Chủ Nhật, 21 tháng 11, 2021

1497. Mạ thủ, hahaha... (Thư giãn)

Khi còn đi làm, vì tập trung vào chuyên môn nên tôi chỉ biết vài từ như ‘bullshit’ là vớ vẩn, bây bạ, (nói/làm) như cái cụk cặk..., hay ‘goddamn’ là mẹ nó, chết tiệt... Trong một số phim ‘gangster’ của Daniel Craig (anh thường đóng vai ‘Điệp viên 007' hay ‘Người vận chuyển’), tôi có để ý thử bọn giang hồ phương Tây nói tục như thế nào, nhưng té ra là họ có nhiều câu/từ ‘chửi thề’ nhưng không ‘chửi tục’...
Ta hay quen với nhiều từ như ‘game thủ’, ‘kỳ thủ’ (cao thủ đánh cờ), ‘phượt thủ’... Và nay là ‘mạ thủ’, trong đó, ‘mạ’ là một từ Hán Nôm, trong ‘mạ lị’, ‘nhục mạ’, ‘lăng mạ’... (chứ không phải trong ‘cây mạ’, ‘mạ vàng’, người Mạ (ở cao nguyên Di Linh) hay là ‘mẹ’ dùng ở một số nơi tiếng miền Tây)...
Xa hơn... Nhiều nhất là trong ‘Tam quốc chí’, khi đánh nhau mà một bên quyết cố thủ, thì bên kia cho quân ra ‘chửi bới, lăng mạ’ để dụ bên kia phải mở cửa thành xuất trận, và kẻ dễ bị dụ khị nhất là Trương Phi, Nể Hành, Mạnh Hoạch hay Mã Thốc..., trong ‘Thiên long bát bộ’ là Nam Hải Ngạc Thần hay Bao Bất Đồng..., trong ‘Ỷ thiên đồ long ký’ là Chu Điên, Tống Thanh Thư, Hàn Lâm Nhi hay Hạ Trụ..., trong ‘Sở Lưu Hương’ là Hồ Thiết Hoa..., trong ‘Tây du ký’ đích thị là Trư Bát Giái..., và dễ thấy trong cuộc bầu cử TT Mỹ năm vừa rồi, bên thì ‘mạ lị’ ông Trump, bên thì ‘mạ lị’ ông Biden...
Ngoài ra, ta có thể biết từ ‘phong sát’ còn ác liệt hơn cả ‘mạ lị’, đó là lăng mạ, hạ bệ, truy tìm, tìm bắt, tìm diệt, thậm chí là giết người diệt khẩu, như trong phim Bao Thanh Thiên có cụm từ ‘truy tầm hung thủ về quy án’...
Dưới đây là bài đọc thêm... và lưu ý rằng chỉ có giá trị tham khảo.
*
MẠ THỦ (trích)
1) ...Một cách ngắn gọn, mạ thủ là một kẻ chuyên nghề chửi... Lịch sử ra đời của mạ thủ vẫn còn mang tính thời sự ngày nay.
Theo tác giả Huy Phương (báo Người Việt), danh từ này xuất phát từ thời Hán Sở tranh hùng và Tam Quốc Chí bên Tàu. Thời đó, nhà cầm quyền huy động những người có lá phổi lớn, tiếng nói vang, và có cách chửi độc địa để làm ‘mạ thủ’. Mạ thủ chỉ có một việc đơn giản là chửi bới đối phương. Họ trong tư thế trần truồng, xông lên phía trước, sát cổng thành của đối phương, và tung ra những lời chửi bới tục tĩu và dơ bẩn nhứt nhắm vào đối phương. Mục đích là hạ nhục và khiêu khích đối phương bằng cách thoá mạ ông bà tổ tiên của đối phương, sao cho họ mở cửa thành để lính xông vào. Điều trớ trêu là mạ thủ là những người bị chết đầu tiên vì họ không có vũ khí khi xông trận. Họ có thể xem như là những con chốt thí cho bọn cầm quyền.
Tàu ngày xưa là nơi sản sanh ra những mạ thủ, thì Tàu ngày nay cũng có những đội quân mạ thủ, nhưng họ mang một danh xưng văn hoa hơn: dlv. Tiếng Hoa là "wumao". Báo chí phương Tây gọi họ là "50 cent Army" ("Lực lượng 50 cent"). Tại sao là '50 cent'? Tại vì mỗi mạ thủ được trả lương 50 cent cho mỗi 'bình luận' họ viết trên mạng... Theo ước tính của Gs King (ĐH Harvard, gking-harvard-edu), Tàu có chừng... 2 triệu mạ thủ, túc trực 24/24 trên mạng để theo dõi và... chửi... Thật ra, mạ thủ không có khả năng nghị luận, vì mục đích tồn tại của họ đơn giản là chửi bới và nhục mạ đối phương. Họ trong thực tế là những tên hề rẻ tiền, những kẻ tâm bệnh.
Bọn mạ thủ cũng rất thích làm ra vẻ 'worldly' bằng những bình luận về quan hệ quốc tế..., hết lời ca ngợi các lãnh đạo Tàu..., những bài viết ca ngợi lãnh đạo cs và quảng bá sự tiến bộ của Tàu chiếm chừng 60% tổng số tin tức do bọn mạ thủ tung ra... Sự hiện diện của đội quân mạ thủ hay wumao không chỉ là một căn bệnh ung thư xã hội, mà còn là tín hiệu mạnh nhứt về một chánh phủ bất chánh... (Nguyễn Tuấn, đăng trên fb Hong Quang)
2) Báo Người Lao động, Thanh Niên cũng nói về "Mạ thủ"...
