Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

66. Tâm sự với cô bé về những cơn nhức đầu

Cô bé à,

Chú tâm sự cho cô bé nghe nhé. Chú sẽ kể vài mẩu chuyện nhỏ cho cô bé nghe, rồi chú sẽ nói cho bé biết là chú nghĩ như thế nào nhé. Những câu chuyện dưới chỉ là vài trong muôn ngàn những minh họa để phân tích sự kiện, chú không hề cố ý ám chỉ bất kỳ ai đâu cháu à. Suy nghĩ của chú thôi, chứ chú không khuyến khích cô bé làm như vậy, chú luôn mong muốn cô bé phấn đấu đạt đỉnh cao trong việc tự khẳng định mình, trong đó lấy chữ ‘khiêm’ làm nền tảng. Chú biết là cô bé rất thích lắng nghe chú nói chuyện và rất cám ơn cô bé nhé.

* Có một hôm chú đi họp. Trong cuộc họp, người ta bàn một trong những việc to lớn trong việc phát triển nguồn nhân lực của quốc gia và cụ thể trong một vùng rộng lớn của nước ta.
Trước đó, chú có một người bạn ‘lớn’ mà vô tình qua một câu nói mà chú biết là chú ấy đã biết qua chương trình này rồi. Vì thế, sau cuộc họp, chú lấy làm mừng mà nhắn tin cho chú ấy như sau: ‘bạn à, mình mới đi họp, chương trình ‘này’ là một chương trình lớn, tuy nhiên mình sẽ không tham gia lâu, mình thích ở nhà làm nghề ‘tâm sự”. 
Cháu biết câu nhắn tin này có những ý nào không? Cháu hãy tự suy nghĩ rồi mới đọc tiếp nhé…
Chú có 3 ý mà chú sắp xếp theo thứ tự ưu tiên như sau:
1. Bạn ơi, chương trình mà trước kia mà bạn có nghe đến là một chương trình lớn. Mình rất vui là bạn đã biết, mình lại được vinh dự tham gia chương trình này.
2. Tuy nhiên, mình chỉ tham gia một thời gian.
3. Sau đó, mình sẽ không tham gia nữa, vì mình muốn đi theo cái đam mê của mình.
Cháu biết không, theo sắp xếp thứ tự ưu tiên ở trên, thì ý 1 mới là quan trọng, ý là chú muốn chia xẻ tin vui và ‘đồng cảm’ với bạn mình về một việc lớn có ích cho đất nước.
Sau đó chú liền nhận được một tin nhắn reply mà lại bị ‘hiểu ngay’ ý thứ 3. Chú không thể nhớ hết tin nhắn đó, quá nhiều tin nhắn trong điện thoại nên chú đã xóa bớt rồi, chỉ đại để là chú ấy nhận xét sâu ý thứ 3 mà nói là nếu làm vậy chú sẽ không được thoải mái, ý nói là hiện nay không phải là nơi và là lúc nào mình cũng luôn có thể ‘tâm sự’. 
Chắc cháu chưa rõ ý lắm phải không? Thì đáng lẽ chú ấy nói là ‘anh giỏi quá há’, ý vừa động viên chú vừa ‘hơi’ ngưỡng mộ là chú được tham gia chương trình đó. Còn thực tế chú ấy nói là ‘làm nghề tâm sự không được thoải mái’ thì có 2 ý, ý thứ nhất như chú đã nói ở trên rồi, ý thứ 2 có thể, có thể thôi, là hàm ý nói là ‘nghề tâm sự có cái gì là hay ho đâu’. Cháu biết nghề ‘tâm sự’ là nghề gì không? Đó là thông qua các câu chuyện và cảm xúc để bày tỏ một số quan điểm của mình, (quan điểm này có thể trở thành triết lý và rộng hơn nữa là triết học).
Quả là có một hiểu lầm mặc dù chú đã tâm sự với người bạn đó bao nhiêu lần. Chớp nhoáng sau cái reply đó, chú bị nhức đầu và chú đã bị thất vọng mấy tiếng đồng hồ sau đó. Cháu từ từ suy nghĩ rồi sẽ hiểu ý của chú.
Nhưng cái đó không thật sự quan trọng, vì người bạn đó là một người rất am hiểu nhiều thứ chuyên môn và triết lý trong cuộc sống, chỉ vì suy nghĩ của người ấy nhanh quá mà chọn nhầm một yếu tố phụ.

** Chú kể chuyện thứ hai nhé. Cách đây đã lâu, chú thấy trong mail inbox với chủ đề (subject) là ‘nói bậy viết bạ’. Mới đọc thoáng qua, chú nghĩ là tay này định phê phán mình cái gì tệ hại lắm đây, một thứ phản ứng tâm lý kỳ lạ làm cơn nhức đầu xuất hiện và làm cho chú bị ‘hao tổn nguyên khí’ khá nhiều. Lúc đó chú đang chuẩn bị đề xuất một hoạt động quan trọng nên chú hết sức trấn tĩnh và thầm nghĩ ‘thôi, để lúc nào rãnh mình nhìn thoáng qua cái email này một tí xem thử viết cái gì rồi xóa đi, có nhức đầu thì cũng vài tiếng đồng hồ thôi, mặc kệ nó, người ta muốn nói gì thì nói, có thiếu gì người đồng cảm với mình, mình là mình’.
Sau khi đề xuất và có giải pháp xong, chú mới từ từ mở cái email đó ra. Té ra là người đó gởi email kèm theo một bài văn rất hay với kết luận tốt. Mấy ngày sau, khi đi đường, đôi khi chú thầm nghĩ lại sự kiện này, chú nghĩ là người ấy gởi email cho người ta với nhan đề là ‘nghĩ bậy viết bạ’ như thế làm thoạt tiên người ta có cảm nghĩ là có lẽ y đang phê phán người ta, đáng lẽ y nên viết là ‘tôi nghĩ bậy viết bạ cái này nè, anh góp ý nhé’, có phải viết như vậy là rõ ràng hơn và ‘triết học hơn’, cái gì đã là chữ viết, đã là văn bản thì phải hết sức tế nhị, đâu phải nghĩ cái gì là là viết cái đó không cần để ý đến ai hết, mình đâu phải là ‘đánh du kích’, phải không cháu?

*** À, có câu chuyện thứ ba không nhức đầu tí nào, mà chú đã làm cho một cô bé vui và mắt sáng lên, đó là một cô bé mà chú gặp gỡ tình cờ trong khi đang chờ đợi và suy nghĩ ở một bệnh viện.
Sau một hồi hỏi han hoàn cảnh, chú hỏi cô ấy là:
-‘cháu thích cái gì ?’
Nói cho cùng là cô ấy trả lời :
-‘cháu thích ‘T’’
Chú hỏi tiếp :
-‘thích tiền để làm cái gì ?’
-‘để tự khẳng định mình’
-‘tự khẳng định mình để làm cái gì ?’
Cô ấy ngần ngừ rồi trả lời :
-‘để thấy … sướng’
Chú mới chỉ lên cái đầu và nói tiếp, như vậy thì ‘sướng cái đầu’ mới là mục tiêu, còn tiền hay tình chỉ là phương tiện, người ta có thể dùng nhiều phương tiện khác nhau để đạt được mục tiêu là ‘sướng’ cho cái đầu, trong đó tiền là chỉ là một phương tiện trong vô số những phương tiện khác, nếu dùng một phương tiện không phải là tiền mà mình vẫn được sướng cái đầu thì phương tiện đó là đúng, các phương tiện đều bình đẳng. Người ta thích tiền, không phản đối, tiền là một phương tiện rất tốt, nhưng có một điều chắc chắn là mặc dù tiền là rất quan trọng nhưng tiền không đem lại hạnh phúc, ‘người giàu cũng khóc’, lúc nào rãnh cháu nghĩ lại xem.

Ngoài ra chú còn nói đến tình yêu, nói đến người ta thật sự nể phục phụ nữ là ở chỗ nào, rằng sử dụng tiền của người khác để phục vụ cho tham vọng của mình là tước đoạt hạnh phúc của người khác như thế nào, rằng con người ta phải tự đứng trên hai chân của mình, … Chú không thể kể hết các câu chuyện trên cháu à. Nhưng sau gần một tiếng đồng hồ, cô ấy mắt sáng lên và biểu hiện rất có cảm tình với chú. Cô ấy kết luận là cô ấy hiểu chữ T khác rồi, đó là ‘trung bình’ hàm nghĩa chữ ‘khiêm’ mà chú đã nói ở trên. Cô ấy nói là chú đã có hai chữ T’ và T rồi, ý nói T’ là giá trị thặng dư hay là dư tiền, còn T là tình, hay nói cách khác là có tình và tiền! Chú mới tức cười và nói là chú không có chữ T nào cả, chú chỉ có vừa đủ thôi.
Câu chuyện số một cũng chỉ ra người ta phải ‘chiến đấu’ như thế nào để phát triển đất nước, chú rất ủng hộ những người có những đề xuất nhằm đem lại thay đổi cuộc sống cho người dân, đặc biệt là người nghèo.
Nhưng hai câu chuyện đầu chỉ là trong số vô số các ví dụ về cuộc đời mà làm chú có ít suy nghĩ hơi bị ‘tiêu cực’ về mối quan hệ với con người, chú không giấu cháu. Chú đã chọn lựa con đường đi của mình (trong ý thứ ba của tin nhắn) tùy theo tâm lý và cái mình có thể làm được. Chú có một thứ ‘khát vọng tình yêu’ mà không thể diễn đạt thành lời. Chú sẽ tự thông cảm với chú, còn có cháu nữa.
Cuối cùng, chú muốn nói là cháu rất ngoan, chú rất mến cháu và mong muốn tài năng của cháu được nở rộ với chữ ‘khiêm’ này.
Sáng ngày 30/9/2011

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

65. Phụ nữ thật kỳ lạ



Chuyện trong năm nay, chuyện mới đây thôi.
Hắn sống trong đời, đọc sách, nghe nhạc, đọc tư liệu từ công việc có, trên mạng có, giao tiếp đàn ông trong nước, ngoài nước, làm lớn có, làm nhỏ có, thứ dân có, học rộng tài cao có mà ít học cũng có, nhưng ...
Chuyện giao tiếp với đàn ông cả đời, không nhiều thì ít, kể sao hết được, chỉ ví dụ như ông ‘tự nhiên nhiên nhiên’, NL, vankhoa, dungnobita, thienthi, hongngoc, vanthien, ngocte, quanghung, hacao, dinhnguyen, nguyentrung … Hắn thấy cái ông ‘tự nhiên nhiên nhiên’ ấy là phật, chỉ xuất hiện có một ngày rồi biến mất, suốt đời không gặp nữa. Còn mấy ông khác, nếu không muốn nói là trí tuệ khá kinh người thì cũng nói là nhận định rất sâu sắc, nhận định chứ không phải luôn luôn là cảm nhận, mặc dù họ chưa thể hiện hết ra bằng chữ viết, nhưng hắn tôn trọng họ, tôn trọng thật sự.

