Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

417. Câu chuyện về ngôi làng vĩ nhân

Có một ngôi làng nọ, trời cũng sinh trống sinh mái, chỉ có điều hơi bị ngạc nhiên là ngài lại vô tình tạo ra ở làng này rất nhiều gà trống gáy, mà con nào con nấy đều gáy rất to, chả con nào chịu nhường con nào.
*
Quay lại chuyện ở trên trời… 
Một hôm nọ, Thái Thượng Lão Quân mở mắt ra, bỗng thấy mình đang tồn tại trên thiên giới với một ông khác, 
tướng có vẻ đạo mạo, mặc long bào vàng chóe, ngồi ngự trên một cái ghế giác vàng với những con rồng bao quanh. 
Lão bèn hỏi:
-Tôi là ai? Còn ông là ai? Sao tôi lại có mặt ở đây.
Ông nọ trả lời:
-Ta chính là ‘chân lý trừu tượng’, vì nhân gian không biết nên gọi ta là Ngọc Hoàng Thượng Đế. Ta sinh ra Tề Thiên Đại Thánh để náo động cho vui, còn sinh ra ngươi để… tâm sự cho đỡ buồn, vì ta cô độc lắm.
Lão lại hỏi tiếp:
-Vậy trên thiên giới có dân số là bao nhiêu? Có ăn không? Có toa-lét không? Ủa, còn nghe nói ở đây có bà Tây Vương Mẫu canh giữ Vườn Đào, có thiên binh thiên tướng mà đứng đầu bởi Lý Tịnh, Na Tra và Dương Tiễn gì đó!
Ngọc Hoàng nói:
-Thiên giới có dân số là… 3 người thôi: đó là ta, ngươi và Tề Thiên Đại Thánh (tức là Tôn Ngộ Không). Ở trên này làm gì có đất mà trồng đào, nên không có bà Tây Vương Mẫu đâu. Mọi người ở đây đều bất tử, nên chả cần ăn, nên dĩ nhiên là không cần đi… toa-lét. Còn Lý Tịnh, Na Tra và Dương Tiễn thì chết từ đời tám hoánh rồi… À, mà thôi, ngươi xuống trần gian điều tra thử tại sao làng X lại sinh ra toàn vĩ nhân vậy. Trước khi đi, ngươi nhớ ghé qua Hoa Quả Sơn gặp Tôn Ngộ Không, bảo nó chỉ ngươi phép ‘Cân Đẩu Vân’ để đề phòng bất trắc ở trần thế, vì phép này nhảy 1 cái là 10.800 dặm, còn phép Đằng Vân như ngươi thì chậm như rùa bò.
…Gặp lão Tôn xong, Thái Thượng Lão Quân bèn tay cắp phất trần, dùng phép Đằng Vân bay tà tà xuống hạ giới.
*
Lão đang bay qua làng X thì thấy một blogger quèn, gã này đang lẩm bẩm:
-Ta là thánh bút.
Lão bèn làm quen, rồi hỏi:
-Sao ngươi tự xưng là ‘thánh bút’?
Tên này trả lời:
-Tại vì tôi tự thấy là 3.000 năm nay chưa có ai viết văn hay như tôi…
Lão hỏi tiếp:
-Ngươi có bằng chứng gì?
Gã nói:
-À, không…, nhưng tôi biết nhiều câu nói của vĩ nhân lắm, tôi chỉ cần ngồi từ khuya tới sáng, viết 1 bài, là tất cả mọi báo chí đều đăng tải bài của tôi, nhưng tôi… chưa bao giờ viết được 1 bài văn hay làm được 1 bài thơ nào ra hồn cả.
Nhìn kỹ thì thấy tên này mặt nghệch như ngỗng ỉa, lão bèn quay lưng, không ngờ gã này rượt theo và hét to lên:
-Tagore là vĩ đại!
Sợ điếng hồn, và vì sợ bị lây con vi rút ‘tâm thần hoang tưởng’ của hắn, lão liền dùng phép Cân Đẩu Vân phóng cái ‘véo’ đi chỗ khác.
*
Lão đảo qua chỗ khác thì thấy một tên có dáng dấp văn nhân, hắn đang lẩm bẩm:
-Ta là thánh nhân.
Tương tự, lão hỏi:
-Sao ngươi tự xưng là ‘thánh nhân’?
Tên này nói:
-À, tôi là thánh nhân vì tôi đã tự có tình yêu trong tôi, nên tôi chả cần tình yêu ở bên ngoài.
Lão ngạc nhiên hỏi:
-Ủa, vậy những người có tình yêu với người khác thì không thể là thánh nhân à?... Ta còn nghe ngươi tự xưng là đại triết gia nữa?
Tên văn nhân nói:
-Vì tôi viết cái gì cũng cố tình đưa vào entry càng nhiều từ ‘triết’ thật mơ hồ càng tốt, để cho bọn blogger nghĩ là tôi siêu việt. Tôi cũng buồn là bọn họ tại sao không tự tìm hiểu về bản thân họ mà đi tìm hiểu những chuyện đâu đâu…
