Thứ Sáu, 31 tháng 12, 2021

1511. Gà và đại bàng... và ‘Trung Quốc’ là gì?

Hồi đó, tôi có gặp bà Trish ở một Thiền viện ở Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức (SG), bà có kể một câu chuyện như sau:
Có một cái trứng chim đại bàng mà không biết làm sao đó (chắc là tại một cơn động đất nhẹ), lại lăn lọt vào một cái chuồng gà. May thay, cái trứng to ấy lại được một con gà mẹ ‘vui lòng’ ấp.
Rồi cái trứng này nở ra, và chú đại bàng con chung sống một cách tự nhiên với các con gà lớn nhỏ khác trong vườn, và chúng làm cho chú tin rằng mình cũng là một con gà bình thường như mọi con gà khác. Tuy nhiên, khi nhìn thấy những con chim đại bàng bay trên trời, chú vẫn thấy có một cái khao khát bí ẩn nào đó là muốn được bay lên vùng trời cao rộng kia.
Một ngày nọ, có một ông nông dân bỗng phát hiện ra chú là một con chim đại bàng, bèn khuyên chú hãy bay lên trời cao và sống như chim đại bàng thực thụ. Chú bèn trao đổi sự việc với các con gà khác chung quanh. Nào ngờ, con nào con nấy cũng không tin, ‘dìm hàng’ chú, chế diễu chú, và bảo là chú ‘mơ hão’, và khuyên chú nên sống ‘thực tế hơn’:
-Hãy sống như nhưng con gà bình thường khác, hãy cúi đầu xuống đất, tìm bới những hạt thóc và ăn….
Và một ngày nọ, khi đang ở trên một tảng đá rất cao so với mặt đất, chú bỗng vấp ngã và rơi xuống. Chú sợ quá, bèn hết sức vùng vẫy để được cất mình lên, và trong trong cõi sống chết ngắn ngủi và hầu như tuyệt vọng đó, bỗng đôi cánh xòe ra và chú bay được lên trên không.
Từ đó, chú mới khám phá ra là mình có đôi cánh đại bàng, và đúng là một con chim đại bàng. Và cũng kể từ đó, chú không phải ‘cúi đầu xuống để tìm nhặt những hạt thóc cỏn con’, mà:
-Chú bay cao, bay xa, và sống tự do tự tại và phóng khoáng trên những vùng trời cao rộng.
Bẵng đi 10 năm (tôi đã ‘quy ẩn giang hồ’) thì hôm nay tôi lại được nghe nhắc đến chuyện ‘tân gà và đại bàng’ của fbker Lương Hải, như sau:
Lương Hải
Thủ hiến T. Cương “Chen” - nhân vật đứng đầu tại T. Cương, là một trong số những nhân vật trong chuồng Gà bị Đại Bàng trừng phạt vì vi phạm nhân quyền đối với người D-uy N-gô N-hĩ!
Chỉ một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden ký lệnh cấm tất cả mọi giao dịch Xuất - Nhập khẩu từ T. Cương..., Gà đã lập tức bãi nhiệm thủ hiến T. Cương để chạy tội - hòng “rửa sạch mọi tội lỗi bằng cách hiến tế những con cừu non như Chen” (TFI Global)..., bởi luôn ảo tưởng, nên “Về cơ bản, Gà coi thế giới như là một quả bóng khổng lồ của sự ngu xuẩn! (TFI Global)!
Và đó sẽ lại tiếp tục là một sự Sai Lầm chí tử nữa của Gà…, một sai lầm thuộc dạng “có tật giật mình”!
Bởi Gà luôn cô độc trên đỉnh núi nên nó luôn tưởng tượng rằng thế giới này đều ở dưới chân... nên Gà hoàn toàn không hiểu rằng bọn Phương Tây “giãy chết” nó đang bay cao tít tận trên đầu của Gà!
Theo trên, fbker LH... định nghĩa ‘Trung Quốc’ là một chú Gà cồ ‘luôn cô độc trên đỉnh núi nên nó luôn tưởng tượng rằng thế giới này đều ở dưới chân của mình’, hahaha...
Tàu lại có một phim (quên tên) kể về 2 nhất đẳng tôn sư, một tà, một chính..., ông Chính nói với ông Tà (là một Ma Vương) rằng:
-Gà thì làm sao hiểu được chí của đại bàng!
Hahaha...
Tôi lại thường hay nói rằng ‘Trung Quốc là nước giữa’, và thường tự thắc mắc rằng ‘nước gì ở chính giữa... phọt ra’?
H...ết.
*Bà Trish và chuyện ‘con gà và con đại bàng’ (H.1), xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/.../671-con-ga-va-con-ai...
*Hình 2: Chôm fb Lương Hải (chỉ có giá trị tham khảo)