Nhưng đàn bà mới thật kỳ lạ. Ngoài chuyện hắn nhắc trong ‘vô chiêu’, đàn bà’, ‘tình yêu’, ‘tình dục’, ‘kỷ niệm An Giang’ để chỉ ra phụ nữ trí tuệ như thế nào, còn chuyện dưới đây chỉ ra phụ nữ cảm nhận/cảm xúc đến như thế nào.
Mới đây, có một người phụ nữ, được người ta giới thiệu, đã âm thầm đọc hết gần 60 bài viết của hắn. Rồi có 2-3 comment, rồi email, rồi điện thoại. Có một lần, cô ấy đã nói chuyện qua lại qua điện thoại với hắn gần một tiếng đồng hồ, không ngờ, bất ngờ vô cùng, dường như cô ấy suýt thuộc hết 60 bài viết đó, có từng nơi trong các bài viết, cô ấy hiểu hết, hiểu ý, hiểu từng câu, hiểu sâu, hiểu nhiều hơn, hiểu xa hơn.
Cô ấy có thể rất dễ dàng dẫn chứng Khổng-Mạnh, Trang-Lão, Thiền, Phật, Chúa, …, các triết gia khác như Krishnamurti, Nieztche, Osho, 'Márquez', … và đủ các ví dụ ấn tượng trong sách/phim/truyện, trong trường đời với các lập luận sâu sắc mà hắn không ngờ đến. Như vậy thì trí tuệ cô ấy với tư cách là một phụ nữ không có thua gì các ‘đấng mày râu’.
Cố ấy nói:
- ‘Anh viết về anh cũng như viết về em, em cảm nhận là em đang nói về em’.

Điều rất đặc biệt là cảm nhận của cô ấy, không những cô ấy có thể cảm nhận tất cả các bài viết của hắn nói riêng, mà còn cảm nhận/cảm thụ rất sâu sắc với rất nhiều sự kiện/hiện tượng xảy ra trong cuộc sống này cũng như thế giới/vũ trụ nói chung. Khi nói như vậy, một cách vô hình chung là hắn thừa nhận cô ấy giỏi hơn hắn, hắn ‘thua’, vì những cảm nhận của cô ấy vượt quá sự hy vọng của hắn với những người mà hắn mong được trao đổi, chia xẻ và tâm sự.
Ít trong nhiều ví dụ là cô ấy nói là:
- có nhiều người đau khổ vì mình bị mất nửa ly rượu nhưng cũng có người hạnh phúc vì còn nửa ly rượu còn lại,
- quan hệ nam nữ cũng là một loại ‘thiền’ đặc biệt, khi đó cái NGÃ mất tiêu,
- con người được sinh ra từ tình dục, nhưng con người lại thường che đậy và cho rằng tình dục là cái gì đó xấu xa!,
- rằng ‘giao giới’ là ‘cái giữa’ mà là cái động lực cho mọi vật biến đổi, ‘cảm hứng' và sinh sôi nảy nở,
- đàn bà - kể cả lớn tuổi - như một sợi dây đàn mà đàn ông phải biết cách ‘khẩy’ tốt,
- đàn bà nói cho cùng là không xem quan trọng là đàn ông đẹp trai hay không, hay giàu hay nghèo, mà quan trọng là ở ‘phong cách’ của họ,
- đàn ông thì dĩ nhiên là thích đàn bà đẹp nhưng ngon như thế nào là tùy theo khẩu vị của mỗi người,
- ‘giao giới’, cái chỗ động nhất mà mấy ông gọi là "trung dung"?
-  và còn rất nhiều điều sâu sắc không ngờ nữa, …
Cô ấy tự nhận mình là người bình thường chứ không dám nhận là người bình dị.

‘Ông tiến sĩ kỳ lạ’ nói một câu đúng bất ngờ là ‘cuối cùng phụ nữ hơn chúng ta’, năm ngoái hắn sững sờ nhận thấy đúng, bây giờ một lần nữa khẳng định là càng đúng, đúng ghê gớm.
Sáng ngày 28/9/2011

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2011

64. Vài dòng về “nhà khoa học thế giới” Lê Văn Tuấn

Hôm qua, trong lúc ngồi chờ chuyến xe Thành Bưởi, hắn với tay lấy tờ báo Thanh niên (25/9/2011) thì vô tình đọc được bài viết Lê Văn Tuấn, từ đó được biết mới đây Liên hiệp các hội UNESCO thế giới (WFUCA) đã vinh danh nhà soạn nhạc – nhà văn – nhà thơ Lê Văn Tuấn là một nhà khoa học thế giới bởi sự đóng góp giá trị của ông cho WFUCA.
Hắn rắt ngạc nhiên về nhà thơ, nhà văn, nhà soạn nhạc Lê Văn Tuấn mà suốt đời hắn chưa từng nghe qua tên ông ấy. Trên chuyến xe, nghe sau lưng hắn  có một ông xưng là ‘mình làm ở Bộ Giáo dục’, hắn bèn hỏi:
- ‘Anh có biết vụ Lê Văn Tuấn được Liên hiệp các hội UNESCO thế giới đã vinh danh không?’
Câu trả lời là:
 - ‘Không, tôi không biết ông ta là ai, làm gì có chuyện đó’.
Hắn ôm ít nỗi ám ảnh đó trong lòng và tự nhủ thầm ‘thôi, cứ đi, bình tĩnh, sáng mai lên mạng xem sao’.

Xem một số thông tin trên mạng, xin trích dưới đây một vài tin tức cho các bạn tham khảo:

Nhà thơ Lê Văn Tuấn:
“Tôi quan tâm hòa bình, tuổi già và các em nhỏ”
AT - Lê Văn Tuấn sinh năm 1953 tại Hà Tĩnh. Hiện sinh sống và làm việc tại TP.HCM. Hội viên Hội điện ảnh Việt Nam; hội viên Hội âm nhạc TP.HCM. Tốt nghiệp đại học ở Belarus (Liên Xô cũ) chuyên ngành năng lượng. Bút danh: Lê Văn Tuấn (nhà soạn nhạc), Lê Tuấn (nhà thơ), Mark Lê Twain (nhà văn).
…Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam đã công bố xác lập kỷ lục cho cuốn sách Giọt nước mắt cho đại dương và âm nhạc Cror. Cuốn sách có bề ngang 1,2m, dài 1,6m, độ dày 0,28m và nặng 250kg.
* Anh chuẩn bị bước vào tuổi 60 nhưng đọc những sáng tác thơ, văn cũng như nghe các ca khúc của anh, có thể cảm nhận là tâm hồn anh còn rất trẻ. Có phải năng lượng trẻ này đã giúp anh gắn bó nhiều với khán giả và độc giả trẻ?
- Tôi cho rằng nghệ sĩ vẫn phải có tuổi... nhưng là tuổi “ảo”.Thậm chí có lúc vì quá nhạy cảm, quá rung động ưu tư, họ đã chết ngay lúc sáng tác. Nhưng hôm sau lại sống lại vui tươi. Còn “năng lượng trẻ”, bạn dùng cụm từ này rất hay, song như nhà bác học M.V.Lomonosov đã nói: “Năng lượng không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi mà nó chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác”. Vậy nên lúc nào nó cũng trẻ... Còn tôi gắn bó với khán giả và độc giả trẻ bởi tôi yêu cái trẻ, cái ngây thơ, cái thiếu hụt trong họ...
* Khi đặt bút viết, anh trăn trở nhất là điều gì?
- Tôi quan tâm nhất là: hòa bình, tuổi già và các em nhỏ. Vì tuổi già là tiêu biểu cho các bậc tiền bối, là cái gốc của chúng ta. Các em nhỏ chính là tương lai của nhân loại. Và ai cũng muốn sống trong hòa bình.
* Anh vừa cho ra mắt một tác phẩm mới. Anh có thể bật mí đôi nét về tác phẩm này?
- Đó là cuốn Giọt nước mắt của đấng tạo hóa và học thuyết vũ trụ (Nxb Văn Học).
Cuốn sách nói về giọt nước mắt của đấng tạo hóa, vì sao rơi ra và những quy luật của vũ trụ.
Đây là cuốn sách khoa học được viết dưới ngòi bút văn học và thi ca. Nó giới thiệu một nền khoa học toàn phần, đưa ra định nghĩa vũ trụ và các quy luật của vũ trụ.
Cuốn sách dành hai chương để nói về nguồn gốc loài người và một chương rất trân trọng nói về gốc gác của dân tộc Việt Nam.
Ra mắt tác phẩm “Giọt nước mắt của Đấng tạo hóa và học thuyết vũ trụ”
VOVGT - Trung tâm UNESCO Văn hóa Thông tin Truyền thông vừa công bố ra mắt tác phẩm “Giọt nước mắt của Đấng tạo hóa và học thuyết vũ trụ” của nhà soạn nhạc Lê Văn Tuấn - người vừa được xác lập kỷ lục sách Guinness Việt Nam với 2 tác phẩm “Bài ca con linh dương” và “Giọt nước mắt cho đại dương và âm nhạc CROR”.
Giọt nước mắt của Đấng tạo hóa và học thuyết vũ trụ là tác phẩm nói về giọt nước mắt của đấng tạo hóa, vì sao rơi ra và những quy luật của vũ trụ. Đây là cuốn sách khoa học được viết dưới ngòi bút văn học và thi ca. Nó giới thiệu một nền khoa học toàn phần, đưa ra định nghĩa vũ trụ và các quy luật của vũ trụ. Cuốn sách dành hai chương để nói về nguồn gốc loài người và một chương rất trân trọng nói về gốc gác của dân tộc Việt Nam.
Được biết, Giọt nước mắt của Đấng tạo hóa và học thuyết vũ trụ Tác phẩm cũng là quà tặng cho hơn 300 đại biểu là lãnh đạo phong trào UNESCO trên 50 quốc gia thành viên trong kỳ Đại hội Thế giới lần thứ 8 vừa qua./.
UNESCO vinh danh “nhà khoa học thế giới” Lê Văn Tuấn
Viettinnhanh - Mới đây Liên hiệp các hội UNESCO thế giới (WFUCA) đã vinh danh nhà soạn nhạc – nhà văn – nhà thơ Lê Văn Tuấn là một nhà khoa học thế giới bởi sự đóng góp giá trị của ông cho WFUCA.
Trung tâm UNESCO Văn hóa và thông tin truyền thông Việt Nam phối hợp với Nhà xuất bản văn học vừa ra mắt tác phẩm “Giọt nước mắt của đấng tạo hóa và học thuyết vũ trụ”  là một công trình khoa học được viết bằng văn phong văn học của nhà thơ, nhà soạn nhạc Lê Văn Tuấn . Nội dung bao trùm cuốn sách là một triết học vì con người, tôn vinh một thế giới đại đồng trong hòa bình, hạnh phúc và sáng tạo.
Tác giả Lê Văn Tuấn cho biết: “Quyển sách này dày 999 trang nằm trong trọn bộ 3 quyển, là kết quả tâm huyết của hơn 40 năm nghiên cứu của tôi về cuộc sống con người, cuộc sống vũ trụ không tách khỏi nhau. Cuộc sống con người và sự phát triển của nó luôn được chi phối bởi các quy luật tuyệt đối hoàn hảo và bất biến của tự nhiên. Và sê-ri 3 quyển sách này lần lượt trình bày về những quy luật đó. Quyển sách viết về khoa học nhưng lại được mô tả dưới ngòi bút văn học và thi ca. Một bài thơ trong quyển sách tôi đã viết: “Nếu sự thật là bản ngã cuộc mưu sinh/ Thì hòa bình mới là đỉnh cao tột cùng của văn minh nhân loại”.
Với tác phầm này tác giả Lê Văn Tuấn đã được Chủ tịch và Tổng thư ký Liên hiệp UNESCO Thế giới vinh danh cấp bằng công nhận là “nhà khoa học quốc tế” tại Đại hội UNESCO thế giới lần 8 lần đầu tiên tổ chức ở thủ đô Hà Nội.
Đây không chỉ là niềm vinh dự lớn lao của nhà thơ Lê Văn Tuấn mà còn là niềm tự hào, vinh dự lớn cho đất nước Việt Nam và cũng là dịp để thế giới vinh danh những trí tuệ của thời đại mới.
Nhà soạn nhạc Lê Văn Tuấn được UNESCO vinh danh
(CATP) Trung tâm UNESCO Văn hóa và thông tin truyền thông Việt Nam sau một năm ra đời đã có nhiều hoạt động thiết thực: phối hợp NXB in các ấn phẩm chuyên đề VN hội nhập, tổ chức rước Tượng đài Bác Hồ từ Nghệ An vào Đồng Tháp, các hoạt động từ thiện xã hội... Đặc biệt, trung tâm vừa ra mắt tác phẩm Giọt nước mắt của đấng tạo hóa và học thuyết vũ trụ là một công trình khoa học được viết bằng văn phong văn học của nhà thơ, nhà soạn nhạc Lê Văn Tuấn - Hội đồng cố vấn của trung tâm. Với tác phẩm này, tác giả Lê Văn Tuấn đã được Chủ tịch và Tổng thư ký Liên hiệp UNESCO Thế giới vinh danh cấp bằng công nhận là “nhà khoa học quốc tế” tại Đại hội Thế giới lần thứ tám Liên hiệp các Hội UNESCO diễn ra tại Hà Nội hồi tháng 8 vừa qua.
Lưu giữ ngàn năm Giọt nước mắt của TRỜI
…Lê Văn Tuấn bị ám ảnh bởi sự thôi thúc từ sâu trong tâm can mình nên đã âm thầm gác lại mọi dự định …để dồn sức cho một sự dẫn dắt lớn lao đó là lao vào thực hiện công trình nghiên cứu khoa học Toàn phần về đấng siêu nhiên trong thế giới vũ trụ lớn lao với những định đề, quy luật chi phối điều khiển cuộc sống con người nhưng “lại giản dị đến vô cùng”.
Lê Văn Tuấn dồn trí lực, lao vào viết Giọt nước mắt của đấng tạo hóa và Học thuyết vũ trụ với nhiều nhiều những đêm đêm không ngủ, với những bữa ăn vất vưởng vì đam mê. Từ ngàn ngàn trang bản thảo - Tác phẩm dày 999 trang vừa được in xong chính là sự chắt lọc, trưng cất trong vắt từ bao mồ hôi, nước mắt, những chiêm nghiệm vật vã đớn đau và cả niềm hân hoan hạnh phúc đến tột cùng  của tác giả.
Qua những trang sách, tác giả nói tới sự chi phối muôn loài vạn vật của Đại quy luật Phản diện – Đối xứng- Cân bằng. Bằng suy luận khoa học lôgic và lối “tải đạo bằng ngôn ngữ văn chương, thi ca, tác giả cố tình làm mềm hóa cái cao siêu tưởng như khô cứng, khô ráp… thành cái “tiếp dẫn” nhẹ nhàng len lỏi vào trái tim độc giả. Một học thuyết trừu tượng được biến ảo du dương bằng ngôn từ, âm điệu của thơ phú. Những suy luận, diễn giải triết học được “làm mềm” bằng văn chương bay bỗng. Có độc giả tưởng mình như đang được đi vào ngóc ngách của sự khám phá, tìm tòi trên một con đường chưa ai mở lối.
…Tác phẩm Giọt nước mắt của đấng tạo hóa và Học thuyết vũ trụ đã được lựa chọn làm quà tặng chính thức cho hơn 300 đại biểu Quốc tế tham dự Đại hội, đến từ khắp thế giới.
Vào đêm 20 tháng 8 năm 2011, tại Grand Plaza - 117 đường Trần Duy Hưng, thủ đô Hà Nội, một sự kiện “vinh dự bất ngờ” lớn lao đã đến với tác giả Lê Văn Tuấn khi chính từ diễn đàn Đại hội này, ông chính thức được vinh danh là nhà Khoa học Thế giới…
Lễ tiếp nhận tác phẩm xác lập kỉ lục sách Việt Nam
TTO - Lễ tiếp nhận tác phẩm xác lập kỉ lục sách Việt Nam Giọt nước mắt cho đại dương và âm nhạc Cror của nhà khoa học thế giới, nhà văn, nhà thơ, nhà soạn nhạc Lê Văn Tuấn đã được diễn ra vào ngày 9-9-2011 qua. Buổi lễ được tổ chức tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II.
Ngoài tác phẩm nói trên, Trung tâm lưu trữ cũng tiếp nhận thêm nhiều công trình văn hoá, khoa học có giá trị khác của tác giả Lê Văn Tuấn như Giọt nước mắt của Đấng tạo hoá và học thuyết vũ trụ (bao gồm bản tiếng việt lẫn tiếng anh, bộ Quà tặng trái tim, tác phẩm âm nhạc Nơi chốn của linh hồn...
Nhà soạn nhạc Lê Văn Tuấn là người sáng tạo ra dòng nhạc Cror. Bên cạnh đó, với tác phẩm Giọt nước mắt của Đấng tạo hoá và học thuyết vũ trụ, ông đã được Liên hiệp các hội UNESCO thế giới (WFUCA) vinh danh là nhà khoa học thế giới...

Xem xong, hắn hỏi người bên cạnh, ngồi bên trái:
- ‘Anh có biết nhà thơ, nhà văn, nhà soạn nhạc Lê Văn Tuấn hay Lê Tuấn mới vừa được Liên hiệp các hội UNESCO thế giới vinh danh là một nhà khoa học thế giới không?
- ‘Không, tôi không biết’
Rồi người đối diện, bên phải, trên lầu, dưới lầu, ông hiệu trưởng, ông hiệu phó, trưởng phòng, không ai biết Lê Văn Tuấn là ai cả, các bạn đừng vội kết luận là những người chung quanh hắn không biết gì về xã hội cả ạ, họ là cán bộ nhà nước, chuyên gia nước ngoài, lãnh đạo, …, trên xe một số họ cũng truy cập và đọc thông tin trên internet, còn ở văn phòng họ lên mạng 8 giờ/8 đấy. 
Buổi trưa, đi về, hắn hơi ấm ức. Thiết nghĩ, ở Việt Nam mình, hễ ai có tài năng thì cũng được thiên hạ biết chứ, không ít thì nhiều, có phải đợi đến khi quốc tế biết thì người Việt Nam mới biết sao, nếu không nhầm ngay cả vụ Trịnh Công Sơn (Giải thưởng Âm nhạc hoà bình thế giới!) hay Ngô Bảo châu (Giải Fields), Đặng Thái Sơn (đoạt giải thưởng trong cuộc thi Chopin)  cũng vậy, chả lẽ VN không có hệ thống theo dõi và đánh giá nhân tài sao.
Cũng cần lưu ý rằng, trên thế giới, việc vinh danh một cá nhân nào đó là chuyện bình thường, còn đối với VN là một sự kiện đặc biệt, hay thì đúng là hay rồi không phải bàn cãi, nhưng không phải cá nhân nào được một tổ chức quốc tế nào đó vinh danh là tuyệt đối ‘hay’, thôi cứ cho đấy là chuyện bất ngờ thú vị đi, lịch sử còn dài dài, không thể bình luận theo sự kiện nổi tiếng trước mắt.

Cuốn sách ‘Giọt nước mắt của đấng tạo hóa và học thuyết vũ trụ’ hiện chưa được in ấn và phát hành rộng rãi lắm, nên hắn chưa đọc, hy vọng một ngày nào đó hắn sẽ đọc và viết vài trang về cuốn sách này.

63. Quả là chuyện khó xử.


Bạn à,

Chào buổi sáng, chắc là bạn rất bận và chắc là có nhiều chuyện riêng tư, tâm sự hay không, đó là chuyện tự nguyện, mình không tiện hỏi.

Mình viết được khoảng 60 bài, 30 bài khoảng tháng 2/2011 và 30 bài khoảng tháng 8/2011.

Đến đây mình chỉ thỉnh thoảng viết một vài trang nhật ký tâm sự với một số bạn có liên hệ với mình hàng ngày cho vui thôi.
Thế là đủ rồi, vì mình không có tham vọng được nhiều người biết mà vài người biết là đủ rồi, vì mình không hề muốn tham gia vào chuyện của người ta/chuyện xã hội lớn nhỏ và vì mình muốn có cơ hội tổng hợp những suy nghĩ của mình để lưu lại làm kỷ niệm.


Trong thời gian từ đầu năm đến nay, mình khá rảnh rỗi, vì ‘bị’ chờ các quyết định lớn từ cấp trên, nên cũng nhờ thế mà tương đối hoàn thành mục tiêu ‘viết để lưu lại làm kỷ niệm’.
Mình cũng hết sức cố gắng để có một việc làm gì đó nhè nhẹ ‘gần nhà’ để chăm sóc cho việc học hành của ‘thằng cu’, với ý nghĩa là mình không muốn đụng chạm nhiều đến ‘vòng danh lợi’ nữa. Nhưng tránh vỏ dưa thì có thể gặp vỏ dừa, bạn biết rồi đó, nhiều khi chọn chuyện này tưởng là thích hợp hơn lại đẻ ra những chuyện khác phiền toái hơn. Nhưng dù sao đây cũng là mơ ước chưa thực hiện được và là quyết định của mình.