Sách vở ghi lại nhiều tích bên Trung Hoa, thời Tam Quốc, khi các vương triều tranh đoạt cương thổ, quyền lực đã biết dùng đến "mạ thủ". "Mạ thủ" là đội quân chuyên về chửi bới đối phương, kiểu như tâm lý chiến, để đối phương tức giận dẫn tới ra quyết định sai hoặc xuống tinh thần, dễ thua cuộc. Lực lượng "mạ thủ" thường đóng vai trò tiền quân khi công đồn, vây thành. Trong "Tam thập lục sách" - tập hợp 36 kế sách quân sự của Trung Hoa cổ đại - có đúc kết chuyện Tào Tháo sử chiêu khi đánh Viên Thuật thành kế thứ 26 là "Chỉ tang mạ hòe" (chỉ cây dâu mà mắng cây hòe, nghĩa khác: chỉ chó nhưng mắng mèo), nhờ đó mà thắng. Ấy cũng từ "mạ" mà ra. Tóm lại, từ xưa, chửi càn đã được sử dụng như là một thứ vũ khí.
Ở xứ ta, lấy chửi bới để ăn thua đủ, công kích hay hạ bệ người khác cũng là chuyện phổ biến. Dòng văn học hiện thực phê phán 1930-1945 có nhân vật Chí Phèo ("Chí Phèo" - Nam Cao) gắn chặt với hình ảnh tiêu cực "Hắn vừa đi vừa chửi"; hay nâng tầm lên thành "nghệ thuật" là bài chửi mất gà có lớp lang, vần điệu của bà mụ nhà quê trong "Bước đường cùng" (Nguyễn Công Hoan). Học giả Nguyễn Văn Vĩnh, trong bài "Ăn nói thô tục", đăng Đông Dương tạp chí năm 1914, đã thở dài về một thói xấu của người Việt: "... Lắm câu chửi rủa của ta, không tiếng nước nào dịch nổi..."!
...Thực tế, đã có không ít nạn nhân tự kết liễu đời mình vì không chịu nổi sức ép từ sự miệt thị của đám đông, trong đó có những trường hợp bị chửi bới, lên án một cách oan ức... Trong xã hội văn minh, chửi là hành động phản cảm, đi ngược lại toàn bộ các giá trị cao đẹp chung mà cộng đồng đang xây dựng, hướng về... Không lên án hành vi xấu, như vô cớ lăng nhục người khác, tức là sống thiếu trách nhiệm; hào hứng đón nhận, hùa theo đám đông hoặc cá nhân nào đó để thóa mạ tha nhân, cũng là một kiểu sống xấu, sống ác... (nld-com-vn, đăng trên fb Hoàng Hưng)...
*
Cũng như vụ ‘di biến động’ mới đây, ‘mạ lị’ là một từ cổ và không phổ biến ở VN... Ngày nay, trên fb, ta thường nghe một từ mới là ‘TROLL’ là ‘đì’, dìm hàng, chửi bới, ném đá, nhục mạ đối... thủ..., vd như mấy thằng Lạ thường hay hù mấy nước Quan Ngại là ‘ngộ tả nị hằm bà lằng’, tức là mầy có biết tao là to trym, à quên, là to con không!, nếu mầy mà dám trái ý thiên triều thì tao sẽ tẩn mầy thành món tương bần... Hưng Yên!, hahaha...
H...ết.
*Hình 1: Mạ thủ Lạ
*Hinh 2: ‘Ngộ tả nị hằm bà lằng’... thành món tương bần... Hưng Yên!

Thứ Tư, 17 tháng 11, 2021

1496. Vắng như chùa Bà Đanh... và ‘Đường sắt Cát Linh’ (Thư giãn)

Người Việt có rất nhiều thành ngữ hoặc là đầy triết lý hoặc là phản ánh đúng với thực tế..., nên ta đéll cần chổng mông ra tra thử mấy ông cố nội Tàu xưa nói ‘vắng như cái gì?’... Thành ngữ ‘vắng như chùa Bà Đanh’ mới đây gắn liền với ‘Đường sắt Cát Linh’ như thế nào thì hãy xem trên facebook...; rộng hơn, thành ngữ này có trong hài Hoài Linh, hay còn đươc ví như ‘cây đàn cò - vn’..., có một điều rất sửng sốt là ở phương Tây, ‘vắng như chùa Bà Đanh’ lại được gắn một cách tiêu cực vào tên tuổi của Kim Dung, như dưới đây.
*
‘Vắng như chùa Bà Đanh’ trong Hài Hoài Linh:
...Theo chân một đoàn dự án nước ngoài, tôi đã ghé thăm chùa Bà Đanh ở thôn Đanh (xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam)… Khi mọi người vào trong chùa thì tôi đi dạo vòng vòng và nói chuyện với người dân, vì theo tôi, chùa nào cũng là chùa! Trước cổng chùa có nhiều người dân, hoặc là tại sạp, hoặc là trong thúng, bày bán một số sách Kinh tụng, một số vật lưu niệm của địa phương, thuốc lá, kẹo lạc, bánh trái - trong đó có ‘bánh cáy’ (đặc sản của Thái Bình) và ‘bánh gai’ (đặc sản của Thanh Hóa!)… Tôi đi dạo quanh làng, trước mắt là để hòng tìm một miếng mít hay một vài trái ổi, hihi, nhưng vùng này (và hầu như ở khắp miền Bắc) có lẽ không phải là xứ sở của trái cây, mà tôi chỉ thấy rất nhiều cây bòng được trồng ở hầu hết trong các vườn mà không dùng để ăn (dùng để làm mâm ngũ quả...), vì vị lạt và vì nó hay bị sâu trong ruột... (trích Hồi ký ngày 20/7/2015)
...Tại đây, tôi nhớ lại một vở hài Hoài Linh - ‘Thà ăn mày hơn ăn cướp’, hư cấu về một gã ăn mày trước cổng chùa, trong đó có sử dụng thành ngữ 'VẮNG NHƯ CHÙA BÀ ĐANH'..., mà có lẽ là tôi thích nhất trong số hài Hoài Linh, với các câu: ‘Nạy ông nạy bà đi qua đi nại, nàm ơn nàm phước bố thí cho con vất vả đoạn trường, kiếm thêm tiền chiều mua con heo sữa’… ‘Chó nào chó sủa lỗ không. Chả thằng ăn trộm cũng ông ăn mày’...
