Chủ Nhật, 30 tháng 7, 2017

965. Ly cà phê rẻ nhất và đắt nhất thế gian (Kể chuyện, thư giãn)

Kết quả hình ảnh cho uống cà phê ở thôn quê
Chút buồn, chút nhớ, chút mơ
Chút đêm say tỉnh, chút khờ dại em
Chút đời, lang bước mang mênh
Chút khao khát ấm, chút thèm... nắng rơi

Hắn có thể dễ dàng đến ‘đó’ uống một ly cà phê 7000đ - rẻ nhất thế giới! Vậy ly cà phê nào là đắt nhất thế giới, và ly cà phê nào là đắt nhất thế gian?
…Có một người đẹp hỏi: ‘Anh cho em hỏi những bài anh viết thật dài đó từ chuyên môn gọi là gì ạ?’, hắn trả lời là ‘Common-life notes’ (Suy ngẫm chuyện đời thường), đại khái cũng giống như ‘Chuyện thường ngày ở huyện*’ của Valentin Ovechkin ấy, nhưng khác là ở chỗ hắn… tuyên bố: ‘VIỆT NAM LÀ VIỆT NAM!’… Và dưới đây là câu chuyện.
*
Trước tiên, xin kể chuyện nóng hổi trước cái đã…
Số là tối thứ bảy hôm qua, 29/7/2017, Đội tuyển U22 VN đã thắng Tuyển vô địch CLB Hàn Quốc 1-0 (trước đó đã thua Á quân châu Á - Đội U23 Hàn Quốc 1-2, do thiếu may mắn chứ không phải do trình độ!). Đáng lẽ VN phải thắng ít nhất là 3-0 (trong gần 20 cơ hội làm bàn) bởi thủ tốt, đánh chặn từ xa ở khu trung tuyến tốt, và phối hợp công rất tốt (cám ơn HLV Hữu Thắng!)…; có người nói rằng ta cần cải thiện ‘khâu làm bàn’, nhưng trong ‘Sea Games 29’ sắp tới, cần phải ‘cẩn thận’ vì ở ‘Malaysia’ thì bọn Malay, Indo, Philippines, Myanmar… đá ‘trâu bò’ lắm, chưa kể các trọng tài quốc tế thường không vị nể Việt Nam!... Tuy vậy, đây là lần đầu tiên trong… lịch sử mà Tuyển TRẺ VN có thể đọ sức ngang cơ với Hàn Quốc, dễ suy ra là ta sẽ không sợ Thái Lan nữa, tức là có thể dần thuộc loại ‘tứ hùng’ của châu Á!... Nhưng còn đất nước thì sao?
Nghe nói ‘chưa bao giờ VN và Nhật Bản quan hệ tốt như ‘hôm nay’, đúng! (lưu ý rằng nay Nhật chả có ‘tham vọng’ gì với ta, kể cả… Mỹ!). Và do một quy luật ngẫu nhiên nào đó mà dân Hàn Quốc và dân Việt Nam trở thành ‘thân’ nhất thế giới, mà dễ dàng thấy làn sóng kết bạn giữa 2 dân tộc chưa bao giờ ‘hot’ đến thế, ví dụ điển hình:
Người Hàn Quốc hát về Việt Nam cực kỳ hay: https://www.youtube.com/watch?v=bQYxOUIAHnE
Vâng, một cách không tự ái vặt thì cái ‘tình thương mến thương’ đó của họ đã và đang vô tình giúp ‘giáo dục’ dân ta cái… chân lý trường tồn (mấy câu dưới đây là diễn ‘ý’ thôi):
- Của ta thì ta lấy, của người thì cương quyết không! (Park Chung Hee), hay:
- Nếu muốn lấy tiếng Hoa là ‘sinh ngữ chính’ thì hãy bước qua xác của tôi trước đã’ (Lý Quang Diệu)…
Tại sao? Nghe nói ‘làm chính trị cốt ở yên dân’, nghe thì quá quen thuộc nhưng 4000 năm áp dụng cũng không nỗi!... Khác với mấy tay ‘Chí Phèo’ ‘Bự Thiệt’*, ‘Tiên Huyền’, nhất là ‘A Cu’, thì Người Nhật, Hàn, Singapore, Hồng Kông, Đài Loan, Macau… nay không còn có ‘Độ Hóng’ cao nữa (hóng hớt, từ miền Bắc) - cái tâm của họ dần được ‘yên’ như… thiền sư, mà ngoài việc ‘không phải của ta thì ta không lấy’, còn có việc ‘không bao giờ lấn chiếm lòng lề đường, xả rác hay làm ồn ào nơi công cộng’…

Thứ Sáu, 28 tháng 7, 2017

964. Lão Rùa phê bình Sử Việt! (Thư giãn)

Kết quả hình ảnh cho Há miệng chờ sung
Sáng cà phê sáng, nghĩ linh tinh
Nghĩ đến dân ta, sử nước mình
Nặng nề sử Bắc, vương màu xám
‘Em’ đến bên cười, sáng chữ xinh


Hình như là một con rùa núi, Lão nhỏ con nhưng rất lanh lợi và năng động, cứ cựa quậy bò đi bò lại đông tây nam bắc suốt ngày đêm…, đặc biệt là trên mai của Lão có một cái lỗ, hổng biết ai đã xiềng vào đó một sợi xích mà đi đâu Lão cũng kéo rê cái xích này, trông thật là ‘khắc khổ’!... Không cần dùng ‘Phương pháp đồng vị phóng xạ’ hay ‘Cơ học lượng tử của Schrodinger hay Heidelberg, người ta cũng thừa biết là Lão cũng cỡ 4-5000 tuổi rồi!

Kéo cái ghế nhựa ra, làm một hớp cà phê Ban Mê, vớ tay lấy một điếu Yett Virginia rẻ tiền (nhưng hút cũng được!), tiện tay cầm luôn chén trà Bắc hớp vào mồm, Lão ‘khà’ một cái trông thấy đã!... Chả biết Lão đến quán cà phê này từ lúc nào, nhưng lúc tôi mơ gặp Lão khi Lão lão đang lầm bầm:
- Mịa nó, ta mà là ‘Thần Kim Quy’ à!, ta đã từng đi học bên Hoát-Sin-Ton mấy năm mà còn chạ hịu hết!, huống gì dân - nói làm cả xứ Rùa ta tra từ điển Háng-Vịt thấy mụ nội nuôn! Ta vốn sống ở vùng miền núi giáp ‘nền văn minh lúa nước’, nên mai của ta có màu xám pha xanh rêu…, nhưng mấy tay ‘giả sư’ vừa rồi định làm tượng đài của ta ở Hồ Gươm màu ‘vàng chóe’ - xin nỗi, ta có thể có chút màu ‘vàng đốm’* của Tô Hoài, chứ màu vàng dẻo của mấy tay hoàng đế Tê Cu thì ta không dám nhận!... Và nếu gọi ta là ‘thần Rùa’ hay ‘thần Rùa vàng’ theo đúng ngữ pháp tiếng Việt thì có phải đã hơn không!, có phải ‘tự hào Việt’ hơn không!
À, ta là ông thủy tổ của Chí Phèo, nên kể chuyện dưới đây có sử dụng ngôn ngữ ‘Đan Mạch’ tí tí, và đôi khi có nói ngọng tí tí, có gì bọn… cháu, chắt, chút, chít các ngươi hãy... ‘empathize’ (thấu cảm) cho ta nhen!, ‘ài em xo ri, ái em xò rì’!