Lão giải thích:
-Ủa, người ta viết ‘Tây du ký’, ‘Chiến tranh và hòa bình’, ‘Ngư ông và biển cả’, ‘Thuyết tương đối’, ‘Bình luận xã hội’, 'Nhạc Trịnh'… là để tìm hiểu thế giới mà qua đó từ từ hiểu được bản thân họ, chứ ngươi muốn họ tìm hiểu cái gì?
Tên văn nhân nói:
-Tôi buồn nhất là họ không dành thời gian để tìm hiểu về những lời nói siêu việt của tôi...
Lão than thầm:
-Trời ơi, lão bá tánh lo làm ăn gần chết, thời giờ đâu mà ca tụng tên này.
…Thú thực, lão chả sợ vi-rút HIV hay H5N1, chỉ sợ lây loại vi-rút ‘đại triết gia’ này mà trên thiên đình mấy tỉ năm nay không có thuốc chữa, nên lão vội vội vàng vàng dùng phép Cân Đẩu Vân ‘dọt’ đi mất.
*
Lão bay qua cuối làng thì gặp một tên ngố, hắn đang lẩm bẩm:
-Ta là đại thi hào.
Tương tự, lão hỏi:
-Sao ngươi tự xưng là ‘đại thi hào’?
Tên ngố trả lời:
-À, hôm trước tôi đi OFF, bên blog.yahoo.360 muốn PR để mọi người tham gia trang web của họ, nên chọn ra vài ‘nhà thơ quèn’, thưởng cho mỗi người một cái phong bì 100.000đ và 1… bịch kẹo mút.
Lão giật mình hỏi tiếp:
-Ủa, vậy chứ ai mà được thưởng 100.000đ là trở thành đại thi hào à, chứ sao ta nghe nói giải Nobel người ta thưởng tới trên 20 tỉ mà?
Tên này nói:
-Tôi chỉ được thưởng có chừng đó thôi, nhưng tôi đã về khoe với tất cả dân làng rằng tôi là đại thi hào rồi, lão không thấy tôi đang ăn kẹo mút đây à...
Lão thất kinh hồn vía, làm gì ở đời có chuyện ăn kẹo mút mà trở thành đại thi hào!, lão lại dùng phép Cân Đẩu Vân chuồn khỏi tên này.
*
Lão bay lạc vào một vùng biển rất trữ tình, bỗng thấy một thiên thần bé nhỏ đang chơi… Facebook. Lão bèn hoá thành một chàng thư sinh, lân la đến làm quen, hỏi ra thì mới biết nàng tên là ‘bà Tưng’. Chàng hỏi:
-Sao em tự xưng là ‘bà Tưng’?
-‘Tại vì em không uống rượu thì em cũng bị tưng’, nàng trả lời.
-‘À, hiểu rồi, em nói năng hơi quá để… nổi tiếng phải hôn!, vậy thì cô pé bớt tưng đi nhé, đừng làm cho các bạn khác bắt chước, để chúng chăm lo mà học hành cho tốt’, chàng dịu dàng khuyên nàng.
Cô bé tươi cười nói:
-Dạ, tiểu sư muội xin vâng lời Lệnh Hồ ca ca ạ!
…Nói chuyện với cô bé, lão thấy người rất nhẹ nhàng, lão nhủ thầm ‘trời sinh ra nam nữ có khác’, và lão thấy cô bé ấy cũng không có gì đáng ghét lắm, chí ít là cô ấy không tự xưng là ‘vĩ nhân’ như mấy con gà trống kia, may quá…
*
Ngoài ra, lão còn nghe rất nhiều người lẩm bẩm rằng họ là ‘siêu sao’ về bóng đá, ca nhạc, siêu mẫu, rồi thi nhau sùng bái ‘đại gia’, đua nhau tìm kiếm danh vị ‘tiến sĩ ảo’, nhiều người bỗng dưng nổi khùng lên lải nhải suốt ngày là ‘tôi hiểu biết nhất thế gian’, thậm chí có không ít người tự xưng là vĩ nhân ngang với các ông Bill Gates, Trần Hưng Đạo, Lão-Trang, Khổng-Mạnh… Lão bỗng nhớ lại một chuyện kể bởi Ngọc Hoàng:
‘Ngày xưa, ta rất thích chơi đá gà, bèn mua về 1 con gà đá tốt nhất nước, và thuê 1 huấn luyện viên đào tạo gà đá giỏi nhất nước, không ngờ 4 tháng sau, thầy chả cho gà ra đá, ta mới hỏi:
-Sao tới bây giờ mà ngươi vẫn chưa cho gà của ta ra đá?
Huấn luyện viên nói:
-Tâu bệ hạ, con gà này còn hăng máu lắm, hễ thấy mấy con gà khác đá là nó gáy, khi nào nó hết gáy thì mới thắng được.
Hai tháng sau, con gà này thấy mấy con khác tranh nhau ‘gáy’ mà nó vẫn ‘điềm tĩnh’ như không có chuyện gì xảy ra, tay huấn luyện viên mới nói:
-Con gà này cho ra đá được rồi.
Quả nhiên nó thắng và đạt chức vô địch’.