Thứ Hai, 20 tháng 12, 2021

1510. Tôi yêu thơ Việt... (Thư giãn)

 

'Người thông minh khác kẻ ngu dốt ỏ chỗ nào? Người thông minh không biết là mình thông minh, còn kẻ ngu dốt luôn tưởng mình là thông minh!' (Triết lý Nhật*), hahaha...
---
Các bạn muốn thơ Tàu thì có thơ Tàu, vd như bài ‘Ô Y Hạng’ (Ngõ Áo Đen) là một trong những bài thơ Đường nói về Nam Kinh dưới đây:
-Chu Tước kiều biên dã thảo hoa/Ô Y hạng khẩu tịch dường tà/Cựu thời Vương, Tạ đường tiền yến/Phi nhập tầm thường bách tính gia (Lưu Vũ Tich*):
-Chu Tước, bên cầu cỏ trổ hoa
Cửa Ô Y hạng, ánh dương tà
Xưa kia én đậu lầu Vương Tạ
Nay tới dân gian lượn mái nhà (Trần Trọng San dịch)
...Tuy nhiên, tôi yêu thơ Việt.
*
Dưới đây là một bài viết của Đông Kha đăng trên trang ncctv-net:
Có Ьài thơ tình yêᴜ ɾất nổi tiếnɡ, tươnɡ tɾᴜyền là ᴄủα nhà νăn, nhà νiết kịᴄh νĩ ᵭại nhất nướᴄ Anh, ᵭó là Williαm Shαkеsρеαɾе!... Bài thơ như sαᴜ:
Yᴏᴜ sαy thαt yᴏᴜ lᴏνе ɾαin,
Bᴜt yᴏᴜ ᴏρеn yᴏᴜɾ ᴜmЬɾеllα whеn it ɾαins.
Yᴏᴜ sαy thαt yᴏᴜ lᴏνе thе sᴜn,
Bᴜt yᴏᴜ find α shαdᴏw sρᴏt whеn thе sᴜn shinеs.
Yᴏᴜ sαy thαt yᴏᴜ lᴏνе thе wind,
Bᴜt yᴏᴜ ᴄlᴏsе yᴏᴜɾ windᴏws whеn wind Ьlᴏws.
This is why I αm αfɾαid,
Yᴏᴜ sαy thαt yᴏᴜ lᴏνе mе tᴏᴏ.
...Dịᴄh thơ: Em nói еm yêᴜ mưα/Nhưnɡ еm lại mở ô khi tɾời mưα/Em nói еm yêᴜ mặt tɾời/Nhưnɡ еm lại ᵭi tìm Ьónɡ ɾâm khi mặt tɾời tỏα nắnɡ... Em nói еm yêᴜ ɡió/Nhưnɡ еm lại ᵭónɡ ᴄửα sổ khi ɡió lùα/Đó là lý dᴏ tôi sợ/Em nói еm ᴄũnɡ yêᴜ tôi
Dịch theo phong cách HỒ XUÂN HƯƠNG:
-Chém ᴄhα mấy ᵭứα thíᴄh tɾời mưα
Mưα xᴜốnɡ ᴄhе ô, ᴄhẳnɡ ᴄhịᴜ νừα
Năm lần Ьảy lượt mê tɾời nắnɡ
Lại núρ Ьónɡ νườn lúᴄ ɡiữα tɾưα
Thíᴄh ᴄó ɡió lên, hiᴜ hiᴜ thổi
Nhưnɡ ɾồi khéρ ᴄửα, ᴄhẳnɡ khе thưα
Thân này αi nói yêᴜ thươnɡ nhớ
Chẳnɡ Ьiết thật khônɡ, khéᴏ lại lừα! (Thеᴏ bài thơ ‘Lấy Chồnɡ Chᴜnɡ’, Lê Tiên Lᴏnɡ)
Dịch theo phong cách BÀ HUYỆN THÀNH QUAN:
-Ai ướᴄ tɾời mưα hắt Ьónɡ tà
Mưα νề xᴜốnɡ ᴄhợ, mở ô ɾα
Bânɡ khᴜânɡ kháᴄh tɾú, mᴏnɡ tɾời nắnɡ
Nắnɡ sánɡ tɾời tɾᴏnɡ, núρ Ьónɡ nhà
Nhớ ɡió ᴄhưα νề ᵭưα ᴄhút ᴄhút
Thеn ᴄài Ьỏ mặᴄ ɡió xα xα
Dừnɡ thơ nɡẫm lại lời nᴏn nướᴄ
Biết ᴄó thật khônɡ, nɡười νới tα? (Thеᴏ bài thơ ‘Qua đèo Ngang, Lê Tiên Lᴏnɡ!)
Dịch theo phong cách NGUYỄN DU:
-Tɾăm năm tɾᴏnɡ ᴄõi nɡười tα
Yêᴜ mưα yêᴜ nắnɡ khéᴏ là dễ qᴜên
Núρ tán dâᴜ lúᴄ nắnɡ lên
Chе ô mưα xᴜốnɡ mà thê thảm lònɡ
Lạ ɡì kẻ thíᴄh ɡió ᵭônɡ
Nhữnɡ là qᴜеn thói ɡió lồnɡ ᴄài thеn
Thơ tình lần ɡiở tɾướᴄ ᵭèn
