Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016

801. Thượng đế cũng phải kêu trời! (Chuyện hài Hoài Linh phẩy - Phần 3)

‘Đôi lúc, chính những người không ai nghĩ có thể làm được điều gì, lại có thể thực hiện những điều mà không ai có thể tưởng tượng ra’ (Alan Turing)

Trở về quê cũ hồn mệt oải
Bỗng én trên trời xỏa cánh tung
Cành liễu phơ phất đùa nhân thế
Ta oải trong lòng, tim bỗng rung

1
Anh Nguyễn Văn Tồi (*) kể rằng: ‘Ngày nọ, có một một số người thuộc bộ lạc ‘cuổng trời’ nọ, đi biển và bị mắc bão mà lạc vào một xứ toàn là những người có mặc áo quần. Họ thấy những thấy người-mặc-áo-quần là ‘quái đản và lạc hậu’, ngược lại, người xứ này lại thấy những người-cuổng-trời là ‘quái đản và lạc hậu’. Rồi bên này nghĩ rằng bên kia là ‘đồ ngu xuẩn, súc vật, hạ đẳng’ gì gì đó (một thứ ngôn ngữ của các ngài ‘Nietzsche phẩy’!)...
Những người-cuổng-trời nghĩ hơi bị đúng! Vì có mặc áo quần để che giấu cái tự nhiên của trời cho, mà trong đầu óc của những người-được-gọi-là-văn-minh đó sẽ tự nhiên sinh ra một thứ phản kháng ‘vô minh’, đó là lòng tà dâm, nghiện tình dục, muốn ‘ăn thịt’ đối tác khác giới mà, ví dụ, họ có nói là ‘đàn bà là thức ăn ngon nhất vũ trụ’! - và ngược lại, họ (nam) còn muốn nhìn xuyên thấu qua áo quần của phụ nữ, hoặc rình rập (rình xem tắm tiên), nhìn lén, quấy rối tình dục, hoặc (nữ) ăn mặc hở hang, lộ hàng, mặc ‘đồ nhà nghèo’ mà lòi gần hết nhũ, lòi lỗ rún, lòi phao câu trắng bóc… để câu view (đàn ông), hoặc ăn vụng/ngoại tình, rồi sáng tạo ra những cái ‘nhà nghỉ một giờ’, hoặc nghĩ ra karaoke ‘hát 1 rờ 5’, ‘mát gần mát xa’, ‘ngã ba sung sướng’, ra truyện sex, đặc biệt là phim sex mà làm cho cả thế giới truy cập xem phê luôn, mà theo thống kê trên mạng thì người xem phim sex nhiều nhất là dân ở xứ rùa X!… Rộng hơn, quả là những người-mặc-áo quần còn ngu lắm, họ mất mấy ngàn năm mà sự hiểu biết cũng chưa đến đâu, nên còn hí hố, hún hớn, cãi nhau liên tục, có hành vi ‘bầy đàn’ (*)…, thậm chí còn mần vô số màn thú vật hơn cả thú vật: ném đá/nói xấu, xâm lược/cướp nước (của dân tộc khác) và chém giết nhau như thế giới động vật…
Còn những người-mặc-áo-quần thì nghĩ cũng không sai lắm! Thừa nhận rằng cái bọn-cuổng-trời vì sống khỏa thân một cách tự nhiên, nên đầu óc họ trong sáng, thánh thiện - chả phát sinh ra lòng tà dâm, ghen tị/nói xấu/ném đá hay ăn cướp ‘của’ người khác, nhưng quả là cái bọn này còn sống ở thời ‘ăn lông ở lỗ’ - không súc vật thì là cái gì!, họ không biết toán, lý, hóa, sinh, triết, ngoại ngữ… thì hạ đẳng đứt đuôi con nòng nọc rồi!, không biết xài vi tính hay điện thoại ‘smart phone’… thì ngu là cái chắc!; ngoài ra, bọn này không biết Kinh Phật, Kinh Thánh, Kinh Cô-ran hay Kinh Ngủ, không biết cái ông ‘Ăn sờ tanh’ hay chẳng sèm piết cái ông ‘Khử Tổng’ là cái ông nào, không biết nước Mẽo hay nước Tràu là nước nào, không biết chủ nghĩa ‘to dự’, chủ nghĩa bành trướng ‘Đáng Hại’ hay cái ‘cục đại bự trà bá’ nghĩa là như thế nào, không biết là ‘con pò 981’ có cái lưỡi to bằng cái ‘Bỗng Điên’!…, lại không biết chơi blog, không biết xem World Cup, nhất là không biết xem phim HBO, đúng là cái đồ dân chi mô lọa rứa!
Thế là bên này cho bên kia là sai, phủ định nhau tùm lum hết về mọi khía cạnh, nhiều nhất là trong nội bộ của phe-văn-minh... còn thê thảm hơn, tóm lại là thi nhau chỉ chỉ chỏ chỏ mà chả hiểu nhau được cái giề!, vì không có ngôn ngữ chung… Người thì cho thượng đế là đấng ở nơi ‘chín tầng mây’, nơi ‘Tây phương cực lạc’, hay nơi có ‘sự sống đời đời’, người thì cho là thần Zeus/Jupiter, là Allah, là ‘cha trời chí tôn’ (Ngọc Đế), là đấng ‘cứu nhân độ thế’ (Phật, Chúa), là cha của các vua Tàu (= thiên tử), là đấng tạo hóa, đấng bất khả tri, đấng toàn năng, là đấng cứu thế hay ‘kẻ độc tôn’ (The One), thậm chí là ‘người yêu của mình’…: đa phần là họ tự sáng tạo ra hình ảnh phù hợp với trí tưởng tượng của họ để tự sướng, nói chung, người thì cho ngài là là A, kẻ cho là B, kẻ khác cho là C, cho tới… Z, mà mới có 24 chữ cái thôi đấy, chứ nếu có hệ Z phẩy, hay nếu có Z đến mười ngàn ‘phẩy’ thì họ cũng đưa thượng đế vào đó!
Thượng đế thấy loài người lộn xộn ‘too much’ (quá trời) như vậy, bèn kêu lên ‘trời ơi là trời', và nghĩ:
-TA LÀ TA. Các ngươi không bao giờ biết ta là ai hết. TA LÀ TA.
Quay trở về thiên đường, không đi bằng… xe ôm, mà bằng cách băng một cái véo qua cổng du hành thuộc một chiều nào đó của không gian n chiều, ngài liền sáng tạo ra 2 chân lý… vĩ đại, và đem treo chình ình ra trước Ngọ Môn, đó là:
-Đối với con người: BIẾT CHẾT LIỀN!
-Đối với ngài: BUỒN CHỊU, KHÔNG RẢNH ĐỂ NÓI!

