Thứ Sáu, 21 tháng 1, 2022

1521. Dân Việt là dân... ‘Tàu dạt’, hahaha: đồ điên!

Bài này còn có tên là ‘Rê Thứ cái thèn cha Nghiễn Đút Xen’...

Trước tiên, ta hãy nắm khái niệm ‘chủ tử’ là gì? Bên Tàu hay có khái niệm ‘chủ tử’ (boss/employer) và ‘nô tài’ (servant/employee)..., ví dụ Triệu Minh thấy Tiểu Siêu đeo cái bông tai mà mình đã tặng cho Trương Vô Kỵ nên nổi ghen, bèn bảo Bát tí thần kiếm Phương Đông Bạch: ‘Chém đứt hai tay của nó cho ta!’, họ Phương cầm Ỷ thiên kiếm, tiến lên, nói với họ Trương: ‘Giáo chủ! Chủ nhân ta ra lịnh ta chặt đứt hai tay của các hạ!’, Chu Điên cười ha hả, nói: ‘Tay của ngươi thì ngươi cứ chặt, sao lại đòi chặt tay của Giáo chủ ta?’, họ Phương buồn bã nói: ‘Ngươi nói đúng, nhưng ta chưa vội lắm’..., hahaha...
Rộng hơn, người Tàu, Nhật... thường có những sát thủ, điệp viên, tình báo, thậm chí những nhân vật có địa vị cao trong xã hội... phải chịu sự chỉ đạo của một ‘ông chủ ngầm’ (deep employer, thường đeo mặt nạ) của một thế lực ngầm nào đó, những ‘nô tài’ này phải phục tùng mệnh lệnh của ‘chủ tử’, nếu không có thể bị loại/xử chết...
Rộng hơn nữa, bên Anh có ‘Điệp viên 007’ phải chấp hành lệnh mật của thủ lĩnh tổ chức MI6 và thủ tướng..., bên Mỹ thì họ phải chấp hành mệnh lệnh của các ‘thế lực ngầm’ (deep states) mà có thể là các bố già, các thượng nghị sĩ, tổng thống hay tỉ phú Mỹ...
Nhiều người Việt, vì ‘danh’, ‘lợi’, vì ‘nghiện Tàu’ hay bị ‘Hán hóa’ gì gì đó... nên đã và đang vô tình hay cố ý, trực tiếp hay gián tiếp tự nguyện làm ‘nô tài’ cho ‘chủ tử Tàu’, không chỉ từ thời Ngô Quyền với cả bãi ‘Thứ tư nghỉnh cu’ được liên tục tải vào đầu dân Việt, mà nay còn có (những) tên nô tài nào đó sau ‘Chiến tranh biên giới Việt Lạ 1979-1989’ đã cho in ngay cuốn sách ca tụng tên ‘Đặng Tiểu Vô Bình - một trí tệ siêu vịt... quay Bắc Kinh'..., hay ngay hiện nay có một tên không làm bên ngành ngoại giao mà làm bên y tế đã.. khúm núm gởi lời chúc. mừng ‘72 năm ngày Kết nghĩa Vườn Đào Việt-Lạ’ (theo vietgiaitri-com), hahaha...
...Và ngay hiện nay, tên Nguyễn Việt Á Khẩu ‘khi đại dịch hoành hành, mua kít Tàu giá 21.560 đ/bộ, bán cho dân Việt Nam giá ‘cắt cổ’ (470.000đ) là TỘI ÁC ‘trời không dung, đất không tha’! (fb Trương Văn Khoa), híc.. híc...
Và ‘kit test’ là hàng gì? Hàng Tàu, mà chúng bô bô cái mồm rủ nhau bảo là hàng Việt!!!..., và nàng Katharine Bui đã đăng stt: 'Ủa thế là cuối cùng quay đi quẩn lại vẫn là cả nước nhập hàng Tàu xong về chăn nhau à???', hahaha...
*
Ý tôi muốn nói gì? Từ vụ ‘Việt Á’, không khó để suy ra rằng bọn ‘nô tài Việt’ đã ‘bê nguyên’ lịch sử Tàu rồi thêm mắm thêm muối, thêm ra thêm vào, thêm tới thêm lui... để biến thành lịch sử Việt Nam!!!
1. Khoảng cách từ Hà Nội đến nước Việt Câu Tiễn (Bắc Chiết Giang, Thượng Hải) bằng chiều dài của Việt Nam (xem bản đồ thế giới), đại để là khoảng 3200 - 3300 km (đường bờ biển), nhưng đó là tính bằng đường gần thẳng (đường cong lớn), còn nếu đi bằng đường bộ đi vòng vèo thì phải mất gấp đôi, gấp ba, vd kc từ Ban Mê đến Sài Gòn theo đường chim bay là khoảng 150km, nhưng đường bộ là 350km...
Vào thời Ngô-Việt hay Hán-Sở thì người Việt (Câu Tiễn) hay người Hán mà muốn ‘băng rừng, lội suối, trèo non’ đến Việt Nam (Kẻ Chợ (Hà Nội) hay đèo Ba Dọi (Ninh Bình-Thanh Hóa) thì - theo một số học giả - phải vượt qua một quãng đường xa ‘vạn dặm’, mà người Tàu cách đây 2500 năm chả.. ngu gì mà dẫn cả bầy ông bà, con cháu, chắt, chút, chít đi cả ’10-15.000 cây số' để đến.. ‘thiên đường Giao Chỉ’ để làm cái.. mả mẹ gì!
Thật vậy, từ ‘Phong thần diễn nghĩa’, ‘Đông Chu liệt quốc’, ‘Hán Sở tranh hùng’, ‘Tam quốc chí’ đến ‘Lộc Đỉnh ký’, ‘Phong Nhũ phì đồn'..., tức từ thời nhà Thương đến thời Mao, Tập, sách vở của người Tàu (dường như) không hề mô tả có một cuộc ‘di dân đến Giao Chỉ’ như vậy!
Cụ thể hơn, bọn Bao Chủng, Công Tôn Sách, Vương Triều, Mã Hán, Trương Long, Triệu Hổ... đều từ các tỉnh vùng quê ‘di dân’ đến Khai Phong Phủ và chết luôn ở đó..., 108 vị anh hùng hảo hán Lương Sơn Bạc và gia quyến của họ đều rủ nhau tụ nghĩa ở huyện Lương Sơn, tỉnh Sơn Đông: đéo.. có thằng Tàu nào ‘di dân’ qua Giao Chỉ cả!... Hơn nữa, với câu ‘hồ tử thú khâu’, người Tàu có chết thì chết ở nước Tàu, còn nếu rời khỏi nước Tàu đến đâu thì họ chọn đó làm quê hương và bị đồng hóa ngay ở đó.