…Tới đây, lão thầm nghĩ:
‘Nếu bây giờ ta mà quay lại trời thì đó là 1 thứ thiên giới trừu tượng, nếu mà ở lại với cái bọn ‘vĩ nhân’ này thì có ngày bọn chúng sai đi ‘chùi toa-lét’ vì ta không phải là con gà háo thắng nên không biết ‘gáy’, còn nếu yêu đương thì cũng có ngày ta phải bị biệt ly đau khổ, cuối cùng ở trên đời này chỉ có cái chết là không trừu tượng’.
Nghĩ đi nghĩ lại một hồi, lão bèn tà tà đi vào... Cổ Mộ.



Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2013

416.Lá Bàng chỉ tiếc có một điều…

Ngày ấy tôi qua đỉnh vu sơn
Chiều ngát tà dương, ngạt nắng vờn
Thấy em áo trắng tươi cười gió
Bỗng rộn hồn tôi, nắng giận hờn.
(NGLB)
Bài viết này gồm có:
1.Ha.. ha.. ha…
2.Nhờ nàng mà LB sống không uổng kiếp người
3.Hãy để tình yêu đó đẹp mãi mãi
4.Việt Nam có nhiều người đẹp lắm
5.Tiếc vì không được sống nữa để yêu em.
1. Ha.. ha… ha…
Khi LB viết, các bạn sẽ thấy là entry triết lý hơi nhiều, nhưng LB không có triết lý đâu, đó chỉ là các suy nghĩ bình thường hàng ngày của LB thôi.
LB yêu chân lý, nhưng nếu có phân loại chân lý ra như: chân lý cụ thể và chân lý trừu tượng, chân lý chủ quan và chân lý khách quan gì gì đó, thì LB thích chân lý cụ thể, ví dụ nói 
‘tình yêu nam nữ là vũ trụ thật của con người’, 
cứ cho là vậy đi, còn cái thứ tình yêu siêu nhiên ở một thế giới thần thánh nào đó (chân lý trừu tượng), mặc dù không ghét, nhưng LB không thích, vì đã nghe người ta nói mơ mơ hồ hồ trong mấy ngàn năm nay, mà mỗi người/mỗi môn phái nói một phách, làm cho LB ù cả tai, hoa cả mắt, mệt cả óc, chán lắm rồi.
Và chỉ có chân lý khách quan chứ làm gì có chân lý chủ quan, nhưng rất tiếc, ta quen nghe cái thứ được gọi là ‘chân lý chủ quan’ nhiều quá rồi, chẳng hạn như: ‘ngày tận thế sẽ vào ngày đó, tháng đó, năm đó’, ‘xã hội loài người mấy mươi năm sau sẽ tiến đến… chỗ đó’, ‘tôi sống tức là bất tử’, ‘tôi đã có tình yêu trong tôi, nên tôi không cần tình yêu bên ngoài nữa’…, mà những phát biểu kiểu 'Tề Thiên Đại Thánh' như thế này làm LB nhiều lúc cảm thấy tức cười muốn chết luôn, ha.. ha.. ha…
 2. Nhờ nàng mà LB sống không uổng kiếp người
Cách đây khoảng 4 năm, LB có quen một cô gái, đẹp như tiên nữ, nàng đã giúp LB hoàn thành 30 entry đầu tiên trong blog này (từ số 1 đến số 30), rồi LB sẽ chết (lý do bí mật, nàng không biết), nhưng LB không chết mà viết đến entry 415 rồi! Hồi xưa, nàng nói:
-Em sẽ có 1 căn nhà nhỏ, 1 đứa con gái, 1 giàn hoa giấy trước cổng, 1 giàn lan, 1 cái ao cá, nuôi chim, nuôi cá thanh long và kim long… (nhưng không chịu nuôi chó, hì…)
…LB chỉ kể sơ sơ lần giận nhau cuối cùng. Nàng nói là nàng làm ở HN!, rồi thình lình nàng hẹn gặp mình ở CT, hơn 10g tối nàng mới đến, trong trạng thái say xỉn gần như hoàn toàn, nàng đuổi mình đi, không nói chuyện, sáng mai nàng dậy sớm, nghe mùi thuốc lá, rồi nàng bực mình bỏ đi luôn…, sáng hôm đó mình đã xóa số đt của nàng, còn nàng thì vĩnh viễn không liên hệ với mình nữa, híc.. híc…
...Mấy tháng sau, đi vòng vòng SG, thấy bất cứ ai có dáng giống nàng, LB đều nhìn theo, lúc đó mình mới biết là mình đã thật sự ‘thương’ nàng, mặc dù trước kia quen nàng được một thời gian thì mình không quan tâm đến nàng lắm.
...LB không có hy vọng được gặp lại nàng nữa, nhưng vẫn luôn nhớ nàng và vô cùng cám ơn tạo hóa, vì trong đời ít nhất cũng có một tiên nữ đã tự nguyện đến với LB, và nhờ nàng mà LB sống không uổng kiếp người.
 3. Hãy để tình yêu đó đẹp mãi mãi
Trong thế giới blog, có nhiều người rất đáng yêu, nam hoặc nữ, vì đây là nơi để họ bày tỏ tâm trạng, qua văn, chủ yếu là thơ.
Vấn đề không quan trọng lắm là văn/thơ của các nàng có hay không, mà quan trọng là qua đó, ta hiểu được một phần tâm sự thật của các nàng, mà có lẽ đây là nơi mà tính xấu của ai đó không có dịp bộc lộ ra. Con người thường muốn biểu lộ mặt tốt, ai cũng muốn được yêu, chả có ai điên gì mà nhăn nhó hay ôm mối hiểu lầm cả ngày, vì thế mà các nàng ‘ảo’ rất đáng yêu.
Ngày SN năm ngoái, LB không tổ chức SN, nhưng đến cuối buổi chiều hôm đó thì cũng có một em từ HN gọi vào nói chuyện rất vui, hay có 2-3 món quà nhỏ được lặng lẽ tặng từ mấy em ở SG, âu đó cũng là các kỷ niệm đẹp vậy.
LB yêu những thiên thần bé nhỏ, theo mọi nghĩa, có lẽ vì chưa gặp họ, mà nếu gặp thì có thể biến thành ‘giấc mộng tàn’, thôi thì hãy yêu ‘ảo’ vậy, và hãy để tình yêu đó đẹp mãi mãi.
 4. Việt Nam có nhiều người đẹp lắm
Việt Nam có nhiều người đẹp lắm, còn lý do mà LB không biết nhiều người đẹp VN vì hiện nay việc quảng cáo/PR ở ta còn lộn xộn lắm, scandal rùm beng, sự xuất hiện của các người đẹp là không tập trung, cộng với photoshop…, điều đó không làm cho chúng ta biết ai ở VN là thực sự đẹp.
Trước đây, LB nghe người ta đồn rằng ‘hải nội Thùy Dung, hải ngoại Kỳ Duyên’. Thùy Dung (ca sĩ ở Hà Nội) là người có tài sắc vẹn toàn, tình tính khiêm tốn, ít xuất hiện nơi công chúng, nàng đẹp lắm, các bạn hãy vào Google mà xem. Còn Kỳ Duyên có khuôn mặt rất tươi, dẫn chương trình hết ý, lại có tài ăn nói dí dỏm. Còn danh hài Kiều Oanh nữa, nàng cũng đã lớn tuổi (gần 40) mà nhiều người lớn tuổi vẫn ‘thèm nhỏ dãi’ (xin lỗi), vì khuôn mặt và nhất là cái miệng của nàng rất là nữ tính. Và khó có thể tìm ai đẹp hơn Đặng Thu Thảo, đó là cái đẹp ‘mơn mơn’ đặc trưng của gái vùng sông nước miền Tây mà khó thể nào mà phân tích cho trọn vẹn…
Ngoài ra, người đẹp ở nước ngoài nhiều lắm, như Monroe, Ôn Bích Hà, Cũng Lợi, Trần Hảo, Phạm Băng Băng, Lưu Diệc Phi, Kate Winslet (trong phim Titanic), Yingluck Shinawatra (nữ thủ tướng Thái Lan)…, còn đàn ông VN đẹp trai thì có Nguyễn Chánh Tín, Mạnh Cường, Cao Minh Đạt, Johnny Trí Nguyễn, Bình Minh…, nước ngoài có Alein Delon (phim cao bồi Pháp), ‘James Bond’, Huỳnh Nhật Hoa, Huỳnh Hiểu Minh, Từ Thiếu Hoa (vai ‘Đường tăng’)…

