Thứ Ba, 26 tháng 10, 2021

1484. Biến tướng của Phật giáo (Thư giãn)

Chiều nay buồn buồn, tôi kiếm chỗ nào văng vắng uống cà phê tí, nào ngờ đi hết cả chục quán mà chả có quán nào bán cả!, híc...; nhìn xéo xéo qua mấy góc đường, thấy nhiều chỗ giăng ‘dây trắng sọc đỏ’, đó là những nơi bị ‘phong tỏa’...; đúng là ‘thành phổ buồn’ của... Lam Phương, nó làm tôi nhớ đến cụm từ ‘Thành phố ma’ ở bên Tàu với vô số những building bỏ trống cho ma ở, vì người dân không có tiền mua, vụ này hình như thuộc dạng ‘vỡ bong bóng bất động sản’ mà sự thiệt hại không chỉ tính bằng tỉ đô mà phải tính bằng ‘hàng ngàn tỉ đô’... Rồi về nhà gặp ‘cơ’ nên tôi dành chút thời gian để viết bài ‘Biến tướng của Phật giáo’ này, ‘cơ’ gì?, xem dưới.
*
Không chỉ riêng tôi mà có nhiều người không theo đạo nào, mặc dù có thể ông bà hay cha mẹ có theo đạo, nhưng các thế hệ sau như U70, U 60 thì 'hầu như' họ không đi lễ chùa hay nhà thờ nữa, nhất là thế hệ 9X, 10X thì nay nhiều cháu vẫn tổ chức đám cưới ‘như đa số người’ - tức là tổ chức ở nhà hàng và không thực hành các nghi thức tôn giáo nữa...
Không kể nhiều, trước đây tôi có chơi thân với một ‘cha’ (hay ‘phe’) có học ‘đại học Thần học’ và đã hoàn tục... Có một hôm tôi đến chơi, ông liền pha tra Bắc và gọi đt bảo người ta ship cà phê về nhà để chiêu đãi, rồi dẫn vợ ra chào...; và hình như ổng và vợ có không đồng ý với nhau về vài quan điểm gì đó, nên hai người thấy tôi đến bèn rủ nhau phong tôi làm... trọng tài, kkk... Ổng vào phòng ngủ lấy ra cuốn ‘Kim Dung giữa đời tôi’ và hỏi 'Áo anh si?’ (ý anh sao?)... Tôi lật lật qua một số trang, xem lướt qua trong vài phút, rồi bảo:
-‘Cuốn sách này viết... bậy bạ, Vũ Đức Sao Biển không hiểu gì về Kim Dung hết, đọc mất thì giờ vô ích!’,
nói xong tôi ném cuốn sách cái... ‘bịch’ xuống bàn, ‘ông chồng thích Kim Dung’ thì gật đầu ghi nhận, còn ‘bà vợ không thích Kim Dung’ thì ‘phái’ ra phết... Ổng lại hỏi, ‘trong số 4 thầy trò ‘Tam Tạng, Tôn Ngộ Không, Sa Tăng và Bát Giái’ thì ai là ngu nhất?’, tôi trả lời:
-‘Tam Tạng là ngu nhất!’,
ông chồng khoái chí cười ha hả, bởi bà vợ ổng có gia đình theo đạo Phật nên thường bênh vực Đường Tăng thấy mẹ nuôn!, hahaha...
*
Cách đây mấy năm:
-‘Tôi có đến chùa Trấn Quốc, HN, thấy có mấy người Ấn Độ ra chào, theo thông tin mà tôi được biết tại đó thì tổ tiên của họ đã đến 'Giao Chỉ' từ thời Lương Vũ Đế (nửa đầu tk 6), những người mà đã bỏ xứ đi truyền đạo cũng như và cùng thời với Đạt Ma => 'Thiền' và 'Phật' ở VN - mà chỉ mới có ở bên Tàu kể từ thời Đạt Ma - tuyệt đối không phải là đến từ Tàu!’ (bình trong fb Mathew N-Chuong)
Rộng hơn, khi Tàu đô hộ ‘Giao Chỉ’ (chỉ có Giao Chỉ và đô hộ không liên tục) thì ở ‘Việt Nam’ đã có đạo Phật (hay ‘đạo Bụt’) ở vùng Đồng bằng sông Hồng ở phía Bắc, Champa hay Khmer ở phía Nam RỒI!... vì vậy, nếu ai viết về đạo Phật mà cứ lải nhải ‘ông cố nội Tàu nói thế này, nói thể nọ’ thì tôi không thèm đọc!...
Tuy nhiên, dường như Phật giáo ngày nay đã bị biến tướng thành mấy thứ dị dạng, quỷ quái như ‘Dâng sao giải hạn’, ‘Thích vong giải oán’, ‘Đốt giấy vàng bạc hay đồ vàng mã’, ‘Chuyển tiền qua ATM cho các đại sư’ - mà chắc ai cũng biết thực hành ‘Đốt giấy vàng bạc hay đồ vàng mã’ là chủ yếu có từ thời nhà Đường, cụ thể là:
-Đường Thái Tông bị chết, hồn lìa khỏi xác xuống âm phủ gặp Diêm Vương, ở đó có Thôi Giác Phán Quan - vốn là bạn thân (khi còn ở dương thế) của Ngụy Trưng thừa tướng của vua Đường - quản lý ‘Sổ Sinh Tử’..., Ngụy Trưng có kèm theo ‘thư tay’ cho họ Thôi, hứa rằng nếu ‘giải oán’ (cái mạng) cho vua Đường thì sẽ được ‘hậu tạ’ rất hậu hĩnh..., quả nhiên, vua Đường được ‘BCT ở Âm Phủ’ cho hoàn hồn sống dậy..., và sau đó, ‘nhóm lợi ích’ ở âm phủ được hậu tạ vô số tiền thông qua việc ‘đốt giấy vàng bạc’ với mục đích là chuyển tiền xuống âm phủ để trả ơn cho bọn này...