2. Các ví dụ trong lịch sử như quân đội Mông Cổ tràn ngập Trung Nguyên hơn trăm năm, nhưng sau đó phải rút hết về ‘Ngoại Mông’...; Nhật đô hộ Tàu (bắt đầu từ Mãn Châu, 1931-1945) nhưng cuối Thế hiến 2 thì lính Nhật không có ở lại Tàu...; tương tự, quân đội Pháp, Mỹ, Tàu (Chiến tranh biên giới 1979-1989) sau chiến tranh thì không ở lại VN, quân đội Liên Xô ở Afghanistan hay quân đội Việt Nam ở Campuchia khoảng 10 năm thì rút hết về nước...
Vì vậy, quân đội Tàu - chiếm tỉ lệ rất ít so với dân số ‘An Nam xưa’ - đến VN có thời hạn rồi về nước vì được thay thế bởi nhóm lính khác theo luật, nên họ cũng không thuộc loại ‘di dân’ nói trên...
3. Người VN từ xưa (cách đây khoảng 3-4.500 năm, thời nhà Ân) thường gọi là ‘Thánh Gióng’, chữ ‘Thánh’ đứng trước, còn Tàu thì nói Tề Thiên Đại Thánh, Nhị Lang Hiển Thánh, Côn Lôn Tam Thánh, Kiếm Thánh, chữ ‘Thánh’ đứng sau..., ngoài ra, từ ngàn xưa, ta đã có ‘Sự tích trầu cau’, nhưng ‘trầu’ tiếng Hán là ‘phù lâu’, ‘cau’ là ‘tân lang’...: phần nào chứng tỏ có tồn tại một nền văn hóa Việt mà không ‘tương đồng’ với văn hóa Tàu!
4. Rất cụ thể, tỉnh Daklak có khoảng 2 triệu dân, trong đó dân tộc tại chỗ Ê-đê có khoảng 300.000 người = chiếm tỉ lệ 3/20 hay 1,5/10 tức 15%, nhưng (gầu như) dân Ban Mê Thuột toàn nói tiếng Kinh (tiếng Việt; ngày xưa, từ ‘Kinh’ dùng để gọi người ‘đồng bằng’ để phân biệt với ‘Thượng’, chứ hoàn toàn không phải là DTTS Kinh ở Quảng Tây bên Tàu!)...
Nhân tiện, các sách Tàu nói trên (‘Đông Chu liệt quốc’, ‘Hán Sở tranh hùng’, ‘Tam quốc chí’, ‘Thuyết Đường’, ‘Bao Thanh Thiên’, ‘Thiên long bát bộ’, ‘Thủy hử’, ‘Bích Huyết Kiếm’, ‘Lục Tiểu Phụng’, ‘Lộc Đỉnh ký’...) ít nhiều có nhắc đến vụ ‘bị đày đi biệt xứ, đày xa ngàn dặm’ của các phạm nhân được coi như là ‘tử tù’ của Tàu, riêng các tử tù này sang An Nam thì đa số bị chết mất xác, số ít còn lại nếu may mắn còn sống sót thì bị đồng hóa thành dân Việt...
Vân vân... Qua đó cho thấy dân tộc Việt đã tồn tại và đã ở đất ‘Việt’ từ thuở hồng hoang đến nay, và nếu người Việt là người Tàu - chiếm đa số - thì theo ví dụ ‘Daklak’ nói trên, thì 97,5 triệu dân ta nay đều nói tiếng... Tàu hết trơn!..., mà có một thực tế lịch sử là - do nền ‘văn hóa cộng đồng’ của Việt có tính trội hơn văn hóa Tàu, nên khi người Tàu sang Việt Nam thì một thời gian sau sẽ bị đồng hóa thành người Việt.
*
Có 14 nước giáp giới với Tàu (Triều Tiên, Nga, Mông Cổ, Kazakhtan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Myanmar, Lào và Việt Nam), thế thì tại sao phải.. bắt người Tàu ‘di dân’ sang chỉ có Việt Nam?
Có 14 nước giáp giới với Tàu, thế thì tại sao phải bắt VN phải có ‘văn hóa tương đồng’ với Tàu? Lào, Myanmar, Ấn Độ thì sao?, Ấn Độ - giáp giới Tàu 3.380 km - có ‘văn hóa tương cmn đồng’ với Tàu không?, Tàu có giỏi thì nhào vô, cướp đất Ấn Độ đi!, nó sẽ cho răng đi phần răng, môi đi phần môi!, kkk...
Và nói đến người đẹp đỉnh đỉnh đại danh thế giới thì có nữ hoàng Cleopatra, Marilyn Monroe, người đẹp đẳng cấp Việt Nam như Bà Trưng, Bà Triệu, thái hậu Dương Vân Nga, nguyên phi Ỷ Lan, công chúa Huyền Trân/Ngọc Hân hay hoàng hậu Nam Phương..., hà cớ gì mà suốt đời mần thơ ca tụng Tây Thi của Tàu, hay là vì... Háng... Tây Thi, à quên, Háng Tàu... sơm!
H...ết.
*Hình 1: Quan Âm Tàu (Tây du ký)
*Hình 2: Quan Âm Việt Nam, tượng bị buôn sang Pháp thời Pháp thuộc, trưng bày ở Bảo tàng Guimet, Paris.
*Bài đọc thêm: Không chỉ lịch sử xưa, mà ngay hiện nay còn xuất hiện ‘nước Lạ’, ‘nước Ngoài’, nay chả biết sao người ta lại cố ý xóa bỏ tên nước Chàm hay Champa, chắc đó là ý của bọn.. Lạ chăng!:
...Một đoạn trong Chương I Vùng Đất Mới... Trong bản gốc Anh ngữ, cô Li Tana viết đủ các tên Chams / Champa / Amravati / Vijaya / Panduranga / Kauthara lẫn về bia ký Chàm, ấy vậy mà vô sách dịch của ông Nguyễn Nghị và NXB Trẻ, các tên này đã bị cắt xén /xóa và bỏ đi hết tất cả, và chỉ để lại một thứ ngôn ngữ dịch linh tinh lang tang "vương quốc cũ" nào đấy. Và đáng sợ hơn.., khi viết về người Chàm đã xua đuổi người Mọi như thế nào..., người ta lại cho phép dịch rõ ràng (là Chám):
Chương I Vùng Đất Mới
.Bản dịch Việt ngữ của ông Nguyễn Nghị:
Vùng đất mới đối với người Việt Nam này chủ yếu là một dải đất dài và hẹp, nằm giữa núi và biển. Địa hình của vùng đất này có hai đặc điểm: thứ nhất là dãy Trường Sơn, phủ đầy rừng rậm, chạy suốt chiều dài của nước này, và càng xuống phía nam càng thấp dần. Thứ hai là dãy núi đã bị nhiều con sông nước chảy mạnh và mũi núi cắt ngang làm thành một số lưu vực nhỏ và hẹp, ít gắn với nhau về mặt địa lý. Xét về mặt hình thể, VƯƠNG QUỐC CŨ được thiết lập trên vùng đất này có vẻ như bao gồm một số vùng định cư biệt lập với nhau, được cho thấy qua sự tập hợp các di tích cổ tại các thung lũng không có đường thông thương với nhau. Bộ sách Chư phiên chí của một nhà du lịch người Trung Hoa vào thế kỷ 13 cũng gợi cho người ta nghĩ như thế. Trong quyển một của bộ sách này, vương quốc này được tả là có 11 quốc gia chư hầu, nhưng đúng hơn, phải hiểu là 11 vùng định cư biệt lập nhau. Và do đó, điều làm chúng ta ngạc nhiên là họ Nguyễn đã tìm được cách thiết lập và duy trì được một quốc gia thống nhất trong nhiều thế kỷ trên cái “vùng đất rời rạc nhất thế giới” ấy, như Gourou sau này nhận định.
Vùng đất mới này có thể được chia thành ba vùng tự nhiên khác nhau. Hai vùng đầu có những diện tích tương đối rộng thích hợp với nông nghiệp. Vùng thứ nhất, ngày nay là Quảng Nam, là một đồng bằng phì nhiêu, khoảng 1.800 cây số vuông. Nước do sông Thu Bồn và nhiều nhánh của con sông này cung cấp. Vùng thứ hai tương ứng với đồng bằng Bình Định trù phú ngày nay, có diện tích là 1.550 cây số vuông, có hai dãy núi khác nhau bao quanh. Hai thung lũng của vùng đất này sử dụng nước của hai con sông Đà Rằng và Lai Giang. Vùng thứ ba gồm ba thung lũng thông thương với nhau một cách dễ dàng, một vùng khác biệt, các sách của Trung Hoa được viết trong thời kỳ từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 10 coi đây như là một quốc gia riêng biệt.
Đèo Hải Vân nằm giữa Huế và Đà Nẵng tạo thành một lằn ranh khí hậu: ... Trường hợp đầu tiên có lẽ là trường hợp các dân tộc được gọi là Mọi. Họ bị người CHĂM xua đuổi khỏi đồng bằng. Kế đó đến lượt một số đông người Chăm. Họ phải rút lên đây trước sức ép của người Việt.
*Bản gốc tiếng Anh:
For much of its history, this new land was inhabited by Chams. Champa, essentially a long, narrow strip of territory, situated between the mountains and the sea, had two distinguishing characteristics. First, the Truong Son mountains (or the Annam Chain) with their rich forest cover, ran the whole length of the country, gradually declining in height from north to south. Second, the mountains were divided horizontally by several fast moving rivers and numerous spurs of the Chain. The land formed a number of narrow basins, with little geographical continuity. Physically the whole kingdom appears to have consisted of a number of isolated settlements, as suggested by the grouping of ancient monuments in different valleys without any connecting link between one another. Zhu Fan Zhi. a Chinese traveller’s book of the 13th century, supports this. In volume one it describes Champa as having 11 vassal states, which would be best understood as separate settlements. It is amazing that the Nguyen ever managed to establish a unified state for several centuries, in "the world’s least coherent territory", as Gourou later put it.
In fact, districts of Champa mentioned in the Cham inscriptions appear to be the main natural divisions of the country. They were Amravati, Vijaya, and Panduranga.
The first two contained relatively large areas suitable for cultivation. Amravati, present day Quang Nam, features a rich plain of almost 1,800 sq.km, watered by the Song Thu Bon (the "Great River" in Cham inscriptions) and its several tributaries. Vijaya, in central Champa, corresponds to the bountiful Binh Dinh plain, with a total area of 1,550 sq.km. It is bounded by two distinct mountain ranges, with two valleys watered by the rivers Song Da Rang and Song Lai
Giang. The third, Panduranga, represents the southern part of the country. It consists of three valleys which are easily accessible from one another. It was perhaps for this reason that it contained Kauthara (today's Nha Trang area), a different region, or even a state according to the Chinese books written from the 8th century to the 10th century.
The Hai Van Pass in between Hue and Da Nang forms a climate frontier: ... This happened first to the so-called Moi peoples, driven inland by the Cham; and then to many of the Cham who retreated there under pressure from the Vietnamese. (Việt ngữ tạm dịch Google Translate + Brian Wu) https://www.facebook.com/search/top/?q=nh%E1%BB%AFng%20%C3%BD%20ki%E1%BA%BFn%20%C4%91%E1%BB%99c%20gi%E1%BA%A3%20c%E1%BB%A7a%20brian%20wu.