5. Tiếc vì không được sống nữa để yêu em
Bởi thấy em, anh rung động êm đềm
Bởi thấy em, anh thèm theo vị đắng
Bởi thấy em, anh muốn cắn môi mềm
Bởi thấy em, anh bỗng rên chiều xuống.
(NGLB)
LB cũng không còn có bao nhiêu cơ hội để yêu nữa, dù tình yêu còn đầy rẫy trong tim, mà tình yêu đó xin dành cho thế hệ trẻ, và LB mơ ước được chết đã lâu rồi, mong chờ từng ngày để chết, và LB không quan tâm đến ai nói chuyện đó là bi quan hay lạc quan.
LB có nhớ có 1 lần, đang nhức đầu, chán nản, chả biết sống để làm gì, thình lình ngước mắt lên thì có 1 thiên thần bé nhỏ đang đứng bên cạnh, LB bỗng thấy người cực kỳ nhẹ nhàng bay bỗng: hết nhức đầu, hết chán nản, thấy yêu đời và muốn được sống thêm nữa nữa!!!
LB cứng đầu lắm, nhưng có lúc, 
LB bỗng nghiêng mình vô cùng ngưỡng mộ 'ngài' và tự hỏi tại sao ngài có thể sáng tạo ra người đàn bà đẹp hoàn mỹ đến thế!
Suốt đời, LB luôn sống trong cảnh rung động với bóng hồng kiều diễm, không những là các nàng mà LB vô tình gặp trong đời thật, trên ti vi, phim ảnh hay trên mạng, mà còn là các thiên thần ‘ảo’ trong thế giới blog, dưới chiều tà, khi mưa buồn, trong bóng đêm cô đơn, trong giấc mơ, nhất là trong các bản nhạc tình…
LB đồng ý chết ngay trong vòng một nốt nhạc, nhưng trước khi tắt thở, LB vẫn cứ rung động, vẫn cứ yêu, và LB chỉ tiếc một điều duy nhất, đó là không còn được sống bao nhiêu nữa để yêu em:
Càng về đêm càng mơ
Mắt anh rướm lệ nhòa
Càng về đêm càng xa
Chắc ta… không thấy em
là là la là la
lá la lá la là
là là la là la
lá la... la lá la.

Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2013

415. Chùm thơ 'Anh không còn nữa'

1.Anh không còn nữa
là là la là la
lá la lá la là
là là la là la
là la la lá la
Chiều mùa thu nhạt phai
Luyến lưu tiếng ru tình
Chiều mùa thu lạnh giá
Tìm đâu ra dáng xinh
*
Trời về đêm mình anh
Thoáng nghe gió ôi lạnh 
Trời về đêm triền miên
Dạt dào hình bóng em
*
Càng về đêm càng thương
Dáng em gái cong mềm
Càng về đêm càng vương
Động tình đau rúng tim
*
Càng về đêm càng mơ
Mắt anh rướm lệ nhòa
Càng về đêm càng xa
Chắc ta… không thấy em
là là la là la
lá la lá la là
là là la là la
lá la... la lá la.
 2.Chiều mưa cuối trời
Tháng bảy về, có dáng ai
Bằng lăng mắc cỡ, tím phai sắc nhường
Chiều tà bỗng dậy mùi hương
Bóng mây trốn nắng, bóng nường trốn... anh!
*
Quen nường chưa đến hai năm
Mặt xinh chưa biết, dáng huyền cũng chưa
Chiều về lá động đung đưa
Người xưa biền biệt, chiều mưa cuối trời...
 3.Không nỡ xa em
Em ngồi em ngắm mây trời
Váy vàng num núp gọi mời mắt anh
Cuối chiều mơ, nắng đang lên
Áo vàng em ngực mênh mênh mắt... tình
*
Em… để anh, sống một mình
Nắng vàng vẫn đó, không hình bóng yêu?
Cuộc đời càng lúc càng tiêu
Anh về bên núi, nhạc chiều nhớ em.
4.Lặng lẽ
Em, lặng lẽ bên đời anh
Tiếng dịu dàng, xa sao đành
Thuyền viễn xứ, trôi dần khuất
Giọt buồn nào, sao mỏng manh.
 5.Thoảng bóng mây mờ
Chiều nay lờ lững mờ sương khói
Nhạc nào luyên luyến nhói tim đau
Ảo ảo xa xa một hình bóng
Dáng người không thấy, sóng lao xao
*
Hoài cảm tương tư tiếng nhạc chiều
Ngỡ ngàng một kiếp sống phiêu diêu
Tím kia lơ lửng trêu mơ tưởng
Thoảng bóng mờ mây, rụng dáng kiều.
6.Vầng trăng khuyết
Trăng in ân ái, khuyết từ đây
Cỏ may rơi rụng tại chốn này
Tình kia đã mất, sao còn nhớ
Ôm khối sầu đau, lệ chảy dài.