-Xem tại (30 triệu lượt view): https://www.youtube.com/watch?v=axV1HPrN1Zk
*
‘Vắng như chùa Bà Đanh’ cũng được ví như ‘cây đàn cò - vn’:
Sương đi mềm mại tiếng đàn cò
Nắng lụy giang hồ, tim thoáng rung
Sương đưa nắng tới nơi sườn núi
Nắng rụng cuối chiều vẫn thấy sương
...Phải nói thật là cây đàn cò với ‘xang xang xang liêu hò xừ xang, liêu ú hò liêu ú xứ xang’ nay gần như... xếp xó, nếu không muốn nói là rất thường được sử dụng trong... đám tang, híc...
Nhằm đề cao văn hóa Việt Nam bằng cách thực hiện tí ‘phép thắng lợi tinh thần’ nào đó, hay vì tự ái... dân tộc với ‘cây đàn vua Violon của phương Tây’..., MC Nguyễn Ngọc Ngạn mới cho dựng một vở ‘Cò Tây Cò Ta’ trong ‘Paris By Night’ với sự biểu diễn của nghệ sĩ Lữ Liên... Lời bình: ‘Vẫn tôn trọng ngoại, không hề có tiếng nào đề cao Việt Nam mà dân tộc Việt được tôn vinh hết sức. Rất nghệ thuật!’ (Nguyễn Thành)... ‘Tuyệt với quá. Con cảm ơn ông (Lữ Liên) vì ông đã mang đến chất sang trọng và nét truyền thống qua những ngón đàn siêu việt nhưng đầy chất lãng mạn của ông. Cảm ơn ông đã làm con thấy tự hào vì nền văn hóa Việt và thêm yêu nhạc cụ dân tộc’ (Vinh Nguyên)...
-Xem tại (6,3 triệu lượt view): https://www.youtube.com/watch?v=-VKGJq6GUlw
*
‘Vắng như chùa Bà Đanh’ nay được ví với các học thuyết Lão, Trang, Khổng...:
'...Trung thành với các khái niệm trung hiếu tiết nghĩa của Khổng giáo, pha trộn tinh thần trọng tự do cá nhân kiểu đạo Lão, truyện Kim Dung đã làm say mê hàng triệu bạn đọc ‘Việt, Tàu’. Nhưng, sách của ông dù tạo dựng thành công nhiều nhân vật có cá tính... đã rơi vào một số tuyến giá trị mà chân thiện mỹ dồn hết cho văn hóa Hán (Sinocentricism)!...
Vì sao lại như thế? Người dân Trung Hoa (rất thường) ở thế thua trận, mất nước (Tống, Nguyên, Minh, Thanh...), (nên) chỉ có tìm vào võ công thần bí với niềm tin tự tôn chủng tộc, và kể cả như vậy, các nhân vật hàng đầu cuối cùng đều phải xa lánh cuộc đời, đi vào chốn hoang vu... Điều đáng chú ý là những kinh điển về tình yêu kiểu Khổng giáo được giữ nguyên cho các nhân vật nữ...
Sự giằng xé trong con tim của họ tạo ra nhiều hình ảnh lãng mạn đẹp kiểu châu Á nhưng ít sức thuyết phục với người Phương Tây vì họ coi nó ủy mị, đau thương không ‘thực chiến’, theo kiểu hơi trẻ con, thậm chí hơi 'sến' (cheesy)... Vì thế, có thể nói dân tộc Trung Hoa có 'fantasy' tự tôn tinh thần..., còn người Việt lại thấy có cảm hứng từ một góc hơi khác. Cả hai tình cảm đặc biệt này với truyện Kim Dung xem ra vẫn xa lạ với người Phương Tây...
Ngay tại TQ, giới trẻ nay (chỉ) biết về Kim Dung chủ yếu qua các game điện tử. Thời thế đã đổi, thanh thiếu niên nay không còn chuộng các nhân vật võ lâm của Kim Dung... Cuộc sống ở ngưỡng cửa một thiên niên kỷ nhiều bất trắc làm lộ ra các vấn đề rất khác trước mà đạo lý kiểu ‘Khổng, Lão, Trang’ xưa... chưa chắc đã phù hợp!' (Vì sao chưởng Kim Dung chỉ thu hút người Hoa và Việt?, Nguyễn Giang, bbc-com)...