Thứ Tư, 19 tháng 1, 2022

1520. GIẬN!

Hoàng Sa khi lớn ta mới biết
(Bởi) Vó ngựa giang hồ chẳng liếc quanh*
Năm nao uống rượu Hoàng Sa quán
Bỗng giận cành hông lũ cướp nhà
*Tôi cả đời đi làm, không màng thế sự. Năm 2009 đi nhậu ở một quán nhậu trên đường Hoàng Sa (Sài Gòn), biết chuyện, tôi nổi giận đùng đùng.
Dưới đây là bài thơ của Nguyenphong Bui
HOÀNG SA NGẬM NGÙI
.Mấy trăm hải lý chồm lưng sóng
Heo hút xa xăm đảo mấy hòn
Bọt trắng bay bay trời nối đất
Ầm ầm sóng dội gọi hồng hoang
.Hồn bay quanh quẩn đâu mộ gió
Thăm thẳm trời mây cảnh hoang tàn
Lý Sơn* gần nhất còn xa lắm
Hồn gọi hồn nhau mộng dở dang
.Côi cút mong manh đời lính thú
Thuyền con sóng đập đảo mịt mờ
Lạnh ngắt, hoang vu quỷ thần sợ
Hoả mai ướt sủng tự bao giờ
.Phân chim trắng xoá tràn mặt đất
Ngập ngụa bước chân lính lưu đồn
Văng vẳng lời kinh chiêu hồn nước
Một bước xuống thuyền nặng nước non
.Lý Sơn không hẹn ngày gặp lại
Hoàng Sa mờ mịt gửi đời trai
Phép nước vua ban nào dám cãi
Sóng vỗ, trăng đưa, gió ngậm ngùi
.Hoàng Sa một dải… người phơi xác
Cột mốc biên cương lặng khóc thầm
Không gian quạnh quẽ gió gầm rú
Hồn buồn u uẩn suốt trăm năm
.Hoàng Sa máu loang đầy mặt đất
Mồ con hoang lạnh… cỏ không màng
Đảo xa giãy giụa hồn hoá chật
Vật vờ than khóc não nùng trăng.
*Lính thú Hoàng Sa hầu hết được tuyển ở đảo Lý Sơn.
Về địa lý: Gần HS nhất. Dân cư dày dạn sóng nước gắn bó và có truyền thống lâu đời với HS. (Nguyenphong Bui)
*Hình: fb Nguyenphong Bui
Có thể là hình ảnh về 3 người và văn bản