Thực ra, mình bị làm nghề ‘tư vấn’ mười mấy năm rồi, nhưng khi cần tư vấn cho bản thân mình, lại rất khó hoặc không thể tìm được người tư vấn.
Quả là chuyện khó xử.
Lời ngắn, ý dài.
Chúc bạn một tuần mới vui vẻ.
Thân.
Sáng 26.9.2011

Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2011

62. Một câu chuyện ngắn về comment cho bài ‘cái chết’


(Thân tặng bé Nazu)
Sáng nay dậy sớm, mới 5g kém, ngồi không sao cho đến 6g30 mà đi uống cà phê!, hắn đang có tí cảm xúc, thôi thì cứ đánh máy ra, một câu chuyện nhỏ, dù sao hắn cũng thấy hay hay.
Hôm qua, hắn có nhận được một comment. Các bạn biết đấy, hắn mới lập blog được hơn 1 tháng, có mấy ai biết đâu mà đọc, mà góp ý. Và lại hắn viết cái này cái kia thì nói cho cùng là để dẫn đến một triết lý nào đó. Triết lý thì ai cũng có thể có, có mấy người đọc đến quan niệm của hắn làm gì, hắn tự biết vậy. Sau đó, nhờ một comment khác của một nhà thơ sống ở Đà Nẵng (chắc vậy) từ một trang web khác, hắn mới biết phương pháp viết của hắn là viết bắt nguồn từ những cảm xúc chân thực và được một số ít bạn trên mạng trân trọng.
Vì như nói ở trên, hễ cứ có một góp ý nào đó thì hắn rất mừng. Số góp ý là ít, đa số là có trí tuệ, khiêm tốn và có tính tôn trọng mà hắn đã trả lời có ít nhiều biểu dương thái độ đó, tuy nhiên thi thoảng cũng có 1-2 góp ý là quá ‘mạnh’ làm hắn suy nghĩ hơi bị tiêu cực về người góp ý (sr). Hắn thiển nghĩ đây là thế giới mạng chứ không phải là nơi trà dư tưu lậu, ở đây có ai cố tình đả kích ai đâu mà cần phải dùng ngôn ngữ mạnh.
Hắn vô tình nhận được một comment của Nazu cho bài ‘Cái chết’, ban đầu hắn tưởng Nazu là một nhà văn hay nhà báo nào đó, có điều hắn vẫn thắc mắc tới bây giờ là không hiểu là vì sao Nazu biết blog của hắn mà comment. Comment của Nazu tuy rất ngắn, chỉ có một câu thôi cái này bạn sưu tầm hay tự viết đó, rất có ý nghĩa’, nhưng lại làm hắn rất cảm xúc. Một câu ngắn thôi, tuy nhiên hắn vẫn thấy được là người comment cảm nhận được ‘cái chết’.
Ban đầu, hắn tưởng người bình luận là một người Nhật, vì là một Việt kiều nên biết tiếng Việt. Hắn bỏ ra một vài phút để tìm hiểu về profile của người bình luận, ban đầu hắn thấy người này tự giới thiệu là 15 tuổi, nhưng những tấm hình trên blog của người này cho thấy đã là người trưởng thành rồi, vả lại các minh họa kèm theo các tấm hình toàn là tiếng Nhật/Hàn hay tiếng Anh, nên hắn nghĩ đây có lẽ là một cô gái Nhật đã lớn tuổi.
Niềm vui được comment này cũng được chia xẻ với một người bạn của hắn, nhưng bạn hắn nói là:
- ‘Coi chừng đấy, có thể một người đàn ông nào đó lấy một cái hình đẹp đưa lên mạng đó’.
Hắn vẫn tin vào cảm nhận rằng cô gái kia nói thật. Ngoài ra, hắn lại có hai người bạn ngồi bên cạnh hắn, một bạn gái giẫy nẩy lên nói
- ‘Không phải các tấm hình là của cô ấy đâu’.
Hai ý kiến trên là ‘cảnh giác’ như nhau. Hắn có cãi lại và nói:
- ‘Đây là một cô gái mà, mà hình như là con nhà khá giả mới có đầy đủ phương tiện chung quanh mà có hình với lồng ghép minh họa rất là hay, vả lại cô bé này có trình độ vi tính, hỏi chứ có mấy ai bây giờ mà làm được như vậy, chính các bạn cũng không làm được mà!’
Hắn còn nói tiếp:
- ‘Gì mà phản ứng dữ dội vậy!’
Nói chung, 3 người gần hắn là có 2 người không tin rồi, chiếm tỉ lệ cao, nhưng trong quả tim hắn vẫn tin Nazu, hắn cũng hơi có chút dao động là mình lớn từng nầy tuổi rồi mà cứ tin vào người lạ!
Ngồi nói chuyện, ăn cơm tối, 65 phút trôi qua. Hắn lại thấy một bài viết về ‘Mưa’ của Nazu, hắn đọc kỹ, bài viết có cảm xúc rất tốt, đặc biệt là người viết có đồng cảm về cái cô đơn, cái bị lừa dối hay ‘cái chết’ nữa đó, đọc kỹ hơn nữa, hắn thấy đây là cảm nhận sâu sắc của một người đã trưởng thành chứ không khải của một gã đàn ông nào đó giả mạo chọc phá trên mạng.
Hắn phải hỏi rằng bạn Nazu à, bạn bao nhiêu tuổi, tên gì, ở đâu, ..  Thì đúng vậy, cô bé nói thật, cô ấy là người Việt Nam, tên …, sinh năm 97, ở TN, thích phim Hàn Quốc, thích nhạc ngoại và một ít nhạc thời trang Việt Nam, giỏi vi tình, thích chơi game và có tiềm năng viết văn, ... (hắn không viết rõ tên và tỉnh vì tôn trọng người comment)
Sau đó, hắn mới trả lời Nazu như sau:
‘Uh, chào em bé, sr, chú trên 50 tuổi rồi. Sao bé viết bài 'Mưa' buồn dữ vậy? Bé cảm nhận được bài 'Cái chết' này chắc là học văn giỏi lắm. Chúc bé học ngoan và sáng tác được nhiều áng văn hay. Sao bé lại biết blog của chú?’
Như vậy, là từ cảm xúc, hắn tin vào một người xa lạ trên cộng đồng mạng, và may mắn là niềm tin đó là đúng. Xin cám ơn Nazu, chúc cô bé học ngoan, sáng tác ra nhiều áng văn hay và viết nhiều bài trên blog nhé, chú lớn tuổi rồi nhưng luôn xem cô bé như là một người bạn nhỏ, một lần nữa xin cám ơn cô bé.
-----
Bài viết ‘Mưa’ của cô bé mới có 15 tuổi, đầy cảm xúc, giàu tưởng tượng, cái lạc quan đến sau cái bi quan và khá hay, cách dùng chữ ‘nó’ cũng rất đặc biệt, hắn xin phép Nazu ‘post’ lên đây để bạn đọc tham khảo:
Gió...lạnh giá...lùa qua từng kẽ lá, từng cọng cỏ, mang đến cảm giác se lạnh...
Mưa...ùa về...từng hạt...từng hạt...lặng lẽ rơi, thấm đẫm mặt đất. Khắp nơi phủ một màu trắng xóa.
Nó im lặng ngồi bên cửa sổ, đưa tay hứng lấy những giọt mưa đang hối hả rớt xuống mặt đất. Nó yêu mưa. Nó yêu cái cảm giác man mác buồn mà mưa mang tới, yêu cái hơi lạnh của không khí trong ngày mưa. Nó cũng không biết vì sao, nó yêu mưa đến thế. Đôi khi, nó cảm thấy bản thân mình thật kì quặc. Mọi người đều nói ghét mưa, ghét cơn mưa ùa đến bất chợt. Cũng đúng thôi, mưa khiến những người đi đường phải chịu ướt, khiến người ta cảm thấy lạnh giá,...
Nhưng có lẽ, nó yêu mưa vì mưa giống với tâm trạng của nó. Mưa mang tới cảm giác buồn, tâm trạng của nó cũng vậy. Thật sự, nó cảm thấy rất mệt mỏi với cuộc sống này, quá nhiều điều giả dối. Tình cảm của mọi người với nhau chưa chắc đã là thật hoàn toàn. Nó đã nhận ra, xung quanh nó, không biết bao nhiều người đang lừa đối nó. Có những người đã cho nó hơi ấm, đã bên nó khi nó tuyệt vọng, đã đưa tay ra kéo nó khi nó gục ngã. Những lúc ấy, thật sự nó đã hạnh phúc, nó đã cảm thấy thật may mắn khi có những người bạn như vậy.
Vậy mà, ai ngờ được, họ lại phũ phàng dội gáo nước lạnh vào nó. Họ đã từng cho nó hơi ấm, nhưng giờ đây lại chỉ cho nó sự băng giá. Cuộc đời mà. Trong cái xã hội này, tình cảm chân thành đâu phải dễ kiếm. Nó không biết giờ nó có thể tin ai không nữa. Cuộc sống này đã cho nó quá nhiều niềm đau. Hy vọng càng nhiều, tin tưởng càng nhiều thì thất vọng càng lớn. Vậy nếu như không có hy vọng, nếu như không tin ai thì có phải sẽ không bị tổn thương nữa? Có lẽ vậy, nhưng như thế, cuộc sống liệu có còn ý nghĩa?
Nó dõi đôi mắt nhìn xa xăm. Cơn mưa đã tạnh từ lâu rồi, ánh nắng chan hòa đã phủ lên mặt đất. Phía chân trời xa kia, một thứ ánh sáng bảy sắc lấp lánh dịu êm. Nó mỉm cười, cồng vầu sau mưa, thật sự lung linh, thật sự rất đẹp. Cuộc đời của nó liệu có phải sẽ như thế không nhỉ?
Có những nỗi đau rồi cũng sẽ quên, có những giọt nước mắt rồi cũng sẽ cạn khô, có nhưng vết thương rồi cũng sẽ lành, và...có những kí ức sẽ vùi chôn sâu vào quá khứ. Nó phải tập một lần, tập đứng dậy trên chính đôi chân của mình, tập chấp nhận sự thực và quên đi quá khứ.
Nó nuôi niềm tin rằng: SAU CƠN MƯA SẼ LÀ CẦU VỒNG BẢY SẮC...
6g kém 5, ngày 25/9/2011

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2011

61. Steve Jobs và 'cái chết'


(Steve Jobs qua đời ngày 5/10/2011, nhiều người biết giá trị và ngưỡng mộ)