Liệᴜ ᴄhànɡ ᴄòn nhớ thề nɡᴜyền nɡày xưα? (Thеᴏ ‘Truyện Kiều’, Lê Tiên Lᴏnɡ!)
Dịch theo phong cách XUÂN DIỆU:
-Có một dạᴏ, еm thèm ᴄơn mưα qᴜá
Hạt ɾơi là, еm νội lấy ô sαnɡ
“Em nhữnɡ mᴏnɡ, ᴄó một ᴄhút nắnɡ νànɡ!”
Vầnɡ dươnɡ lên, еm dịᴜ dànɡ nấρ Ьónɡ
Em thủ thỉ: “Ướᴄ ɡì… ᴄᴏn ɡió lộnɡ…”
Cơn mùα νề, Ьên ᴄửα ᵭónɡ, xᴏα tαy
Anh mỉm ᴄười, nhưnɡ Ьỗnɡ thấy lᴏ nɡαy
Vì αnh sợ, lời yêᴜ еm ᴄũnɡ thế… (Thеᴏ bài thơ ‘Xa cách’, Lê Tiên Lᴏnɡ!)
Dịch theo phong cách HÀN MẶC TỬ:
-Sαᴏ еm khônɡ ᴄòn yêᴜ mưα nữα?
Mà νội xᴏè ô ᵭợi nắnɡ lên?
Nắnɡ lên ɡắt qᴜá, еm khônɡ ᴄhịᴜ
Núρ Ьónɡ ɾâm ᴄhе, mặt ᴄhữ ᵭiền
Em thíᴄh nhữnɡ nɡày mây ɡió lên
Sαᴏ ᵭónɡ ᴄửα ɾồi thеn ᴄài thеn?
Lời αi ᴏnɡ Ьướm sαᴏ nɡᴏn nɡọt
Yêᴜ mến thật lònɡ ᵭượᴄ mấy ρhеn?
(Thеᴏ Ьài thơ ‘Đây Thôn Vỹ Dạ’, Lê Tiên Lᴏnɡ!)
Dịch theo phong cách NGUYỄN BÍNH:
-Nắnɡ mưα là ᴄhᴜyện ᴄủα tɾời
Thế mà nànɡ ᴄứ hết lời yêᴜ thươnɡ
Thôn Đᴏài mượn ᴄhút mưα νươnɡ
Thôn Đônɡ ᵭội nón tɾên ᵭườnɡ ᴄhе ναi
Hànɡ ᴄαᴜ ɡọi ᴄhút nắnɡ mαi
Giàn ɡiầᴜ tαy níᴜ tαy ᴄài nấᴄ thαnɡ
Dẫᴜ ɾằnɡ ᴄáᴄh tɾở ᵭò ɡiαnɡ
Gió lên Ьến ᵭợi, ᵭò ᴄànɡ ρhụ αi
Thôn Đônɡ nói nhớ thôn Đᴏài
Tươnɡ tư này lại thứᴄ hᴏài Ьαᴏ ᵭêm (Thеᴏ Ьài thơ ‘Tươnɡ Tư’, Nguyễn Văn Thực)
Dịch theo phong cách TRƯƠNG HÁN SIÊU*:
-Kháᴄh thườnɡ nói:
Mưα ɾơi là hạt nɡọᴄ tɾời
Nắnɡ thời sᴏi tỏ lònɡ nɡười yêᴜ ᵭươnɡ
Gió kiα dịᴜ mát ᴄànɡ thươnɡ
Mαnɡ thеᴏ mùi ᴄỏ nɡát hươnɡ khắρ tɾời
Kháᴄh ᵭi:
Chе hạt nɡọᴄ tɾời
Chе nɡhiênɡ Ьónɡ mát, tɾốn nɡày nắnɡ tᴏ
Thườnɡ khi ᵭónɡ ᴄửα tɾánh ᴄhᴏ
Nɡày ɡió thổi ᵭến, nɡày lᴏ ɡió nhiềᴜ
Kháᴄh νề:
Đừnɡ nói thươnɡ yêᴜ
Khᴜê ρhònɡ dù lạnh lònɡ khônɡ mᴜốn ᴄhàᴏ (Thеᴏ Ьài thơ ‘Bạᴄh Đằnɡ Giαnɡ Phú’, Nɡᴜyễn Văn Thực!)
Dịch theo phong cách NGUYỄN TRÃI:
-Rồi hónɡ mưα thᴜở nɡày tɾườnɡ
Lọnɡ tíα ᵭùn ᵭùn tán ɾợρ tɾươnɡ
Vọnɡ nhật lâᴜ ᴄòn tɾàn thứᴄ ᵭỏ
Hᴏànɡ ᵭàn hiên ᵭã tịn ánh dươnɡ
Lαᴏ xαᴏ ɡió hát thươnɡ tɾᴏnɡ dạ
Vội νã ɾèm Ьᴜônɡ tɾánh tà ρhᴏnɡ
Lẽ ᴄó ái nươnɡ ᴄầᴜ một tiếnɡ
Thê thiếρ ᵭủ khắρ ᵭòi ρhươnɡ (Thеᴏ Ьài thơ ‘Bảo kính cảnh giới’, Nɡᴜyễn Văn Thực!)
Dịch theo phong cách PUSHKIN:
-“Tôi yêᴜ mưα” ᴄó αi từnɡ nói νậy
Nhưnɡ mưα ɾồi mở dù νội ᴄhе nɡαy
Cũnɡ ᴄó khi αnh yêᴜ νầnɡ dươnɡ ɾạnɡ
Nhưnɡ náᴜ mình tɾᴏnɡ Ьónɡ dưới hànɡ ᴄây
Ai ᵭó nɡᴜyện tâm mᴏnɡ ᵭợi ɡió
Gió ɡhé nɡαnɡ, αnh lại tɾốn tɾᴏnɡ ρhònɡ
Nên tôi sợ khi nɡười yêᴜ tôi ᵭó.
Chúα Ьiết ɾằnɡ nɡười ᴄó thật lònɡ khônɡ! (Thеᴏ Ьài thơ ‘Tôi Yêᴜ Em’, Nɡᴜyễn Văn Thựᴄ!)
Dịch theo phong cách SILVA KAPUTIKYAN*:
-Em Ьảᴏ еm yêᴜ mưa
Sαᴏ xòе ô νội νã?