*
‘Có thằng Cuội già ôm một mối mơ’…
Đọc các tài liệu về ‘Lịch sử’ và ‘Nguồn gốc dân tộc Việt’ của các ngươi, ta không ngọng mà cũng thành ngọng! (lỗi của Ngô Sĩ Liên*...). Cái gì là ‘Bách Việt’, ‘Việt Thường’, ‘Việt Câu Tiễn’, cái gì là ‘Kinh Dương Vương’, ‘Lạc Long Quân’, ‘Thập Bát Hùng Vương’, ‘An Dương Vương’, rồi những ‘Lĩnh Nam’, ‘Ngũ Lĩnh’, ‘Động Đình Hồ’*, ‘Đông Hải’, ‘Ba Thục’, cái gì là ‘Lĩnh Nam chích quái’, ‘Việt điện u linh’, ‘Phù Đổng Thiên Vương’ hay ‘Sơn Tinh, Thủy Tinh’ - chỉ là thần thoại thôi!
Chưa kể bên Tàu có cái gì thì các ngươi bầy đàn rủ nhau rinh hết về nước, bên Tàu có ‘Tử cấm thành’ thì ngươi cũng có Tử cấm thành (Huế), bên Tàu có ‘Vạn thế sư biểu’ thì ngươi cũng có Vạn thế sư biểu, rồi Hoàng Hà, Hồng Lĩnh, Ngũ Lĩnh, Kinh Dịt, Lâm Ấp/Tượng Quận, ‘Muyên tảo’ kèm với ‘Cục đại’, ‘Ế thức hị’ và ‘Chân lý… tứ-thập lục’, Lục tài tử thư, Ngũ Hành Sơn, Phong thủy, Thơ Đường, Thúy Kiều, ‘Thứ tư nghỉnh cu’, Tràng An, Tứ đại mỹ nhân, Nhị thập bát tú, Khổng Miếu (Văn Miếu)…, rồi Ngọc Hoàng, Táo Quân, Phúc-Lộc-Thọ, Thần Tài, chưa kể ‘Tết Nguyên đán’, ‘Tết Trung nguyên’, ‘Tết Trung thu’, ‘Tết Đoan Ngọ’, thậm chí là Quan Công hay ‘con rồng… Pikachu’...
Xin nỗi, mấy thứ đó không phải là ngôn ngữ thời ‘Kinh Dương Vương và con cháu’ ở Hà Tĩnh* quê ta đâu!, lúc đó chỉ có ‘tiếng Nôm’, chứ làm gì mà có ‘tiếng Háng’!, chỉ có ‘thuốc Nôm’ chứ làm gì mà có ‘thuốc Bắc’!, các ngươi có bị... tâm thần không đó!:
- Có giỏi thì các ngươi sang bên 'lạ' mang hết mấy đại mỹ nhân về đây cho ta… ‘ai lớp du chụt chụt’!
Nhân tiện thú thiệt, ta sợ nhất là mấy thứ như ‘hỏm hòm hom’, ‘trơ toen hoẻn’, ‘vỗ phập phòm’, ‘rơi lõm bõm’, ‘tối om om’ hay ‘xè xè’, ‘rầu rầu’ của Hồ Xuân Hương hay Nguyễn Du… lắm!, mà đôi khi nghe từ ‘xè xè’ ta liền nghĩ xxx... Tất nhiên nghiên cứu, học hỏi Tây/Tàu là rất quý, không phản đối! Tuy nhiên, triết cũng không nghĩ ra nổi mà phải đi lấy triết của bọn ‘mắt xanh mũi lỏ’ hay của Tê Cu xài - có phải là bất lực quá thể không!, nên nếu ta nói đa số các người là ‘Mr. Thiên hạ đệ nhất há miệng chờ sung’ thì sẽ xây nhà không cần mua đá phải hôn!, dại gì!, ta đâu có nhu cầu xây ‘biệt phủ’, để cho các ngươi tự nói! (xem dưới). Thôi, nói nhẹ nhàng thôi, các ngươi chỉ là loại: ‘Bóng trăng trắng ngà, có cây đa to, có thằng Cuội già ôm một mối mơ… Có con dế mèn, suốt trong đêm khuya, hát xẩm không tiền nên nghèo xác xơ’, hehe…

Thứ Ba, 25 tháng 7, 2017

963. Kỳ nữ và kỹ nữ (Thư giãn)

Kết quả hình ảnh cho Kỳ nữ
Mỗi bước chân em, sen rơi từng đóa
Ta đỡ gót chân, xáo động lòng tà
Hương em rơi xuống, hồn ta rên rỉ
Chẳng biết gì, vội chết cõi thiên thai

Sáng nay pùn quá, nên viết mấy dòng giết thời gian… Trước tiên, tôi xin đi ‘lòng vòng’ tí đã…
Có thể nói tiếng Việt* là phong phú nhất trên thế giới! Như các bạn đã thấy đấy, giữa chữ ‘kỹ’ và chữ ‘kỳ’ chỉ cần thay ‘dấu ngã’ bằng ‘dấu huyền’ là mọi chuyện đã thay đổi hoàn toàn! Có lần tôi đã nói nếu tiếng Hán-Việt có 50 ngàn từ; tiếng Việt ‘chuẩn’ (được đưa vào từ điển) cỡ 150.000 từ, nếu kể cả từ ‘ngoại tuyến’ thì có thể có đến 1 triệu từ! Thật vậy, vd chỉ riêng chữ ‘kỳ’ (trong bộ 'ky, kỳ, ký, kỷ, kỹ, kỵ’), mà nếu ‘nói láy’, ‘nói lái’, ‘nói tục’, ‘nói lóng’ hay ‘nói lật’ (lạ kỳ -> kỳ lạ), ‘nói ráp’ (kỳ họp) và ‘ngôn ngữ @’… thì sẽ sinh ra một rừng chữ, như: kỳ ảo, kỳ binh, kỳ bí, kỳ chướng, kỳ cọ, kỳ công, kỳ cùng, kỳ cục, kỳ cựu, kỳ diệu, kỳ dược, kỳ đà, kỳ được, kỳ dị, kỳ đà, kỳ hạn, kỳ họp, kỳ kèo, kỳ khôi, kỳ kỳ, kỳ kỹ, kỳ lạ, kỳ lân, kỳ lô (bự), kỳ mỹ, kỳ nam, kỳ này, kỳ ngộ, kỳ nhân, kỳ nhông, kỳ nữ, kỳ quan, kỳ quái, kỳ quặc, kỳ sau, kỳ sạch, kỳ tài, kỳ thật/thực, kỳ thi, kỳ thị, kỳ thú, kỳ thủ, kỳ thực, kỳ tình, kỳ tích, kỳ trước, kỳ vĩ, kỳ vọng, kỳ xát, kỳ xong; rồi: ba kỳ (VN), bốn kỳ (động cơ), chí kỳ/đến kỳ, chướng kỳ, cùng kỳ, diệu kỳ, dị kỳ, giương kỳ (vảy), giữa kỳ/trung kỳ, hạn kỳ, học kỳ, lạ kỳ, ly kỳ, mỹ kỳ, nhã kỳ, quân kỳ, quốc kỳ, sau kỳ/hậu kỳ, tân kỳ, thần kỳ, thời kỳ, trường kỳ, trước kỳ; rồi: cùng kỳ (kỳ cùng), diệu kỳ (kỳ diệu), dị kỳ (kỳ dị), mỹ kỳ (kỳ mỹ), lạ kỳ (kỳ lạ); rồi: bi cà (ba kỳ), bí cồn (bốn kỳ), cà lụy/cạ lì (kỳ lạ), cào ỉ (kỳ ảo), cần ly (kỳ lân), cò kỵ (kỳ cọ), cù thí (kỳ thú), cường chí (kỳ chướng), cược gì (kỳ dược), kinh bì (kỳ binh), kích tì (kỳ tích), lì một cục (lục kỳ), nghĩ cù (ngũ kỳ), nhỉ cà (nhã kỳ), thì cần (thần kỳ), ti cần (tân kỳ), vừa cà vừa đì (kỳ đà), nhất là: c…ặt quỳ = kỳ quặc, ha..ha..ha…
Qua đó, dễ thấy rằng ‘từ Hán-Việt’ chỉ có dưới 30%!, quan trọng hơn rất nhiều là thấy tiếng Hán-Việt có nhiều ưu điểm (không kể ra đây) nhưng cũng có nhược điểm là ‘gây phức tạp’ cho người đọc hay học (thường phải tra từ, nhất là đối với giới trẻ…). Nên, thay vì nói ‘học tiếng Hán để làm trong sáng tiếng Việt’, thì thiết nghĩ ta nên ‘học sâu, học kỹ tiếng Việt để biết nó vô hạn cỡ nào, đồng thời xác định giới hạn của tiếng Hán’! Cụ thể là nếu làm như kiểu ‘xưa’, tức là cắm cúi suốt đời nghiên cứu tiếng Hán sẽ làm ta vô tình… lãng quên không ít, nếu không muốn nói là vô số tiếng Việt!
Và đây là một lời bình của tôi cho nàng mèo Vi Thi Thanh Ha… (trong fb Hương Giang): 'Kỹ nữ' là gái lầu xanh, nay là cave hay làm gái qúy tộc, gái mát gần, karaoke ôm... Vd, Triệu Cơ (thiếp của Lã Bất Vi, mẹ của Tần Thủy Hoàng), cô Ba Trà (người tình của công tử Bạc Liêu, người tình trong mộng của Vương Hồng Sển) và các em mà ta hay... gặp đứng một mình trên đường (vắng) vào đêm... Ngược lại, 'kỳ nữ' là các phụ nữ có tài và nổi tiếng trong một thời gian dài, vd như Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Công chúa Ngọc Hân, hay Trà Giang (diễn viên), Marilyn Monroe, Hoàng Xuân Sính (GS Toán học), thậm chí là Ngọc Hoa, Kim Huệ, hay mèo Anu (cười)...
Để thư giãn trên phây, tôi xin kể thêm một số câu chuyện về một số nhân vật trong lời bình như Triệu Cơ, Marilyn Monroe, cô Ba Trà, công chúa Ngọc Hân...
*
Ngày xửa ngày xưa, có nàng kỹ nữ Triệu Cơ*…
Nàng sinh khoảng năm 270TCN, khi 17 tuổi đã là một kỹ nữ của Trà Hương Các, tên là Hạ Ly, là gái vừa tuyệt sắc vừa tuyệt nghệ cầm ca. Trong một cuộc bán đấu giá người đẹp và dạ minh châu, Lã Bất Vi gặp và si mê nàng. Sau này y bỏ tiền bạc mua nàng về làm thiếp. Truyền thuyết là… Lã Bất Vi rất hợp ‘chuyện ấy’ với nàng đến nỗi hai người ôm nhau lăn lộn trong phòng 7 ngày đêm không ra ngoài, người bưng thức ăn cho 2 người cứ đứng ngoài cửa chờ ngày này qua ngày nọ… Để vận động được cho Tử Sở làm thái tử nước Tần, Lã Bất Vi phải 'trả giá':
- Triệu Cơ rót rượu thì thấy công tử Tử Sở, mình cao tám thước, mặt vuông, mắt sáng. Tuy là kẻ đang bần hàn nhưng dáng điệu ung dung tự tại như một vị vua. Chàng so với ông chồng già Lã Bất Vi thật là khác xa. Đến khi rót rượu dâng cho công tử, nàng tiến lại gần sát công tử. Mùi nuớc hoa hồng từ người nàng tỏ ra thơm phưng phức làm cho công tử thẩn thờ. Nàng thỏ thẻ: ‘Xin mời công tử dùng’, rồi dâng ly rượu, kèm theo một ánh mắt đa tình và một nụ cười trên làn môi mộng đỏ, bàn tay nàng chạm nhẹ vào tay công tử. Ôi mát rượi làm sao! Gương mặt thon dài, làn mi cong, cặp mắt sếc, mũi dọc dừa đã làm chàng nhìn như ngây như dại. Đến lúc được ngưòi đẹp chạm tay khiêu khích, hỏi sao chàng không bay hồn lạc vía. Khi nàng cất tiếng hát hoà trong tiếng đàn tì bà réo rắc thì trái tim của chàng tan theo từng nốt nhạc (mongrua thanhcoloa, wordpress.com)…
Khi Tần Thủy Hoàng còn nhỏ (Tử Sở mất năm 254TCN), Lã Bất Vi vẫn thường vào phòng riêng ăn nằm với Thái hậu Triệu Cơ… Đến năm vua 21 tuổi (247TCN), chuyện bị bại lộ…, nàng bị giam lỏng bên đất Ung, còn Lã Bất Vi cũng bị cách chức, rồi bị đày sang đất Thục. Đến năm vua 24 tuổi…,  Lã Bất Vi biết vua có ý giết mình, bèn uống thuốc độc tự tử.