Thứ Năm, 25 tháng 2, 2016

800. Nguyễn Tầm Thường hay Nguyễn Văn Tồi có sao đâu!


'Nhìn tình yêu như nước đổ lòng sông'
Lại nhớ người nói gone-with-the-wind
Sống ở đời muốn làm người không được
Thôi, tưới hoa, ngắm cá ngược xuôi dòng

‘Phộc... phộc... phộc…’, ông xếp rít một hơi thuốc lào trông thấy đã, rồi ho hung hắng vài tiếng, một anh còn trẻ với hai mắt long lanh và một anh khác có vẻ ‘hiếu chiến’ ngồi nhô người tới phía trước, có lẽ vì ông đang nhắc đến họ ‘Quách’ (thường là của người Mường) mà tôi bất chợt nhắc đến chuyện ‘Quách Tường lên núi Thiếu Lâm, gặp Côn Luân tam thánh Hà Túc Đạo và đấu với Vô Sắc thiền sư ’. Tôi cũng không ngờ tôi lại chuyển sang kể chuyện Kim Dung (hay ‘Tây du ký’), cũng không ngờ câu chuyện lại dần dần thu hút người nghe, và cũng không ngờ mãi lâu sau này mới biết là tôi có năng khiếu kể chuyện!, hehe...
Lưu ý là trước đây tôi hay kể chuyện Tàu cho bà con nghe, mà ít hoặc hiếm khi kể những truyện hay không kém - như ‘Ba chàng ngự lâm pháo thủ’ (Alexandre Dumas cha), Guiliver du ký (Jonathan Swift), hay ‘Ngàn lẻ một đêm’…, đó là vì trên ti-vi của ta thường chiếu phim Tàu trong mấy chục năm nay, sao mà tôi không nhớ!
Và nếu tôi lỡ kể là tôi có đến thăm nhà một ông tổng thống, hay một bà phó tổng thống đến thăm nhà tôi, hay bạn thân của tổng thống Bush đã từng cùng tôi dạo bước tâm sự trên những con đường khá là trữ tình, v..v…, thì có bạn sẽ cho là ‘nói khoác’, ok, không vấn đề, và dưới đây là một số câu chuyện.

Thứ Hai, 22 tháng 2, 2016

799. Rất có lý khi Ngài gọi họ là 'con'


Hai góc trời xuân, tôi với tôi
Chiều quê gió lộng, khóc hay cười
Nắng vàng mới nhuộm, đà vội tắt
Xa mắt mơ màng, tôi với ai!