*
Chắc các bạn biết trước đây tôi đã từng gọi là ‘Thích Tan Hoang’, ‘Thích Hành Quyết’, ‘Thích Thái Thịt’, ‘Thích Nhừ Tật’, ‘Thích Tí Khí’, hay ‘Thích Độ Ta’ rồi ‘Thích Quan Tài’...
‘Thích Tan Hoang’ là cái tên mà thờ Tàu hơn thờ ông... cố nội của hắn, rồi tru mõm ra mà bảo ‘Lý Thường Kiệt đánh Tống là hỗn’...
‘Thích Hành Quyết’ là cái gã ‘Đại ma đầu Dâng Sao Giải Hạn’, mà lão bá tánh cứ nộp thật nhiều tiền vào tài khoản của hắn là sẽ được giải hết cái cmn... ‘hạn’!...
‘Thích Thái Thịt’ là cái gã mà ‘mèo mã gà đồng’ với cái mụ ‘Tiểu Yến Tử’ ở chùa Tam Vàng Dẻo, là ‘Đại ma đầu Thỉnh Vong Giải Oán’, mà lão bá tánh cứ chuyển tiền ATM vào túi ta càng nhiều thì ‘vong’ sẽ càng... ít!...
‘Thích Quảng Độ’ gì gì đó, xem hình thấy ông chết thì... công an kéo đến làm lễ cả... bầy, nên gọi là ‘Thích Độ Ta’ (không độ người), kkk...
Còn ‘Thích Nhừ Tật’ là cái gã mà chửi ‘chữ Việt-Latinh là cái thứ chữ của bọn xâm lược’, trong khi đó thì fbker Mathew N-Chuong cho biết rằng ‘Chỉ riêng trong khu vực Đông Nam Á, dùng chữ biểu âm Latin đã có Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia, Đông Timor và Brunei’, còn các nước khác như Lào, Campuchia, Thái Lan thì họ dùng một loại chữ ‘rằn ri’ tượng hình gì gì đó..., mà đéo có nước nào dùng cái thứ chữ Háng... dang rộng ra như ‘cua bò’ của bọn Lạ - là thứ chữ của ông... cố nội Tàu của tay ‘Thích Nhừ Tật’, hahaha...
*
Còn ‘Thích Quan Tài’ là một lão sư già mới chết cách đây mấy hôm, mà hôm nay tôi đã gặp 'cơ' qua facebook, chuyện như sau:
LỜI ĐỒN: Áo quan của Pháp chủ Thích Phổ Tuệ đã được chuẩn bị từ 2013 và hoàn thành 2017 lúc đó pháp chủ vẫn minh mẫn để dặn đệ tử an táng đơn sơ thôi. Cây gỗ được chọn để lấy lõi vàng tâm là cây Mộc ở biên giới Việt - Lào. Cây có đường kính 4,6m, lõi vàng tâm đường kính 1,55m, tuổi gỗ khoảng 1.200 năm, và giá trị thị trường khoảng tám mươi tỷ đồng.
Như Like cung nghinh pháp chủ... (fb Đào Hữu Thuận)
...Xin nhắc lại, ‘nghe là gỗ Ngọc Am Lào 600 năm tuổi (1200!, Yo To Nguyen), do cư sĩ Tử Vân tài trợ (Võ Khánh Tuyền)’, cái quan tài của sư Thích Phổ Tuệ có trị giá đến... 80 tỉ đồng!, híc...:
-Báo nô tuyên láo: 'cung nghinh'/Bởi tang lễ rất mực linh đình ôn ơi/Chắc rằng cung hỉ đã đời/Khoe mẻ Pháp chủ Quốc Doanh Tự mà... Ô hô ai tai !?! (Dai Tran)
...Và người Việt hay nói lái, vd như như ‘đệ tam pháp chủ = xxx tam pháp chể’ (Nguyễn Văn Chính), nên tôi nghi từ ‘Lời đồn’ này hẳn phải có nghĩa ‘lái’ gì đó!
*
Và còn một tên ‘ma tăng’ nữa... ‘Thích Tí Khí’ chính là đại đút Tê Tê Tê, vốn bế quan luyện món ‘Hấp Diêm Đại Pháp’ ở Nga Hoàng Tự ở bên... Tàu, nên rất cần 'tinh', nên hễ gặp phụ nữ thì hắn nói ‘nữ thí chủ cho bần tăng xin tí khí’..., khi bị Thập đại trưởng lão Quốc Doanh Tự họp và ra quyết định kỷ luật, hắn liền hoàn tục, nhưng nghe nói khi vừa về vườn, hắn còn nói ‘Ta đang có vài tỉ đút túi, về xài xúng xính cả đời vẫn chưa hết’, đặc biệt là nghe nói tên ma tăng này rất thích... ăn vú sữa của cô nàng Ăn Bánh Tráng Trộn Cắn Nhầm Lưỡi!...
Tuy nhiên, tôi viết... nghiêm túc...
Thiết nghĩ, tu Phật thì không ngoài 6 chữ ‘hành thiện, tu nhân tích đức’ (mà KHÔNG thực hành các trò mê tín dị đoan!), và bàn về Phật giáo thì cần phải tìm hiểu về cái ‘gốc’ của nó, tức ‘Phật giáo nguyên thủy’, mà muốn biết thì hãy đọc kỹ cuốn ‘Chuyển pháp luân’ của Lý Hồng Chí, 'Bát Nhã Tâm Kinh' của Thích Nhất Hạnh (dịch), hay ‘Thuyết xã hội bất hủ’ của Hồ Thích:
vân vân, chứ không phải thứ ‘Phật giáo Tàu’ hay ‘Phật giáo quốc doanh’ đã bị biến tướng ngày nay!