L. à,
Anh đã đọc nhiều lần bài phát biểu ‘Sống như thế nào trước khi bạn chết (How to live before you die)’ của Steven Jobs, người sáng lập ra hãng Apple Computer, Inc. 
Anh thật sự, từ trái tim, ngưỡng mộ bài phát biểu này.
- Trước tiên, ông với tư cách là nhà thành đạt, chứng minh rằng người không học đại học cũng có thể làm nên sự nghiệp vĩ đại,
- Người ta có thể nối sự hỗn độn, từ quá khứ đến hiện tại bằng cách nhìn lại quá khứ, thành ‘ánh sáng cho sự sáng tạo trong tương lai’, hoặc hiểu một cách triết lý hơn là: hiện tại (tương lai) kết nối với quá khứ qua trùng trùng duyên khởi...
- Con người phải tìm ra chính mình thông qua sự mách bảo của trái tim mình và đừng nản lòng,
- Tìm ra cái mình thích và sau đó đam mê với nó, đó chính là tìm được hạnh phúc thực thụ,
- Việc ‘sinh ra đời dưới một ngôi sao xấu’, sự đau khổ, thất bại liên miên, bệnh tật, bị ruồng bỏ, đối diện với cái chết nhiều lần…, là liều thuốc đắng cho sự vươn lên,
- Nếu sống như ngày hôm nay là ngày cuối cùng hay như là mình sắp chết, mình sẽ sống có ý nghĩa hơn,
- Hãy luôn khao khát, hãy luôn dại khờ - "Stay hungry, stay foolish!",
- ‘Cái chết chính là sáng tạo tuyệt vời nhất của cuộc sống’…

Mặc dù John Rau - trong tác phẩm với tựa đề 'Secrets from the search firm files' (Nhà xuất bản McGraw-Hill, 1997) - là bậc thầy về phương pháp đào tạo cho MBA, nhưng anh thấy ông không rành về triết học phương Đông lắm, nên hoài nghi rằng các tác phẩm của ông ứng dụng có hiệu lực ở các nước phương Đông. Sự khác biệt của Steven Jobs với J.R.  là ông có nhắc đến nhân quả, biết liên kết mọi thứ ‘mốc’ trong quá khứ, và kinh nghiệm từ thất bại và đau khổ của ông là có tính chất phổ biến cho bất cứ ai, dù là ở phương Đông hay phương Tây.

Nói chung, chỉ trừ điều mà anh viết trong những đoạn cuối cùng của bài này thì các ý kiến trên, từ kẻ tầm thường đến bậc minh triết, dần dần, không ít thì nhiều cũng khám phá ra được:
- Ví dụ, có người nói rằng, họ trong trường đại học 4 năm, còn tôi vừa làm vừa tự học học 8 năm, thì tôi đâu có thua gì anh học trong trường 4 năm (tương tự cho thạc sĩ hay tiến sĩ, ...),
- Người Tây Tạng có nói là bạn có thể chết bất cứ lúc nào vào ngày mai, ý nói là hãy tận hưởng những điều tốt đẹp của ngày hôm nay, thì một là ý của ông Steven Jobs có liên hệ với triết lý của người Tây Tạng, hai là cái mà ông phát hiện từ đau khổ là tương tự như triết lý mà người Tây Tạng đã phát hiện ra từ mấy ngàn năm trước,
- Có ít người vẫn tin vào sự mách bảo của trái tim mình, vẫn tìm tòi cho kỳ được cho đến khi phát hiện ra chính mình, rồi đắm say cho tình yêu công việc đó, điều này tuy hiếm nhưng không phải là không có,
- Tương tự, việc kết nối các kinh nghiệm hay sự kiện hỗn độn trong quá khứ để có một kết quả mạch lạc trong hiện tại hay tương lai, hay  hiện tại chỉ là một dạng của trùng trùng duyên khởi - vô thủy vô chung...
- Tương tự, người càng có nhiều thất bại cay đắng thì cái ngưỡng vượt qua/phát hiện của người đó càng đáng giá, điều này tuy hiếm nhưng không phải là không có,
- Thì người ta vẫn luôn khao khát, nhưng người ta, có rất ít người, biết ‘dại khờ’ trước thế giới này, ví dụ dại khờ như ông Newton đó.
Nói riêng, từ ông ta, anh có phát hiện một điều khác biệt nữa là người ta không nhất thiết phải đọc Lão-Trang, Khổng-Mạnh hay Phật Chúa, thì người ta vẫn có thể phát hiện ra chân lý. Chân lý thì ở đâu cũng là chân lý, tư tưởng Phật/Chúa không phải là giới hạn tận cùng của chân lý của loài người. Tất nhiên kinh nghiệm làm ông ta đôi khi lộ một số triết lý giống như một triết gia nhưng ông ta không phải là triết gia.

Trước khi đọc tiếp, tạm trích vài dòng, bạn hãy bỏ ra vài phút vào google nghe nhé:
(‘Vì sao ta mất nhau’ trình bày bởi Hiền Thục):
Vì đâu lệ rơi mãi, vì sao lòng tê tái
Vì sao tình yêu ấy giờ đã phai. 
Dù em vẫn mãi yêu, vẫn yêu thật nhiều. 
Vì đâu hôm nay mình mất nhau, mãi ôm niềm đau...

(‘Mưa hồng’ trình bày bởi Hồng Nhung):
Người ngồi xuống, xin mưa đầy
Trên hai tay cơn đau dài
Người nằm xuống nghe tiếng ru
Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ


Đặc biệt, có điều này anh mới vừa được biết: cái chết chính là sáng tạo tuyệt vời nhất của cuộc sống. Anh nghĩ là dù sao khá nhiều cuốn sách mình cũng thăm qua rồi, thế mà ông ta làm anh bị rất bất ngờ. Không cần phải mắc cở, anh tin rằng chuyện tình dục đực cái là một tuyệt tác của thương đế, anh ngưỡng mộ vô cùng, vì không có cái động lực này thì thế giới động vật không tồn tại. 
Thế mà ông ta lại nói cái chết chính là sáng tạo tuyệt vời nhất của cuộc sống. Không phản đối. Ông ta nói rất đúng, đúng thì phải thừa nhận là đúng. Chỉ có người chết đi sống lại nhiều lần mới ngộ ra được điều đấy.
Ai sợ chết là chưa hiểu sáng tạo của thượng đế. Vậy thì hãy yên tâm mà chết, trước khi chết cố làm một việc gì đó có ý nghĩa, ví dụ như cái ông họa sĩ trong ‘chiếc lá cuối cùng’ đó.
11g40, sáng ngày 22/9/2011

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2011

59. Hạnh phúc


Bóng chiều về, lan rung rất nhẹ
Gió la đà, khe khẽ cành cây
Lá bàng thấp thoáng đâu đây
Xôn xao cá động, sóng lay tim người
Thật là rất khó để định nghĩa thế nào là hạnh phúc vì từ ‘hạnh phúc’ rất là trừu tượng. Nói đến hạnh phúc thì người ta thường liên tưởng đến đau khổ, vì hạnh phúc hàm chứa đau khổ, còn đau khổ lại có khả năng sản sinh ra hạnh phúc. Vì thế, hạnh phúc có thể có tính chất ngắn hạn, nhưng cũng có thể là bản trường ca đầy kịch tính và bi tráng. Khái niệm hạnh phúc không chỉ liên quan đến cá nhân, mà còn liên quan đến một tập thể người, thậm chí của cả dân tộc hay nhân loại.

Trong bản ‘Tuyên ngôn độc lập’ của Mỹ năm 1776, người ta có nói ai cũng có quyền được sống, được tự do và được mưu cầu hạnh phúc, hoặc Pháp trong ‘Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền’ năm 1789, người ta nhắc nhiều đến tự do, bình đẳng và bác ái. Đúng, không phản đối. Người Mỹ tự hào mình là ‘thế giới tự do’, nhưng cách họ can thiệp vào các nước khác như sự kiện Việt Nam , Irag hay Afghanistan , ..., được người ta nhìn nhận như thế nào, đặc biệt là người Hồi giáo có nghĩ về nước Mỹ như vậy không. …Vậy dân tộc Mỹ, Anh, Pháp hay Nhật đến nay đã thật sự hạnh phúc chưa!
Người ta có quyền mưu cầu độc lập, tự do và hạnh phúc. Đúng, cũng không có gì để phản đối. Nhiều quốc gia đã làm được như vậy, như Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam , Ecuador , Venezuela , ... Đúng là có độc lập tự do thì mới có hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc như thế nào cũng là bước đường quá xa xôi để nói.

...Có một hôm, hắn sắp xếp đầy đủ hành lý để đi công tác, bỗng nhiên trời mưa to, hắn rất lấy làm lo lắng và không yên tâm, đi bây giờ thì không được, không biết lúc nào trời hết mưa, ngày mai đi sớm thì lại phức tạp. Hắn bỗng nhìn ra ngoài cửa, trời ơi, trong cái sân của một ngôi chùa, bọn trẻ vẫn vô tư, thản nhiên chạy nhảy vui đùa như không có gì xảy ra, chúng chưa ý thức được sự đau khổ nên dĩ nhiên chúng đang hạnh phúc.
Bản thân hắn, hắn chưa gặp được một người nào là thực sự hạnh phúc. Hạnh phúc không phụ thuộc vào hoàng đế hay thứ dân. Có một số người được hạnh phúc lâu dài hay trong khoảnh khắc, như Siddhartha trong truyện “Câu chuyện dòng sông’, Phong Thanh Dương trong truyện ‘Tiếu ngạo giang hồ’, giám mục Myriel trong truyện ‘Những kẻ khốn cùng’, người hoạ sĩ già Bơ-men trong truyện ‘Chiếc lá cuối cùng’, Pa-ven trong truyện “Thép đã tôi thế đấy’, anh Sáu trong truyện ‘Chiếc lược ngà’, Hồ Dzếnh trong ‘Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé’, hay như Thanh Tùng trong ‘Giọt nắng bên thềm’, Lam Phương trong ‘Biển tình’, Ngô Thụy Miên trong “Niệm khúc cuối’, …, nhưng đó cũng chỉ là trong truyện hay nhạc/thơ. Trong các chuyện cổ tích, thường có kết cục là ‘hoàng tử và công chúa lấy nhau và sống hạnh phúc suốt đời’, đó chỉ là cho trẻ con thôi, đâu có dễ gì như vậy, ...
Thường thì các triết gia, nhà văn, nhà thơ, chính trị gia, …, là những người khổ tâm hơn, Hemingway, Mayakovski, Nietzsche, Lev Tolstoi, Tào Tháo là các ví dụ. ‘Người giàu cũng khóc’, các bạn đã biết rồi. Chắc gì vua Càn Long, Khang Hy, ông Clinton hay Obama đã hạnh phúc. Ông hoàng đế mà còn nhìn xuống dưới tòa lâu đài và thầm nghĩ ‘ước gì ta được hạnh phúc như ông nông dân nọ’, còn các người nông dân có thực sự hạnh phúc không! Thiền sư, giám mục hay phương trượng chưa chắc đã hạnh phúc (xem ‘Góp nhặt cát đá’, ‘Nhà thờ Đức Bà Paris’ hay ‘Tây du ký’), ...