*
‘Vắng như chùa Bà Đanh’ đươc ví với các cuốn tiểu thuyết của Kim Dung:
Lưu ý rằng theo một số liệu thống kê khá đáng tin cậy thì số lượng người Hoa ở VN - với tư cách là một trong số ’54 dân tộc thiểu số ở Việt Nam - chỉ chiếm ở con số 2% tức chỉ có khoảng 2 triệu người. Theo một số học giả thì năm 75 người Tàu ở miền Nam có khoảng 1,5 triệu người, sau ‘sự cố 1978’ (thời ông Lê Duẩn, họ rời khỏi VN vì nhiều lý do chính trị khác nhau), số lượng người Hoa ở VN hiện nay chỉ còn trên dưới 900.000 người, chiếm tỉ lệ khoảng 1% của dân số VN... Vì vậy, ai nói người Việt có nguồn gốc từ người ‘dân tộc thiểu số Hoa’ thì chỉ có thể là... đồ điên!
Kim Dung đã từng thú nhận vì tiếng Hán quá ‘fantasy’ (tưởng bở, hư ảo) nên ông đọc các
Kinh sách Phật bằng chữ Hán mà vẫn không hiểu, chỉ sau 1975-1976 khi đọc bản tiếng Anh thì ông mới hiểu được ‘Phật giáo là gì?’:
Thật vậy, có thể ta nghe hoài... cả đời rồi quen nên có thể... hiểu!, nhưng mấy cái tên của các nhân vật võ lâm trong Kim Dung/Cổ Long đều có ‘ý nghĩa’, ‘sự tích’ hay ‘văn hóa’ của nó, vd như ‘Bao Bất Đồng’, trong đó ‘bất đồng’ đi đôi với thán từ ‘phi dã’ tức là không đúng..., ‘Dương Quá’ hay ‘Tư Quá Nhai’, trong đó ‘quá’ là hối lỗi..., ‘Quách Tương’, trong đó ‘Tương’ là ‘thành Tương Dương’..., ‘Vi Tiểu Bảo’, trong đó ‘Tiểu Bảo’ là cậu bé, thằng nhóc hay tiểu nhị..., đặc biệt, những ‘Hà Túc Đạo’, ‘Thuyết Bấc Đắc’, Mạc Đại (tiên sinh) hay Mạc Ngôn... đều gần với nghĩa ‘không có gì đáng nói’...
Thật vậy, tiếng Hán là ‘Cái Bang’ thì tiếng Anh là 'Beggars' Sect'..., 'Cửu âm bạch cốt trảo' tiếng Anh là 'Nine yin white bone claw'!..., ‘Độc Cô Cầu Bại’ là ‘The One’!..., ‘Kim Dung’ là ‘Jin Yong’, hay ‘Tra Lương Dung’ là ‘Louis Cha’!..., ‘Lạc Anh thần kiếm chưởng’ là 'Wilting Blossom Sacred Sword Fist'..., 'Lộc đỉnh ký’ là ‘The Deer and the Cauldron’..., ‘Nga Mi phái’ là 'Emei Sect'..., ‘Thần điêu đại hiệp’ là ‘Condor Hero’ (hay ‘Hero is Born’)..., ‘Thiên hạ đệ nhất kiếm khách’ là ‘Master Swordsman’!..., ‘Thiên Long Bát Bộ’ là ‘Demi-Gods and Semi-Devils’..., ‘Tiểu Lý phi đao’ là ’Flying Swordsman’ (hay ‘Romantic Swordsman’)..., ‘Thư kiếm ân cừu lục’ là ‘The Book and the Sword’!..., 'Võ mục di thư' là 'Book of Wumu'!..., ‘Ỷ thiên Đồ long kiếm’ là ‘The Heaven Sword and Dragon Saber’!...
-Đọc thêm: Tại sao Kim Dung lừng lẫy ở châu Á nhưng vô danh tại phương Tây?: http://saigonnews.vn/.../197756-tai-sao-kim-dung-lung-lay...
*
Thật ra, ‘thời đại’ và ‘kiếm hiệp’ ở Việt Nam có ‘Đường sắt Cờ Lờ’, ‘Lý Nhã Kỳ - Ăn Bánh Tráng Trộn Cắn Nhầm Lưỡi’, ‘Ngọ đại úy’, ‘nước Đài Loan Mở Ngoặc Đơn Trung Quốc’, ‘Sơn Cô Tô/Hồng Tây Thi’, ‘Thằng Đao - Kiều Rừng Dài’, ‘Tiểu Lý Phi Dép’..., đặc biệt ‘Bao Moon’ là Bao Thanh Thiên..., ‘Cẩu Thị Lưu Hương’ là cái bà... cẩu lư hương..., ‘Đường Ham sư thái’ là bà Đoàn Hương..., ‘Hằng Cuồn Cuộn’ là bà Hằng lai-chim..., ‘Phá gió sư Buồi’ là ông Buồi Cụk Cặk..., ‘Tan Thành Cứt’ là ông Tức xxx..., ‘Thích Nhừ Tật’ là thích nhân dân đả cho... nhừ tật..., rồi Thích Tí Khí là... thích tí khí, Thể Cá Tra là... thể cá tra..., và Thánh Rắc Hành là... thánh rắc hành, kkk...
Như thế thì làm sao mà dịch sang tiếng Anh, mà nếu có dịch thì do sự khác biệt về văn hóa mà... bố mấy thằng Tây cũng không hiểu được! Vì thế mà ‘đường sắt Cờ Lờ’, ‘tiếng/chữ Hán-Việt’, ‘Lão-Trang-Khổng-Mạnh’ hay ‘Kim Dung’... đều được gắn liền với thành ngữ ‘vắng như chùa Bà Đanh’!
H...ết.
---
*Hình 1: Đường sắt Cát Linh vắng như cùa Bà Đanh!