Thật vậy...‘ngày xưa Đức Phật rời bỏ Hoàng cung xuất gia thành Phật dưới cội bồ đề đâu có (của cải) gì!’ (Liêm Lê), chắc vị lão sư ‘Thích Quan Tài’ dùng ‘cái quan tài 80 tỉ’ này để luyện môn ‘Thần công Kim cương bất hoại thể’ của... Không Kiến Thần tăng của phái Thiếu Lâm chăng!
Trên thực tế, với ngôn ngữ niệm ‘A di thò phò’ (tiếng Tàu), vào thời ‘Mạt pháp’, ở xứ Rùa X và Tê Cu, ‘Phật’ xưa nay và nhất là nay đã bị biến tướng thành ‘Phật Tàu’ - tuân theo ‘thánh chỉ’ của Đại ác ma Mô Xú Xí và nay là Đại ma đầu Tạp Xì Dầu, vì thật vậy, bên Tàu hiện nay đang có Mao Bồ tát và Tập Bồ tát, ngoài ra, ở VN đang có ‘Bồ tát X’, híc...
H...ết.
---
*Bài đọc thêm: ‘CHUYỆN CÁI HÒM’
- Thưa Sư, người ta chết thì đi về đâu?
- Ta không biết, vì ta chưa chết.
- Thưa Sư, nghe nói người tốt chết thì được lên Niết Bàn?
- Niết Bàn là một trạng thái của Tâm, Tâm an lạc chính là Niết Bàn. Những ai tưởng Niết Bàn là nơi chốn để đến và đi là đang mộng du giữa ban ngày.
- Thưa Sư, nghe nói chết là trở về cát bụi?
- Chết, chôn hoặc thiêu, không thành đất cũng thành tro, thì cũng như trở về cát bụi.
- Thưa Sư, vậy chết mà chôn trong hòm tốt, mả lớn, lăng to, tháp cao thì sao?
- Xác càng lâu mục nát, càng lâu trở về cát bụi. Hãy xem lăng tẩm của vua chúa thì rõ.
- Thưa Sư, nhưng được thế gian tôn kính?
- Đó không phải là tôn kính chân thật, mà là sùng bái, mê tín, cuồng tín... (Canh Le!, đăng trên fb Lam Nguyen)
*Hình 1: ‘Biến tướng... mới’; Hình 2: Báo Tuổi trẻ dùng sai từ!, vì ‘Cung là cung kính. Nghinh là nghinh tiếp. Đưa tang mà cung nghinh! Vỡ lòng mà đã viết báo. Khổ!’ (Vo Nhat Thu); Hình 3: Hòm độc mộc hay Thiết mộc quan; Hình 4: Truyền thuyết về 'Những con ma nữ thời @', kkk


Chủ Nhật, 24 tháng 10, 2021

1483. Vài dòng về vụ Lê Hoàng

Tôi không có thì giờ... Hẳn bạn đọc hiểu rằng tôi vô cùng khó tính về mặt tri thức, nếu có mùi gì thum thủm thì tôi sẽ nói ngay, nói thẳng (tùy cơ, tùy lúc), nhưng vụ Lê Hoàng thiết nghĩ rằng không giống như những gì mà bạn đang đọc trên facebook:
Từ nằm trong câu, câu nằm trong đoạn, đoạn nằm trong ngữ cảnh, ngữ cảnh nằm trong một entry hay cả một bộ sách...
Báo chí lá cải có thể rất dễ dàng 'cắt một câu ngẫu nhiên nào đó, của ai đó' rồi giật tít câu view để kiếm.. xèng, và ta dễ bị rơi vào bẫy của họ, tôi cũng đã từng bị vậy, mà bị không ít lần...
Theo thông tin tôi biết thì Lê Hoàng HOÀN TOÀN VÀ TUYỆT ĐỐI kg có nói như vậy!
Ngữ cảnh như sau, Lê Hoàng đưa ví dụ:
1) Nếu bố mẹ thấy con trai dẫn bạn gái (định cưới) về nhà giới thiệu, như 'đây là bác sĩ' chẳng hạn, thì 'thường' bố mẹ hài lòng vì cho rằng bạn gái của con mình là người có học...
2) Nếu dẫn về nhà một cô làm nghề uốn tóc chẳng hạn, thì bố mẹ 'có thể' cho rằng cô gái uốn tóc đó là kẻ ít học...
Vậy ở đây Lê Hoàng đưa ra vài tình huống có thể xảy ra trong đời thường 'nếu con trai giới thiệu bạn gái với bố mẹ'..
Thiết nghĩ anh ấy đưa ví dụ về nhãn quan của 'bậc cha mẹ thường nghĩ vậy' để.. chém gió với khán giả, chứ hoàn toàn kg phải Lê Hoàng tuyên bố là 'tôi nghĩ vậy'!
Có phải vậy chăng!
Ps: Cách đây mấy năm cũng có vụ một ông cha nhà thờ ở HN bị báo chí.. lề phải 'cắt ra một câu riêng lẻ' rồi giật tít, câu view, đại để là rủ nhau.. troll ông cha nhà thờ đó tơi bời hoa lá!, sr., chắc các bạn vẫn còn nhớ!
*Đã bình bên fb Thai Vu.
Có thể là hình ảnh về một hoặc nhiều người và văn bản

Thứ Sáu, 22 tháng 10, 2021

1482. Nguồn gốc dân tộc Việt (Thư giãn)

Con người thì luôn muốn tìm cách thoát khỏi số phận, nhưng nghiệt ngã thay, số phận thì luôn luôn rượt đuổi theo con người!