Thứ Ba, 18 tháng 1, 2022

1519. Gọi ‘Hán Việt’ hay ‘Ải Nam Quan’... là sai!

Ngồi quán cà phê, tôi hát:
-Mỗi khi xuân về làm hồng môi em/Nắng xuân rơi đầy chiều vàng rực rỡ/Đến bên em ngồi, thì thầm khẽ hát/Câu tình yêu, ơi chiều xuân... (Chiều xuân, Ngọc Châu), rồi:
-Băng qua rừng chiều nắng nghiêng đồi thông chới với/Suối hát quân đi năm tháng sống vui chân trời... (Đường chiều, Dương Minh Ninh)
*Chiều xuân, trình bày Kim Ngân: https://www.youtube.com/watch?v=KrIXI7RQuZE
Đây gọi là ‘TRI TÂN, ÔN CỐ’, chớ làm ngược lại!
1
Trên thế giới, người ta đã có cuốn ‘Người Tàu xấu xí’ hay ‘Người Nhật xấu xí’ gì gì đó..., thế mà ta vẫn chưa có cuốn ‘Người Việt... bảo thủ’!, hahaha...
Một cách tương đối, ‘tiếng’ khác với ‘chữ’, vì ‘chữ’ là ký hiệu của ‘tiếng’, và do đó có thể có nhiều cách ‘ký hiệu’, mà ký hiệu ‘Hán’ chỉ là một trong số đó, chớ có đề cao!...
Vd như ta thường có các lối viết tắt như ‘đgl’, ‘hs’, ‘ax’, ‘đh’, ‘tf’, ‘th’, ‘pt’, ‘tc’, ‘min’, max’ (được gọi là, hàm số, ánh xạ, đạo hàm, tích phân, tập hợp, phần tử/phương trình, tiệm cận, cực tiểu, cực đại)... là các từ tốc ký trong ngôn ngữ toán học, mà ta không thể gọi đó là tiếng ‘Toán Việt’, ‘Hy Lạp Việt/La Mã Việt’, ‘Pháp Việt’ hay ‘Anh Việt’ được!...
Tương tự cho cách gọi ‘Hán Việt’ mà đúng ra phải gọi là ‘VIỆT HÁN’ - tức một số từ trong tiếng Việt có gốc Hán, chiếm tỉ lệ 25,3%*, còn trong tiếng Nhật nay chỉ còn giữ lại khoảng 2000 từ Hán, tỉ lệ không đáng kể...
2
Theo cách gọi ‘Hán Việt’ thì chả lẽ:
.‘búm bùm’, ’ai lớp du’, ‘Đỗ Nam Trung/Đô Năm Trăm’, ‘Bảy Đèn’... gọi là tiếng... Mỹ Việt sao!!!
.‘xì líp’, ‘xú chiên’, ‘mẹc xi bú cu’... gọi là tiếng... Pháp Việt sao!!!
.‘Bát Canh Hẹ’ (nữ tổng thống Hàn Quốc), ’Kim Giống.. Ủn’, ‘Chim Đang Sung’ (Kim Don Sun)... gọi là tiếng... Hàn Việt sao!!!
‘Xổm Cặc’ (đồng chí Xổm Kặc đến thăm Việt Nam 2017, wiki)... gọi là tiếng... Lào Việt sao!!!
.‘Cu ba’ (ngày xưa tôi ở... cu ba) gọi là tiếng... Cuba Việt sao!
.‘cmn’, ‘sml’, ‘ccc’... gọi là tiếng... Facebook Việt sao!!!
.’CHO LON’ (Made in Cho Lon)... gọi là tiếng... Cho Lon Việt sao!...
Hahaha...
3
CON ĐƯỜNG THIÊN LÝ BẮC NAM
Con đường thiên lý Bắc Nam
Khởi đầu từ Ải Nam Quan biên phòng
Đó là ‘Ải Bắc’* Lạng Sơn
Ta gọi ‘Pha Lũy’*, ngăn phường Hán xâm
Đường xuôi qua Ải Chi Lăng
Nơi còn dấu Quỷ... Môn Quan kinh hoàng
...Tiếp theo là tỉnh Bắc Giang
Bắc Ninh nối tới kinh thành Thăng Long.
Ngàn năm văn vật, sử hùng
Hà Nội, Lãng Bạc*, Hồ Gươm, Bắc Thành*
Núi Nùng*, Sông Nhị thênh thang
'Dấu xưa xe ngựa', đoạn tràng liễu xanh
...Phủ Lý thuộc tỉnh Hà Nam
Hoa Lư: Bộ Lĩnh, Lê Hoàn đóng đô
Ninh Bình, tên gọi bây giờ
Qua đèo Tam Điệp, nghe hò miền Trung
Chốn xưa Nguyễn Huệ dừng chân
Sĩ Nghị mất vía, Mãn Thanh tan hàng
...Ấy đèo Ba Dội* dân gian
Xuân Hương nổi tiếng ‘chồn chân vẫn trèo!’
Xuôi về mảnh đất dân nghèo,
Đây Thanh, Nghệ, Tĩnh sáo diều nghìn năm
Địa linh, nhân kiệt hiền nhân
Châu Hoan, Châu Ái, Cửu Chân một thời.
...Đèo Ngang dừng bước chơi vơi
Thanh Quan nhớ nước, riêng tôi nhớ nhà!
‘Hoành Sơn một dải’ phương xa
Nguyễn Hoàng mở cõi sơn hà Đại Nam*
Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên
‘Nước non ngàn dậm’, chuyện tình nhớ chăng?
Đời Trần, công chúa Huyền Trân