-------------
 Thơ tặng cùa các blogger
Chân tình
Em đi bỏ lại tình tôi
Cô đơn một bóng đơn côi thế này
Cỏ mềm trải lối còn đây
Nhớ em mưa rắc lắt lây trong chiều
Tôi về tìm lại dấu yêu
Em đi để lại dấu yêu một thời
Giờ trong đất mẹ đơn côi
Em ơi hãy ngủ... giấc đời yêu thương.
Hj ha
Kỹ niệm cũ như hiện về nguyên vẹn
Lòng dặn lòng cứ nhớ để mà quên
Một bóng hình thân thuộc... đã không tên
Tiếng lá rơi sao cứ ngỡ bước chân người
Tôi xin được ngủ quên trong miền nhớ...
Mùa thu vàng
Người đi để lại tình tôi
Cho tim bỏng nhớ, cho phôi nụ cười…
Mưa_123
Sang anh thấy một vườn thơ
Những dáng yêu kiều, sắc tím mơ
Lời thơ chan chứa tình ai gửi
Cánh sen tỏa ngát thoáng bên hồ...
Nguyễn Thị Lý
Hoa Đào, hoa Huệ, hoa Lan
Còn hoa Thiên Lý có làm anh say
Ơn người đón đoá hoa này
Vần thơ tình mãi ấp đầy trong em!

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

414. Triết học Mỹ có phải là một thứ gì quá bí mật?

Nhưng lớn lên, anh lại nghĩ xa hơn.
Cuộc sống đã chỉ cho anh.
Mọi triết lý đều có các điểm riêng,
hãy tưởng tượng, đó là vỏ quả cà phê, (hay vỏ củ hành),
nhưng mọi triết lý lại đều có một điểm chung,
đó là nhân của chúng.
*
Cuộc sống dường như, anh thiết nghĩ.
Đại để là từ ‘trong chốn mờ sương, em… thấy anh’
cho đến ‘ta hãy yêu cả những giọt nước mắt,
vì nó là... kết tinh của tình yêu,
theo mọi nghĩa’.
(NGLB)
Bài viết này gồm có:
1. Thiện tai, thiện tai!
2. Triết học nào cũng là triết
3. Ba giai đoạn chính của triết học Mỹ
4. Lôi thôi triết học Mỹ
5. Cách hiểu ‘trực quan’ ngày nay
6. Sự ‘tự-khám-phá’

Tối 22/7/2013, LB có băn khoăn là Lý Tiểu Long là người Tàu hay người Mỹ? và triết của anh là triết Tàu hay triết Mỹ? (LB đã có trả lời trong entry 413), rồi LB bỗng có cảm hứng viết ít ít về đề tài ‘triết học Mỹ’ này. 
1. Thiện tai, thiện tai!
Triết học Mỹ có phải là một thứ gì quá bí mật đối với các blogger?
LB không nghĩ vậy, mà là do cách dùng từ và cách viết sách triết ở ta. Lưu ý rằng, đa số người cần đọc sách triết là các sinh viên (vì đang học triết tại trường), nói chung là từ 18-30 tuổi (vì có sinh viên đi làm mấy năm… rồi mới đi học đại học). Còn những người lớn tuổi, sáng chở con đi học, làm việc quần quật suốt ngày, chiều đón con về, lo cơm nước, nhà cửa, tối chăm cho con học, suy tính chuyện ‘kinh tế’ cho ngày mai, có thể ốm đau bệnh tật, hay tiền chưa kịp xài gì thì sắp… hết, chưa kể đến chuyện mâu thuẫn vợ chồng/nội bộ gia đình, lấy thì giờ đâu mà đọc sách triết, mà càng đọc sách triết thì càng… nghèo, hì.. hì…, phải hôn các blogger?

