Hằng Bingboong ở Đài Loan (2013)
Tối về vắng bóng người thân
Thế nhân, nhân thế, luần quần nghĩ suy
Ước trong cơn ngủ li bì
Thịnh suy, suy thịnh mặc... đời, lẽ sao!
Thế nhân, nhân thế, luần quần nghĩ suy
Ước trong cơn ngủ li bì
Thịnh suy, suy thịnh mặc... đời, lẽ sao!
Xem trên ti-vi, chiều ngày 29/3/2016, tôi có ghi nhật ký như sau: ‘Mới đây có một nước mới vào Liên Hiệp Quốc ở trên... Sao Hỏa, đó là nước có cái tên dài thòng lòng là: Đài Loan Mở Ngoặc Đơn Trung Quốc, ai trông thấy cũng cười ngất, ha..ha..ha...’. Vì thế mà tôi nghĩ thêm và viết ra bài này, định với tiêu đề là ‘Sự phản tác dụng trong truyền thông’, nhưng nay tôi không muốn nhúng tay vào chuyện đời nữa, nên viết dưới cặp mắt không phải của một nhà… trọc hiết gì đó, mà của một nhà-xem-ti-vi-học.
Bài này gồm có: 1) Chữ người ‘Tàu’ từ đâu mà có?, 2) Tại sao Trung Quốc?, và nên gọi là TQ hay Tàu?, 3) ‘Trên đời này chỉ có tiếng Việt’, 4) Phim hay nhất: ‘Trường McFarland Hoa Kỳ’, 5) Bóng đá Việt Nam và vụ ‘Minh Béo’, và 6) Đâu là sự thật!
Mỗi phần tôi chỉ viết ngăn ngắn cỡ nửa trang, và lưu ý rằng tôi chỉ xem ti-vi và cảm nhận thôi, chứ không rành Hán-Nôm hay Hán-Việt, ai ‘háng rộng’ thì cứ xài, nên trong phần bình luận dưới đây thì xin miễn cãi nhau.
Bài này gồm có: 1) Chữ người ‘Tàu’ từ đâu mà có?, 2) Tại sao Trung Quốc?, và nên gọi là TQ hay Tàu?, 3) ‘Trên đời này chỉ có tiếng Việt’, 4) Phim hay nhất: ‘Trường McFarland Hoa Kỳ’, 5) Bóng đá Việt Nam và vụ ‘Minh Béo’, và 6) Đâu là sự thật!
Mỗi phần tôi chỉ viết ngăn ngắn cỡ nửa trang, và lưu ý rằng tôi chỉ xem ti-vi và cảm nhận thôi, chứ không rành Hán-Nôm hay Hán-Việt, ai ‘háng rộng’ thì cứ xài, nên trong phần bình luận dưới đây thì xin miễn cãi nhau.
1. Chữ người ‘Tàu’ từ đâu mà có?
Hồi trước, đọc trên wikipedia, tôi thấy người ta nói là chữ ‘Tàu’ (trong chữ ‘nước Tàu’) xuất phát từ hai giả thuyết: thứ nhất là vì hồi xưa, người Việt hay qua buôn bán bên nước Tào, ‘Tào’ ở đây tức là Tào Tháo, hay nước Tào Ngụy! (một trong ba nước Ngụy, Thục, Ngô, thời Tam quốc); thứ hai là vì người Trung Hoa xưa, khi đi bị đuổi cùng giết tận (thua trận/mất nước) thì phải chạy trốn sang VN bằng tàu (đường biển), nên dân ta thấy thế mà gọi họ là ‘người Tàu’!