*Hình 2: ‘Thà ăn mày hơn ăn cướp’, hài Hoài Linh
*Hình 3: ‘Cò Ta và Cò Tây’ (Lữ Liên)
*Hình 4: Kim Dung với văn hóa Hán (Sinocentricism) bị ‘vắng như chùa Bà Đanh’ ở phương Tây

1495. Chuyện rất bình thường!

 

Chuyện ông Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm ngồi trong phòng làm việc riêng... đọc sách/tài liệu, hút thuốc, gác chân lên bàn... vốn là chuyện rất bình thường!
Chả lẽ ông ta lại phải nghiêm chỉnh mặc veston đeo cà-ra-vát, hai mắt nhìn trừng trừng về phía trước và hai chân khép thẳng 180 độ dưới bàn như... chào cờ!... trong khi không có khách!
Chỉ có kẻ chụp hình trộm sinh hoạt riêng tư của người khác rồi phát tán... với đầu óc... ám muội... mới là kẻ... tiểu nhân và do đó mới là kẻ không bình thường!
Chả lẽ xã hội ta lại... tiến bộ đến thế ư!
Chả lẽ dư luận ở ta lại... rảnh háng đến thế ư!
Có thể là hình ảnh về 1 người và trong nhà

Thứ Hai, 15 tháng 11, 2021

1494. Loạn thế tình thù ở Cô Tô Đài (Thư giãn)


Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền (thơ Trương Kế thời nhà Đường)
...Trăng tà chiếc quạ kêu sương
Lửa chài cây bến sầu vương giấc hồ*
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San (Tản Đà dịch)
(*Giấc hồ/giấc điệp (mơ màng) hay ‘sound sleep’ là giấc ngủ sâu)
---
Vừa rồi trên mạng có vụ ‘Cô Tô’, vì ‘nguyên cớ’ khác với ‘nguyên nhân’, nên dường như này chỉ là... nguyên cớ (‘Hấp Diêm Đại Pháp’) chứ không phải nguyên nhân (uýnh nhau về chính trị!), nên các bạn chớ có vội... ném đá!... Bài này tìm hiểu thêm về Cô Tô ‘xưa’ và ‘nay’
‘Cô Tô’ nghĩa là gì?
Tiếng cmn Hán có đến... 28 nghĩa!, híc... Trong đó, ‘Cô Tô’ xuất phát từ tên của một mưu thần thời nhà Hạ, giúp vua Vũ (tk23 TCN) trị thủy nên được phong ở 'đất Ngô' - còn gọi là ‘Cô Tư’ (姑胥), mà ‘Tư’ tiếng Ngô phát âm phổ biến là ‘tư’, nên sau thành ‘Cô Tô’ ( 姑苏), theo chuonghung-com, nhưng thôi bỏ qua...
Ở Việt Nam, từ ‘Hán Việt’ (chữ Hán đọc theo âm Việt) -> ‘Hán Nôm’ (chữ Việt viết theo kiểu Hán) -> ‘chữ Quốc ngữ’ -> (cộng) ‘tiếng Pháp’ -> ‘tiếng Anh’..., người Việt dần không hiểu nhiều từ/cụm từ theo ‘nghĩa Tàu xưa’ mà tự hiểu theo cách riêng của dân tộc mình... Đó là, ‘tô’ trong ‘tô giới’ chẳng hạn, là vành đai, vùng đệm/vùng chuyển tiếp, vd: 'green belt' là vành đai xanh (vùng trồng rau ở ngoại thành)..., ‘cô’ trong 'cô tịch', vd: ‘nền cũ lâu dài bóng tịch dương’ (Bà Huyện Thanh Quan), trong đó, ‘tịch dương’ hay ‘silent sunset’ là buổi chiều tà yên lặng... ‘Cô Tô’ là vành đai của sự tĩnh lặng...
Cô Tô Đài xưa và mất nước
Sự tích ‘Cô Tô Đài’ đều có liên quan đến Tây Thi, Ngô Phù Sai, Câu Tiễn, Văn Chủng, Phạm Lãi, Bá Hi, Ngũ Tử Tư...
Năm 493TCN, Câu Tiễn bị bại trận đầu hàng - được tay đại tham quan của Ngô Phù Sai là Bá Hi tư vấn, bất chấp sư can ngăn của tướng Ngũ Tử Tư - phải DÂNG NGƯỜI ĐẸP Tây Thi cho Ngô Phù Sai... ‘Nằm gai nếm mật’ trong 10 năm, Câu Tiễn quyết chí ‘quân tử báo thù 10 năm không muộn’...
Ngô Phù Sai TRÚNG KẾ, mê Tây Thi, cho xây dựng ‘Cô Tô Đài’ để ngày đêm hoan lạc... Cô Tô Đài được xây trong 3 năm, cao 300 trượng, rộng 84 trượng, cột bằng ‘gỗ Mộc 1200 năm’, với khuôn viên trải rộng đến 5 dặm (hoành tuyên ngũ lí), có thể chứa cả ngàn vũ nữ múa hát’... để cùng Tây Thi mùa mùa đú đởn (xuân hạ du yên)...
Năm 476 TCN, khi Ngô Phù Sai đang mơ màng ‘ai lớp du băt bặt’ với Tây Thi ở Cô Tô Đài thì Câu Tiễn cũng bọn nội vụ, ngoại vụ, quân đội... ào ào ập vô, quân Ngô đại bại, họ Ngô phải rối rít xin hàng nhưng Phạm Lãi không cho, Ngô Phù Sai đành phải đâm cổ tự vẫn... (theo chuonghung-com)
Cô Tô Đài nay và mất chức
Năm XX21..., chả biết là vì ‘uýnh nhau về chính trị’ gì gì đó mà chàng ‘Câu X’ bỗng đem dâng món ‘Phở Cô Tô ngon từ thịt, ngọt từ da’ của mình... tức nàng Hồng Thi cho Ngô Phù Sơn, vua nước Cô Tô, Quảng Ninh... Rồi chiến tranh thế giới lần thứ ba, à quên, Cô Tô đại chiến xảy ra...