---
‘Chết’ là hết, là thành... Phật*, hahaha... Vâng, sống ở cõi ta bà này vô cùng phức tạp, cứ hết chuyện này đến chuyện khác thò ra thụt vào, mà có phải chuyện do ta gây ra đâu!..., ta cứ tưởng là ta ‘sống’ nhưng không phải vậy, vì người Tàu có một câu: ‘sống không bằng chết’, hahaha, ta cười một cách chua chát... Thực vậy, thượng đế đã tạo ra cái chết, và dường như cái chết mới là cõi thiên đường và bất tử thật sự, vì chết là hết và chỉ có cái chết mới vĩnh viễn không bao giờ chết!...
Vâng, ‘chết’ là hết, chỉ ân hận có một điều là tôi có số... xui nên đã đi làm việc ở 63 tỉnh thành ở VN (và nước ngoài) nên đã tận mắt chứng kiến nhiều người/cảnh vật tươi đẹp cũng như không ít điều ‘BẤT PHỤC’, mà nếu không kể lại thì quả thật là đáng tiếc!... Ôi, Việt Nam ta ‘tài ba’, có ‘kho tàng kiến thức, kinh nghiệm vô giá’ gì gì đó đã ‘sáng tạo’ ra cái gì để hết nhập tàu lửa của Tàu (Cát Linh) đến của Nhật (đồ vứt đi!), vv..., xem tiếp bên dưới.
*
Có tài liệu nói ‘gen’ của người Việt là ‘gen của người Hán'!, nhưng cụ thể là Sĩ Nhiếp - tổ tiên ông bà của ông ta đã đến ‘Giao Chỉ’ 6 đời rồi - sống cách đây đến đến 1.800 năm, đã bị đồng hóa con mẹ nó rồi, nên còn Hán đâu mà Hán, may ra chỉ còn lại cái Háng... khai rình!, vậy không có khái niệm ‘gen Hán’ gì ở đây... Vì thế, người Việt hiện nay có nguồn xuất phát chủ yếu từ '4 chủng người bản địa + hòa huyết’ và họ cùng nói một thứ ‘tiếng Việt’ với sự khác biệt về ‘thanh’ và ‘phương ngữ’ (cũng chia ra thành ‘4 vùng phương ngữ Nam Đảo’ chính) sau đây:
1. Người vùng Tây Bắc và Đông Bắc VN, đại để là từ ‘nền văn hóa sông Hồng’: thường phát âm ‘nờ’ thành ‘lờ’ và ngược lại, vd như: ‘Hà Nội’ thành ‘Hà Lội’, gọi ‘cô Liên’ thành ‘cô Niên ơi cô Niên’, hay ‘I don’t... low’, ‘lòng lợn’ thành ‘nòng nợn’, kkk...; phát âm ‘tr’ hay ‘s’ thành ‘t’, vd như: ‘mặt trăng’ thành ‘mặt tăng’, ‘con sò’ thành ‘con thò’, cách phát âm này hiện vẫn còn khá phổ biến ở người già ở vùng Đồng bằng sông Hồng...; phát âm ‘tr’ thành ‘ch’, vd như: ‘con trâu’ thành ‘con châu’, ‘trấu’ thành ‘chấu’, ‘tri thức’ thành ‘chi thức’, ‘trục trặc’ thành ‘chục chặc’...; phát âm ‘s’ thành ‘x’, vd như ‘sợ’ thành ‘xợ’, ‘búp bùm bụp, sít sìn sịt, chát chàn chạt’ thành ‘xít xìn xịt’, ‘sâu sắc’ thành ‘xâu xắc’, ‘sờ chim’ thành ‘xờ chim’, kkk...; phát âm ‘hỏi’ và ngã’ rất chuẩn (có đủ sáu 6 thanh là ‘không dấu, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng), vd như: ‘còn gì nữa!’ thành ‘còn gì nứa!’, ‘Hà Tĩnh’ thành ‘Hà Tính’, hay ‘ngàn năm gương cũ soi kim cổ’ (thơ Bà Huyện Thanh Quan) thành ‘ngàn năm gương cú soi kim cộ’, vv...
2. Người vùng Thanh-Nghệ-Tĩnh đến Quảng Bình, chủ yếu là người Mường, đại để là từ ‘nền văn hóa núi Đọ’: người ở một số tỉnh gần Thanh Hóa, đặc biệt là người Thanh Hóa phát âm ‘o’ thành ‘oa’, vd như: ‘có’ thành ‘cóa’, chó thành ‘chóa’, ‘quê cha’ thành ‘quê choa’...; thường phát âm không phân biệt ‘hỏi’, ‘ngã’ (chỉ dùng có 5 thanh là ‘không dấu, huyền, sắc, hỏi và nặng), hay ‘dấu hỏi, ngã’ thường có âm ‘nặng’, vd như: ‘Hà Tĩnh’ thành ‘Hà Tịnh’, ‘chả hiểu nổi’ thành ‘chạ hiệu nội’...; người Mường hiện nay vẫn còn phát âm ‘đau’ là ‘tau’, (quả) ‘đào' là ‘tào’, 'đậu' (hũ) là 'tậu' - rồi người miền xuôi gọi là ‘tầu hũ’ hay ‘tàu hũ’ - và phải chăng ta hay nói ‘Tàu’ là từ đây!...; có rất nhiều ‘dị ngữ’ như: bój = muối, bua = vua, chặc = giặc, chần = gần, chí = (con) chấy, chít = giết, cơl = cây, gấy/kí = (con) gái, kang = gang, k’lơi = trời (bua k’lơi = vua trời), kơl = cơn, mâl = mây, nak = nước, pôj = vôi, puj = vui, saj/ thaj = tai, say/thay = tay, súk/thúk = tóc, tải = dãi, ti = đi, tlu/tru = trâu, tlù/trù = trầu, túl = tối, tứng = đứng..., thậm chí gọi như tiếng Quảng, vd, cái chồ = cái gác, cái nà/cái bùng = vùng (đất ven sông), ‘hò tắc, hò rì’ = rẽ trái, rẽ phải...