Chủ Nhật, 23 tháng 7, 2017

962. Tự hào Việt! (Kể chuyện, thư giãn)

Kết quả hình ảnh cho hello vietnam
Tôi tự hào tôi, bởi quê tôi
Đường quanh hanh nắng, núi ươm màu
Lão-Trang-Khổng-Mạnh tôi đà… chán
Em dáng thiên thần: ‘anh đổi chưa?’

LTS: Tôi viết bài này tặng anh Phạm Hiền, Lý Thiên Đằng và mèo Ha Thi Thanh Vi… bởi tôi có đọc bài ‘Ngẫm nghĩ nhà quê’ của anh Hiền bên nhà anh Đằng, rồi quên!, một phần là do bị mất trí nhớ, phần khác là do sư phụ… Trương Tam Phong truyền thụ là ‘chỉ nhớ kiếm ý, chứ đừng nhớ kiếm chiêu’ (cười), còn phần lớn là do tôi ‘ngộ’ câu thành ngữ Việt ‘trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một sờ, trăm sờ không bằng một… mần’, hehe… Và dưới đây là câu chuyện.

---------
Tôi bị chìm vào một giấc mơ sâu…
Ngơ ngác đứng ở một khu toàn là ‘building’ (biệt thự), đường sá được quy hoạch ‘bàn cờ’ nghiêm chỉnh, rộng thênh thang, lề đường thì đúng 100% là lề đường…; khu vực này lạnh tanh - hầu như không có bóng người: Tôi tự hỏi mình đang ở thiên đường hay địa ngục!...

*
Với một cảm quan thích nghi khá tốt do trên 30 năm hành tẩu giang hồ, tôi mới đoán là mình đang ở sa mạc có những tòa nhà nổi lên trên cát, còn thỉnh thoảng có vài bóng người lạnh lùng đi trên lề đường, có thể người Trung Đông, Trung Á, Nga, Ấn, Nhật, Hàn, Tàu (hải ngoại)…, không có người Việt - mà nếu có thì tôi cũng khá dễ nhận ra vì:
- Khác với đa số người trên thế giới thường lạnh lùng ‘phớt tỉnh Ăng-lê’, người Việt ‘vốn gốc là dân từ QUÊ lên tỉnh, có chút tiền rủng rỉnh bỏ túi, nên bắt đầu ‘hãnh tiến’ vô minh', và thường toát ra cái gì đó có vẻ ‘không yên tâm’: mắt thường liếc dọc liếc ngang, tai hóng hớt (từ miền Bắc); thường không đi một mình như ‘thiền sư’ mà lại tụ tập thành nhóm với cái mồm nói huyên thuyên không lúc nào yên!; tay thường cầm điện thoại đang ‘selfie’ lia lịa (chụp hình tự sướng), hay miệng thì đang ‘xanh-gum bặt bặt’; ‘mặc quần short áo thun + mang giày sandal + tay cầm chai nước khoáng’ trông Tây chả giống Tây mà ta chả giống ta!…; đặc biệt là họ toát ra cái vẻ gì đó phải nói là ‘khắc khổ’ - của một dân tộc thoát thai từ ‘nền văn mình lúa nước’ cả mấy ngàn năm bị đô hộ liên miên - mà không thể nào mô tả bằng lời!...
Ôi, ‘nam mô a di đà Phật’!, ôi, ‘lạy Chúa tôi’!, bởi nhịn hút thuốc đã trên 24 tiếng đồng hồ làm tôi sắp sửa biến thành anh… nghiện!, hơn nữa, cô nàng cà phê ‘Buồn Muôn Thuở’ (Ban Mê Thuột) đang kêu réo ầm ĩ trong bao tử, híc..híc… Dòm quanh quất mỏi cả mắt mà không thấy bất cứ chỗ nào có bán cà phê, hay có ai đó đang hút thuốc lá để mình ‘ké’ mấy phút, híc..híc…, còn chung quanh tôi toàn là đôi mắt của những ‘người ngoài hành tinh’ (cái camera) đang thò lò theo dõi suốt 24/24, hu..hu..., tôi làm gì mà dám móc điếu thuốc ra, lỡ bị phạt vài trăm đô, hay bị treo cổ như mấy tay IS vẫn thường làm thì chít tui!...
Sau đó tôi mới biết ‘đây’ là một nước phát triển, có thể hàng đầu thế giới!, mà có nhiều nếp rất văn minh khi hầu như là hoàn toàn không thuốc lá, bia rượu, say xỉn, tụ tập bầy đàn, hay nói ‘Đan Mạch’ như anh Chí Phèo của ta!... Nên đừng có mơ là các ‘lề đường’ ở đây có mấy bà ngồi chè hẻ bán hột vịt lộn, cháo lòng, bún riêu, bánh xèo, chè sâm bổ lượng, mì Hoành thánh, lòng lợn tiết canh, hay thịt cầy bảy món… như bên An Nam nhé!