Tại Cô Tô điếm (khách điếm hay nhà nghỉ), tức là nhà nghỉ Chưa Rõ Tên..., trong khi Ngô Phù Sơn đang ‘ai lớp du bặt bặt’ một cách thung thương sắc thướng với Hồng Thi... chưa tỉnh ‘giấc hồ’..., thì ‘Câu X’ cùng bọn ‘binh tôm tướng cá’ thình lình ập vô, bắt quả tang... Ngô Phù Sơn chối, nói là mình chỉ cùng với Hồng Thi ‘ngủ... giao lưu’ thôi, nhưng Hồng Thi thì nhất mực cho rằng Ngô Phù Sơn đã sử dụng công phu ‘Hấp Diêm Đại Pháp’ của... giáo chủ ma giáo Ngậm Củ Hành!, kkk...
Kết quả, Ngô Phù Sơn đại bại, bị ‘Bao Thanh Thiên’ lột mũ ô sa, không cho ăn ‘cẩu đầu đao’ mà cho về nhà... ngồi chơi xơi nước!, kkk...
Tại sao lại ‘đừng vội... ném đá’?! Vì fbker HC Mạc Sầu có viết:
-Nhớ vụ năm ngoái mẹ kia bị thằng hàng xóm ‘hấp diêm’. Hấp xong ngồi dậy nấu mì cho nó ăn, ăn xong no bụng nó ngủ... Sáng dậy tức và tiếc gói mì quá nên mới hô lên hấp diêm hấp diêm... Công an vào cuộc... Tội nhất là thằng ngu đó... Mày mà hấp thêm mấy phát nữa thì đâu bị công an bắt, thế nên mới nói đàn bà nhiều đứa ác thật!... P/s: Hay là cô tô bị ăn mì nhỉ?
...Rồi cổ bình bên dưới là ‘Tiếc ngẩn gói mì’... Đọc hoài tôi không hiểu, may ở dưới có người bình là ‘mì = củ mì’, té ra là con mẹ kia bị thằng hàng xóm cho ăn... củ mì, mụ kiện ‘hấp diêm’ là vì mụ tiếc cái... củ mì, hahaha, nghịch thật!...
Tiếp... Ngô Phù Sai chết, vậy còn cái Cô Tô Đài? ‘Cô Tô đài cũng bị phóng hoả thiêu đốt, theo truyền thuyết, ngọn lửa phừng phực cháy đến hơn 30 ngày’!...
...Ngày nay, nói đến thuật ngữ ‘Cô Tô Đài’, các ông Ngoại ‘rất lấy làm quan ngại’, ‘kiểm điểm rút kinh nghiệm sâu sắc’ và rồi rút ra ‘sợi dây kinh nghiệm... dài tới mặt trăng’:
-Dâng Tây Thi ngọc ngà để hạ thủ Ngô Phù Sai (tự cắt cổ mà chết) là mỹ nhân kế của Câu Tiễn thời Xuân Thu, các ‘BỐ’ hãy cẩn trọng! (fb Trương Văn Khoa)
...Ngày nay, nói đến thuật ngữ ‘Cô Tô Đài’ là nói đến tiền tài và cẳng dài, rộng hơn là dấu hiệu ‘cáo chung’ của một triều đại nào đó mà ‘Công Lý chỉ là một diễn viên hài’, mà có thể dẫn đến bị mất nước... trà đái, à quên, trà đá!
H...ết.
---
*Hình 1: Cô Tô Đài thời Ngô Phù Sai, dành cho sugar baby Tây Thi
*Hình 2: Thuyền ai đậu bến Cô Tô/Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San
*Hình 3: Cô Tô điếm
*Hình 4: 'Phở... Hồng Thi, Cô Tô, ngon từ thịt, ngọt tới da', kkk


Thứ Bảy, 13 tháng 11, 2021

1493. Mộ Dung Cô Tô đại chiến... Mộ Dung Cô Tô (Chuyện võ hiệp kỳ tình An Nam)

‘CÔ TÔ’ và ‘MỘ DUNG PHỤC’ cũng là địa danh và tên tuổi nổi tiếng trong truyện ‘Thiên Long bát bộ’ của Kim Dung.
Lưu ý rằng vụ ‘Cô Tô Thành’ thì tôi nghĩ là một vụ ‘uýnh nhau về chính chị’ chứ không phải là việc sử dụng môn công phu ‘Hấp Diêm Đại Pháp’!, nên thiết nghĩ ‘Mộ Dung Sơn’ bị... ‘oan’ - vì ‘Mình không tin vụ hiếp dâm đó là thật!’ (HC Mạc Sầu), hay xem 'Hình 1' hay lời giải thích của 'Mộ Dung Cô Tô - Quảng Ninh’ bên dưới. Và lưu ý rằng ‘chính chị’ không phải là sở trường của bổn phủ, mà các bài viết của ‘qua’ chủ yếu là mở rộng việc sử dụng ‘tiếng Việt’ vì ‘qua’ không thích việc lậm dùng Hán Việt hay ‘Hán Mao’ ngày nay!