Trước đây, học triết Tây, LB gặp phải từ ‘chủ nghĩa hiện sinh’, từ đó sinh ra chuyện sinh viên chả hiểu ‘hiện’ là gì? ‘sinh’ là gì?, mệt quá!... Theo cách hiểu thông thường ở quán cà phê hiện nay!!!, hiện sinh là xu thế đi vào cái tôi một tí (có thể cực đoan), ủy mị/‘vàng’ một tí, hư vô một tí, bi quan, bế tắc một tí hay nhiều tí… như kiểu của Nietzsche, Hemingway, Marquez… Thì ở đâu mà chả hiện sinh, ở đâu mà chả nói ‘đời là bể khổ’, ví dụ như Chế Lan Viên có lần thốt lên ‘Với tôi tất cả như vô nghĩa, tất cả không ngoài nghĩa khổ đau’, hay Trịnh Công Sơn chả nói là ‘cát bụi mệt nhoài’, ‘cuộc đời mỏi mệt’, hay ‘xin úp mặt bùi ngùi’... đó sao? 
Rồi học triết Mỹ, LB gặp phải từ ‘chủ nghĩa thực dụng’, từ đó sinh ra chuyện sinh viên chả hiểu ‘thực’ là gì? ‘dụng’ là gì?, mệt quá!... Nói nôm na, thực dụng là xu thế lấy thực tiễn/hiệu quả (có thể là lợi nhuận) làm thước đo cho mọi giá trị, ví dụ ‘khách hàng là thượng đế’… Thì ở đâu mà chả thực dụng, nếu không tin, sáng mai bạn xách cái giỏ đi chợ thì sẽ thấy dân ta đang thực dụng gấp… 10 lần dân Mỹ!
Việc đưa quá nhiều khái niệm trong triết học, việc sử dụng quá nhiều từ Hán-Việt mơ hồ/khó hiểu như: hiện sinh, thực dụng, tâm thức/cảm thức, bản ngã, siêu hình, hiện thực huyền ảo, phạm trù, hố thẳm, tha hóa, xã hội bất hủ, duy linh/duy ngã, thế giới quan, nhân sinh quan, vũ trụ quan, vô minh, cảm thức, thực chứng luận, hiện tượng luận, bản thể luận, ‘vô cực, thái cực, lưỡng nghi, tứ tượng, bát quái(*)’… đã và đang làm cho sinh viên rối trí, hơn là giúp các cháu yêu triết học. Ngoài ra, trong thế giới blog, có ai đó muốn chứng tỏ là y giỏi… triết học, mà đã có dấu hiệu tận dụng thái quá các câu của Whitman, Tagore, Khalil Gibran, Fletcher, Descartes, Shakepeare, Pascal, Pauxtopski... và sử dụng các thuật ngữ mơ hồ nói trên càng nhiều càng tốt!
A di thò phò, thiện tai, thiện tai!
2. Triết học nào cũng là triết
Đã lâu rồi, một hôm đứng trước lớp, đa số là bộ đội xuất ngũ, LB mới hỏi:
-Triết là gì?
Rồi LB hỏi tiếp:
-Kinh tế là gì?
Không có ai biết, và hiện nay cũng chả có sinh viên nào biết, thiệt.
Có nhất thiết phải dùng mấy từ như ‘thế giới quan, nhân sinh quan, vũ trụ quan’ hay ‘minh triết’ gì gì đó mới định nghĩa được triết học không? Có thể nói dễ hiểu ‘triết học là những suy nghiệm sâu sắc và có hệ thống’ được không? LB cho là tạm ổn, vì có nhiều người trong đời suy nghiệm được cái này cái nọ, nhưng không sâu sắc, mà nếu có sâu sắc thì cũng chỉ mô tả được ‘hột nút của cái áo, chứ không mô tả được toàn cái áo’, như vậy là chưa có hệ thống. Vì thế, những suy nghiệm của Trần Nhân Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ và gần đây là của Trịnh Công Sơn, Bùi Giáng, Phạm Công Thiện là rất sâu sắc, nhưng chưa phải là triết học.
Cách viết sách/entry triết trong thế giới blog là cứ lựa 1 hoặc vài chi tiết nào đó, rồi cố gắng ‘ép’ hay khái quát nó lên thành cái chung!, (chưa nói đến chuyện ‘ta đúng, địch sai’). Tại sao ta không làm ngược lại, từ cái chung rồi mới đi vào chi tiết?
Triết học nào cũng là triết, nó là sự phản ánh của con người trước thế giới, mà đã là sản phẩm của con người (trừ thánh) thì quy cho cùng là nó phải giống nhau, vì chả lẽ sự phản ánh vũ trụ của người Mỹ lại hoàn toàn khác với người Nga? Chả lẽ người Mỹ yêu đương lại hoàn toàn khác với người Anh? Chả lẽ người Mỹ đói bụng hoàn toàn khác với người Iraq hay Iran? Chả lẽ người Mỹ đau đầu hoàn toàn khác với người Tàu? Chả lẽ người Mỹ cần tiền hoàn toàn khác với người Nhật? Chả lẽ người Mỹ có khát vọng hoàn toàn khác với người Việt?…
Chân lý của loài người chỉ có một, không thể có chuyện môn phái A nói chân lý/thiên đàng là thế này, môn phái B nói là thế kia, môn phái C nói là thế nọ, nhưng các chân lý đó là hoàn toàn khác nhau!!!
Vậy triết học Mỹ - với tư cách là sản phẩm của con người - cũng không thoát khỏi chân lý chung của nhân loại.
3. Ba giai đoạn chính của triết học Mỹ
(Lưu ý là các thuật ngữ ‘in đậm’ dưới đây là do LB đặt)

-Vào thế kỷ 16, đầu tiên là người Tây Ban Nha, rồi người Pháp, Anh, Hà Lan… lần lượt sang định cư tại Mỹ… Thời 13 thuộc địa ban đầu của Vương quốc Anh, Washington là tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ, là người hùng của ‘cuộc cách mạng Mỹ’ (1775-1783), và đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng Hiến pháp Hoa Kỳ vào năm 1787... Trước đó, Jefferson là người đã soạn ra! ‘Tuyên ngôn độc lập’ (1776) để tách rời Mỹ khỏi Vương quốc Anh, và là tổng thống đời thứ 3 của Mỹ từ 1801-1809... Giai đoạn 1812 - 1848, có các cuộc chiến tranh Mỹ-Anh, Mỹ-Tây Ban Nha, Mỹ-Mexico... Rồi Lincoln là tổng thống thứ 16 của Mỹ, kẻ chiến thắng trong cuộc ‘nội chiến’ 1860-1865, người hùng trong việc giải phóng nô lệ ở Mỹ (Tuyên ngôn 1862), sau đó bị ám sát năm 1865… : Với một vùng đất rất mới và một môi trường hoàn toàn mới, dĩ nhiên phương thức đấu tranh, thích nghi, tồn tại và phát triển phải mới, từ đó ở ‘Mỹ’ đã sản sinh ra triết học mới hay triết học tồn tại.