Em Ьảᴏ yêᴜ nắnɡ hạ
Sαᴏ lủi νàᴏ Ьónɡ ɾâm?
Em Ьảᴏ yêᴜ ɡió xᴜân
Sαᴏ ᵭónɡ sầm ᴄánh ᴄửα?
Em Ьảᴏ yêᴜ αnh nữα
Bỏ mẹ, αnh tᴏαnɡ ɾồi
(Thеᴏ Ьài thơ ‘Em Bảᴏ Anh Đi Đi’, Lе Tɾαn Hαi)
Dịch theo phong cách HỒ DZẾNH:
-Em tâm sự: yêᴜ mưα, νà nắnɡ - ɡió
Nhưnɡ khi mưα thì liền νội νàᴏ hiên
Nắnɡ νừα lên, еm ᵭã ᴄhạy νàᴏ nhà
Khi ᴄó ɡió, ᵭónɡ liền khᴜnɡ ᴄửα nhỏ
Tôi ᴄứ sợ, khi nɡhе lời еm nói
“Em yêᴜ αnh”, là ᴄó ρhải thật khônɡ?
(Thеᴏ Ьài thơ ‘Ngập ngừng’, Đông Khα!)
Đọc chi tiết ‘Sự phong phú củα Tiếng Việt quα Ьài thơ hαy ý nghĩα ᵭược viết Ьằng nhiều ρhong cách’, tại: https://nhacxua.vn/su-phong-phu-cua-tieng-viet-qua-mot.../
*
Còn bài thơ dưới đây tôi mới ‘gom’ được ở quán cà phê sáng nay:
Tháng Tư chưa đến
Gom nắng sáng nay, trời không nắng!
Gió lành lạnh thổi, muốn đi đâu
Thôi để chiều nay trời ấm lại
Ta phố vòng quanh, em biết sao!
.Tôi đếm tình em trong tiếng xưa
Còn thoáng trong tôi một bóng kiều
Đường cong, cầu dốc tôi còn nhớ
Bỗng thấy chiều nay trong cô liêu
.Dáng cong ai đó thiên thần gợi
Màu tím thiên thai trộn ráng trời
Thi nhân ngơ ngẩn hồn chao đảo
Chim tuốt trời mây, ai ngẩn ngơ!
.Tháng tư chưa đến, mơ em đến
Em nói rằng 'anh, quả đất tròn'
Bờ Tây xa lắc anh còn ngóng
Bờ Đông gió lộng, tim bỗng đau...
Không theo phong cách của ai hết!, kkk...
Và tại sao phải ‘thấu cảm’?, tại sao phải ‘di biến động’?, tại sao phải ‘thu dung’?..., hay tại sao phải ‘an yên’?, an tức là yên* chứ còn gì nữa!, tớ ...đéo thèm xài mấy từ... Tàu đó đâu!, kkk...
H...ết.
---
Chú dẫn:
1. An tức là Yên: Tục truyền rằng, vào đời Tần Thủy Hoàng (cuối thế kỉ thứ III TCN), bên Trung Hoa có vị đạo sỹ tên là An Kỳ Sinh (Yên Kỳ Sinh) đã đến đây tu luyện và tìm thuốc trường sinh bất tử cho nhà vua, rồi hóa thành tượng đá, hai tay chắp trước ngực, đứng lặng lẽ khấn nguyện tận cổng trời. Từ đó, núi mang tên là “Yên Tử”... (wiki)
2. Lưu Vũ Tích: sinh 772-842, là nhà thơ Đường, sống và làm việc vào thời Dường Thuận Tông và Đường Vũ Tông.
3. Pushkin: sinh 799-1837, là nhà thơ Nga, cùng thời với Pyotr đại đế.
4. Triết lý Nhật: xem phim ‘Nữ đặc công Yên Chi’, 2,2 triệu lượt view, tại: https://www.youtube.com/watch?v=YdIfDbaa698
5. Trương Hán Siêu: sinh !-1354, xuất thân là môn khách của Trần Hưng Đạo, là nhà chính trị, nhà thơ, nhà sử học danh tiếng thời nhà Trần... (wiki)
6. Silνα Kαρᴜtikyαn: không có tên tuổi trên Wikipedia!
Có thể là hình ảnh về trẻ em và thủy vực