Tôi không có thì giờ để viết, vì có nhiều việc lặt vặt phải làm và chiếm gần hết thì giờ trong ngày, mà nếu không làm thì hỏng chuyện (cây chết, cá chết, nhà trở thành một đống rác…).
Sáng nay tôi gặp may, đó là được uống cà phê bên cạnh mấy bức tranh Đông Hồ
(*), và bước ra thì thấy mấy con chim hồng nhạn bay trên trời cao, vâng, mặc dù không được ‘bay cao’ như vậy, nhưng tôi yêu thích những cái gì hiện thực và tự nhiên, ‘vậy nên nhà thơ Đông Phong được Chu Du tiên sinh đặt hàng tặng anh thơ rằng:
Nhà anh gom hết lá bàng
Để cho sương muối dễ dàng gọi đông…’ (Trần Đức Tâm)

1
Tối hôm qua (21/2), tôi buồn ngủ, mắt sụp xuống, tưởng đâu là sẽ ngủ được, nào ngờ nằm cả tiếng mà vẫn không ngủ!, bèn ráng ngồi dậy và… viết.
Vâng, có nhiều chuyện, rất nhiều chuyện để viết, nào là chuyện ‘Cải tạo thế giới, ha..ha…’ (chuyện hài), nào là chuyện ‘Hồi ức về các cuộc chiến tranh 1965, 1975 và 17/2/1979', nào là chuyện ‘Những lần bị ném đá’, nào là chuyện ‘Hô phong hoán vũ’ (làm mưa làm gió, mà một trong những người làm nó bị Ái Nữ! đá xéo là ‘Kỳ nhân đuổi mưa’, ha..ha…, xem dưới)…, nhưng thôi…
Trước khi viết tiếp, xin nói thật, nếu có ai hỏi là ‘anh có chơi blog không?’, tôi sẽ trả lời là ‘không’, tương tự, tôi sẽ nói là ‘tôi không viết entry’, nhưng rõ ràng là tôi có chơi blog và có viết entry! Khó mà giải thích ngắn gọn và chính xác rằng ‘tôi không chơi blog’, chỉ có thể nêu lên một ví dụ thực tế là vì tôi không ngủ được nên tôi viết, chứ nếu ngủ được (hay có phim hay, đánh bài, có bạn… gái, hay các thú chơi khác) thì sẽ không có bài này, tương tự, sẽ không có blog này, nói đơn giản là tôi thích hai chữ ‘êm đềm’, nhưng cũng chỉ là ‘tưởng bở’!

Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2016

798. Việt Nam tủ pí là (Chuyện hài Hoài Linh phẩy - Phần 2)



Hoài xưa nên mới nợ nần
Cà phê phố núi, gọi anh: không lời
Sáng lạnh lùng, tối chơi vơi
Khuya vòng khói thuốc gọi mời dáng em

Viết ‘ný sự’ thì… không khó lắm, nhưng viết ‘buồn’ thì rất khó, mà viết ‘hài’ lại càng khó hơn! Mấy hôm nay, tôi cứ mãi suy nghĩ về chủ đề này…, mà hết nghĩ đến Nam Cao lại nhớ đến Vương Hồng Sển...
Tôi nhắc đến họ để làm gì? Tôi có đọc một số truyện/tài liệu của Dương Thu Hương, nghe nói là người ta không đồng ý chị viết chuyện ‘nóng’, còn tôi đặc biệt không thích việc chị nói xấu TNXP (tôi cũng là TNXP, nhưng nay nghĩ lại về họ với những tình cảm rất là trân trọng!); có đọc sơ qua truyện ‘Cò hồn xã nghĩa’ của Phạm Thành, thấy mấy trang đầu có kiến thức khá sâu, nhưng rồi liền bỏ sách xuống, vì anh viết… tục quá (xin lỗi); có đọc một số thơ ‘di cảo’ của Bùi Giáng, mà trong đó có dùng nhiều từ tục (như 'Cồn lọt', xem dưới, nhưng không sao, vì dù sao đó cũng là 'nói lái', và là chuyện đùa riêng tư của ông, xem dưới); có đọc cuốn ‘Đĩ thúi’ của Nguyễn Viện, sâu!, hay!, nhưng cũng không tránh được việc có vài chỗ anh dùng từ rất tục (xin lỗi)… Tôi cũng có xem hài Xuân Hinh, Kiều Oanh, Hoài Linh…, nhưng một số chỗ hài cũng không tránh được việc lồng chuyện… tục vào, ví dụ: Trong một clip hài của Kiều Oanh - đóng vai cái máy rút tiền, một ông cầm đồng xu nhét vào, nàng hài là: ‘Tôi có nhiều lỗ lắm, không biết nhét vào cái lỗ nào’ (!), còn Xuân Hinh có hài câu: ‘Cái máy của cô ấy lâu ngày không xài nên bị hỏng’ (!), tôi nhớ đại khái là như vậy… Thiết nghĩ là các nhà văn/nhà thơ! hay danh hài ‘đôi khi’ hơi bị đánh đồng giữa cái được gọi là văn học/nghệ thuật với chuyện sex/giỡn: tôi nói vậy để làm gì?, không phải để phê phán, mà dưới đây tôi sẽ viết vài vấn đề liên quan đến ‘nói lái’, ‘nói láy’ và ‘nói tục’ một cách khá cân nhắc!