-Thời đó, người Mỹ dần mở rộng lãnh thổ từ đông sang tây (về phía Thái Bình Dương), trong đó có việc mua vùng Alaska của Nga vào năm 1867, cộng với việc đánh chiếm đất đai của thổ dân (da đỏ) Mỹ kéo dài đến cuối thế kỷ 19 (xung đột chính vào năm 1890)… Rồi Mỹ thắng Tây Ban Nha năm 1898, rồi Hawaii, Puerto Rico, Guam và Philipphines lần lượt bị sát nhập vào Mỹ…: Dĩ nhiên thời kỳ này, triết học ban đầu phải biến đổi theo, tạm gọi là triết học hành động (có người gọi đó là chủ nghĩa thực dụng - Pragmatism, tuy nhiên, từ Hán-Việt này dường như không mô tả chính xác quá trình này, nếu đừng quá bám vào nghĩa đen, mà dịch là ‘năng động’ thì đúng hơn!)

-Rồi sự phát triển khoa học kỹ thuật ào ạt vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, cộng với ưu thế trong Thế chiến thứ nhất và Thế chiến thứ hai, đã đem lại cho Mỹ với vị trí là cường quốc số một trên thế giới cho đến nay: Lúc này, ai thắng là quan trọng, nên mới hình thành triết học hiệu quả, mà cho đến nay, từ hiệu quả (= effectiveness/efficiency) vẫn được người Mỹ giữ nguyên.
4. Lôi thôi triết học Mỹ
(Các blogger đừng đọc đoạn này nhé, chỉ trừ trường hợp tham khảo, vì LB không hề chủ trương hiểu thế giới bằng tư liệu, một thứ tiếp cận càng-xa-rời-chân-lý).

Triết học Mỹ có nguồn gốc từ thời cổ đại như Aristote, Platon, Socrate, đặc biệt là ‘luận lý học’ của Aristote, rồi thời phục hưng - cận - hiện đại như Bacon, Berkeley, Descartes, Freud, Hegel, Heidegger, Hồ Thích, Husserl, Kant, Krishnamurti, Jung, Marx, Mill, Moore, Nietzche, Russel, Satre, Schiller, Spinoza…, mà tại Mỹ:
-C. Peirce mở đầu với ‘chủ nghĩa duy thực dụng’ (Pragmaticism, 1870), trong đó ông đề cao chân lý tương đối (sự hoài nghi, chấp nhận sai lầm) và tính thực tiễn cho đại chúng, mà thậm chí ông còn gọi nó là ‘cash value’, tạm hiểu là giá trị có thể tính được bằng tiền, và ông phê phán chủ nghĩa duy lý (lý = chân lý trừu tượng, theo ông), nhưng không hẳn như thế, vì lý còn có nghĩa là lý tính/lý trí (NGLB).
-Rồi W. James kế thừa với ‘chủ nghĩa thực dụng’ (Pragmatism, 1898) mà đi đôi với việc phân tích cụ thể, ông còn cho rằng ‘thần linh’ cũng là một loại khát vọng, đặc biệt chính hay tà là phản ứng của con người trước tự nhiên.
-Rồi J. Dewey là người kế thừa tốt nhất với cái tên ‘chủ nghĩa kinh nghiệm tự nhiên’ (và ‘chủ nghĩa đa nguyên’: đề cao tự do, dân chủ) mà trong đó mọi sự vật, hiện tượng đều có tính thống nhất và tính liên tục.
-Rồi C. Lewis đề ra ‘chủ nghĩa thực dụng khái niệm’ (1920, sau đó là Carnap, Morris, Nagel, Quine), mà khái niệm là nền tảng cho việc xây dựng lý tính của con người.
-Đặc biệt là W. Quine (rồi Davidson, Kripke, hay Santayana) với ‘triết học phân tích cải tiến’, đề cao ‘chủ nghĩa tương đối’ (1951) mà rất có ảnh hưởng đến văn hóa Mỹ hiện đại. Rồi Kuhn (1962) hay Tillish đưa thêm khái niệm ‘niềm tin’ vào xã hội khoa học hay vào tự thân…
-Rồi A. Chomsky với triết học duy lý + tự nhiên tính, Shapere với lý tính, rồi R. Rorty (hay Putnam) lại đưa ra triết học thực tại luận/‘thích nghi’ mà lý trí của con người không phải là sự phản ánh đơn thuần từ vũ trụ/tấm gương (sau 1975)…