1509. Tôi yêu tiếng Việt (Sưu tầm)

 

Trong khi chờ xem trận VN vs Campuchia tối nay:
-Nguyễn Đút Xen, Thích Nhừ Tật hay Chinh Văn Trù... nói gì, viết gì tôi không quan tâm, mà có quan tâm đến bài viết này!
Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'CHỮ QUỐC NGỮ'
(lược dẫn từ bài viết của Nguyễn Quốc Tấn Trung)
CHỮ QUỐC NGỮ ĐÃ CỨU TIẾNG VIỆT KHÔNG BỊ "DIỆT CHỦNG NGÔN NGỮ" (LINGUISTIC GENOCIDE)!
I/ Chế độ THỰC DÂN với xu hướng "DIỆT CHỦNG NGÔN NGỮ":
Tại châu Mỹ Latin, gần như toàn bộ các quốc gia tại đây đều sử dụng tiếng nói và chữ viết của Tây Ban Nha (hoặc Bồ Đào Nha) lúc còn chế độ thực dân, để làm ngôn ngữ chính thức cho đến hiện nay!
Toàn bộ những ngôn ngữ bản địa ở châu Mỹ Latin đang đứng trước bờ vực "tuyệt chủng".
Ở châu Phi, có đến 29 quốc gia sử dụng tiếng Pháp làm tiếng nói và chữ viết chính thức (tiếng nói bản địa chỉ còn ít người sử dụng).
Để kiếm sống trong mô hình xã hội do chánh quyền thực dân xây dựng, nhiều người dân bản địa buộc phải học ngôn ngữ của giới thực dân, có sẵn và dễ tiếp cận. Trong khi đó, không gian phát triển và tiến hóa của chữ viết và tiếng nói bản địa bị chèn ép đến khi hoàn toàn biến mất!
Đây là quá trình được gọi là “diệt chủng ngôn ngữ” (linguistic genocide, hoặc linguicide).
II/ RÀO CẢN DUY NHỨT NGĂN TIẾNG VIỆT KHÔNG BỊ "DIỆT CHỦNG", TỪ ĐÂU?
Xu hướng của những đế quốc "chủ nhân" là kiểm soát và đồng hóa văn hóa của quốc gia thuộc địa. Mà đồng hóa văn hóa không gì bằng đồng hóa ngôn ngữ bởi chính ngôn ngữ của quốc gia "chủ nhân"!
(Không đế quốc thực dân nào lại "ngờ nghệch" bỏ công bỏ sức để tạo ra một loại chữ viết mới cho người dân thuộc địa mà không phải ngôn ngữ của chính quốc gia "chủ nhân")
Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha buộc người dân bản địa phải nói và viết bằng tiếng Bồ, tiếng Tây Ban Nha.
Người Pháp cũng như vậy, họ không bỏ công chế ra chữ viết cho người châu Phi. Mà họ ép buộc, và đã thành công trong việc đồng hóa ngôn ngữ của gần cả một châu lục phải nói và viết tiếng Pháp!
Thực dân Pháp, ngay từ đầu, đã có chủ trương ép người dân VN sử dụng tiếng Pháp ngày càng nhiều để trở thành tiếng nói chính thức và phổ thông. Họ đã làm như vậy, NHƯNG không thành công vì chỉ có một số ít (so với dân số) học tiếng Pháp - sự thực này khác hoàn toàn với châu Phi.
Vậy, rào cản duy nhứt ngăn Việt Nam không rơi vào hoàn cảnh của các quốc gia châu Phi, đó là và chỉ có thể là: CHỮ QUỐC NGỮ!
Mời quí bạn thủng thẳng đọc tiếp.
III/ "CHỮ QUỐC NGỮ LÀ HỒN TRONG NƯỚC"
Chữ Quốc ngữ, cần nhắc lại cho những kẻ mắc bịnh mất trí nhớ lịch sử, là đã hình thành, có mặt hơn 200 năm trước khi người Pháp ra sắc lệnh về "học chữ Quốc ngữ".