Thế giới vô cùng đa dạng và phức tạp, có nhiều nhiều khái niệm về hạnh phúc lắm:  
Có người nói hạnh phúc là đấu tranh.
Có người nói là hạnh phúc ở ngay trước cổng nhà ta, không cần phải tìm đâu xa. 
Có người nói thượng đế luôn ở chung quanh ta, hãy mở rộng tấm lòng ra đón nhận Người.
Có người nói phật tại tâm.
Có người nói sống là an phận thủ thường. 
Có người nói sống đã lấy gì làm vui, chết đã lấy gì làm khổ.
Có người trả lời ‘thiền là gì’ bằng một tiếng thổi sáo.


Có người nói hạnh phúc là được ‘thủ thỉ’ bên mỹ nhân.
Có người nói giả sử ta có 100 đô, nếu ta xài 99 đô, thì đó là hạnh phúc, nếu ta xài 101 đô, kết quả là đau khổ.  
Có người nói ‘em yêu anh, anh thấy vô cùng hạnh phúc’
Có người nói ‘xin được việc làm, em thấy hạnh phúc quá’
Có người nói ‘nghe Hiền Thục hát bài ‘Vì đâu ta mất nhau’, nghe Thanh Lam hát bài ‘Hoa cỏ mùa xuân’ hay Minh Tuyết hát bài ‘Đã không yêu thì thôi’, tôi thấy rất hạnh phúc
Có người nói hạnh phúc là "Mùa xuân trên những mái nhà. Có con chim hót tên là ái ân" (Bạn Ngân Phương)...

Vậy hạnh phúc là vui, là sướng hay là cái gì cao xa hơn? Từ sướng còn dùng trong thế giới sex, nhưng đó là cảm xúc tự nhiên và rất thực. Chắc tạm thời hiểu hạnh phúc mà con người phát biểu là vui hay sướng có giai đoạn. Còn nói đúng hạnh phúc theo nghĩa ‘lòng đã bình an’ thì còn quá xa mới đạt được; mấy ai đạt được trạng thái ‘vô vi’ hay ‘tự do tự tại’ như là Trang tử hay Lão tử đã nói; thoát khỏi ‘thất tình lục dục’ thì thậm chí là quá ảo tưởng, trên đời này, lỡ dấn thân vào vòng ‘sinh hóa’, có mấy ai diệt được dục, ...
Mới đây, hắn được biết Khổng tử có câu ‘dư dục vô ngôn, tứ thời hành yên, vạn vật dục yên, thiên hà ngôn tai’ (tạm dịch từ một người bạn: ‘ta không muốn nói nữa, bốn mùa êm trôi, vạn vật đua nở, kìa như trời đất có nói gì đâu), câu nói này thật là ‘cao thâm khôn lường’, ngài quả xứng đáng là thánh nhân.
Hắn cũng nhớ một đoạn sau đây trong cuốn ‘Góp nhặt cát đá’, một sinh viên đọc Kinh thánh cho thiền sư Gassan nghe:
- ‘Hãy xin sẽ được; hãy tìm sẽ gặp; hãy gõ sẽ mở cho. Bởi vì hễ ai xin thì được; ai tìm thì gặp; ai gõ thì được mở’. 
Gassan phê bình: 
- ‘Thật là tuyệt. Ai nói điều đó không xa Phật tánh’.
Trong chuyện ‘Con cọp, chùm nho và vực thẳm’, đức Phật đã chỉ ra thế nào là hạnh phúc thật, nhưng có mấy ai là làm được như vậy.
Nói cho cùng, chân lý thì ở đâu cũng là ‘một’. Hắn cũng biết như thế nào là hạnh phúc ảo tưởng, và do đó cũng cảm nhận được chút chút thế nào là hạnh phúc thật, nhưng dù sao ảo tưởng vẫn là ảo tưởng. Diệt được dục là hạnh phúc ư, coi chừng bạn đang từ một ảo tưởng này sang một ảo tưởng khác, thậm chí còn nguy hiểm hơn.
‘Nhiều đêm muốn quay về ngồi yên dưới mái nhà. Dòng sông trước kia tôi về. Bỗng giờ đây đã khô không ngờ. Lòng tôi có khi mơ hồ. Tưởng mình đang là cơn gió. Về chân núi thăm nấm mồ. Giữa đường trưa có tôi bơ phờ. Chợt tôi thấy thiên thu. Là một đường không bến bờ - Trinh Công Sơn’, hạnh phúc ở đâu?
Ôi, người có cảm nhận hạnh phúc như thế này thì người khác có thể có cảm nhận hoàn toàn ngược lại. Ôi, những dòng thơ nhạc nói trên làm người ta có ít nhiều rung cảm tích cực, nhưng câu nói của ông Khổng Tử có thể làm người ấy hơi bị nản lòng và tự hỏi ‘ta đang làm gì?’. Ôi, trời đất có nói gì đâu... 
Ngày 20/9/2011

Thứ Năm, 15 tháng 9, 2011

58. Ấn tượng về những chuyến đi Hà Nội

Hắn đã trào nước mắt, đúng vậy, trào nước mắt khi chiếc máy bay hạ dần độ cao và bay lượn mấy vòng trên bầu trời Hà Nội. Chuyện đó xảy ra vào năm 1998. Trước đó chú hắn có nói: ‘Ước gì chú được nhìn thấy Hà Nội một lần rồi chết cũng được’. Vào thời điểm đó, kinh tế đất nước còn khó khăn, đời sống của CBCNV và người lao động còn chật vật, làm sao mà có tiền để đi máy bay, chỉ trừ khi đi công tác, mà mấy ai được đi công tác bằng máy bay.
Trên máy bay, nhìn xuống những đám mây trắng khổng lồ trôi bồng bềnh, hắn chợt nhớ về ba hắn: ‘Không biết giờ này ba đang ở đâu?’. Đời người là cát bụi, chết đi sẽ biến thành đất, nước, rồi thành hơi nước mà bay lên nhập vào những đám mây lang thang vô định. Chắc ba hắn là một trong những ‘linh hồn’ đang trôi nổi chỗ nào đó trong những đám mây kia. Hắn đã ứa nước mắt. Ôi! hàng tỉ năm của vũ trụ, một con người chỉ xuất hiện có một lần trong đời, trong một khoảng thời gian vô cùng ngắn, rồi tan biến vĩnh viễn. So sánh vũ trụ với khoảng thời gian ta sống, ta xuất hiện trong cuộc đời này làm gì, liệu rằng những cái mà ta làm có ý nghĩa gì không hay khi ta chết đi, liệu rằng ta đã để lại dấu vết gì cho cuộc đời này?

Hắn đã đặt chân đến Hà Nội.
Mấy món ăn uống mà những người miền Nam cùng đi với hắn thích thường là phở, bún chả, bia hơi, thỉnh thoảng làm món bún đậu phụ mắm tôm, bún ốc, bún móng, lòng lợn tiết canh, thịt chó Nhật Tân, gà tần, chả cá Lã Vọng, ... Có người ăn được, có người không ăn được vì gia vị Hà Nội hay miền Bắc chủ yếu là hành, mì chính, quất muối nhưng thường không có món mắm ớt tỏi như ở miền Nam, còn người miền Bắc thì nói thức ăn ở trong Nam thường có đường và cay, ...
Cà phê Hà Nội cũng có nhiều chỗ ngon như cà phê Ban Mê Thuột, nhưng có cái khác miền Nam là người ta uống cà phê sáng hơi trễ, uống cà phê thì không được kèm theo một bình trà. Sau khi ăn hay uống cà phê xong, phải đến một quán trà khác bên vệ đường, trà Bắc rất ngon, màu xanh nhạt nhưng rất đậm, cái thứ ‘búp bùm bụp, xít xìn xịt, chát chàn chạt’ đó làm uống xong mà vị ‘ngọt’ của trà vẫn còn thấm lâu trong cổ họng, nó không có vị chát như trà trong Nam, uống hoài có khả năng bị ghiền, ...
Người Hà Nội gốc có tính ‘cộng đồng’, giản dị, khiêm tốn, ‘chu đáo’ và tốt bụng kèm theo ít nhiều ‘phớt tỉnh Ăng-lê’. Giọng nói của người Hà Nội gốc hay người ‘Tràng An’, nhất là giọng nữ nghe thánh thót như chim hót, mới nghe rất dễ bị thu hút. Một số người miền Nam thích giọng Hà Nội, đặc biệt là trai Hà Nội thường ‘chết’ vì cái giọng ‘thỏ thẻ’ của mấy em Sài Gòn hay miền Tây, nghe nói vậy. Người Hà Nội thường quan tâm đến các sự kiện chính trị dù lớn hay nhỏ, nhiều chuyện tiếu lâm chính trị và nhiều thành ngữ chính trị thường xuất phát từ Hà Nội hay từ miền Bắc. Hát caraoke, mát-xa, ăn nhậu hay đánh bài thì ở đâu cũng vậy, riêng ở Hà Nội thì người ta thường đánh ‘phỏm’ hay đánh ‘chắn’ trong khi người miền Nam lại hay chơi ‘tiến lên’, ‘xì lát’ hay ‘xập xám’, ...
Hà Nội có khác, nóng thì rất nóng, lạnh thì rất lạnh. Khi nóng thì mới 6g sáng bước ra đường đã đỗ mồ hôi khắp người. Vào lúc gió mùa Đông Bắc kèm theo những cơn mưa, mặc hai lớp áo ấm với khăn lông quấn quanh cổ mà bước ra đường cũng thật là vất vả. Giống như ở Sài Gòn, Hà Nội đôi lúc cũng có những cơn mưa to đường phố tràn ngập nước, có lúc phải lội bì bỏm nước ngập đến tận lỗ rốn. Có lúc sương mù dày đặc đến nỗi ra sân bay chẳng thấy đường, máy bay phải hoãn lại và hành khách phải chuyển sang đi tàu hỏa, ...
Đường phố ở Hà Nội cũng giống như ở Sài Gòn, rất nhiều xe cộ, chen chúc, giành giật từng nửa mét, còi bấm inh ỏi, các phương tiện như sắp tông vào nhau, hắn cảm thấy nơi càng chật chội đông đúc thì người ta càng chen chúc vào để kiếm sống. Khác với Sài Gòn, đường phố Hà Nội thường vắng về đêm. Chẳng hạn, sau 10 giờ tối, đi bộ hay xe máy, dạo dọc theo Hồ Tây, Hồ Hoàn Kiếm hay đường Trần Hưng Đạo, đường phố lúc ấy lượng người hay xe cộ đã giảm hẳn, ngồi nhâm nhi vài món nhậu với mấy chai bia, uống cà phê, uống trà mạn kèm theo vài quả mận, mấy cái bánh cốm hay dăm ba miếng đậu lạc, tâm sự với những người buôn bán dọc hai bên đường, ngắm nhìn những hàng cây cao hay những cặp nam thanh nữ tú, đón làn gió thoảng mát tận lồng ngực, khi đó mới thấy Hà Nội có nhiều cái hay.
Và như thế, hắn đã bay ra Hà Nội nhiều lần. Hắn thường đi ra đi về, ngồi chờ ở sân bay, nằm ở khách sạn một mình, nhiều khi cảm thấy khá bị cô đơn. Càng về già, hắn cảm nhận được máy bay ‘rung lắc’ nhiều hơn, và đôi khi hắn có cảm giác sợ. Rồi từ HN, kết hợp trong những lần làm việc, hắn đi Đồ Sơn, Hạ Long, Sa Pa, Tam Đảo, Điện Biên, ... Hắn đã có được những người bạn tâm giao rất tốt và hết lòng giúp đỡ hắn, tuy nhiên cũng có những điều ngược lại. Tất nhiên, đời là thế, xã hội thì ở đâu cũng là xã hội, ở đâu cũng có người tốt, kẻ xấu. Có người nói là mình không hợp với người Hà Nội thì có câu trả lời là ‘Đó là tại bạn, nhập giang tùy khúc, nhập gia tùy tục, thử hỏi khi người ta lên mặt trăng thì mặt trăng cung cấp ô-xy cho bạn hay là bạn phải mang theo ô-xy lên mặt trăng?’, chắc bạn hiểu ý câu này.
Hôm nay, chuẩn bị đi Hà Nội, văn phòng lại cúp điện, hắn về khách sạn viết lên những dòng chữ này. Đặt chân đến Hà Nội, chìm vào dòng người, như những lần trước, đêm vẫn yên tĩnh, người ta vẫn râm ran về chuyện chính trị, chuyện giao thông ngày càng phức tạp hơn, chuyện đền bù giải phóng mặt bằng, chuyện vật giá leo thang, chuyện đại gia, chuyện quan chức, chuyện mức độ hài lòng của người dân, chuyện ‘sóng ngầm’ ngoài biển khơi, chuyện tầm nhìn 10-20 năm sau và nhiều chuyện khác nữa, ...
… Bữa tiệc nào cũng có lúc tàn, chắc vài năm nữa, hắn sẽ không còn được đi Hà Nội nữa, tại đây, mối tình có được thì sớm hay muộn cũng sẽ tàn, mối tình mà ấp ủ trong hoài vọng thì tồn tại vĩnh viễn. Và chắc không sớm thì muộn, một ngày nào đó không xa, hắn sẽ hội tụ với ba hắn tại ‘những đám mây’. 