Lò mò đi xuống tầng địa ngục bên dưới (hầm ngầm) để tìm ‘smoking room’ (chỗ hút thuốc), tôi đụng độ phải mấy anh Hồi giáo…
Trước tiên xin nói về ‘vụ tiếng Anh’ đã nhé. ‘Trển’ cử 30-40 người Việt đi cùng đoàn để… bảo vệ tôi, hi… Nghe đồn rằng tiếng Anh với tư cách là ‘sinh ngữ chính’ thì người Việt là tốt nhất thế giới, cả về mặt phát âm - chuẩn hơn, lẫn về mặt viết - có ngữ pháp bài bản hơn, đàng hoàng hơn, tương đối thôi… Và ra nước ngoài, giống như 2 con kiến ngửi râu nhau, nếu không nhầm, thì mọi dân tộc đều phải giao tiếp bằng tiếng Anh, nếu không biết tiếng Anh thì cứ một mình đi ngắm… IS!, còn nếu nói tiếng ‘Háng’ thì coi chừng ‘nó’ táng cho chít mịa!... Nhớ lại cái vụ có cái thèn choa Đàn Nê Gian nào đó đòi dân ta phải ‘học tiếng Háng để làm trong sáng tiếng Vịt’, thậm chí ai đó ở Bộ Dục đòi đưa tiếng ‘Háng’ lên làm ‘sinh ngữ chính’, tôi vừa cảm thấy tức cành hông, vừa cố nghĩ nhẹ đi - như ông bà ta nói là ‘chả có cái dại nào giống như cái dại nào’!
Quay lại chuyện tìm chỗ hút thuốc… Có một anh chàng da ngăm đen, người Armenia*, râu quai nón rậm rạp, trao đổi xì xà xì xồ tiếng Anh với tôi (chả biết có hiểu ý tôi không!), rồi dẫn tôi xuống sâu hơn dưới địa ngục, ở đó có mấy anh chàng râu quai nón nữa… Bầu không khí bắt đầu lạnh hơn: có ma!... Vốn là một ‘project tiger’ (con hổ của dự án), nên trường đời đã dạy cho tôi những bài học cảnh giác-tự nhiên… vô giá: Thấy mình sắp sửa bước qua một cái barrier để vào một thế giới ‘bí mật’ nào đó, lợi dụng cái camera vẫn còn đi theo bảo vệ tôi như một người bạn tri kỷ, tôi bèn dừng lại, cố lấy bình tĩnh và nói một cách lịch sự: ‘Thank you. I don’t need…’ (ý nói là tôi không có nhu cầu hút thuốc nữa), và lập tức đi ra theo hướng ngược lại, hú hồn hú vía!

Giấc mơ vô hình đã đưa tôi đến tháp Khalifa (Dubai, thiết nghĩ nên viết là nhà thơ Khalil Gibran chứ không phải ‘Kahlil’!)…, mà ở đây tôi có gặp một gia đình người ‘Tàu đại lục’…
Xin nói thêm, đi đến đâu tôi cũng nói là ‘I’AM VIETNAMESE’ đầy vẻ… tự hào (cười). Ừ, sợ cái gì! Tôi vốn đã chán ai cứ luôn mồm ‘Khử Tổng nói rằng’, ‘So-Pla-Aris nói rằng’, hay ‘Kinh này, Kinh nọ nói rằng’, chưa kể đến những Nít niếc, Kris Kriếc, Dalai Da-liếc*…, chán lắm rồi! Thiếu gì cách!, VN có thiếu gì cảnh đẹp, người ‘đẹp’, các sinh hoạt ở thôn quê hay phố hội, các món ăn truyền thống, và cả rừng chuyện lớn chuyện nhỏ mà tôi đã từng vận dụng để… tán mấy em Mỹ, Anh, Nhật, Tàu, Singapore, Indonesia, hay Hàn Quốc, mà:
- Ông Bush, Obama, Trump, Tony Blair, bà Park Geun Hye, nàng Yingluck Shinawatra… đều phải ‘bao’ tôi uống cà phê hay măm măm pún riêu, béo xành… để nghe kể chuyện Việt (cười), thực hơn là mấy ẻm nước ngoài nghe tôi kể hấp dẫn đến nỗi muốn về nhà tôi… ở nuôn, hehe…

Quay lại chuyện gia đình người Tàu đại lục… Tôi nhờ ông chồng chụp cho vài tấm ảnh, xong, nhân tiện hỏi ngoại giao cho vui ‘Where are you from?’ (ý hỏi quốc tịch), không ngờ ông ta liền bỏ đi, về cười hô hố và ồn ào (ý) nói với các thành viên trong gia đình là ‘Thằng đó hỏi mình có phải là người Tàu không!’ (tôi đâu có ý đó!)… Nhớ lại, ở Singapore, tôi có gặp khoảng 10 lái xe taxi toàn là người Tàu hải ngoại, hỏi tương tự, họ liền nói mình là ‘người Singapore’ với vẻ mặt đầy tự hào!:
- Có nhiều chuyện tương tự về việc người Tàu hải ngoại có vẻ tránh xưng mình ‘là người Tàu’, các sự kiện ‘bí mật tâm lý’ này đều được tôi lưu trong bộ nhớ, nay kể lại sự thật để các bạn đọc ngâm cứu thử ‘tại sao’!

Thứ Năm, 20 tháng 7, 2017

961. ‘Con đường tơ lụa’ đang tua lại (Thư giãn)

Kết quả hình ảnh cho con đường to lụa

Vẫn câu nói vẳng lên trong gió
Lắng nghe lòng quặn thắt một niềm đau
Vẫn ly rượu rót tràn trong cốc
Dẫu say rồi vẫn muốn chúc nhau
Trong gió mưa người chẳng thấy người
Nỗi nhớ không tên nhưng lòng day dứt
Trong gió mưa mài rũa trí dựng đời
Muốn làm cơn gió to giữa trời vần vũ
Gió nâng người lên cao, gió vùi người xuống thấp
Ta chẳng chịu buông tay dẫu bão tố dập vùi
Đến phút cuối trí ta thành làn gió
Tự do bay giữa xanh thẳm bầu trời...
Hãy lục tìm trong đống tro tàn ấy
Có những điều đốt mãi chẳng thành than???
('Con đường lạc đà', TG: Unknown, thivien.net)


- Trước tiên, tên gọi nước ‘Trung Hoa’ đích thực là CHINA, từ chữ 'Tần', tiếng Hoa gọi là ‘Sin’*. Xa hơn, nó là tên gọi kết hợp giữa từ ‘Hoa’ của dân tộc Hoa (Hoa Hạ), và ‘Trung’ là vùng đất màu mỡ xưa kia (một phần của Thiểm Tây và Hồ Bắc ngày nay), khá ở chính giữa so với các miệt chung quanh, chứ không phải là ‘nước Trung Quốc’ - một cách gọi sai be bét ở ‘thiên đường’, có nghĩa là ‘nước Trung nước’ - mà làm người ta dễ liên tưởng đến ‘cái gì ở chính giữa?’!

Có lẽ họ là ông thủy tổ của món ‘tàu hũ thúi’ nên bị dân Vịt xưa gọi là TÀU, ngoài ra, ‘tàu hũ’ tiếng Anh là ‘tofu’, đọc là ‘təʊfu:’, nên dù gọi kiểu ta hay kiểu Tây thì trước sau ‘Tàu vẫn hoàn Tàu'!... Nói thêm, chữ 'Việt' là một ‘từ nguyên’, chắc chắn không phải theo nghĩa Hán là ‘cái búa, hay cái rìu’ (mà Tiên phuông Trình Giảo Kim hay Hắc toàn phong Lý Quỳ… vẫn thường sử dụng), vì cách đây 5000 năm là vào thời ông Kinh Dương Vương (2879TCN) xuất thân ở đất Hà Tĩnh thì làm gì mà có tiếng Hán-Việt!, có lẽ dân ở vùng có ‘nền văn minh lúa nước’ thường nuôi vịt nên họ gọi mình là dân… VỊT chăng!, có thể, hehe…

Theo cách hiểu ‘modern’ (hiện đại) và cụ thể là theo một phim mới đóng đây của đạo diễn Sử Thành Phong (1996) thì ‘Con đường tơ lụa’ được gọi chính xác hơn là CON ĐƯỜNG LẠC ĐÀ* (Camel Road), có tên gốc là CON ĐƯỜNG HƯƠNG LIỆU (Incense Road) được ‘sáng tạo’ bởi người Ả Rập (người Hồi giáo) trước năm 950TCN, tức là cách đây trên 3000 năm! Mãi đến gần 1000 năm sau thì người Hán từ mục đích quân sự mới thấy nó 'có chiền' và ‘chế’ nó ra thành ‘Con đường tơ lụa’ (126TCN, thời Hán Vũ Đế), và mãi đến sau thời Marco Polo (tk 13) mới tạm được gọi là 'Silk Road'…, mà nay chỉ có A Cu và đặc biệt là Chí Phèo gọi ‘theo’, chứ hầu hết các nước trên thế giới, nhất là thế giới Hồi giáo, chả đời nào gọi vậy*!... Và nay nó cũng sắp biến thành ‘con đường tua lại’ rồi!