3. Người từ Quảng Bình rồi Quảng Nam đến tuốt Bình Thuận, trước đây chủ yếu là người Chàm (kể cả người Ê đê, M’Nông... ở Tây Nguyên), đại để là từ ‘nền văn hóa Sa Huỳnh’: cũng phát âm không phân biệt ‘hỏi’, ‘ngã’...; phát âm ‘ao’ thành ‘ô’, như ‘thuốc Lào, dép Lào, bịnh hắc Lào’ thành ‘thuốc Lồ’, ‘dép Lồ’ hay ‘bịnh hắc Lồ’, ‘boa xạo’ thành ‘ba xộ’, ‘nói tào lao’ thành 'núa tồ lô’, ‘xin chào’ thành ‘xin chồ’, ‘đi đâu’ thành ‘đi mô’ với rất nhiều thứ ‘chi, mô, răng, rứa, hỉ’....; người từ Quảng Bình đến Huế thường phát âm ‘sắc’, ‘hỏi’ hay ‘ngã’ thành ‘nặng’ (hầu như chỉ dùng có 3 thanh là ‘không dấu, huyền và nặng), vd như ‘Huế’ thành ‘Huệ’, ‘đủ’ thành ‘đụ’, ‘cu Tuấn’ thành ‘cu Tuận’, ‘đi mô rứa’ thành ‘đi mô rựa’, ‘đi mô cũng nhớ về Hà Tĩnh’ thành ‘đi mô cụng nhợ về Hà Tịnh’, kkk...; người Bình Định, Phú Yên thường phát âm ‘a’ thành ‘e’, hay ‘uê’ thành ‘ơ’, vd như: ‘hột gà’ thành ‘hột gè’, ‘làm... thơ’ tức ‘đi làm thuê’, kkk...; người Quảng thường phát âm ‘vờ’ thành ‘dờ’, vd như: ‘vợ’ thành ‘dợ’, ‘cái vai’ thành ‘cái dai’, ‘viên phấn’ thành ‘diên phấn’, ‘thằng này có võ’ thành ‘thèn này có dỏ’, ‘con voọc’ thành ‘con dọc/con dộc’...; người Quảng thường phát âm ‘a’ thành ‘oa’, ‘am’ thành ‘ôm’, ‘ăn/ăng’ thành ‘en’, vd như: Quảng Nam Đà Nẵng’ thành ‘Quoảng Nôm Đòa Nẻn’, kkk...; thậm chí, phát âm ‘au’ thành ‘ay’, ‘ạp’ thành ‘ộp’, ‘qu’ thành ‘h’, hay ‘kh’ thành ‘h’..., vd như: 'không biết thành 'hông biết/hổng biết', ‘Quảng Nam Đà Nẵng’ thành ‘Hoảng Nôm Đòa Nẻn’, ‘xe đạp’ thành ‘xe độp’...; có một số ‘học giả giả’ hay dịch ẩu từ Việt sang Tàu một cách tùy tiện, vd ‘núi Non Nước’ thành ‘Ngũ Hành Sơn’, hay vụ ‘Tôn Ngộ Không bị hấp diêm ở... Đà Nẵng’, hahaha...
4. Người từ miệt Sông Bé/Sài Gòn đổ vào Cà Mau hay Rạch Giá, có thể gọi chung là người ‘miền Tây’ hay người ‘ĐBSCL’, đại để là từ ‘nền văn hóa Óc Eo’ hay ‘nền văn minh sông nước’: phát âm không phân biệt ‘hỏi’ hay ‘ngã’, và các học giả miền Nam thường mắc khá nặng về lỗi ‘hỏi-ngã’ này!, vd như thường viết ‘bỗng nhiên’ thành ‘bổng’ là cây gậy, ‘mỡ heo’ thành ‘mở’ là mở cửa, và ‘sửa xe’ thành ‘sữa’... ông Thọ, hahaha...; 'vờ’ thành ‘dờ’ như ‘miệt dườn’, cũng như người miền Trung...; thường phát âm ‘ịt’ thành ‘ịch’, vd như: 'địt' thành 'địch', ‘cái nịt’ thành cái ‘nịch’, ‘thịt vịt’ thành ‘thịch dịch’...; ‘ê’ thành ‘ơ’, như ‘thịt ếch’ thành ‘thịch ớt’, ‘miệt bển’ thành ‘miệt bởn’...; âm ‘ênh’ của miền Bắc thành ‘anh’, như ‘Thênh Hóa’ thành ‘Thanh Hóa’..., ‘in’ thành ‘inh’, vd như: ‘xỉn’ thành ‘xỉnh’, ‘Vin’ thành ‘Vinh’, ‘Hồ Chí Min’ (miền Bắc) thành ‘Hồ Chí Minh’ (miền Nam)..., ‘ôi’ thành ‘ui’ như trong ‘bà xã tui number one’...; âm ‘uấn’ thành ‘ún’, cũng như người miền Trung, vd như ‘cu Tuấn’ thành ‘cu Tún’ hay ‘cu Tứn’ (người miền Bắc nghe thành vậy!)...; đặc biệt, vì sống gần Chợ Lớn hay với người Tàu ở miền Tây, nên có xài khá nhiều từ ‘Tàu’ hay ‘lai ‘Tàu’, như ‘há cảo/sủi cảo’, ‘mì Hoành Thánh’, ‘tàu hũ/tàu hũ thúi’, ‘tả’ (là đánh, trong câu ‘ngộ tả nị hằm bà lằng’), ‘tả pí lù’ (là tá lả, mọi thứ, tất cả, như trong tên sách ‘Sài Gòn tả pí lù’ của Vương Hồng Sển), ‘tỉu nà má’ (đụ má/đụ mẹ), ‘xí quách’ (xương heo/bò hầm không còn thịt, để nhậu), ‘xì dầu’ (cho nên cũng gọi dân Tàu là ‘dân xì dầu’), ‘xá xíu/xíu mại’, (bài) ‘xập xám’, ‘xực/xực phàn’ (vd, bị cẩu xực là bị chó cắn)...