Cùng một từ ‘Cô Tô’ nhưng là 2 địa danh khác nhau:
.‘Cô Tô’ của Kim Dung vào thời Tống Liêu, là phần 'Cô Tô Thái Hồ' thuộc Giang Nam, còn gọi là Cô Tô Trấn. Trấn này có một cụm hồ gọi là Yến Tử Ổ, tại đây có 2 sơn trang là ‘Mạn Đà Sơn Trang’ của Vương phu nhân (mẹ của Vương Ngữ Yên) và ‘Tham Hợp Trang’ của Mộ Dung thế gia - vì thế mà giới giang hồ có cụm từ ‘Giang Nam - Cô Tô - Yến Tử Ổ - Tham Hợp Trang’ (do 'Tham hợp chỉ' là môn công phu sở trường của Mộ Dung gia)... Cụm hồ Yến Tử Ổ - giống như hồ Lắc ở tỉnh Đắc Lắc, VN - sáng nhiều sương mù, trời se se lạnh, chiều có ánh tà dương lấp ló dưới màn sương mỏng, nên có thơ:
-Mênh mông vô ngần bầu trời đêm chi chít như sao trên trời
Một vòng minh nguyệt trung tâm mà treo, sáng tỏ vạn phần
Gió nhẹ phơ phất, trên ngọn cây lá cây hoa hoa tác hưởng... (truyencv-vn)
.‘Cô Tô’ ở Việt Nam nay là một ‘quần đảo-thiên đường’ thuộc tỉnh Quảng Ninh, nguyên có tên là ‘Núi Chàng’ là nơi sống pha trộn giữa đa số người Việt và thiểu số người Tàu Phúc Kiến, Hải Nam... Ngày xưa, nơi này thường bị bọn cướp Tàu quấy phá..., năm 1832, Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ đã đến và cai quản..., sau đó, Cô Tô hết thuộc Pháp, Nhật, Pháp rồi VN, đến năm 1994 thì thuộc huyện Vân Đồn, rồi tách ra riêng thành huyện Cô Tô với diện tích cỡ 50km2 và dân số cỡ 5000 người..., có thơ:
-Cô Tô anh đến rồi đây
Em còn tắm biển những ngày nước trong
Vân Đồn in dấu rêu phong
Hút hồn du khách trong lòng xốn xang... (Thiên Ân)
-Nơi Cô Tô hàng trăm đảo nhỏ to
Quan Lan* ấy huyện Vân Đồn tuyệt diệu
Bãi Trà Cổ rất dài... anh thấu hiểu
Nhớ ghé thăm đừng thiếu dấu Mũi Sa... (Duyên Nguyễn)
(*Quan Lan: đảo Quan Lan thuộc quần đảo Cô Tô)
Cùng một từ ‘Nam Mộ Dung’ nhưng có 2 ‘Mộ Dung' khác nhau:
.Mộ Dung Phục thường trú ở Giang Nam, là ‘hậu duệ của gia đình hoàng gia nước Yên thời Thập lục quốc’, thuộc dòng dõi ‘Mộ Dung thế gia’ đứng đầu ‘Mộ Dung Sơn Trang’ mà khi nhắc đến thì Nam hiệp Triển Chiêu cũng phải nể... ba phần!...
Mộ Dung Phục sở hữu các môn công phu đỉnh đỉnh đại danh như Đẩu Chuyển Tinh Di, Đàm Thoái, Mộ Dung Kiếm Pháp, Ngũ Hổ Đoạn Môn Đao... Nhân tiện, ‘Đẩu chuyển tinh di’ còn được gọi là ‘Đẩu chuyển tinh dời’ cũng là công phu ‘Càn khôn đại na di’ của Trương Vô Kỵ trong ‘Ỷ thiên đồ long ký’ của Kim Dung, hay ‘Di hoa tiếp mộc’ của nhị vị cung chủ Yên Nguyện Cung trong truyện ‘Giang hồ thập ác’ của Cổ Long...
Sở hữu các môn công phu ‘gậy ông đập lưng ông’ nói trên, tuy hơi bị Kim Dung ‘dìm hàng’ vì Mộ Dung Phục mới luyện đến tầng thứ 3 của bộ bí kiếp ‘Bắc Đẩu Dời Thần tâm pháp’, nhưng sau này, võ công của Mộ Dung Phục và Kiều Phong sẽ là ‘kẻ tám lạng, người nửa cân’!...
Được mệnh danh là ‘Nam Mộ Dung, Bắc Kiều Phong’, nhưng cả Mộ Dung Phục và Kiều Phong đều không mê gái, tức không ỷ quyền ỷ thế, ỷ COCC, ỷ ‘tiền nhiều để làm gì’ để mần món ‘Hấp Diêm Đại Pháp’ đối với mấy ẻm ‘cẳng dài - sơm như múi mít’!
Sau đây là trận đại chiến giữa ‘Cô Tô Mộ Dung Phục’ và ‘Cô Tô Mộ Dung Sơn’. Và, Mộ Dung Sơn là ai?, xem dưới sẽ rõ...
Mộ Dung Phục được Đoàn Dự cho là ‘phượng hoàng trong loài người’ vì tuy hơi bị ‘gù’ nhưng lại có cái mẻ đẹp trai, lạnh lùng, toát ra cái uy thế kiêu hùng có vẻ ‘xâm lược bành trướng dã man’ hơn người!
Vung thanh trường kiếm lên, trong khi Mộ Dung Sơn lại sử dụng một con dao tà đầu và ngắn, trông rất giống cái ‘cụk cặk’ của Phá giáo chủ Tàu giáo Buồi Hèn, Mộ Dung Phục ngạc nhiên hỏi:
-Ủa!, tại sao ta sử dụng thanh trường kiếm dài 10 tấc, nặng đến 8 lạng (0,8kg), mà các hạ lại dùng con dao chỉ dài có 2 tấc và nặng có... 1 lạng?