Thứ Năm, 18 tháng 2, 2016

797. Hồi ký: Linh hồn và thượng đế!

Hồi ký của ba, chim két buồn kêu vọng
Nắng soải xuống đồi, con nước đổ về xuôi
Mây trắng trôi trôi, thả hồn theo hư mộng
Ta đứng giữa trời, không biết sẽ về đâu!

Là học sinh giỏi toán cấp tỉnh và là tay đánh đàn classic (thường là những bài trong giáo trình ‘Guitar Classic - Carulli’), anh ta tên là Sơn… Khoảng năm 1983, tôi đã ngồi nghe anh đánh đàn bản ‘Hạ trắng’, trong một căn nhà lợp tôn cũ kỹ, chung quanh bao bọc bằng ván ‘đẻo’, nền bằng đất…, mà ấn tượng còn lại đến nay chỉ là cái cây bơ trước nhà, vươn cành che bóng mát cho một phần trước của căn nhà, nhưng vẫn nóng dưới bầu trời ‘có cái gió, có nỗi nhớ không mang tên’, đặc biệt là ‘có cái nắng’ nóng rực vào mùa hè ở Tây Nguyên… Thời ấy, có một căn nhà tôn với tường xi măng, nền đất… là một ước mơ của rất nhiều người, còn có một chiếc xe Honda ‘Đam’ hay ‘67’ thì đã thuộc loại khá rồi, nên chắc chắn là nhà anh… nghèo.
Chắc là anh đã quên tôi, nhưng đối với tôi, câu chuyện bi thảm dưới đây là không thể nào quên.
*
Ba của Sơn là giáo viên tiểu học, lúc thì hiệu trưởng, rồi hiệu phó, rồi thư ký công đoàn (chủ yếu là vì mưu sinh), nhưng lương thì chỉ có ‘ba cọc ba đồng’ (tức là ít, ở đây chỉ là ba mươi mấy đồng/tháng)… Thời đó, con người trong cái xã hội ‘bao cấp’ vẫn còn… tốt!, có thể nói là chưa có nhiều tham nhũng hay nhóm lợi ích (trừ nhóm chính trị)… Nhân tiện, xin nói thời ‘bao cấp’ là cái gì? Nó không hẳn là hoàn toàn có nghĩa xấu như một số lý luận (quá phê phán về quá khứ) trong mười mấy năm đổ lại đây, mà theo lý thuyết của… cncs, và trên thực tế thì người dân được nhà nước ‘bao’ một phần về y tế, giáo dục, nhà ở (tùy), nhu yếu phẩm (theo giá phân phối)…, đặc biệt là đối với cán bộ hay sinh viên, ví dụ như về học bổng thì mỗi sinh viên được cấp mỗi tháng 14 đồng
(*)
Sơn kể… Có một lần, một bà bán thịt heo đã tặng cho ông một miếng thịt chó chỉ bằng… cái nắm tay, ông nói:
-Thôi, ba con mình không ăn, để mời ông hiệu trưởng đến nhà nhậu trả ơn.
-Thôi ba, có miếng thịt tí xíu thì làm sao mà mời được, mà mời thì cả… năm mình không có thịt để ăn à!
Thế là hết chuyện ‘mời’!
Ông hiệu trưởng người miền Bắc, nhà cũng khá giả, do tập quán ngoài đó mà hễ lần nào có ‘hiếu hỉ’ thì cũng mời ông, nên ông mơ ước trong nhiều năm liền - rằng sẽ có ngày ông sẽ mời ông hiệu trưởng đến nhà ăn cơm một bữa, nhưng suốt đời, ông ‘Lão Hạc’ này không có bất cứ cơ hội nào để mời được: ông nghèo, đói, khổ, và đặc biệt là ông phải chết.

Thứ Ba, 16 tháng 2, 2016

796. Chuyện hài Hoài Linh phẩy (Phần 1)

LTS: Tôi mới vừa trả lời bạn VTR như sau: Huynh sẽ... ra đi rất sớm!, huynh đang nghe tiếng 'giọt chết' rơi càng ngày càng nặng hạt...
Sáng đi uể oải còn chút tỉnh
Ghé quán cà quen chả thấy người
Vòng đời xoay chuyển sao đen đủi!
Chiều lại chốn xưa rụng mất... hồn


Có ai đó nói là ‘từ trực quan cụ thể sinh động đến tư duy trừu tượng’, rất có lý, nhưng chơi blog mà nói như vậy thì khó hiểu quá, vì nó triết quá!, người Tây mới… hướng dẫn cho các học viên xài cái được gọi là ‘visualization tool/s’ (công cụ trực quan), nhưng người dân lại nói dễ hiểu hơn nhiều: ‘trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một sờ, trăm sờ không bằng một làm’… Và dưới đây là những câu chuyện mà tôi đã ‘sờ’ được trong chợ đời.