Miệng hoa, mắt biếc tài hơn anh hùng!
...Hải Vân ‘mây biển’ hiểm hung
Đèo cao, núi thẳm - sóng thần, hang dơi!
Thở ra… Đà Nẵng đây rồi!
Tam Kỳ, Quảng Ngãi, một trời Quy Nhơn!
Đèo nào tên gọi Cù Mông?
Bước qua ái ngại, sợ không yên bình
Tuy Hoà thuộc tỉnh Phú Yên
Ráng lên! Đèo Cả, ngả nghiêng sợ gì!
Nha Trang cát trắng xuân thì
Mắt như ngọc bích, ngày về long lanh
...Phan Rang, Phan Thiết, biển xanh…
Ninh Thuận, Bình Thuận tỉnh thành ngày nay.
Xuân Lộc đúng tỉnh Đồng Nai!
Long Khánh, Thống Nhất chạy dài Trảng Bom
Biên Hòa rồi tới Bình Dương
Nhớ đường Xa Lộ thân thương Sài Gòn!
Thủ đô hòn ngọc Viễn Đông
Một thời hoa mộng, trông mong hẹn hò
Thương ai khắc khoải đợi chờ
Người đi vá mảnh cơ đồ… về chưa?
...Tân An ghé bến Mỹ Tho
Uống ly nước mía, chờ đò Vĩnh Long
Cần Thơ đợi ‘bắc’ qua sông
Nay cầu treo đã vượt dòng Hậu Giang
Sóc Trăng phố biển rộn ràng
Bạc Liêu góp mặt đồng bằng Cửu Long
Con đường thiên lý xa xăm
Cà Mau là chặng cuối cùng đó anh!
(Vương Sinh, đăng trên trang web hungsuviet-us)
Xưa, ông bà ta gọi là ‘Ải Bắc’ hay ‘Cửa Pha Dữ/Pha Lũy’, chỉ có bọn... ‘Đm’ nào đó nóng.. dấy lên gọi cái ải ở tuốt phía Bắc của Việt Nam là.. Ải NAM cmn Quan!!!, hahaha...
Tương tự, rất dễ hiểu, tất nhiên Tôn Ngộ Không không thể bị đè ở núi Ngũ Hành Sơn ở... Đà Nẵng được!, như một tay ‘nghiện... Háng Tàu’ nào đó đã nói 'có'!!!
...’Đm Bùi Hiền’ là lời bình của fbker Thai Vu, vì không hiểu ‘Đm’ là... gì nên tôi tưởng là ‘Dm’ tức là... Rê Thứ, kkk...
H...ết.
---
Chú dẫn:
*Hình: Tết nay anh không thèm.. vú sữa!, kkk
1. Ải Bắc Quan, hay Ải Bắc, tiếng Việt gọi là CỬA PHA-LŨY. Quyển "Phương Ðình Dư địa chí" của Nguyễn Văn Siêu ghi: "Cửa hay ải Nam-Quan, đời Hậu-Lê trở về trước gọi là cửa Pha-Lũy (hay Pha-Dữ), ở về phía bắc châu Văn-Uyên, trấn Lạng-Sơn. Từ châu Bằng-Tường (tỉnh Quảng-Tây) bên Tàu muốn vào nước An-Nam phải qua cửa quan này". (wiki)–
2. Đèo Ba Dội, hay Đèo Ba Dọi, một tên gọi ‘dân gian’ khác của Đèo Tam Điệp, đoạn tiếp giáp giữa Ninh Bình và Thanh Hóa, nay đã có đường hầm... Lãng Bạc, núi Nùng, Bắc Thành: Lãng Bạc là nơi Hai Bà Trưng đánh quân Mã Viện nhiều trận kịch liệt... Núi Nùng (núi Long Đỗ) nằm ở trong thành cổ Hà Nội... Vua Quang Trung (1788-1792) đổi tên thành Thăng Long là Bắc Thành, vua có công đánh thắng quân Mãn Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy, xác giặc chất thành gò (gò Đống Đa)... (hungsuviet-us)
3. ‘Hán Việt’ chỉ chiếm tỉ lệ trên dưới 25%: Cuốn Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (tái bản năm 2006), tác giả cho biết: Trong số 32.924 mục từ của Từ điển có 12.910 mục là từ Hán-Việt, tỷ lệ khoảng 39,2% (luocsutocviet-com)... Công trình của viện nhân chủng và tiến hóa Max Planck (2009) tiến hành tìm từ gốc, từ vay mượn trong 1000-2000 từ vựng cốt lõi của 41 ngôn ngữ trên thế giới cho thấy một kết quả khác với các nghiên cứu trên. Trong 1477 từ tiếng Việt thường dùng chỉ có... 25,3% từ vay mượn từ tiếng ‘Tàu’, 1,2% từ vay mượn Pháp, 0,5% Proto-Tai, 0,3% Anh... (Phần nghiên cứu về tiếng Việt do GS Mark J. Alves chủ trì. Cơ sở dữ liệu của nghiên cứu có thể tra cứu trực tuyến tại: https://wold.clld.org/vocabulary/24).
Có thể là hình ảnh về 1 người, trái cây và ngoài trời