III.1) Kỳ thực, người Pháp cũng không mặn mà với việc thúc đẩy chữ Quốc ngữ (như nhiều người đọc sử ba chớp ba nháng tưởng tượng ra đâu)!
Bởi vì người Pháp thất bại khi việc nói và viết tiếng Pháp đã không thể trở thành ngôn ngữ phổ thông tại VN, thành thử họ phải nghĩ đến phương án "dùng chữ Quốc ngữ" (là văn tự đã thành hình vào thế kỷ 17 bởi các giáo sĩ truyền giảng Phúc Âm, văn tự này mang tính chất "nhà Đạo", lâu lắm, trước khi thực dân Pháp đặt chân đến VN).
Nghị định số 82 do Thống đốc Lafont ký, đề ra cột mốc năm 1882 sử dụng chữ Quốc ngữ tại Nam Kỳ, điều này chỉ nhằm mục tiêu quản lý và truyền bá văn hóa Pháp (sau khi truyền bá bằng Pháp ngữ đã không thành công như mong đợi).
Và, đây là điều quí bạn cần chú ý:
Trong tài liệu "Colonialism and Language Policy in Viet Nam" (Chủ nghĩa thực dân và chính sách ngôn ngữ tại VN), John De Francis cho biết người Pháp rất hạn chế trong chính sách phổ biến Quốc ngữ. Mục tiêu của thực dân Pháp là tối đa 10% người VN được đào tạo thông thạo Quốc ngữ mà thôi!
III.2) Vì sao?
Bởi vì thực dân Pháp cũng rất ngần ngại phổ biến chữ Quốc ngữ ra đại chúng. Thứ chữ viết này dễ chinh phục người bản địa - vì CHỮ QUỐC NGỮ CHỨA ĐƯỢC QUỐC ÂM (tiếng nói Việt), mà như vậy chữ Quốc ngữ có thể được người VN dùng để tập hợp, quảng bá tinh thần yêu nước chống lại thực dân!
Trong thực tế, quả đúng là như vậy. Chữ Quốc ngữ đã mang đến một cơ hội hoàn toàn mới cho người bản địa.
Nhận thấy điều này, trí thức cả nước nhanh chóng ủng hộ chữ Quốc ngữ, kêu gọi mọi người hưởng ứng rộng rãi, vào những thập niên đầu thế kỷ XX! "Hội Truyền bá Quốc ngữ" được hình thành. Các trí thức dẫn đầu phong trào yêu nước "Đông Kinh Nghĩa Thục" liên tục cổ súy, ca ngợi chữ Quốc ngữ.v.v...
Ngay đến nhà Hán học, am hiểu chữ Hán, Trần Quý Cáp đã khẳng định: "CHỮ QUỐC NGỮ LÀ HỒN TRONG NƯỚC".
Chí sĩ yêu nước, Phan Châu Trinh, gióng tiếng: "KHÔNG BỎ CHỮ HÁN THÌ KHÔNG CỨU ĐƯỢC NƯỚC NAM"
(Vì sao? Mời đọc bài cho tỏ tường: https://www.facebook.com/nguyenchuong158/posts/1334038957030081)
III.3) THAY LỜI KẾT
Lần đầu tiên trong lịch sử, chúng ta có một thứ chữ viết phổ thông, dễ tiếp cận, biểu âm, và quan trọng hơn là tách biệt hoàn toàn với cả ngôn ngữ Pháp và ngôn ngữ Hán, CHỈ dành cho TIẾNG VIỆT và người Việt Nam!
CHỮ QUỐC NGỮ đã là hàng rào bảo vệ người VN giữ được TIẾNG VIỆT, và là hàng rào ngăn cản thực dân Pháp không thể sử dụng tiếng Pháp làm ngôn ngữ chính thức.
Nói cách khác, chữ Quốc ngữ đã giúp cho tiếng nói bản địa (Tiếng Việt) của chúng ta thoát khỏi nạn "diệt chủng ngôn ngữ"! - như tình cảnh biến mất tiếng nói bản địa tại nhiều nước châu Phi, châu Mỹ Latin ./.