*
Lưu ý rằng ta nên dùng từ ‘Tàu’ chứ đừng nên dùng từ ‘Trung Quốc’, vì không thể nói ‘thịt heo kho Tàu’ là ‘thịt heo kho Trung Quốc’ được!, và vì có lần em tâm sự với tôi là ‘em là người Tàu Chợ Lớn’, chứ nếu em nói ‘em là người Trung Quốc Chợ Lớn’ thì anh đây... đéo hiểu!, kkk...;
nên dùng từ ‘Champa’, ‘Chăm’ hay Chàm’, ‘Khmer’ hay ‘Khơ-me’..., vì ta có bài hát ‘Hoa đẹp Champa’, có ‘Tháp Chàm’, ‘văn hóa Chăm’, hay thường nói là ‘người Khmer ở Sóc Trăng’ hay đã quen với cụm từ ‘Khờ me Đỏ’ (Khmer Rouge)..., chứ đừng dùng mấy từ ‘Tàu quá cổ’ như Chiêm Thành, Chân Lạp/Thủy Chân Lạp, Lâm Ấp (nước Cau và nước Dừa, còn ‘Lâm Ấp’ là do người Tàu đặt), Xiêm La, Cao Miên... cái con mẹ gì đó làm ta phải tra wikipedia thấy mẹ!
...Và vì bài viết này chủ yếu là rút ra từ trường đại học Bôn Ba có pha tí lý thuyết, nên cần phải có thực hành. Đố các bạn: 1. Người Việt ở vùng nào phát âm ‘hoạt huyết dưỡng não’ thành ‘hoạt huyết dưỡng... lão’, ‘con lợn’ thành ‘con nợn’, và ‘cái lồn’ thành ‘cái... nồn’?...; 2. Người Việt ở vùng nào phát âm ‘trục trặc’ thành ‘cục cặc’ của ông... Buồi Hiền?...; 3. Người Việt ở vùng nào phát âm theo kiểu ‘lờ ngắn’ và ‘lờ dài’...; 4. Người Việt ở vùng nào phát âm theo kiểu ‘sờ nặng và sờ nhẹ’, và ‘sờ chim’ là sờ nặng, sờ nhẹ hay sờ... sơ sơ?...; 5. Người Việt ở vùng nào nói ‘rị quần xuống’ = tuột quần xuống?...; 6. Người Việt ở vùng nào nói ‘cả tỉnh tôi đều đi làm... thơ’ tức ‘đi làm thuê’, kkk?...; 7. Người Việt ở vùng nào phát âm ‘vái lạy’ thành... ‘dái lạy’?...; 8. Người Việt ở vùng nào nói Lục Nhĩ Kiển Hầu trong truyện ‘Tây du ký’ là con khỉ dộc sáu tai, dộc nghĩa là gì?...; 9. Người Việt ở vùng nào nói ‘hòn dái’ thành ‘hòn dấy’ hay ‘hòn doái’?...; 10. Người Việt-Lạ nào nói là ‘Tôn Ngộ Không bị hấp diêm ở... Đà Nẵng’?...; 11. Người Việt ở vùng nào mắng con là ‘Coái thèn noày!, en hông en tay độp cho moột độp!’, nghĩa là gì?...; 12. Người Việt ở vùng nào phát âm ‘địt’ thành ‘địch’?...; 13. Người Việt ở vùng nào nói ‘ăn hột mít địt lên, ăn rau dền địt uống, ăn rau muống cuốn địt’ thành ‘ăn hột mích địch lơn, ăn rau dờn địch uống, ăn rau muống cuốn địch’?...; và,14. Người Việt ở vùng nào phát âm ‘đủ, tét, lộn’ (đu đủ, bánh tét và vịt lộn) thành ‘đụ tét xxx’?, cái lày ngộ cũng không piết luôn!, kkk...
Bạn nào trả lời được một câu - khi gặp - sẽ được tôi chiêu đãi một chầu... Karaoke, hehe...
H...ết.
---
*Bài đọc thêm:
-CHẾT MỚI THÀNH... PHẬT: Có lần tôi coi phim ‘Bao Thanh Thiên’ có tướng cướp Sở Thiên Hành, sau khi giết người vô số, y vô cùng hối hận, quyết tâm đi tu nên giác ngộ thành Phật; mà đã là Phật thì phải cứu nhân độ thế, y cứu được một cậu bé thì té ra là đứa con mà ngày xưa do y hãm hiếp một phụ nữ mà ra, nên y không dám nhận con vì phải giấu bí mật này... suốt đời!, y cứu được một cô gái thì té ra cô ta là kẻ thù bất cộng đái thiên của y, vì cô ta là con của một gia đình đã bị y giết sạch và do đó cô ta lúc nào cũng rình mò giết y để báo thù...; không có ai thông cảm cho y cả, chỉ trừ Bao Công sai y đi ‘đoái công chuộc tội' bằng cách ‘giết một người (tướng cướp khác) cứu vạn người’, khi hoàn thành nhiệm vụ, y ‘chết và mới được thành Phật'...