Nhưng… Khi xem bản đồ, tôi thấy lãnh thổ của Tào Ngụy nằm ở tận phía bắc Trung Hoa, nước Thục nằm ở phía Tây (còn gọi là Tây Thục), chỉ có Đông Ngô (năm 222-280 SCN) là có 'giao' với VN - gọi là Giao Châu, bao gồm một phần của Quảng Tây, Quảng Đông và miền bắc VN (xem dưới), nên giả thiết là người Giao Chỉ sang buôn bán với người ‘Tào’ ở trên là không hợp lý lắm! Và ‘nói chung’ là trước năm 938 - khi Ngô Quyền giành được độc lập - thì có thể nói VN vẫn ở trong thời kỳ Bắc thuộc (*), nếu: 1) các ‘thế lực thù địch’ của nhà nước phong kiến Trung Hoa sinh sống kéo dài đến tận Giao Chỉ (đến dãy Hoành Sơn giáp giới với Vương quốc Champa!), ngay cả Triệu Đà (235!-136TCN) khi chống lại nhà Hán (Lã Hậu) thì cũng chống ở ngay tại đất ‘Nam Việt’…, có thể tham khảo thêm vụ Phạm Lãi (Đông Chu liệt quốc), Vi Tiểu Bảo (Lộc Đỉnh Ký), Viên Thừa Chí (Bích huyết kiếm)… lánh nạn ra các hòn đảo gần bờ biển bắc hoặc đông Trung Hoa..., 2) thời đó, nhiều thương gia nước ngoài (như Ấn, Trung Hoa, Đài Loan, Philippines, Tây Ban Nha, Hà Lan, Nhật…) cũng đến VN bằng tàu, mà chỉ đến phía Nam (thương cảng Hội An nổi tiếng của Vương Quốc Champa!, chẳng hạn), thì lý gì mà người Giao Chỉ chỉ gọi riêng người Trung Hoa là người ‘Tàu’!, nên không giả thiết là người Tàu sang VN bằng ‘tàu’ là không có lý lắm.
Và tôi thấy cái ‘thực tế’ này là hơi bị… có lý. Đó là vào năm 2001, khi làm ở Hà Nội, tôi có đi ăn ‘Chả cá Lã Vọng’ (số 14, phố Chả Cá), mà thực ra ở trên đời này chả có thứ cá nào là tên là Lã Vọng hết! Té ra câu chuyện là thế này, người HN kể với tôi là: thời Pháp thuộc, quán chả cá này ở gần một cái chỗ bán tượng ông Lã Vọng (*) ngồi câu cá, vì thế mà khi rủ nhau đi ăn, người ta thường nói ‘ra quán chả cá gần chỗ bán tượng Lã Vọng đấy’, rồi từ đó thành ra ‘chả cá Lã Vọng’… Cũng may, cùng năm, ở Hạ Long, tôi ‘có duyên’ nên được ngồi nhậu với hai người, một người Bỉ và một người Hà Lan, mà khi đang ăn món đậu khuôn thì họ hỏi ‘tiếng Anh là gì?’, tôi chưa kịp nhớ ra thì anh chàng người Hà Lan bỗng vỗ trán một cái 'bốp' và nói rằng: ‘Ah, tofu’, mà tiếng Tàu gọi là ‘tào phớ’ (đậu hũ*). Căn cứ vào cách gọi của người Việt thường là vậy, rất tự nhiên (xem thêm bên dưới), nên tôi lập tức đoán ra rằng:
-Té ra dân ta gọi người Trung Hoa xưa là người ‘Tàu’ vì họ chuyên sản xuất ra món đặc sản là ‘tào phớ’ (!),
chứ không phải do họ là con cháu của ông ‘Tào Tháo’, hay do họ thường đi đến VN bằng ‘tàu’.
Và tôi thấy cái ‘thực tế’ này là hơi bị… có lý. Đó là vào năm 2001, khi làm ở Hà Nội, tôi có đi ăn ‘Chả cá Lã Vọng’ (số 14, phố Chả Cá), mà thực ra ở trên đời này chả có thứ cá nào là tên là Lã Vọng hết! Té ra câu chuyện là thế này, người HN kể với tôi là: thời Pháp thuộc, quán chả cá này ở gần một cái chỗ bán tượng ông Lã Vọng (*) ngồi câu cá, vì thế mà khi rủ nhau đi ăn, người ta thường nói ‘ra quán chả cá gần chỗ bán tượng Lã Vọng đấy’, rồi từ đó thành ra ‘chả cá Lã Vọng’… Cũng may, cùng năm, ở Hạ Long, tôi ‘có duyên’ nên được ngồi nhậu với hai người, một người Bỉ và một người Hà Lan, mà khi đang ăn món đậu khuôn thì họ hỏi ‘tiếng Anh là gì?’, tôi chưa kịp nhớ ra thì anh chàng người Hà Lan bỗng vỗ trán một cái 'bốp' và nói rằng: ‘Ah, tofu’, mà tiếng Tàu gọi là ‘tào phớ’ (đậu hũ*). Căn cứ vào cách gọi của người Việt thường là vậy, rất tự nhiên (xem thêm bên dưới), nên tôi lập tức đoán ra rằng:
-Té ra dân ta gọi người Trung Hoa xưa là người ‘Tàu’ vì họ chuyên sản xuất ra món đặc sản là ‘tào phớ’ (!),
chứ không phải do họ là con cháu của ông ‘Tào Tháo’, hay do họ thường đi đến VN bằng ‘tàu’.