Thứ Hai, 17 tháng 1, 2022

1518. Có hơn 800.000 từ tiếng Việt!

-‘Cuộc đời này kỳ diệu ở chỗ ta không biết điều gì sẽ xảy ra vào ngày mai’ (triết lý Nhật)
-Kẻ tự biết rằng mình không hiểu biết sẽ hiểu biết gấp... nhiều lần! (Khuyết danh)
---
1
Vừa rồi tôi có.. tìm hiểu thêm về cuốn Từ điển Oxford mới.. giật mình khi biết (từ giới học giả Mỹ...) rằng:
.một ngôn ngữ (của một dân tộc chẳng hạn) có khoảng 800.000 từ, còn nói khoảng 300.000 từ gì gì đó (Từ điển Oxford hiện nay) thì chỉ là các từ phổ thông thôi,
.vì vậy nói từ Việt Hán (được Việt hoá) chiếm khoảng.. 60-70% trong số.. 800.000 từ Việt dường như cần được xem lại!
(Lời bình của tôi đăng trên fb Matthew NChuong)
2
TA ĐI
.Ta đi giữa mùa xuân Bắc Mỹ
"Tình Anh Bán Chiếu" hát vang trời
Nhớ "Cô bán trầu xanh" phận bạc
Ngậm ngùi mang tình phụ ra phơi
.Ta đi chân lạnh 5 độ âm
Tai nghe thổn thức lá thì thầm
Mặt trời lên ấm tràn nắng, gió
Vẫn nghe tận hồn lạnh căm căm
.Ta đi thơ thẩn vào thôn xóm
Hàng cây trụi lá đứng chơ vơ
Nhà ai hiu hắt trong sương sớm
Ta chiếc thuyền con lạc bến bờ
.Ta đi trong gió... đi vào nắng
Chân bước vào thênh lặng mênh mông
Chiều xuân Bắc Mỹ thanh bình quá
Một thoáng quê hương cứa vào lòng
.Ta vào Oaks Mall tìm cà phê
Hương cà phê Mỹ cháy đam mê
Starbucks vừa ngon... vừa xa lạ
Cố dỗ̉ cho mình một giấc mơ...
Kỷ niệm trùng trùng mà hư ảo
Thương bến sông xưa vắng bóng đò...
Các bạn hãy đếm có bao nhiêu từ Việt Hán (Hán Việt), còn lại là tiếng Việt... ‘xịn’, kkk...
...Dạo này tôi hay vào bệnh viện thăm.. bác sĩ nên sau này chỉ có thể viết những bài ngắn ngắn như thế này, thân mến.
Có thể là hình ảnh về 1 người, đang đứng và văn bản cho biết 'Đi tim một nửa con lại Anh nào thấy chỉ giùm'