Chủ Nhật, 19 tháng 12, 2021

1508. The One = Độc Cô Cầu Bại

 Đăng ngày 13/12

Năm 2021 này, chả biết sao VN lại Vô địch World Cup về võ thuật, đó là có ít nhất là 4-5 HCV võ thuật đẳng cấp thế giới!
Hãy đừng nhắc đến những Hạng Vũ, Quan Công, Lã Bố, Triệu Tử Long, Địch Thanh, Tiết Nhân Quý/Tiết Đinh San hay Ngao Bái..., rồi những Trương Tam Phong, Phương Thế Ngọc, Hồng Thiên Cân, Hoắc Nguyên Giáp, Hoàng Phi Hồng, Diệp Vấn, Lý Tiểu Long hay Thành Long nữa!..., bởi vì trên thực tế thì nay VN đã có đầy (những) The One = Độc Cô Cầu Bại!
Rộng hơn, từ quan niệm 'trà Tàu ngon hơn trà Việt' hay 'võ Tàu.. ngon hơn võ Việt' mà nhiều người Việt hay suy diễn rằng:
Nhờ có lịch sử Tàu nên mới có lịch sử Việt Nam.. ké!
Nhờ có nền văn hoá Tàu vĩ đại nên nền văn hoá VN cũng vĩ đại.. ké!
Nhờ có tư tưởng Tàu nên VN cũng có tư tưởng.. ké!
Nhờ thơ văn Tàu hay nên thơ văn Việt cũng được hay.. ké!
Nhờ có chữ Hán nên VN cũng có chữ viết (chữ Quốc ngữ).. ké!
Nhờ có Tứ đại mỹ nhân Tàu nên VN cũng có người đẹp.. ké!
Nhờ nước Tàu mạnh nên VN cũng được mạnh.. ké!
Nhờ chế độ Tàu nên VN cũng có chế độ.. ké!...
Nhưng không ai nói nhờ có Thiên văn/phong thủy Tàu mà có một tiểu hành tinh trong vũ trụ mang tên Lưu - tên của một phụ nữ VN..., nhờ có Toán học Tàu mà VN có một Ngô Bảo Châu..., nhờ có âm nhạc Tàu mà VN có một Đặng Thái Sơn hay bài hát 'Ghen Cô Vy'..., nhờ có đại mỹ nhân Tàu mà VN có Thùy Tiên - Hoa hậu Hoà bình thế giới..., nhờ có võ thuật Tàu mà VN có Nguyễn Trần Duy Nhất là Độc Cô Cầu Bại...,
đặc biệt không có ai nói là nhờ có... bóng đá Tàu mà tối hôm qua tuyển VN thắng những con mảnh hổ Malaysia tuyệt đối với tỉ số 3-0, hahaha...
Không có ai nói rằng nhờ có thuốc Bắc nên VN mới có thuốc Nam.. ké; Hải Thượng Lãn Ông có nói một cách đầy cay đắng về thuốc Bắc và thuốc Nam như sau: 'Người Việt đang nằm trên đống vàng mà chờ chết'!
Và nếu không nhầm, người Việt đang bơi trong đống rác tư tưởng Tàu mà chờ bị mất nước.. trà đá!, kkk...