PHẦN 1: NHẠC SĨ XÊ-MÔNG-RA-ĐI-ÔNG
Thuộc thế hệ 7X, anh D có một cái hột ruồi khá to với những sợi lông - cong queo, dài vài cm - thả tự do trên một khuôn mặt khá bầu bĩnh và đặc biệt là cái môi thật là hồng: vâng, đôi môi sát gái!
…Tôi đã từng sống chung và làm việc với những tay sát gái (lady killer) như vậy, ít nhất là ba người; những tay này thường có các ‘thiên khiếu’ khác nhau, nhưng đều có đặc điểm chung là đã có vợ con, không đẹp trai lắm (cỡ 6 điểm!) và ‘lùn như Napoleon!’.

Thứ Sáu, 12 tháng 2, 2016

795. Chùm thơ 'Nửa thiên đường'

LTS: Xin cám ơn lời ‘chúc’ đầu năm của các bạn Anh Thu Tran, Banglangtim Tim, Bich Thuy Vo, Bình Địa Mộc, Buithison, Bulukhin Nguyễn, Bút Chì, Chiều Tím, Cuồng Từ, Dung Tran, ĐomĐóm, Đỗ Thị Sáu, Gái Già, gia tue, giaolang, hairachgia, haduyenp, Ha Thi Thanh Vi, Hải Trần Thế, Hoài Phố, Hoàng Anh, Hồng Tâm, Huong Pham, huongtra, Huongtupiani Dinh, Huỳnh Gia, Jessica Yến Phạm, Khúc Thi Tình, kieuthien, Lan Ngọc, Lao Quangthau‎, lathuy, Lãng Khách Sầu, Lão Cóc Ghẻ, Lão Hạc, Lê Phạm, Lê Thanh Bình, lhngan, Ly Thai Thi Phuong, Mai Thúy Lê, muctim, Mùa Thu Buồn, Mùa thu vàng, Mưa_123, mưa rừng chiều, My My Dung, Ngô Chiêu Nghi, ngonguyen, Nguyễn Hữu Hợp, Nguyễn Nắng Hoa, Nguyễn Ngần, Nguyễn Ngọc Lan, Nguyễn Thu, Nguyễn Xuân Khanh, Niem Nguyen, Phanchautuan, Quy Nguyenhoang, Quyên Xưa, saumietvuon, Thanh Bảo Nguyên, Trần Đức Tâm, Trần Minh Châu, Trần Thuận Thảo, Trần Sâm, tyler, Ty Na, V_ A, vetnangcuoitroi, Viet Yen Le, Vimua Dong, vomtroirieng, Zenda Ơi…
Và dưới đây là các ‘chùm thơ 4 câu’ mà tôi đã ngẫu hứng tặng một số bạn trong mùa Tết 2016, từ ngày 16/1/2016 đến nay.

Nửa thiên đường
Thế sự mông lung, thế sự… khùng
Cuối đời, mong hai chữ ‘thoát Trung’
Càn khôn chuyển đổi, mù hay tỏ
Mơ thấy dân mình qua cửa sinh!
*
Bài toán cuộc đời, ai đố ai
Nửa trong thực tại, nửa ưu phiền
Nửa sa địa ngục, chìm tận đáy
Nửa tận thiên đường, bay dáng em

Chủ Nhật, 7 tháng 2, 2016

794. Tôi… khen Chương trình 'Táo Quân 2016' (Chuyện Tết 2016 - Phần 8)

CHÚC CÁC BLOGGER NĂM MỚI VUI, KHỎE VÀ AN BÌNH!

LTS: Tôi đã đổi tiêu đề ‘Chuyện gà, heo, hoa và… gái’ thành ‘Tôi… khen Chương trình Táo Quân 2016’, vì không muốn viết quá nhiểu entry, và vì đề tài này… nóng hổi hơn - xem ‘Câu chuyện 19’ bên dưới.

‘Chuyện Tết năm 2016’ gồm có: 1. Cà phê cứt… người, 2. Về nhà nhổ cỏ, 3. Tiệc khỏa thân, 4. Chết là cái gì?, 5. Chú cô ấy trở trành ông Tổng, 6. Mười điều bi ai của dân tộc Việt Nam, 7. Linh hồn tượng đá, 8. Lãnh đạo là chuyện… bình thường, 9. Thế sự mông lung…, 10. Con rệp và con kiến, 11. Xứ rùa X, 12. Một ngàn năm bị đô hộ..., 13. Ta không thể hiểu nổi một cái hạt bụi!, 14. Tồn tại và hợp lý, 15. Không phải là tiếng Tàu…, 16. Người Tàu có gì lạ không em?, 17. Tất Niên và TPP, 18. Gà quê, 19. Tôi... khen chương trình 'Táo Quân 2016' (Hết)