Nghe Thượng Đế phán ‘lạnh lùng sương rơi heo may’ như vậy, Tôn Ngộ Không mới bay qua nước Ó Đận để tìm hiểu…

Thứ Ba, 18 tháng 7, 2017

960. Nghĩ cười chuyện ‘theo-sau’ (SHOW, NOT TELL)

Kết quả hình ảnh cho kẻ hai mặt

Nhạt cười duyên thắm bờ môi
Nhạt hồ thu đó tơi bời mắt ai
Nhạt trần gian cuốn thiên thai
Nhạt màu áo ấy, nhạt đau đớn... chiều


Tôi có đọc 1-2 bài về vụ ‘SHOW, NOT TELL’, nhưng không có trí nhớ, nên đành phải áp dụng tuyên ngôn:
- Hãy nói theo cách của bạn!

*
Tell là nói, kể… Show là chỉ, thể hiện, diễn tả, biểu diễn, trình diễn… (thường có trong các danh từ kép quen thuộc như gameshow, showbiz, showroom…). Hiểu nôm na, ‘tell’, ‘show’ là ‘nói’ và ‘ý nói’, tức là nói có ý - khác hơn, xa hơn, cao hơn, sâu hơn hoặc hài hơn...

Về nói hay viết, nhất là trong văn chương, ‘show, not tell’ là đừng nói ‘thô’, nói ‘theo nghĩa đen/trực tiếp’, nói như ‘nguyên bản’…, mà hãy nói có so sánh/ví von, có ẩn ý, có liên tưởng, có thể có một hay nhiều nghĩa… Về hiểu, ‘show, not tell’ là đừng (quá) tin vào kinh điển, ‘4T’, ‘fake news’, 'media' - những gì thiên hạ hay ‘ông bự’ (vĩ nhân!) nói, chém gió, hay tuyên truyền…, mà hãy hiểu ý người ta muốn nói cái gì, muốn dẫn dụ ta đi đến đâu, và còn cái gì ‘bí mật’ đàng sau nó! Về đọc, ‘show, not tell’ là đừng học thuộc lòng, nghiện/quá đề cao hay ham trích dẫn... 'vĩ nhân', mà hãy hiểu ý tác giả muốn nói cái gì, với mục đích gì, và nhất là, cái gì nằm đàng sau những trang giấy đó!, v..v…
Ví dụ có liên quan đến Háng-Vịt: ‘Dương đông kích tây’, ‘Đạo khả đạo, phi thường đạo’*, Lệnh Hồ Xung xuất ra một chiêu gồm có 360 thế (cách biến hóa), ’Ngụy quân tử Nhạc Bất Quần’, ‘Văn dĩ tải đạo’, ‘Văn kỳ thanh, bất kiến kỳ hình’*, ‘Vô chiêu thắng hữu chiêu’, ‘Ý tại ngôn ngoại’*…, hay hơi bị 'thuần Việt’ là ‘Chân lý của loài người chỉ là mảnh giẻ rách tí ti của tấm áo sự thật tự nhiên vĩ đại*,  ‘Bú chả Bỗng Điên’ định làm lông cái Wông-sin-tát, ‘Bự thiệt’ là biệt thự bự trà bá, Dùng ý, dùng mưu, mẹo chứ không dùng sức, 'Giàu thì nó ghét, đói rét thì nó khinh, thông minh thì nó tìm cách tiêu diệt', Kẻ ngu được làm sư phụ, 'Lá thu hờ hững rơi trong mơ', ‘Miệng nam mô một bồ dao găm’, ‘Nói chuyện Hà Tây, chết cây Hà Nội’!, 'Uy vũ rất năng khuất, phú quý rất năng dâm, bần tiện rất năng di', chưa kể:
Mực ngò, mực ngó, mực ngằn
Mực, bao nhiêu mực chẳng bằng mực nghi
Chao ôi bất luận mực gì
Vẫn thua mực ngút li bì sớm hôm…

Tóm lại, ‘show, not tell’ là nói A nhưng ý nói B, hay nói ‘không A’, lưu ý rằng nhiều người đọc ‘Khử Tổng’, ‘Lữ Tảo’, ‘Tư Trảng’, ‘Thứ tư nghỉnh cu’, ‘Kinh Dịt’… mà đến nay vẫn không hiểu (dĩ nhiên rồi!), vì họ hiểu theo ý ‘có sẵn’ của người ta chứ ứ chịu hiểu theo ý mình, nên cho đến năm 3000 vẫn là nói theo kẻ ‘lạ’,  và trở thành... Chết gia ‘sáo tạng’ ra ‘Triết học Há miệng chờ sung’*, ha..ha..ha…

Chủ Nhật, 16 tháng 7, 2017

959. Mười câu hỏi dành cho các blogger… (Thư giãn)

Kết quả hình ảnh cho mặt trái của sự thật

Sáng buồn, ghé tạm khu biệt phủ
Một tách cà phê, thuốc khói mờ
Khách đông như kiến, người hay… thú
Bỗng nhú thiên thần, thơm mắt tôi

Hồi nhỏ khác… Nay đọc lại ‘Cổ học tinh hoa’ (một dạng giới thiệu dễ hiểu của ‘Thứ tư nghỉnh cu’!), ‘Đạo đức kinh’, ‘Nam hoa kinh’, ‘Thần thoại Hy Lạp’, ‘Ngàn lẻ một đêm’, ‘Triết So-Pla-Aris’, ‘Tây du ký’, kể cả tư tưởng của Nietzsche, Camus, Krishnamurti, Osho, Dalai Lama, Dewey, Hemingway, sư Tuyên Hóa, chưa kể ‘Muyên Tảo’ hay ‘Thượng đế chủ thể - Juche’…, đôi khi tôi lại cười thầm vì thấy hiện lên vẻ mặt hoặc ‘non nớt’, hoặc ‘ngây thơ’, hoặc ‘chất phác’ của các tư tưởng này - như thể tôi đang đối diện với các thiên thần bé nhỏ Thanh Thúy, Việt Hương, Thu Hoài, Kim Thanh, hay Thu Huyền vậy!, siệt!, lý do: 

- Tôi đã… lớn rồi, đừng vờn tôi nữa!

Dưới đây, xin chém gió tí cho vui bằng 10 câu hỏi kèm theo chút cảm nhận có tính chất ‘ngẫu nhiên’ của tôi, được xếp thứ tự tùy theo cảm nhận dài hay ngắn, ngắn trước, dài sau…