-‘Các hạ chưa biết đâu!, đó là ‘công cụ chọc’ của tại hạ đó, tuy lúc nào cũng chỉ nặng có... 1 lạng, nhưng nó có thể co dãn được vì có... cao su tính, cụ thể là khi buồn... ngủ thì nó chỉ dài có... 5cm, nhưng khi gặp ‘phở cô nương’... hứng lên thì nó có thể cương dài ra đến... 15-20cm, hahaha...’, Mộ Dung Sơn kiêu hãnh trả lời.
‘Ối giời ơi!’, nói xong, Mộ Dung Phục bèn hoành thân, tung ra chiêu ‘Dọa Xoa thám háng’ rất là cương mãnh, nào ngờ bị trúng phải một chỉ suýt xuyên qua... hạ bộ, hắn hoảng hốt la lên:
-Võ công gì mà kỳ lạ thế!, có phải ‘Lục mạch thần kiếm’ của Đại Lý Đoàn thị không?, hay ‘Tịch tà kiếm pháp’ của Nhạc Mất Quần?..., ‘Cưỡng Hôn môi đại pháp’ của ‘Hùng-Golden Palm’?, hay ‘Nựng Dưới long trảo thủ’ của ‘Linh Nựng-Đà Nẵng’?
-‘Không!, đó là chiêu bí truyền của ‘ông Ngoại ta’ để lại, gọi là ‘Nhất Cu Chỉ’, Mộ Dung Sơn vênh váo trả lời.
-Nhất Cu Chỉ!
-Ừ, tức là phóng một nhát cu ra là có một nường sẽ bị ta... ‘tí toáy hý hoáy’, kkk...
-Bằng chứng đâu?
-‘Việc nữ cán bộ có chồng..., say đến mức mà để tên gián điệp của thế lực phản động đội lốt cán bộ lột quần ra rồi... tí toáy hý hoáy, dùng công cụ phạm tội chọc lung tung là không thể chấp nhận được, may mà còn phản ứng nhanh gọi chồng đến rồi ‘giữ nguyên hiện trường’ để có bằng chứng tố cáo...’ (Tiếng Dân News).
Nói dễ hiểu là chiêu này nằm trong khẩu quyết ‘Không thể kìm kãm cái sự sướng ấy lại được’ của... giáo chủ Bôn Ba giáo... Chu Văn Quềnh, dễ hiểu hơn là tuyệt thế võ công ‘Ngủ Giao Lưu cu chỉ’ mà ta mới vừa học được trên... Pha Kê Bốc, kkk...
.Mộ Dung Sơn là ai mà ghê thế?
Sơn vốn là loại... ‘COCC tặc’ được ‘cơ cấu’, hiện đại hơn là ‘cháu của ông Ngoại’...
Y là đường chủ Cô Tô đường thuộc Quảng Ninh phái, nên trong tay... nghìn tỉ có dư...
Nghe đồn (nghe đồn thôi) y được thừa kế bí kiếp ‘Quan Hệ Trong Tối bạch nhũ trảo’ (quan hệ không trong sáng) của ‘Mộ dung thế gia Quảng Ninh’ - tức cha ông... ba đời làm... đầy tớ, đặc biệt là các ‘tiền bối ông Ngoại’...
Cũng nghe đồn, Sơn sở hữu môn nội công ‘Hấp Diêm Đại Pháp’ kinh hoàng và các tuyệt chiêu ‘Ngủ Giao Lưu trym pháp’ kinh khủng..., với khẩu quyết bí truyền là:
-Phở Cô Tô ngon từ thịt, ngọt từ da!
Và kết quả trận quyết đấu...
Biết gặp phải đối thủ là một vị ‘Quan Ngại’ vô cùng lợi hại ở xứ Đông Lào, Mộ Dung Phục liền thi triển hết ‘Ngũ Trảo Đoạn Trym Đao’ đến ‘Lục Chỉ Cắt Trym Kiếm’ đến ‘Bát Quái Bóp Dái Pháp’..., nhưng đánh đến cạn kiệt nội lực mà cũng không thể nào địch lại ‘Ngủ Giao Lưu cu chỉ’ của Mộ Dung Sơn - Quảng Ninh phái..., nên tạm bị phế võ công, nói như ngôn ngữ 'chính chị hiệp' hiện nay là... 'bị đình chỉ công tác’!, kkk...
...Xem 2 đại cao thủ đấu nhau, bà chủ quán cà phê vốn là một ‘Bách Hiểu Sinh’ ở Trung Nguyên... mới bình luận là:
Mẽo phái có một cuốn bí kiếp luyện công tên là ‘Làm thế nào để thay đổi vợ của bạn’ thì bán được 2 triệu bản trong vòng một tuần, sau đó do bị lỗi nên đổi thành ‘Làm thế nào để thay đổi cuộc sống của bạn’ (wife đổi thành life) thì cả tháng chỉ bán được có... 3 cuốn!... Vì thế, không có môn võ công nào cao siêu bằng ‘...ồn công đại na di... bay bướm’, vì:
-Ma bắt hồn không bằng ...ồn bắt vía!
H...ết.
---
Hình 1: Vụ 'Cô Tô Mộ Dung Sơn' ở Quảng Ninh
Hình 2: ‘Phở Cô Tô ngon từ thịt, ngọt từ da’
Hình 3: Bí kiếp ‘‘Làm thế nào để thay đổi vợ’ của Mẽo phái
Hình 4: ‘Ma bắt hồn không bằng ...ồn bắt vía!’ (hình fb Hồng Thắng)