1507. Người không màng.. tên tuổi!

 Đăng ngày 13/12

'Người không màng danh lợi' nghe có vẻ.. Tàu quá, tôi không thích!
Sáng nay uống cà phê, tôi có kể chuyện Chu Bá Thông... Người ta đang bình bầu người đứng đầu Võ lâm ngũ bá (lần 2) gồm: Chu Bá Thông, Hoàng Dược Sư, Đoàn Nam Đế, Quách Tĩnh và Dương Quá; ai trong 4 người còn lại cũng đều được họ Chu vui vẻ bầu, còn y thì vì vô tư quá mà.. QUÊN mất mình, vì y là Lão Ngoan Đồng, hahaha; vì thế mà ai cũng tâm phục khẩu phục mà đồng loạt bầu Chu Bá Thông là Trung Thần Thông - đứng đầu Võ lâm ngũ bá.
Trong trận Việt Nam 'win big' (thắng đậm) 'ứng cử viên vô địch AFF Cup Malaysia' 3-0, mà trong cả 3 bàn thắng đều có dấu giày của Tuấn Anh:
.Bàn thắng 1: Tuấn Anh chuyền bóng cho Quang Hải ghi bàn
.Bàn thắng 2: Tuấn Anh chuyền bóng cho Quang Hải đánh gót và Công Phượng ghi bàn
.Bàn thắng 3: Tuấn Anh chuyền bóng cho Hoàng Đức ghi bàn.
Cuối trận, người ta đồng loạt bầu Tuấn Anh là cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu, nhưng anh không hề hay biết, nên bước lên bục anh quên vuốt lại mái tóc, hahaha...
Tôi ước rằng người Việt mình không háo danh, tôi cũng không thích người Việt mình cái gì cũng Tàu, Tàu, Tàu!
Có thể là hình ảnh về 1 người và đang chơi thể thao

1506. Triết cmn gia!

 Đăng ngày 10/12

Có một ông lớn ở An Lam nói.. nghèo đói là một lợi thế!, hahaha...
Rồi một ngày nào đó ổng sẽ.. nóng dái lên và tuyên bố rằng.. dốt nát là một lợi thế!
Có thể!, biết đâu đấy!, kkk...
Rồi ổng tưởng ổng là vĩ đại!, là triết gia!, là cao nhân.. Tàu!, là đỉnh cao trí tệ!, là thuộc dạng Đặng Tiểu Vô Bình - một trí tệ siêu.. vịt quay Bắc Kinh!...
Một cách thực tế, ..trí tệ hay triết học chém gió ngày nay ở An Lam hay rộng hơn vốn là như vậy!
Nó vốn không giải quyết được cái đại ngã: sinh-lão-bệnh-tử, chiến tranh-hoà bình, Biển Đông, Covid 19, hay cái tiểu ngã: một tâm hồn an định!
Không, never!
Nói chung là nó hay 'ai đó vĩ đại' không giải quyết được ccc gì cho nhân loại cả!
Vậy ta có cần làm lớn không?, ..đéo cần!
Vậy ta có cần vĩ đại không?, ..đéo cần!
Vậy ta có cần là đỉnh cao trí tệ không?, ..đéo cần!
Vậy ta có cần là một trí tệ siêu vịt.. quay Bắc Kinh không?, ..đéo cần!
Vậy ta có cần là một học 'giả' hay triết cmn gia không?, ...đéo cần!
Vậy ta có cần được các giả sư 'dâng sao/giải hạn' không?, ..đéo cần!
Ta là ai? Là một kẻ vô danh và đã.. chết!
Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'Thói hư tật xấu của dân tộc Việtnam đã sản sinh ra rất nhiều học giả, trí giả, tác giả, soạn giả, trưởng giả, đạo đức giả, và nay thì có thêm nạn sĩ giả như tiến sĩ giả, bác sĩ giả, văn sĩ giả, ca sĩ giả, giáo sĩ giả, và có luôn cả sĩ diện giả.'
MỘT DÂN TỘC HÃO DANH.
Hão danh len lỏi vào từng ngõ ngách, gia đình người Việt.
Ra thành phố, chẳng có nghề nghiệp đứng ở “chợ người” đợi người ta thuê đi móc …
Xem thêm