1. Bài toán cuộc đời, ai đố ai
Nửa trong thực tại, nửa ưu phiền
Nửa sa địa ngục, chìm tận đáy
Nửa tận thiên đường, bay dáng em


2. Đi tìm tứ tuyệt, trời xuân lạnh
Mờ tỏ khu vườn, quẩn lối đêm
Em nghiêng nét thắm, làn thu phớt
Anh bước chân về, ôm dáng em

Thời gian ‘limit’ lắm, nên tôi viết tranh thủ, viết vội… Khi bắt đầu viết, tôi nghe trong ti vi đang phát ra bản nhạc ‘Bốn chữ lắm’ (Nhạc: Phạm Toàn Thắng, Trình bày: Trúc Nhân-Thảo Nhi) với 4 cụm từ rất phổ biến: ‘yêu lắm, thương lắm, xa lắm, đau lắm...’, mời các bạn nghe đầu năm nhé:
-Yêu là đau, thương là đau sao?/Chờ mong người đi về đâu vẫn nhớ về/Tình là có không khi nào?/Tay cầm tay, thương là thương sao?/Chờ mong ngày mai ai biết ra sao/Người có đi xa tận phương trời?
http://mp3.zing.vn/bai-hat/bon-chu-lam-truc-nhan-truong-thao-nhi/zw6bfzua.html

Câu chuyện 17: Tất niên và TPP
*Nghĩa của chữ Tất Niên: Hôm qua trên ti-vi (nghe kể lại), có một nhà nghiên cứu! giải thích là ta thường dùng sai chữ ‘Tất Niên’ (ăn Tất Niên, cúng Tất Niên). Tạm hiểu, ‘tất’ nằm trong chữ tất toán, ‘tất niên’ là… quyết toán năm cũ để bỏ qua cái xui xẻo của năm cũ (nếu có) và mong ước chuyển qua một năm mới may mắn hơn, nên chính xác là ‘bữa tiệc’ này phải diễn ra vào buổi chiều/tối vào ngày cuối cùng của một năm (tiếng Anh gọi là EVE); tuy nhiên ta thường mời bà con/bạn bè đến liên hoan từ ngày 23 ÂL với ý nghĩa là tổng kết cuối năm, thiết nghĩ cũng không sai.
Theo trang web ‘kynanggiaotiep.edu.vn’ thì: ‘Chữ Tất có nghĩa là xong, là hết; chữ Niên là năm, Tất Niên là kết thúc một năm - 365 hay 366 ngày của năm cũ sắp qua, sẵn sàng bước vào năm mới… Tất Niên của nước ta rơi vào ngày 30 tháng Chạp ÂL (nếu là năm đủ), hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu):
Dầu ai đi đó đi đâu
Nhớ ba ngày Tết ngày xuân mà về.

Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2016

793. Không phải là tiếng Tàu… (Chuyện Tết 2016 - Phần 7)


‘Chuyện Tết năm 2016’ gồm có: 1. Cà phê cứt… người, 2. Về nhà nhổ cỏ, 3. Tiệc khỏa thân, 4. Chết là cái gì?, 5. Chú cô ấy trở trành ông Tổng, 6. Mười điều bi ai của dân tộc Việt Nam, 7. Linh hồn tượng đá, 8. Lãnh đạo là chuyện… bình thường, 9. Thế sự mông lung…, 10. Con rệp và con kiến, 11. Xứ rùa X, 12. Một ngàn năm bị đô hộ..., 13. Ta không thể hiểu nổi một cái hạt bụi!, 14. Tồn tại và hợp lý, 15. Không phải là tiếng Tàu…, 16. Người Tàu có gì lạ không em? (còn nữa)

Phê người, người lại phê ta
Phê qua phê lại, đổi thay cái gì!
Bể đời, lụy chữ sầu bi
Viết chơi một tí: buồn vui kiếp người

Tôi đang kể chuyện Tết… Có nhiều chuyện lắm, rất nhiều chuyện diễn ra hàng ngày, hàng giờ, nhưng tôi thực sự không có… thì giờ để viết, nên tất cả đều là nhanh thôi, ngăn ngắn thôi: thật là tiếc, vì nhiều bút ký ‘sống’ đã không được lưu trữ, híc... Và bài viết này là những suy nghĩ của tôi khi ngắm một ‘nghệ nhân’ đang làm thịt con heo mọi…