Tóm lại, LB cho đây chỉ là một thứ trò chơi chữ của mấy ông ngồi ở trong ‘thư viện’, chín người thì mười ý, các triết gia Mỹ cũng không ngoại lệ: hôm nay thì nhất trí, ngày mai lại phản đối, ngày mốt lại cải tiến, ngày kia đưa ra quan điểm khác, rồi ngày kỉa lại đồng ý với ban đầu - chuyện ‘cái trứng có trước hay con gà có trước’ vẫn luôn luôn tiếp diễn, tiến hóa mà!, híc…, trong khi đó, trên đời này chỉ có một thứ triết học mà thôi - đó là thực tại.
5. Cách hiểu ‘trực quan’ ngày nay
Dưới đây là các phiếu (moderator card) thu được từ các học viên lớn tuổi trong một khóa học, LB xin tạm dẫn ra 10 phiếu.
Người Mỹ có các loại triết lý sau đây:
1- Phiêu diêu (yêu tự do và không màng lắm đến danh lợi) thể hiện qua nhân vật Lucky Luke hay Tarzan(*)
2- Tình yêu nam nữ là vũ trụ thật của con người, thể hiện qua lời của nhạc sĩ Leo Sayer ‘I love you more than I can say’ (tạm hiểu: anh yêu em nhất trên cõi đời này)
3- Cuộc sống thực là vô nghĩa, thể hiện qua phát súng của Hemingway
4- Nỗ lực của con người là số ‘0’ trước thượng đế, thể hiện qua ‘ông lão đánh cá’, của Hemingway
5- Đời là… cục cức, thể hiện qua ‘ngài đại tá chờ thư’, của Marquez (Mỹ la-tin)
6- Sống hết mình cho thực tại, thể hiện qua ‘thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt’ của Jack London(*)
7- Bất tử từ cái chết, thể hiện qua ‘chiếc lá cuối cùng’ và lão họa sĩ già, của O. Henry
8- Chết là bất tử, thể hiện qua Steve Jobs
9- Số phận là ngẫu nhiên, thể hiện qua tác phẩm ‘Hàm cá mập’ của Peter Benchley
10- Tất cả mọi thứ triết học (võ thuật) đều là một, thể hiện qua Lý Tiểu Long…
Vậy cái nào là triết lý đặc trưng nhất của người Mỹ?
Đó là tự do: 1, 10
Đó là tình yêu nam nữ: 2
Đó là thực tại, theo mọi nghĩa: 3, 5, 6, 9
Đó là khát vọng: 4, 7, 8…
Rồi các học viên kết luận: ‘Triết học Mỹ là một thứ chủ nghĩa duy lý mà lấy thực tại làm nền tảng’.
6. Sự ‘tự-khám-phá’
Chắc có người nói rằng LB đang ‘nói xàm’, hì…, nhưng tiếc thay, trong các lần đào tạo, các thầy không bao giờ nói dài dòng về triết học, mà chỉ đưa ra một số ví dụ thực tế, hướng dẫn các học viên tự kết luận là nó có ý nghĩa như thế nào, rồi viết thành bài giảng…

Điều mà các các học viên kết luận - triết học Mỹ có tính ‘duy lý mà lấy thực tại làm nền tảng’ nói trên - là không trái với quan điểm của Chomsky về triết học duy lý + tự nhiên tính, và của Lewis về ‘khái quát hóa kinh nghiệm’ (excellent!), nhưng dù là duy lý hay phi duy lý, đối với cặp mắt của Lá Bàng, cuối cùng nó cũng đi về duy lý, vì mục tiêu tối hậu của triết là hướng dẫn con người đi đến ‘chân, thiện, mỹ’.

Cuối cùng, người Mỹ/phương Tây rất đồng ý với sự ‘tự-khám-phá’ và rất xa lạ với các loại lý thuyết viễn vông/sách vở. Khác với một thế giới đầy ‘cảm tính’ hay đầy ‘cái tôi’ của một thứ triết lý truyền thống hay cổ điển nào đó, họ lấy lý tính làm cơ sở, và dù thực tại có như thế nào đi nữa thì họ cũng sống, chết, nuôi khát vọng, yêu và có thể đau khổ vì yêu, mà không lấy tương lai hư ảo làm món mồi nhử để ta làm con cá ở hiện tại. HẾT.
--------------------
1. Chú thích:
(*) ‘lưỡng nghi, tứ tượng, bát quái’:
-Vô cực: Trước Thái cực là Vô cực, còn được gọi là hư vô, vô vi hay chân không (vacuum), là trạng thái tiên thiên của vật chất. Có thể hình dung ‘Vô cực’ như trạng thái trước vụ nổ ‘big-bang’ trong vật lý vậy.
-Thái cực được xem như là thuở ban đầu/uyên nguyên của vũ trụ vạn vật. Có thể hình dung như trạng thái sau vụ nổ ‘big-bang’ trong vật lý vậy, lúc đó vũ trụ đang ở trong trạng thái hỗn mang (chaos).
-Lưỡng nghi là Dương và Âm, trong đó Dương được biểu diễn bằng 1 vạch (‘nghi’ hay ‘hào’) liên tục (-), còn âm được biểu diễn bằng 1 vạch gián đoạn (- -).
-Tứ tượng là Thái dương, Thiếu dương, Thiếu âm và Thái âm, bằng cách chồng 2 vạch lên nhau (=22).
-Bát quái là 8 quẻ đơn (‘kinh quái’) gồm là Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn và Khôn, bằng cách chồng thêm 1 vạch âm hoặc dương lên trên nữa. 
(*) Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt. Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm… (I would rather that my spark should burn out in a brilliant blaze than it should be stifled by dry rot - Thơ Jack London, Xuân Diệu dịch).
(*) Lucky Luke: là tác phẩm bằng tranh của Réné Goscinny, lấy bối cảnh tại miền Tây nước Mỹ.
(*) Tarzan (tác-dăng) là người rừng, sau này gặp và yêu một cô gái nhà giàu..., cuối cùng 2 người trở lại sống với rừng và sinh đẻ con cái...