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2011

57. Rửa tay gác kiếm

Người ơi người ở đâu rồi
Để tôi cô quạnh ngồi đây não lòng
Hay là ra quán bên sông
Chúng mình câu cá xa vòng lợi danh

Ai cũng biết từ ‘rửa tay gác kiếm’ này. Trừ những trường hợp đặc biệt, con người đến tuổi ‘tri thiên mệnh’, có ít nhiều sáng suốt và nếu không màng đến danh lợi lắm, thường bắt đầu nghĩ đến, hoặc là củng cố và bảo vệ công việc làm ăn hiện có của mình, hoặc tìm một công việc gì đó tạm ổn mà có thu nhập vừa đủ để chuẩn bị cho ‘tuổi già’ sau này và sắp xếp cho thế hệ tương lai.

Nghe thì dễ chứ không phải dễ, tưởng như vậy chứ không phải vậy, ta thường nghe các câu nói này. Con người sống, thường phụ thuộc vào rất nhiều vào lịch sử hình thành mình, vào nội tâm, đặc biệt là yếu tố bên ngoài và những ngưởi có liên quan. Chuyện quan hệ gia đình và xã hội đâu phải là dễ giải quyết, nếu bạn là chồng muốn ‘rửa tay gác kiếm’ nhưng vợ bạn lại không ủng hộ, con bạn nghĩ khác, nếu cha mẹ/bà con của bạn không nghĩ vậy, nếu bạn bè của bạn không đồng cảm, …? Còn một yếu tố rất quan trọng hiếm ai bỏ được, đó là cái thị dục huyễn ngã, cái thói háo danh và ít nhiều cái ‘bệnh vĩ cuồng’ vẫn tồn tại mãi trong mỗi con người.
Rửa tay gác kiếm là dễ lắm ư? Các bạn hãy hình dung, có một người nghèo, đi bằng xe đạp, do làm ăn phát triển, y đã mua được một chiếc xe máy, dù sao y cũng tự hào là mình có thể ‘sánh vai’ với nhiều bạn bè khác, từ xe đạp chuyển lên xe máy là dễ rồi. Nhưng nếu một ngày nào đó, y thất bại, y có thể dễ dàng ‘chường mặt’ trước mặt bàn dân thiên hạ bằng chiếc xe đạp ‘cùi’ không?, cái ‘tâm lý hụt hẫng’ đó ai cũng có, chắc là ‘từ xe máy chuyển xuống xe đạp’ là không đơn giản tí nào.
Một số người ‘phóng lao thì phải theo lao’, nếu mình dừng lại thì những người cùng đi với mình sẽ như thế nào, hay nói ví von là nếu một chiếc xe đang lên dốc mà không cố tiến lên thì rất có khả năng bị tuột dốc. Một số người có sự nghiệp tốt lại bị vướng mắc trong cái vòng xoáy của xã hội, bỏ cái này thì lại lại phát sinh ra cái khác, cái nào cũng phức tạp, cuối cùng muốn không bận rộn thì cũng cứ bận rộn, muốn không lo lắng thì cũng cứ lo lắng. Một số người có công ăn việc làm ổn định đâu mà củng cố. Muốn tìm công việc ‘tạm ổn’ thì đâu phải dễ, kiếm đâu ra công việc có vừa đủ thu nhập mà ít có ‘stress’?
Công việc phức tạp thì dĩ nhiên là phức tạp rồi, nhưng công việc đơn giản cũng nhiều khi lại hàm chứa cái phức tạp. Đôi khi ta làm một số việc ‘lớn’, thì lúc nào đó cũng sẽ xong. Có công việc ta nghĩ là rất đơn giản, lại sinh ra mâu thuẫn với người khác, chuyện bé xé ra to, nhiều khi ta bị kỷ luật hay bị mất việc vì một sự việc nhỏ mà do ta làm chạm tự ái của người khác. Còn nữa, ‘nhanh một phút, chậm cả đời’, chắc bạn đã biết rồi, ...
Có nhiều khi, 'tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa’. Bạn tìm một công việc khác mà bạn nghĩ là ít stress và ‘ổn hơn’! Chưa chắc đâu, cái mà bạn nghĩ vậy thì không phải vậy. Đời là bể khổ, công việc thì ở đâu cũng là công việc, con người thì ở đâu cũng là con người, xã hội thì ở đâu cũng là xã hội. Ở đâu người ta cũng thường dựng lên những nguyên tắc cá nhân quá chặt chẽ, ở đâu người ta cũng nói cách làm của tôi/ý của tôi/quan điểm của tôi là thế này là thế nọ. Chín người thì mười ý, ai mà không biết như vậy. Bạn thử kiểm nghiệm xem, khi tâm sự ở nhà hay nơi trà dư tửu lậu, người ta thường nói tôi biết cái này tôi biết cái kia, kinh nghiệm của tôi nhiều lắm, toàn là ‘tôi' không à, dễ gì mà họ lắng nghe ý kiến của bạn, bạn thử làm phật ý của họ xem họ phản ứng như thế nào.
Người đời rất đa đoan, bạn đã làm nghề gì dính líu đến tiền bạc, thì người chi tiền cho bạn, dù vô tình hay cố ý, cũng xuất hiện ra các cách ‘hành hạ’ bạn, vì họ muốn bạn làm theo cái ý của họ, bất kể là đúng hay sai, con người mấy khi ai lại thừa nhận cái sai của mình, thêm vào đó, ‘ông chủ’ muốn chứng minh mình là đúng, là có quyền uy trên bạn, là ‘số một’ đối với bạn và trước mặt các người khác, nếu bạn xung đột với ông chủ thì trái với nguyên tắc trong tư tưởng về ‘rửa tay gác kiếm’, và xung đột với ông chủ thì không bao giờ có lợi. Ở đâu, người ta cũng muốn gây khó khăn khi viết ‘phiếu chi’ cho bạn, cái gì cũng có giá của cái đó, đồng tiền làm ra không dễ dàng tí nào. Một số người được làm ‘xếp’ thì lại hay mắc bệnh vĩ cuồng, nhiều khi huyên hoang tuyên bố những chân lý chắc như đinh đóng cột, chỉ khi ông ta hết làm xếp hay đang ‘hấp hối’ thì may ra ông ta mới biết những tuyên bố của mình là ảo tưởng như thế nào. 
Có người mới thành công, đã vội vui mừng, khoe khoang, báo cáo hoặc làm một ít trò ‘chưa đỗ ông nghè, đã đe hàng tổng’, nhưng không bao lâu sau đó lại có một thất bại đắng cay nào đó có thể gấp nhiều lần. Người ta kể chuyện ‘tái ông mất ngựa’, thiết nghĩ đó là một bài học. Cái mà được được gọi là thành công thì chỉ là tạm thời, cái mà được gọi là thất bại thì chỉ có tính chất giai đoạn, cái thành công có tiềm ẩn cái thất bại không lường trước và ngược lại, chớ vội tự mãn hay tự ti, tính biện chứng là như vậy.
Các bạn thấy đấy, ví dụ, bạn có một số tài sản nào đó, nhiều khi ta lơ là không bảo vệ thì chúng chẳng mắt, còn có cái ta thường xuyên để mắt đến nó thì lại bị mất ‘trong vòng một nốt nhạc’, không có cái dại nào giống cái dại nào, sự đời biến hóa khôn lường, biết thế nào mà lần.
Còn nói về người già nữa, ai cũng nói người già có tình bảo thủ, chưa chắc họ đã chịu, tuy nhiên ta thường thấy người già hay tin một cái gì đó rất lâu một cách quán tính, không có thể/khó có thể/vô cùng khó để thay đổi niềm tin ‘ảo tưởng’ đó, thậm chí quán tính đó là mãi mãi.
Còn nói về đàn bà nữa nữa. Người ta nói ‘dùng lửa để thử vàng, dùng vàng để thử đàn bà, dùng đàn bà để thử đàn ông’. Người ta thường nói ‘chỉ khi đàn ông mà cắt đầu gối ra không còn giọt máu nào thì mới không thích đàn bà’, rất rất hiếm có đàn ông như vậy. Còn đàn bà khi về già thì hết thích tiền, nghi ngờ lắm.
Tuy nhiên, có không ít người già đã thành công tương đối trong việc sống an nhàn trong một căn nhà nho nhỏ xinh xinh, ung dung uống trà/cà phê, đọc sách, xem phim, thoải mái tâm giao với bạn bè, sáng chiều ngắm hoa, thỉnh thoảng vào làm bạn với mấy con cá, chốc chốc lại ra vườn chăm sóc mấy cái cây, buồn buồn vui vui lại vào đùa giỡn với mấy cháu bé, …, nghĩ ra thật là bội phục.
Vậy bạn rửa tay gác kiếm như thế nào? Rút lui khỏi cái vòng danh lợi là dễ lắm sao? Chắc bạn khó tìm ra ai đồng cảm với bạn, nói ra cũng bằng vô ích. Đa số người mà bạn gặp đều lao vào danh vọng như con ‘thiêu thân’, không ít thì nhiều. Vì vậy, bạn phải tự tìm đường riêng cho bạn. Tìm bằng cách nào, không có câu trả lời. Chỉ có một giải pháp mang tính triết lý, là nếu trong tâm hồn bạn đã muốn vậy, thì sớm hay muộn bạn sẽ làm được, chắc không quá lâu, nhưng đừng để tìm được sau khi bạn chết!
Ngày 14/9/2011