Câu chuyện 15: Không phải là tiếng Tàu...
Ngày 18/7/2015, khi xử lý tư liệu từ wikipedia (để tự học), tôi có viết: ‘Một cách phổ biến, các nhà nhân chủng học cho rằng ‘động vật linh trưởng’ đã tồn tại trên trái đất cách đây khoảng 7 - 8 triệu năm, rồi dạng tổ tiên nguyên thủy của loài người đã xuất hiện cách đây khoảng 3,5 - 3,8 triệu năm, và từ đó, ‘người thượng cổ’ (hay ‘người thông minh’, cùng với thế giới tâm linh) đã hiện diện cách đây khoảng 32 - 40.000 năm’.
Tuy nhiên, sau khi đọc các bài tranh luận của hai phái về nguồn gốc (ADN, chủng tử…) của người Việt, từ hai phái - phái một cho là từ TQ, và phái hai cho chủ yếu là tại chỗ và từ các vùng xa xôi của biển Đông ‘hòa huyết’ vào, mà phái hai (Hà Văn Thùy…) lập luận có cơ sơ hơn!, sau đó được… củng cố thêm bởi hàng loạt bài của blogger Lan Hoa (O Ví), nhưng tôi cảm thấy chưa yên tâm về ‘khoảng cách thời gian’ nói trên (32-40.000 năm), nên tôi chờ, và dịp may đã đến, có đoạn như sau:
‘…Sang thế kỷ này, khoa học nhân loại khám phá sự thực khác hẳn: 70.000 năm trước, con người từ châu Phi theo ven biển Ấn Độ di cư tới Việt Nam. Tại đây, sau 20.000 năm chung sống, họ hòa huyết sinh ra người Lạc Việt. Sau đó người Lạc Việt lan tỏa ra các đảo Đông Nam Á, chiếm lĩnh tiểu lục địa Ấn Độ, lên khai phá đất Trung Hoa rồi sang chiếm lĩnh châu Mỹ. Từ khảo sát 5.000 chiếc răng hóa thạch tìm thấy ở châu Âu, khoa học xác nhận: 40.000 năm trước, người Việt cổ từ Đông Á đi qua Trung Á tới châu Âu. Tại đây, họ hòa huyết với người Europid vừa từ Trung Đông lên, sinh ra người Eurasian da đen, là tổ tiên người châu Âu. Trong huyết mạch người châu Âu hiện nay có phần không nhỏ dòng máu Lạc Việt! Không chỉ vậy, ngôn ngữ Lạc Việt cũng để lại vô số di duệ trong tiếng Anh: Water là biến âm của Nác; Sand là biến âm của Sạn; People là biến âm của Bí Bầu (= người)… Khoa học cũng chứng minh rằng, không chỉ văn hóa đá mới Hòa Bình mà người Việt còn mang giống cây trồng, vật nuôi cùng tư tưởng nông nghiệp tới phương Tây. Một sự thực được khám phá: Núi Đọ xứ Thanh là nơi phát tích của phần lớn loài người sống ngoài châu Phi.
…Sang thế kỷ này, khoa học cho thấy sự thực trái ngược. Do từ 40.000 năm trước, người Lạc Việt là chủ nhân của Hoa lục nên 93% dân cư Trung Quốc hiện nay là con cháu của người Lạc Việt. Dù mang tên Hoa Hạ hay Hán, họ cũng là hậu duệ của người Việt cổ. Từ năm 1992, di truyền học phát hiện: người Việt Nam có chỉ số đa dạng di truyền cao nhất trong các dân cư châu Á. Điều này có nghĩa, người Việt xưa từng là tổ tiên các dân tộc châu Á! Không chỉ vậy, khoa học cũng khám phá: tiếng Việt là chủ thể tạo nên tiếng Trung Hoa. Chữ tượng hình Giáp cốt văn là do người Lạc Việt sáng tạo. Mọi thành tựu rực rỡ của văn hóa Trung Hoa như kinh Thi, kinh Thư, kinh Dịch… là của người Việt! Tuy nhiên, do sự trớ trêu của lịch sử, người Việt Nam bị xâm lăng mất đất, bị chiếm đoạt văn hóa, lịch sử nên ngộ nhận là mình học nhờ đọc mướn từ Trung Hoa.
Gặp những cậu thanh niên xứ Nghệ nhếch nhác ở đất người, cũng như nhiều người khác, Giáo sư Ngô Bảo Châu không hề ngờ rằng, họ là hậu duệ của những người từ thềm Biển Đông lên định cư sớm nhất trên đất Việt Nam. Cái thứ tiếng nói trọ trẹ khó nghe của họ chính là dấu vết của ngôn ngữ Lạc Việt gốc, chẳng những làm nên tiếng nói Việt Nam mà còn là tiếng nói ban đầu của hơn một nghìn triệu người TQ hôm nay. Điều không dễ thấy là trong tâm hồn họ tiềm ẩn những yếu tố nhân chi sơ của văn hóa Việt…
Không trách Giáo sư vì những điều nói trên còn quá mới mẻ, chỉ được khám phá gần đây… (Hà Văn Thùy, xem đường dẫn bên dưới).