-NGƯỜI VIỆT CŨNG LÀ NGƯỜI CHĂM: Chế Mân cưới Huyền Trân, khu vực châu Ô, Rí thuộc Đại Việt. Ranh giới Đại Việt mở rộng đến sông Thu Bồn. Tuy nhiên, thực tế khu vực này người Chăm vẫn chiếm đa số; thời Chế Bồng Nga khu vực này trở lại thuộc Chăm. Năm 1402, Hồ Hán Thương đánh bại Chăm Pa ép vua Chăm là Ba Đích Lại - Vira... Bhadravar- mandeva cắt đất đến Chiêm Động - Cổ Lũy (Bia Tư Lương - Đak Pơ lập dưới thời vị vua này). Ranh giới Đại Việt mở rộng đến sông Trà Khúc (Quảng Ngãi)... Hồ Quý Ly quê Thanh Hóa, từ năm 1402 - 1407 đã cho di dân một số lượng lớn người Thanh Hóa vào khai phá, định cư vùng đất mới chiếm của người Chăm. Di dân đến Quảng Nam - Quảng Ngãi hầu hết là đàn ông. Người có gia đình nếu mang theo thì chỉ mang đứa con trai thứ 2 đi cùng (người con cả ở quê nhà thờ cúng tổ tiên, nối dõi tông đường). Vì vậy ở đây, người con lớn nhất trong gia đình gọi là anh hai, chị hai (chứ không có anh chị cả)... Năm 1403 - 1404, Hồ Hán Thương tổ chức đưa vợ con những người đã di cư vào Thăng Hoa, Tư Nghĩa để đoàn tụ gia đình, “nhưng giữa đường bị bão chết đuối hết, dân phần nhiều ta oán” (Đại việt sử ký toàn thư). Nhưng cư dân đầu tiên này và những thế hệ sau lấy gì để lập gia đình, duy trì nòi giống khi không có phụ nữ Việt. Tất nhiên, họ phải cưới gái Chăm. Cha Việt mẹ Chăm đã hình thành nên cộng đồng người Việt ở đây và các thế hệ tiếp theo. Như vậy, hơn một nửa dòng máu đang chảy trong huyết quản người Nam Trung bộ là dòng máu Chăm (miền Nam di dân chủ yếu từ khu vực Quảng Nam đến Phú Yên cũng mang dòng máu Chăm cả)... Những người mẹ Chăm dạy con học nói tiếng Việt sẽ rất khác với người Việt gốc. Tiếng Việt của những người con thế hệ sau bị biến âm đi rất xa. Đây là những hạt giống đầu tiên hình thành nên giọng nói Quảng Nam đặc trưng ngày nay. Sau đó mở rộng ra thành phương ngữ toàn miền Nam... (theo trang ‘Nghiên cứu Champa’, đăng trên fb Thuong Nguyen)
*Hình 1: Văn hóa, nói chung là ngôn ngữ, cách ăn mặc và sinh hoạt của người VN không giống Tàu; Hình 2: Người vùng Đồng bằng sông Hồng dùng dấu ‘hỏi, ngã’ rất chuẩn, vd, ‘đỉa’ là con đỉa, còn ‘đĩa’ là cái đĩa, 'bảo' là dạy bảo, còn 'bão' là cơn bão, ‘nổi’ là nổi lên, còn ‘nỗi’ là nỗi nhớ, nỗi niềm, nỗi lòng...; Hình 3: Dùng Hán Việt một cách tùy tiện, tiếng Anh dùng từ ‘Rest Room’ hay ‘Toilet’ để chỉ cái nhà vệ sinh, không phân biệt là đi đái hay đi ỉa (đi tiểu và đi cầu)...; Hình 4: Món ‘nòng nợn’, kkk

Thứ Tư, 20 tháng 10, 2021

1481. Tả Lão Trư... (Thư giãn)

Trước năm 1975, học sinh ‘trung học đệ nhất cấp’ (nay là lớp 6 đến lớp 9) có học 4 năm về Âm nhạc, Hội họa và Cổ văn (tạm hiểu là có học một tí về ‘Hán Việt’), vv..., vì học lai rai nên trong các bài viết, tôi không dám múa rìu qua mắt thợ!... Trong ‘hội họa’ có vẽ cảnh vật, tĩnh vật, vẽ người - mà sau này tôi nghe có người nói là ‘vẽ chân dung/dung mạo’ hay ‘vẽ truyền thần’ gì gì đó...
Tôi đã có lần mô tả trong 'Hồi ký' về Thằng Đao hay Lão Trư tức Trư Bát Giái* như dưới đây, xin 'trích' lại vài đoạn..., lưu ý rằng các bạn có bình gì thì bình chỉ để 'thư giãn' thôi nên tránh đề cập đến 'tên cá nhân', tôi sẽ không trả lời!
1. DUNG MẠO CỦA ‘THẰNG ĐAO... KIỀU RỪNG DÀI*' TRONG MÙA COVID
(trích Hồi ký ngày 11/3/2021)
1. Tóc cắt ngắn và mỏng, có chút chất Hitler, phủ lên cái đầu... buồi... trông như cái mu rùa mới chui qua bãi phân trâu!
2. Tóc trước trán thì một bên cắt, một bên để nhọn thò xuống mi mắt như cái đuôi con chó Nhựt!
3. Hai con mắt tỏa ra chất vô thần vô tính, có đeo ‘kính-giả trí thức’ để dòm cái 'đích' của cô... Rố Nà cho rõ, tròng trong có lẫn màu trăng trắng gần như ‘lòng trắng trứng gà pha với cứt chó cỏ ỉa chảy’!
4. Lông mi như mấy cái rễ tre con, đen hơn... đít Bao Chủng, giống như hai bờ lông của ‘hai múi sầu riêng’ buồn đọng lại!
5. Mũi tẹt, nhỏ như đít củ sắn, nhòn nhọn trên bỗng toạt ra phía dưới, phập phồng như muốn ngửi... lon Coca!
6. Lỗ tai thì lép lép, dẹt dẹt, như muốn nấp nhanh vào... háng hay đâu đó, chắc là chuyên gia nấp sau bức phên gỗ hay tre nghe lén mấy mụ Tàu sồn sồn ‘tám’ chuyện ‘ai lớp du bặt bặt’!
