảo…
Ngoài một số dòng thơ xuân và lời bình thú vị trong blog, tôi còn nghe tin về anh chàng ‘Kim Jong Un chửi ông Obama’, chuyện ông Obama đi công tác Ấn Độ’, chuyện ‘Hội nghị các ngoại trưởng Asean tại Myanmar’, chuyện ‘ông Obama và Đạt Lai Lạt Ma sẽ cùng xuất hiện trước công chúng tại Washington’, rồi một số bài tổng hợp ‘Điểm tin tuần qua’ (các đường dẫn bên dưới)… Tôi sẽ kể.