Thứ Năm, 13 tháng 7, 2017

958. Vụ ‘thấu cảm’... (Kể chuyện, thư giãn)

Kết quả hình ảnh cho thấu cảm là gì

À, tí buổi sáng cho vui, mình kể tí xíu nữa là mình bị ‘bé cái nhầm’…
Số là mình có đọc (mới đọc) một bài nghiên cứu của người Mỹ! viết rất kỹ về từ ‘sympathy’ (thông cảm), và bởi ông ta nghiên cứu kỹ quá mà tí xíu nữa mình bị đánh lạc hướng…, từ đó mới biết là đọc tài liệu hay tin vào mấy ông... ‘vĩ nhân’ đôi khi rất nguy hiểm!…
Mình có tính kiểm tra tư liệu rất cẩn thận (nếu có điều kiện, kể cả thời gian), mà có lần mình đã nói với anh Ba Lăng Nhăng là làm/viết cái gì cũng nên có ‘thực chứng’, tức là phải ‘sờ’ được vào nó:
- Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một… sờ! (cười)
Cũng do 'duyên' là khi mình vào Google tìm hình minh họa cho bài viết này, bỗng lượm được hình ‘EMPATHY’ thì mới biết đó là một ‘từ mạnh’, tạm hiểu là ‘chỉ có ai thật lòng yêu nhau thì mới thấu hiểu được lòng nhau (chữ ‘yêu’ ở đây được hiểu theo nghĩa rộng!), ví dụ như chỉ có ai là kẻ sa cơ thất thế mới hiểu được nỗi đau lòng của ‘chúa tể sơn lâm’:
- Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối/Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?/Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn/Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?/Đâu những bình minh cây xanh nắng gội/Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?/Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng/Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt/Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?/Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? (Thế Lữ). Hay:
- Hận... đời cầm kiếm rung rung nhấp/Đỉnh núi càn khôn nấp nấp… thù/Vung tay véo véo vào không kiếp/Còn lại chút đây dáng dáng người! (NGLB)
Vì thế, mình mới nghĩ đến ‘thực chứng’, bỗng chợt nhớ lại hồi trẻ hay đi chơi với một tay người Anh tên là Henry, để học tiếng Anh luôn. Cứ mỗi lần mình có (tạm gọi) là ‘sai lầm’, ví dụ như đi học trễ hay không nhớ từ, thì mình nói ‘sympathize with me!’ (ý nói xin lỗi, thông cảm cho tôi vì thế này, thế nọ), còn thằng Tây thì nhéo mình một cái cho nhớ… đời... Và cũng vì thế mà mình mới biết từ ‘thông cảm’ yếu hơn từ ‘đồng cảm’, từ ‘đồng cảm’ yếu hơn từ ‘thấu cảm’!
*
Về từ ‘thấu cảm’, tôi đã bình (cho Lão SA, có chỉnh sửa tí):
- Từ 'thấu cảm' - dường như là một phạm trù tâm lý học! - đang... cãi nhau trên mạng thực ra tiếng Anh là ‘empathy' - mạnh hơn là 'sympathy'; nhà văn Nguyễn Thanh Việt (mới được giải Pulitzer của Mỹ - 2016) có cuốn 'The sympathizer' tức là 'người đồng cảm', 'cảm thông', nôm na là 'người mà đứng ở địa vị/hoàn cảnh của người khác để thấu hiểu họ, tiến đến chỗ đồng cảm; và rồi, có thể cùng chia sẻ số phận với họ!'…

'Empathy'  'Sympathy' là hai từ có nghĩa khác nhau. Empathy hiểu nôm na là sự đồng cảm với người khác, đặc biệt khi mình từng trải qua tình cảnh tương tự, ví dụ: Having been late to class many times himself, the teacher had empathy on the students who was late (Trước kia từng lên lớp muộn nhiều lần, thầy giáo rất thông cảm với những bạn đi học muộn), từ này có nghĩa là đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để hiểu vấn đề của họ (put yourself into someone's shoes). Trong khi đó, sympathy là việc chia sẻ với nỗi đau hoặc mất mát của người khác, ví dụ: I offer my sympathy to the loss of income of the fishermen due to the pollution  (Tôi cảm thông với những thiệt hại của ngư dân do ô nhiễm). Như vậy, bạn có thể thấy sự khác biệt giữa hai từ này. Sympathy là sự chia sẻ nỗi đau mà một người dành cho người khác, nhưng empathy tập trung vào việc đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để thấu hiểu nỗi đau của họ. Bạn có thể thương cảm những ngư dân bị mất biển, nhưng nếu chưa bao giờ sống bằng nghề chài lưới, bạn sẽ không thể có empathy với họ. Chỉ có người từng sống chết với biển khơi và các luồng cá mới có thể làm được điều ấy… (vnexpress.net)
*
Tại sao tôi lại quan tâm đến vụ ‘thấu cảm’ này? Tại vì nó làm tôi nhớ lại chuyện một ông tương đương… bộ trưởng kể rất có lý, nhưng ông lại không thực hành cái mà ông ta nói! Và dưới đây là một câu chuyện…
Tai hồ Ha-le* (Hà Nội)…, anh ta nói: ‘Cha mẹ sinh con, trời sinh tính’… Đến lớp 9, lớp 10, mình nói con nó sẽ không nghe nữa, nó có biểu hiện phản ứng ngày càng rõ, thậm chí là cãi lại (nói đến đây anh ta thở dài), làm sao mà giáo dục con hay… người khác?… Theo mình, kinh nghiệm ở đây là ta phải… ngộ 2 chữ ‘hiểu’ và ‘cảm thông’, đa phần, nếu cố gắng tìm hiểu thì ta có thể ‘hiểu’ được người, nhưng ‘thông cảm’ để đi đến những hành động giúp đỡ người thì còn… khuya!, chẳng hạn:
- Ta ‘hiểu’ được thân phận của người nghèo là tốt rồi, nhưng ta có ‘cảm thông’ đến mức giúp đỡ, chia sẻ hay xả thân vì họ không?
Anh ta còn nói tiếp bằng câu hỏi:
- Nếu lên mặt trăng thì ta mang ô-xi lên mặt trăng, hay mặt trăng cung cấp ô-xi cho ta? Rõ ràng là người Mỹ đã mang ô-xi lên mặt trăng*… Và rõ ràng là ta phải thích nghi với môi trường, chứ môi trường không có chạy theo ‘tán’ ta!, ngay cả ta là ‘người có đuôi’ (vĩ nhân, hehe), soái ca hay soái muội đi chăng nữa, ha..ha..ha…
Vậy là dưới một góc độ nào đó, anh ta đã đề cập đến ý nghĩa của từ ‘thấu cảm’!... Lưu ý rằng đây là lời nói của một ông tương đương… ‘bộ tưởng’ mà tôi kể lại vì nó còn hàm ý nghĩa rộng hơn!

Thứ Hai, 10 tháng 7, 2017

956. Tôn Ngộ Không bị nhốt ở Đà Nẵng, ha..ha..ha... (Thư giãn)

Kết quả hình ảnh cho chém gió

Biệt phủ mênh mông, biệt phủ... sầu
Chí Phèo làm ruộng, ngóng lên cao
Ao xanh nuôi cá, nay dâng hiến
Thi Nở đau lòng, nhân thế sao!


Theo một truyền thuyết dân gian nào đó, người Việt ở xứ Lâm Ấp xưa (từ giáp giới Hà Tĩnh đến hết Thừa Thiên), vào khuya, khi đi từ Huế vượt qua đèo Hải Vân, thoát khỏi trùng điệp những dải sương mù u ám, đến được vùng biển với ánh mặt chói chang, thì họ mừng rỡ thốt lên:
- Đã nắng lên rồi!
Từ đó, do độ âm sắc của ‘dấu ngã’ có phần ‘giáng’ của dân vùng Bình-Trị-Thiên mà ‘đã nắng’ trở thành thành ngữ, và nay ta có tên gọi ‘ĐÀ NẴNG’!
Và theo wikipedia, tên NÚI NON NƯỚC đã có từ lâu đời, và đã đi vào  ca dao Việt Nam như một tổng kết kinh nghiệm về thời tiết của người dân địa phương:
Chiều chiều mây phủ Sơn Trà
Sấm rền Non Nước trời đà chuyển mưa
Núi Non Nước còn có tên La-tinh là ‘Les montagnes de marbre’ - Những ngọn núi đá cẩm thạch, chả biết các ‘hầu gia’ xưa của ta do quá lậm ‘thứ tư nghỉnh cu’ mà cái gì cũng đưa Háng-Vịt vào và gọi nó là ‘núi Ngũ Hành Sơn’, tức là ‘núi Ngũ Hành núi’, ha..ha..ha...