7. Cái mõm trông rất đểu, hai môi mỏng dí, chắc ‘nâng cần’ rất thiện nghệ và nói láo dữ lắm đây!
8. Hai hàm răng như mấy ‘hột bắp cho heo ăn’ bị vỡ vụn ra thành từng mảnh!, hay như (ai mới ăn) mấy hột lựu vào thì lên cơn ỉa chảy ra... lợn cợn!
9. Còn cái cằm thì cong cong, chả thấy râu đâu hết!, chắc mới đi mần ‘bê đê’ ở bên Thái Lan về!, trông tuyệt đối giống như một nửa cái hòn dái khỉ đột hay cái ‘mu rùa’ mới... cạo!
...Ngộ nà người Tàu nên chỉ thích ‘cửu’ thôi!, vì 9 nút nà số đẹp mừ!, hehe... Nhưng ngộ đang phân vân không biết thằng Kiều Trường Đao nà ‘đồ’ lào trong mấy thứ ‘đồ’ lói trên? Hiếp me!...
2. TƯỚNG MẠO CỦA ‘LÃO TRƯ SÈ GỀNH’ GIỮA ĐẠI DỊCH CÔ VÍT
1. Tóc đen, ngắn cùn cụt và quăn như lông... lol, biểu hiện sự ít học, vô lương tâm và là chuyên gia mua bằng cấp!
2. Toàn bộ mặt thì thượng nhỏ, hạ to, vì ‘tức thượng xuất hạ’ cho nên trông tướng rất hãm tài, nếu không muốn nói là ngờ ô ngô sắc!
3. Trán có vài ‘sọc nhiu nhíu’ chứng tỏ cũng bỏ ra khá nhiều thời gian để nghĩ ra cách ‘vặt lông vịt’ hay đớp tiền từ Kho bạc nhà nước..., trán dẹt cũng chứng tỏ là lão rất chi là sờ-tiêu-pít*!
4. Lông mày đen thùi lùi như lông... ‘dấy’ và rậm rạp như Trương Phi, chứng tỏ là dân gốc ‘Hai Lúa học làm sang’ và rất nóng tính!
5. Hai con mắt hí hí ‘không xếch lên mà lại xếch xuống’ chứng tỏ rất dê, máu gái và ra đường thường ham nghía gái!
6. Lỗ mũi to toác hoác này thì hưởi... Háng số dách!, Háng Lạ và Háng cẳng dài, kkk...
7. Cái mồm này thì thì táp như heo (dĩ nhiên rồi, vì là lão Trư mà!), nổ như đại liên và đớp không chừa một thứ gì!
8. Tay ngo ngoe bên cái cổ ú na ú nần chứng tỏ có biệt tài ‘nâng cần’; cái ‘bụng như tì hưu* - nuốt tiền không đáy’ này thì chắc đã ăn tươi nuốt sống không biết bao nhiêu mạng người nghèo khổ vô tội (Trư Bát Giái nguyên là Thiên Bồng Nguyên Soái bị đày xuống trần gian làm yêu quái)
9. Trym của lão chắc nhỏ quá do bị trấn ngự bởi cái bụng phệ, nên bị phụ nữ Sè Gềnh phong có cái nick là ‘teo bu ri’, hihi, ngoài ra, bộ ba ‘chim, dái và đít’ trụ trên đôi chân lụt đụt của lão chắc là... ‘dài’* hơn... cái đầu của những người khốn khổ của... Victor Hugo!...
Hô.. hô.. hô...
3. Tuy nhiên, để thi vị hơn, đời sau người ta có thơ về lão như sau:
(trích Hồi ký ngày 21/6/2012)
-Hoa cỏ may, trên đồi lộng gió
Bám khắp người, gỡ khó mà ra
Hương lạ kỳ, vương vương vấn vấn
Em lạ kỳ, mê mẩn hồn ai!
Rồi lỡ lang thang, một chuyến đò
Lúc trồi, lúc sụt, lúc quanh co
Lạc chốn địa đàng, sa lưới nhện
Vị cõi đào nguyên, đắng tuyệt vời!
(rồi lão than thở)
...Vì sao nàng xa quá
Ta như kẻ lãng du
Vì sao nàng thơm quá
Ta biến thành lão Trư
Tìm nàng mãi tận cõi hư
Đêm ta cô lữ, khẩy... nàng được không!
Hahaha..., và cuối cùng... ‘Dài’ hay ‘long’, tiếng Anh, ý nói là (cái bóng) của ông dài hơn tôi chứ không cao hơn tôi, là từ ‘chơi chữ’ của ông Lê Đức Thọ nói với ông Kissinger tại Đàm phán Paris!... ‘Tì hưu’ là linh vật của Tàu, không có lỗ đít, nên có thể đớp nuốt vô tận, tượng trưng cho sự ‘cực tham’ về tiền của... ‘Thằng Đao’ tức là thằng ‘Kiều Rừng Dài’ viết theo nghĩa tiếng Việt, trong đó, ‘dài’ là trường, ‘rừng’ là lâm, và chả biết cái gì dài, con kẹt của hắn dài hay lông kẹt của hắn dài!
Còn ‘giái’ tức Giới, vì trước 75 trong cuốn truyện bằng tranh ‘Tề Thiên Đại Thánh’ dịch là 'Trư Bát Giái’; còn sờ-tiêu-pít = stupid, tiếng Anh có nghĩa là ngu, ai ngu?: Lão Trư!
H...ết.
---
*Hình 1: Thằng Đao... Kiều Rừng Dài
*Hình 2: Trư Bát Giái thời cổ đại
*Hình 3: Trư Bát Giái thời... hiện đại (hình chôm trên fb Phúc Thiên)
*Hình 4: Trư Bát Giái thời Cô Vít (hình chôm trên fb Duc Le Dinh)