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2011

56. Kỷ niệm An Giang và giấc mơ trong đời thường

Hắn mà được gặp Yên Ngọc thì quả là nằm mơ. Hắn không quá đáng khi nói về nàng như vậy, hắn đã được nằm mơ, mơ trong thế giới ảo và mơ cả trong hiện thực.

Hắn đã nằm mơ, mơ trong một cái thế giới ảo không hoài vọng. Một nàng tiên hiện lên trên màn hình, mặt lúc nào cũng tươi như hoa, nếu nói nàng đẹp như tiên thì có thể nhiều người không đồng ý, nhưng khó mà tìm được ai đẹp hơn nàng. Lúc đó, hắn ước mơ được gặp nàng một phút, một phút thôi, rồi nàng đứng dậy bắt tay hắn nói lời ‘tạm biệt’ rồi suốt đời không gặp nữa, như thế thì hắn cũng mãn nguyện rồi.
Hắn đã gặp nàng, một phút, trên 30 phút, 1 tiếng, rồi 2 tiếng. Cà phê hôm đó ngon tuyệt, nàng đã chăm chú lắng nghe hắn nói chuyện với một cặp mắt thông minh, tò mò, hóm hỉnh và đồng cảm, nàng còn kể cho hắn nghe nhiều chuyện về cuộc đời nàng nữa. Sau khi chia tay, hắn nhắn tin hỏi:
- ‘Em thấy anh thế nào?’
- ‘Em thấy anh cũng không sao’. Nàng trả lời.

Đến tuổi này, hắn thuộc lại 5 điểm cộng là may rồi. Chắc hồi còn trẻ thì khác, lang thang trong cuộc đời, có một số phụ nữ nói hắn là đẹp trai và dáng vóc vừa phải, nhưng hắn không hiểu là hắn được các cô ấy gọi là ‘bảnh trai’ theo nghĩa nào.
Nói chung nàng là một cầu thủ bóng chuyền, cao, có thân hình cân đối, hơi ốm (sau này nàng lên cân trông thấy), ăn mặc giản dị, trẻ trung, háo động, đặc biệt là có giọng nói nhẹ nhàng và thu hút qua điện thoại mà nếu đàn ông nghe mà không rung cảm mới là lạ.
Trong lúc nói ‘chát’ với nàng, hắn chợt phát hiện ra nàng có kiến thức rộng, bướng bỉnh về trí tuệ (có lần nàng cãi nhau với một ông tiến sĩ nữa đó), là một người đa sầu đa cảm, giỏi vi tính và đánh máy bằng mười ngón tay và có tiềm ẩn là một người giỏi văn, viết văn hay, tự nhiên và đặc biệt là lồng ghép vào đó nhiều kiến thức đa dạng. Cũng chính là qua nàng mà hắn sinh ra ngưỡng mộ trí tuệ của phụ nữ.
Chuyện ấn tượng nhất là nàng có nuôi 2 con cá - Thanh Long hay Kim Long gì đó, hắn không rành lắm - mà nàng đã chi một số tiền lớn cỡ nửa tháng lương và nàng thương 2 con cá này như con, thậm chí dường như thương hơn cả tình nhân nữa, vả lại nàng có tình nhân chưa thì hắn cũng không rõ. Nàng có một mơ ước hơi kỳ lạ, đó là sau này nàng sẽ không lấy chồng, sẽ xây một căn nhà nho nhỏ xinh xinh, trước cổng có giàn hoa giấy, trước nhà có nuôi chim, trong nhà có nuôi cá, …
Được gặp nàng lần thứ ba, hắn có mơ ước và đặt niềm tin vào nàng một việc, đó là giúp hắn vi tính hóa cái tư tưởng mà 30 năm hắn đã ôm ấp và nàng đừng bao giờ để mất thông tin đó, nàng đồng ý. Thế là, hắn bắt đầu đánh máy ngày đêm, khoảng 10 ngày gì đó, hắn đã cập nhật được tương đối cơ bản những điều mà hắn đã suy nghiệm trong đời. Sau đó, hắn chuyển e-mail cho nàng xem, nhờ nàng chính sửa văn chương chữ nghĩa, đặc biệt là nàng đã tốn công rất nhiều trong bài ‘Trung dung về đào tạo’.

Trong thời gian viết cuốn ‘bút ký ý niệm’ này, hắn có cơ hội chát với nàng nhiều hơn, những lần ‘đối chất’ với nàng đã tạo ra cái ‘kích’ cho hắn viết được nhiều đề tài hơn và nhiều ý hơn. Đặc biệt, nàng phong cho hắn cái biệt hiệu là ‘Chu Bá Thông’, quả thật là hắn rất thích con nít và rất trẻ trung khi hát hò, nhưng hắn sống và hành động không phải vậy mà như một ông già.
…Hắn viết ‘cho vui’ như vậy đó, đến nay đã được khoảng 300 trang, đã được vài chục người đọc sơ sơ, trong đó chỉ có một bạn trai - ‘ông tiến sĩ kỳ lạ’ - là có nhập tâm và hiểu thôi, tay này khá cao thâm, hắn chỉ khác anh chàng ấy là suy nghĩ rất kỹ và hành động ít khi ‘bộp chộp’ mà thôi. Hắn, trong những chuyến du hành BMT-SG, SG-các tỉnh miền Tây hay các chuyến đi khác xuôi về phía Bắc, đã kể lại những điều như mà hắn đã viết sau này, với đàn ông có đàn bà có, nhiều phụ nữ đã lắng nghe chăm chú, vì thế có khoảng trăm người đã trở thành bạn tâm giao của hắn, nhưng hắn không duy trì được mối quan hệ này, vì hắn rất ít khi rời khỏi nhà, mà có ra khỏi nhà cũng ít khi đi quá 3 km. Khi viết tương đối xong vào tháng 8/2011, hắn có nhắn tin báo một số bạn bè và nhắc đọc bài của hắn. Nhưng hầu hết phụ nữ gần như không quan tâm đến cái được gọi là ‘triết học’. Còn những người đàn ông thì lo làm ăn và đa số cũng viết thơ văn, thậm chí cũng nổi tiếng, họ chủ yếu là quan tâm đến sản phẩm của mình, dĩ nhiên là như vậy, có lẽ vì vậy mà họ ít quan tâm đến các bài viết của hắn.

Thế là hắn chỉ còn lại một bạn gái, đó là Yên Ngọc, nhưng lại là một người trong giấc mơ. Sau 3-4 lần gặp nhau uống cà phê, nàng hầu như biến mất, nàng chuyển công tác đến một phương trời nào đó, hắn đâu có biết. Thỉnh thoảng vài tháng một lần, nàng có nhắn tin hỏi thăm hắn qua mạng, nhưng nói qua nói lại mới có hai hay ba câu thì nàng biến đi đâu mất. Hắn cũng rất nhiệt tình tìm cách liên hệ với nàng, nhưng kết quả hầu như chìm vào lòng đại dương im lặng.
Hắn chợt nhớ lại lần đầu tiên gặp nhau uống cà phê, lúc nào nàng cũng có nhiều việc để làm cùng một lúc, ít nhất là 2 việc, lúc nào cũng thấy nàng rất là bận rộn. Có thể ví nàng như một con chim chích chòe, đang đậu ở cành này rồi chớp mắt đã nhảy sang cành kia, chuyển đổi liên tục, vì thế hắn hay gọi nàng là ‘con thoi’. Đó là cái ‘mâu thuẫn’ giữa nàng và hắn, nàng là cái điện thoại di động, còn hắn là cái điện thoại cố định, dễ gì tương hợp. Vì thế mà hắn hiếm khi được gặp nàng vì hắn không biết được quy luật hoạt động của nàng và đó cũng là hệ quả mà hắn khó mà liên hệ với nàng sau này.

Việc quá ít liên lạc và không gặp nàng trong một thời gian dài đã gây cho hắn một ‘uất ức’. Hắn nghĩ hắn và nàng là bạn ‘tư tưởng’ thì có cái gì mà phải xa nhau. Quả thật, hắn viết cái gì hay ý như thế nào, thì hắn rất hy vọng là nàng hiểu. Vì thế hắn có niềm tin vào nàng, nếu niềm tin này là không có thể, thì hắn không biết phải nói làm sao nữa.
Cũng có một tí an ủi là trong thời gian cách biệt, nàng đã âm thầm đọc những bài viết của hắn, có một số bài hắn đã ‘khóa’ bằng password mà nàng vẫn đọc được, hắn cũng không rõ làm sao mà nàng làm được như vậy nữa. Đặc biệt là nàng nhớ rất chi tiết những lần nói chuyện với hắn, hầu như nhớ thuộc lòng, mới rất gần đây, nàng có nhắc đến chuyện ‘hai con cá’ và ‘ông tiến sĩ kỳ lạ’ nữa.
Hắn vẫn chưa được gặp lại nàng, nhưng hắn vẫn còn gọi nàng bằng cái tên duy nhất là ‘Yên Ngọc’ như là một người thật, không ảo. Giấc mơ vẫn còn đó.
7g59, sáng ngày 9/9/2011