Ngũ Hành Sơn bên Tàu… Số là ngày xưa, các vị vua/trí thức của Trung Hoa cổ đại vì quá… thông minh nên nghĩ rằng quả đất là hình vuông (thế giới quan này còn ảnh hưởng tới ta trong sự tích ‘bánh giầy bánh chưng’!...). Nên, xưa nay họ mới khăng khăng xưng mình là Trung Quốc, tức là nước ở chính giữa, nên nay có người thắc mắc là ‘chính giữa cái gì?, và cái gì ở chính giữa?’, bố ai mà biết!
Cũng với cái thế giới quan Lão-Trang-Khổng-Mạnh về ‘cái quả đất hình vuông nho nhỏ lọt thủm vào bàn tay của thiên triều’ này, nên họ mới xưng là thiên tử tùm lum (bên Tây cũng vậy, sự xờ-tiu-pít (ngu dốt) này kéo dài mãi cho đến thời Copernic!, nhưng có khá hơn khi họ thường xưng vua là chúa đất - Land Lord, để nói sau). Hệ quả là tổ tiên Tàu chia thế giới này ra làm 4 châu là Đông Thắng Thần Châu, Tây Ngưu Hóa Châu, Nam Thiên Bộ Châu và Bắc Câu Lư Châu, chứ họ chả biết cái mịa gì là ‘năm châu bốn bể’ như ngày nay, dĩ nhiên!, nên trong lịch sử của họ là không có cái con khỉ mốc gì được gọi là Trường Sa, Hoàng Sa, đặc biệt Biển Đông không phải là có từ thời… ông cố tổ của họ!
Trong Tây du ký, cách xa núi Tu Di*, nếu lấy núi Côn Lôn làm 'mốc', thì Tôn Ngộ Không sinh ra ở Đông Thắng Thần Châu (ở Hoa Quả Sơn tức Vân Đài Sơn, tỉnh Giang Tô), tức là miệt đông của Tây Tạng hay của tỉnh Hà Nam hiện nay, nếu không nhầm được gọi là Trung Nguyên/Trung Thổ, xa hơn là Đông Hải (có trong cụm từ ‘Đông Hải Quan Âm’)… Khi giao đấu với Phật Tổ ở vùng biên Tây Ngưu Hóa Châu!, Mỹ Hầu Vương bị đại bại, bị bắt và bị nhốt ở Ngũ Hành Sơn, tức:
- NÚI CÔN LÔN - TRONG DÃY CHẠY DÀI TỪ CAO NGUYÊN BẮC TÂY TẠNG ĐẾN NAM SA MẠC GOBI.
(Hãy đọc thêm ‘Ỷ thiên đồ long ký’, Kim Dung mô tả vùng giao giới giữa Tây Vực và Trung Thổ rất rõ!, trong đó có nhắc đến ‘Côn Luân tam thánh Hà Túc Đạo’ và ‘Quang Minh tả sứ Dương Tiêu’ đều cư trú ở đó!)

Còn Ngũ Hành Sơn bên nước Nam… Nước Nam là ‘từ’ trong câu ‘Nam quốc sơn hà Nam đế cư’, tuyệt nhiên không thuộc Nam Thiên Bộ Châu 'của Tàu' như trong các hiểu biết hơi bị duy vật chất phác của các ngài ‘chém gió trên ti-vi’!... Ta hãy theo dòng truyền thuyết của một trong những tổ tiên của người Việt xưa - người Champa… Trước tiên ta hãy tìm hiểu thêm tí về Champa.
Cách đây khoảng 3.500 - 2.200 năm, ‘văn hoá Sa Huỳnh’ được xem là tiền đề của văn hóa Champa... Dân tộc Chăm cơ bản được hình thành từ hai thị tộc: Cau (Caramukar) ở phương Nam và Dừa (Narikelanamsa) ở phương Bắc. Về không gian sinh tồn, vương quốc Champa trải dài từ Quảng Bình - Đồng Nai... Qua hàng ngàn năm lịch sử, dân Champa đã xây dựng nên một nền văn hóa độc đáo mang đậm tính bản địa và chịu ảnh hưởng tôn giáo Ấn Độ trong đó chủ yếu là Bà la môn giáo và Phật giáo … Từ khoảng thế kỷ XI, đạo Hồi xuất hiện trong cộng đồng Champa... (baotanglichsuvn.com). ‘Đồng thời’ với ‘nền văn minh Tháp Chàm' ở miền Trung là ‘nền văn mình Trống Đồng’ ở miền Bắc và ‘nền văn minh sông nước’ ở miền Nam, nên:
- KHOẢNG 2-3000 NĂM* SAU XUẤT PHÁT CỦA NỀN VĂN MINH VIỆT, ông cố tổ của Tôn Ngộ Không là Triệu Đà mới sang lập… ‘dự án giá rẻ’ ở Việt Nam vào năm 207TCN, MÃI 4-5 THẾ KỶ SAU THỜI ĐIỂM NÀY - HAY VÀO TK THỨ 2SCN - THÌ LÃO TÔN MỚI BỊ ĐÈ Ở NGŨ HÀNH SƠN BÊN TÀU (con khỉ đá sinh ra 500 năm trước thời Đường Thế Tông - trị vì vào nửa đầu tk thứ 7).

Thứ Bảy, 8 tháng 7, 2017

955. Mr. Ai Biến và văn hóa Bự Thiệt (Kể chuyện, thư giãn)

Kết quả hình ảnh cho biệt phủ yên bái


Gió biển từ đâu, mát cả người
Mơn trớn làn da, cảm hứng khơi
Ngây tình, quyên hót trong vườn hạnh
Ngất lòng, huệ nở trên đôi môi
*
Hát hò, thỏa chí vơi sầu khổ
Nô đùa, quên mất cả hư vô
Tung mình, say đắm cười nhân thế
Ngã người, rạo rực bế tiên cô...


- Văn hóa khác với văn minh, văn hóa là truyền thống lâu đời - có thể vĩnh hằng!, còn văn minh là cái mà con người 'sáng tạo' ra trong một thời kỳ lịch sử nào đó; nó có tính ‘bứng chuyện’: văn hóa đẻ ra văn minh, ngược lại văn minh cũng có thể biến thành văn hóa! Chẳng hạn, người ta có thể nói 'nền văn hóa tre làng' đẻ ra 'nền văn minh lúa nước (hay lúa rẫy)', đến lượt nó, 'văn minh lúa rẫy' lại đẻ ra 'văn hóa cồng chiêng'!... Người ta gọi là người Việt Nam tức là người Việt ở nước Nam ('Nam quốc sơn hà Nam đế cư'), phía bên này (Nam) của biên giới Tàu, nên 'hoàn toàn khác với Tàu'!, mà 'có thể nói' Việt Nam có 3 nền văn minh đặc dị nhất trên thế giới, đó là 'nền văn minh Trống Đồng*' (vh Đông Sơn) ở miền Bắc, 'nền văn minh Tháp Chàm*' (vh Sa Huỳnh) ở miền Trung, và 'nền văn minh sông nước* hay miệt vườn' (vh Óc Eo - Phù Nam) ở miền Nam... Nói chung, văn hóa Việt xuất xứ từ 'nền văn hóa tre làng', tức 'tre + làng', hổng thấy cái gì cũng dùng dây lạt (bằng tre) để gói bánh tét, bánh chưng, bánh ít, bánh giò, nem... từ nam chí bắc đó sao!, rộng hơn, hổng thấy quân xâm lược 'lạ' ở phương Bắc tiến vào nước Nam 18 lần (kể cả vụ '17/2/1979') thì bị xóc bởi... 'tre' mà đại bại đến 14 lần đó sao! (theo GS Joel Brinkey*)...

Nghe Thượng Đế chém gió méc mệt!, Tôn Ngộ Không bèn dùng phép Cân đẩu vân bay xuống xứ rùa X. Ngài liền gọi với theo:
- Ngươi nhớ điều tra xem mấy đại gia Ai Biến ở dưới ấy trong đầu có chất gì không!..., và nhớ mang theo cây 'Như ý kim cô bổng' để gặp đứa nào ‘thung nhảm’ thì bụp liền cho ta, bụp không cần báo cáo!
- Yes, sir!

*
Hạ cánh xuống xứ này, Ngộ Không thấy rất ngạc nhiên là mấy ông lớn, bà lớn ở đây rất thích của 'bự'!
Về từ 'đại gia' thì dù sao cũng là Đại Thánh, nên liên hệ đến từ 'vĩ đại', rồi 'vĩ nhân', lão Tôn cũng thừa biết ‘vĩ nhân’ là mấy tay có… ‘đuôi’, thậm chí là mấy tay có ‘đầu óc ngu si nên ngũ chi phát triển’, dĩ nhiên là ‘ngũ chi’ bao gồm luôn... cái xxx! Về vụ 'hot girl xứ Thanh' thì người ta nói rằng: 'Đàng sau cái mờ-ông của một người đẹp trở nên giàu thần tốc thì ắt hẳn phải có bóng của một người đàn ông rất bự', thậm chí người ta còn hỏi 'bự cái gì?'. Về cái 'biệt thự khủng' thì lão chỉ hiểu ‘từ đầu’, chứ từ 'khủng' thì lão đâu có phải là dân miền Bắc đâu mà hiểu nổi!, nhưng dù sao lão cũng công nhận là cái xxx của Mr. Ai Biến bự thiệt!... Nhưng về cái 'cục đại' thì lão không hiểu trên đời có cái cục gì bự!, 'hay là cái nàng Gao Qian bên Tê Cu mới giành giải vô địch về mông… bự*, nên suy ra cục xxx của cô ấy cũng… bự', lão nghĩ thầm. 