Thứ Ba, 2 tháng 2, 2016

792. Anh mát-xa mù và câu hỏi ‘Phật có không?’ (Chuyện Tết 2016 - Phần 6)


Chuyện Tết năm 2016’ gồm có: 1. Cà phê cứt… người, 2. Về nhà nhổ cỏ, 3. Tiệc khỏa thân, 4. Chết là cái gì?, 5. Chú cô ấy trở trành ông Tổng, 6. Mười điều bi ai của dân tộc Việt Nam, 7. Linh hồn tượng đá, 8. Lãnh đạo là chuyện… bình thường, 9. Thế sự mông lung…, 10. Con rệp và con kiến, 11. Xứ rùa X, 12. Một ngàn năm bị đô hộ..., 13. Ta không thể hiểu nổi một cái hạt bụi!, 14. Tồn tại và hợp lý (còn nữa)

Giữa đông, ánh chiều vàng nghiêng xóm nhỏ
Lướt trên đường, mờ tỏ bóng tương lai
Mắt xa xa, ta nén tiếng thở dài
Đời vẫn thế, mãi mãi, đời vẫn thế!

Lưu ý rằng các câu chuyện ‘có thật’ bên dưới không phải là đề tài tôn giáo, mà chỉ đơn giản là cuộc trò chuyện giữa tôi và ‘anh mát-xa mù’ gặp lần trước - mà dù có nói ra hay không, thì tôi vẫn nghĩ vậy! Ngoài ra, tôi cũng mong ai đó chớ mất lòng, vì chính tôi cũng khá thiên về Phật học, và vì tôi quan niệm rằng Phật, Chúa của con người chỉ là ‘một’ (trước đây, có một cư sĩ hỏi tôi ‘Chúa là gì?’ - mặc dù ông cũng có biết ít nhiều, nhưng vì cái ‘ngã chấp’ ngoan cố Phật giáo nên ông không… quan tâm, tôi mới trả lời là ‘Chúa là Phật’ (tuy ‘Chúa’ được xây dựng theo một hệ khái niệm khác - gọi là ‘mạc khải’), rồi kể cho ông ta nghe nhiều mẩu chuyện về Chúa, ông ta im lặng và không phản đối.

Câu chuyện 13: Ta không thể hiểu nổi một cái hạt bụi!
‘Hôm 11/12/2015, tôi vô tình gặp một người ‘mát-xa mù’ (tôi đi phượt bằng xe máy trên Quốc lộ 14, rồi bị mỏi nhừ xương cốt, nên ghé vào). Do ban đầu tôi đùa giỡn, và do thích nghe Chương trình 'Hiểu về trái tim’ (về thiền!, hình như khá phổ biến tại các tụ điểm ‘Mát-xa mù’!), nên anh ta thấy tin tưởng mà tâm sự với tôi…’, xem thêm tại:
http://nhagomlabang.blogspot.com/2015/12/773-chuyen-anh-mat-xa-mu-va-lich-su-la.html
Chiều nay (1/2/2016), do bất thần bị… mệt trên đường đi, nên tôi lại có dịp ghé lại thăm anh ấy. Bắt đầu mát-xa, anh ta hỏi tôi là:
-Anh có ‘tâm loạn’ không?
-Tôi thường có tâm loạn, tôi nói thật như vậy, ngại gì, vì nay tôi đã hiểu…
-Anh hiểu gì?
…Nghe tôi kể chuyện một hồi, anh ta hỏi tiếp:
-Có Phật không? Các tượng Phật có phát ra ánh hào quang, anh có thấy không?, có tin không?
*
Tôi kể rằng… Ngày xưa (sau 1975), tôi có về một làng quê nọ, rồi do ‘duyên’ hay sao ấy, mà tôi trèo lên một cái gác bị bám đầy bụi bặm thời gian, thấy trên đó có mấy cái thùng bằng cạc-tông, trong đó có một cuốn sách mà có một bài viết về ‘Đạt Ma tổ sư’… Ông có phát biểu một câu rất kỳ lạ, mà tôi cho là cực kỳ… xuất sắc (!) và làm tôi nhớ suốt đời, đó là:
-Nếu anh mơ thấy một ông nào đó ngồi xếp bằng dưới gốc bồ đề, mặc áo cà sa màu vàng, trên đầu có phát ra ánh hào quang sáng chói, thì đó là…?
-Là Phật.
-Không phải, ông Đạt Ma nói đó là ma (ngạ quỷ, vô minh). Phật, nếu có thì nó ở trong tâm của bạn, nên nó không thể phát ra ánh hào quang được.
-Đồng ý, ‘Phật tại tâm’, nên Phật cũng là ta, mà Ma cũng là ta…
-Ừ, giữa Phật và Ma chỉ cách nhau có một sát-na, hay ‘một sợi chỉ mỏng manh’ (ngôn ngữ của anh ta).