Mấy tay 'Biệt Phủ' thấy Đại Thánh cũng cùng đẳng cấp... 'bự' như bọn họ ở dưới cõi 'thiên đường AQ', nên rất mừng, bèn đem mấy chai rượu Chivas 25 (giá 5 triệu/chai) ra mời..., nói chuyện như thể cái gì mình cũng 'xxx đến thế là cùng' - hết Trump đến Merkel, đến Moon, đến Tập, đến Ủn... Rượu ngà ngà say, bọn này đua nhau chém gió, tay thì nói 'Einstein vĩ đại là nhờ ổng có cái 'lỗ đen' và cái 'lỗ giun', tay khác nói 'Heisenberg nhờ cái 'bịnh đất', tay khác nữa nói Schrodinger nhờ cái 'tượng lữ'*..., chưa kể đến vụ 'Tôn Ngộ Không bị nhốt ở Đà Nẵng' (bởi Võ Văn Thương, ha..ha..ha...)...
- 'Cụ thể là Einstein bự ra sao?', Đại Thánh hỏi.
- Thì lỗ xxx của ông ấy bị đen là do bị bệnh giun!
- Chời, đúng là 'đỉnh cao trí tệ đến thế là cùng'!
‘Bọn bự này không lo cho dân nghèo, mà suốt ngày, suốt đời cứ lo theo đuổi cái văn hóa 'biệt phủ', không sáng tạo ra được cái gì cho xã hội'!, phát hiện ra vậy, Ngộ Không định cho chúng ngay một thiết bảng; nhưng tạm dừng tay để tìm hiểu thêm..., nên lão Tôn bèn đi ra phố ăn bún chả Hà Nội, thấy 'Mr. Ai Biến' đang đi một chiếc 'xe Camry-không-chấm' màu đen (một loại xe đắt tiền, nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản), chở theo vợ và hai đứa con, chạy đến cái 'Biệt Phủ' của hắn..., lão hỏi:
- Sao ngươi làm 'đầy tớ' mà giàu thần tốc vậy, nhiều hơn số tiền mà ‘ông chủ’ của ngươi không chi tiêu - phải nằm im tại chỗ, nhịn ăn và cởi… truồng - để để dành từ thời Đinh Bộ Lĩnh đến nay vậy?
Biết gặp phải đại cao thủ, tay ‘hot quan’ này liền chối bây bẩy, không nói 'bự' mà chuyển qua nói 'nhỏ':
- Đó là nhờ bọn chúng tôi, người thì 'làm giá đỗ', người thì 'đêm chạy xe ôm', người thì 'buôn chổi đót', 'lá chít', người thì 'nuôi heo', người thì 'nuôi gà'...
Nghe nói nay đang ‘cứu heo’, thịt heo giá có 23.000đ/kg, nông dân chết ngất…, nhất là nghe nói đi 'buôn lá chít' mà giàu nhanh hơn 'ông chủ' Bill Gates bên tư bản giãy chết, quá nghịch lý!, Ngộ Không bèn giơ thiết bảng lên, Mr. Ai Biến vội nói:
- Tôi đâu có tội tình gì, 'biệt phủ' này là của vợ tôi, 'biệt phủ' kia là của con tôi, 'biệt phủ' kìa là của cháu tôi, 'biệt phủ' kía, kỉa, kĩa, kịa là của... ông cố nội tôi, chứ tôi… vô sản - không có tiền bạc, tài sản gì hết!

*
Lại… bó tay chấm com, bèn bay trở về Thiên đình, bị Thượng Đế hỏi ‘sao không trị được tay nào?’, Đại Thánh trả lời:
- Dạ bẩm, đây là cái quy luật 'nghịch hóa' - do cái tiểu văn minh ‘tiên huyền’ đẻ ra cái đại... văn hóa ‘biệt phủ’, nên không trị được ạ!
‘Chời ơi nà chời’, Thượng đế bèn kêu… trời!, và hỏi tiếp:
- Còn ‘bự thiệt’ là gì?.
- ‘Bự thiệt’ là biệt thự... khủng, biệt thự trà bá lửa, hay còn gọi tắt là 'biệt phủ', do Háng không rộng nên tại hạ chỉ biết có ngần ấy thôi ạ.
Còn 'Ai Biến' là gì thì tại hạ xin... bó toàn thân chấm com!

(HẾT)
--------- 
Chú dẫn:
1.       GS Mỹ Joel Brinkley đăng trên tờ Chicago Tribune vào đầu năm 2013 về việc người Việt hung hãn do ăn nhiều thịt. Theo đó, vị GS này cho rằng du khách đến VN sẽ không thể nhìn ‘các loại động vật hoang dã’ do người Việt đã ăn hết… Nhận định của vị giáo sư này ngay lập tức nhận được nhiều phản hồi, ném đá của người Việt, họ cho rằng ông ta nói hàm hồ, sỉ nhục nước Việt ta. Tuy nhiên trước một thực trạng đang diễn ra trước mắt này, lời nhận định của vị giáo sư ngày nào đang ngày càng có cơ sở... (Minh Dương), xem thêm: http://phunuonline.com.vn/doi-song/tin-nhanh/nguoi-viet-hung-han-nen-au-da-nhieu-minh-oan-gs-my-69395/
2.       ‘Lỗ đen’, ‘lỗ giun’ (hay ‘cổng du hành’)… là hệ quả của ‘Thuyết tương đối’ của Einstein; ‘bịnh đất’ là ‘Nguyên lý bất định Heisenberg’ trong Cơ học lượng tử (tượng lữ).
3.        Nàng Gao Qian bên Tê Cu mới giành giải vô địch về mông… bự: Người đẹp Gao Qian (19 tuổi) đã giành chiến thắng chung cuộc với sắc vóc có thể miêu tả bằng cụm từ ‘phong nhũ, phì đồn’ mới đây. ..., xem thêm: http://dantri.com.vn/van-hoa/noi-kho-cua-nu-hoang-vong-3-moi-khi-xuong-pho-20170706144647247.htm
4.       Nền văn minh sông nước: Lịch sử nền văn minh sông nước ở đây bắt đầu từ rất sớm, từ thiên niên kỷ thứ I TCN. Dưới ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ, trong 6 thế kỷ SCN, cư dân vùng đất này đã tạo dựng nền văn minh Phù Nam rực rỡ - một điển hình văn minh sông nước hạ lưu Mekong trong quá khứ. Văn minh này được mênh danh là văn minh sông nước với ‎nghĩa đầy đủ và đa dạng của nó: Văn minh lúa nước - lúa trời, văn minh kênh rạch, văn minh chợ nổi, văn mịnh cảng thị và văn minh miệt vườn... Trong giai đoạn Óc Eo - Phù Nam (thế kỷ I-VII) hình thành một dãy chợ nổi như chúng ta còn thấy hiện nay: Phụng Hiệp, Cái Răng, Châu Đốc, Cái Bè…, xem thêm: http://mekongsp.com/van-hoa-nam-bo/van-minh-song-nuoc-nam-bo.html
5.       Văn hóa Đông Sơn: Niềm hãnh diện lớn nhứt của dân tộc Việt ở Châu Á là sự xuất hiện nền văn hóa trống đồng Đông Sơn rực rỡ thời Cổ Đại trên đất Lạc Việt, trải dài cách nay từ 2.700 đến 1.800 năm. Đó là nhờ sự ra đời của kim loại đồng và thành quả phát triển kỹ nghệ luyện kim trong nhiều thế kỷ trước đó, qua các nền văn hóa từ Phùng Nguyên đến Đồng Đậu và Gò Mun trên lưu vực sông Hồng, sông Mã và sông Cả... (Trần Văn Đạt), xem thêm: https://khoahocnet.com/2013/08/10/ts-tran-van-dat-trong-dong-dong-son-va-nen-nong-nghiep-co-dai/

6.       Văn hoá Sa Huỳnh: Cách đây khoảng 3.500 - 2.200 năm…, được xem là tiền đề của văn hóa Champa... Dân tộc Chăm cơ bản được hình thành từ hai thị tộc: Cau (Caramukar) ở phương Nam và Dừa (Narikelanamsa) ở phương Bắc. Về không gian sinh tồn, vương quốc Champa trải dài từ Quảng Bình - Đồng Nai... Qua hàng ngàn năm lịch sử, dân Champa đã xây dựng nên một nền văn hóa độc đáo mang đậm tính bản địa và chịu ảnh hưởng tôn giáo Ấn Độ trong đó chủ yếu là Bà la môn giáo và Phật giáo … Từ khoảng thế kỷ XI, đạo Hồi xuất hiện trong cộng đồng Champa..., xem thêm: http://baotanglichsuvn.com/va-n-hoa-co-cha-mpa-tu-thoi-kim-khi-tk-xvii-90.html