1517. Ai nói tiếng Việt có gốc Tàu là thằng.. điên!

 Đăng ngày 16/1

Thật ra:
1
-tiếng Nôm có trước, đại để là cách đây 4-5 ngàn năm hoặc nhiều hơn thế,
-sau đó là một số chữ Hán được dùng trong giới quan lại/sĩ phu (đại để là từ năm 111 TCN) nhưng đọc theo tiếng Nôm, một dạng VIỆT HOÁ mà chỉ có người Việt mới hiểu nên gọi là chữ/tiếng 'Việt Hán', tạm vd, âm Hán 'chư pô' đọc theo âm Nôm là sư phụ, 'tai khơ' đọc là đại ca...,
-sau đó nữa là chữ Nôm, là một thứ chữ 'VIỆT HOÁ', tức (hầu như) tất cả tiếng Nôm đều được viết một cách sáng tạo dưới dạng ký tự Hán (đại để là từ tk 13 - đầu 20) mà tuyệt đại đa số người Tàu đều.. déll hiểu, vd kết hợp 2 chữ Hán 'thiên' và 'thượng' thành 'trời' trong tiếng Nôm...,
-rồi chữ Quốc ngữ có từ đầu tới 17 và trở nên phổ biến vào đầu tk 20, dễ hiểu là tiếng Nôm được viết theo ký tự La tinh, dĩ nhiên là Tây, Tàu đều déll hiểu...
2
-tiếng Việt là một thứ tiếng đa ngôn ngữ = tiếng mẹ đẻ (chính) + 'khoảng' 15 thứ tiếng khác (phụ),
-như vậy tiếng 'Tàu' chỉ là 1 trong những thứ 'tiếng phụ' được VIỆT HOÁ và nó bình đẳng với các thứ tiếng phụ khác, vd như:
.xập xám, xá xíu, sủi cảo (Tàu),
.chồ (cái gác), nác (nước), vua, Việt (bua, biệt!, tiếng Mường),
.xà gạc, Đam San, Y Jut (tên một thầy giáo), Ban Mê Thuột (tiếng Ê Đê),
.chè (nước chè, 'te/tê', tiếng Malay),
.Chàm/Chăm, đành hanh (tiếng Champa),
.xà rông (cái váy của người dân tộc ở Tây Nguyên, Khơ me, Campuchia, Thái...),
.vơ vẩn, vẩn vơ (tiếng Lào), rộn rịp (Lào, Thái),
.cà ri, chà là (tiếng Malay, Indo, Ấn, Iran, UAE...),
.Ma ní (Phi)
.Ma ni (Ma ni giáo/Ma giáo/Minh giáo, Iran)
.Đu bai, Kha li pha, E thi at (tên một hãng hàng không, UAE),
.kim chi (kimchi), Xê un, Dê du, Kim Giống.. Ủn, 'Chim Đang Sung' (Hàn),
.Tô ki ô, Ki mô nô (Nhật)
.xì líp, xú chiên, cà phê (Pháp),
.ai lớp du, lai chim, xeo phi, Đô Năm Trăm (Anh/Mỹ),
vân vân...
Không nhất thiết phải là từ tiếng Tàu, hãy xem khoảng 15 thứ tiếng được VIỆT HOÁ thành tiếng Việt dưới đây!
TINH THẦN ĐẶC BIỆT CỦA TIẾNG VIỆT
Theo các nhà ngữ học thì tiếng Mỹ là thứ tiếng nói vay mượn rất nhiều từ ngữ của các tiếng khác trên khắp thế giới, vì vậy mà nó rất dồi dào và sống động. Nó là tiếng nói số một của loài người hiện nay.
Theo tôi thì tiếng Việt cũng không thua kém chi. Nó đang đứng thứ 12 về số đông người nói [83 triệu] và đang lan ra khắp thế giới từ sau năm 1975.
Nó có một nguồn gốc rất là đa dạng vì qua 2,3 ngàn năm nó đã mượn rất nhiều tiếng Tàu mà xài, rồi gần đây lại còn mượn hàng trăm tiếng một của Pháp mà nói, bây giờ đã trở thành tiếng Việt rồi, thí dụ như béret, kaki, kilo, gara, accu,…
Các bạn có thể kể ra vài trăm tiếng như thế.
Hiện nay tiếng Việt lại còn đang dùng rất nhiều tiếng Anh, Pháp vay mượn như computer, battery, charge,... mượn như thế sau này một thời gian sẽ Việt hoá và trở thành tiếng Việt luôn.
Đó là một điều hay, rất hay, tiếng Việt dồi dào thêm, có thêm nhiều cách nói, nhiều ngữ vững, nhiều cách phô bày tư tưởng.
Nhưng ta nên để ý rằng dù có nói bao nhiêu thứ tiếng khác nhau đi nữa, ta cũng chỉ có một thứ chữ abc hiện nay để viết, ta không còn viết chữ Nôm nữa, ta không còn viết chữ Hán nữa, ta không còn biết chữ khoa đẩu là chữ gì nữa, và sẽ không bao giờ.
Như trong câu nói sau đây: "Cho xe vô gara, rồi check giùm cái bình điện, nếu hết charge thì câu điện giùm, vô nhà coi công to [compteur] tháng này tiền nước bao nhiêu". Có đến 6 ngôn ngữ khác nhau của cả thế giới trong câu nói ngắn đó mà ta không ngờ! [Việt, Tàu, Pháp, Anh, Mỹ.]
Một chuyện lạ hơn nữa là, cách đây mấy ngàn năm, ngoài tiếng Tàu ra, ông bà ta còn dùng và xài không biết bao nhiêu là tiếng nước ngoài ở Đông nam Á châu mà ta cứ tưởng đâu là tiếng Việt của ta, không ngờ đó là tiếng nói của biết bao ngôn ngữ láng giềng, mà lại không phải là tiếng Tàu.
Thí dụ ta nói tha thiết thiết tha, đó là tiếng Thái
vắng vẻ, đó cũng là tiếng Thái luôn
đủng đỉnh, vâng, cũng là tiếng Thái!
vơ vẩn vẩn vơ, đó là tiếng Lào đó bạn ơi
chân tay, chân mây, nó là tiếng Khmer đó
một ngày, một hai ba bốn năm, đó cũng là tiếng Miên luôn!
Cụ Nguyễn Gia Thiều cách đây gần 200 năm đã viết :
"Trẻ tạo hoá đành hanh quá ngán"
[đành hanh là tiếng gốc Chàm đó bạn ơi, có nghĩa là ganh ghét, ganh tị]
Cụ Nguyễn Trãi cách đây gần 600 năm nói:
Tuy rằng bốn bể cũng anh tam
[Đó là tiếng Mã lai hiện nay đó bạn ơi, có nghia là thằng em trai]
Hay là: Hai chữ công danh tiếng vả vê. Đó là tiếng Lào xưa đó, vả vê có nghĩa là trống vắng, mà bây giờ người Việt không còn ai nói nữa
Người Việt nói cái dùi cui hay đùi cui thì 250 triệu người Indonesia và Malay cũng nói là đulkul...y hệt!
Hai tiếng Nôm na mà ai cũng cho là Nôm là Nam, vậy thì na là gì? Mọi người đều lờ đi! Thật ra, Nôm và na đều có nghĩa gốc là xưa, cũ, lâu đời… đã có từ lâu. [Các tiếng Lào Thái Khmer đều có ghi hai tiếng "nôm na" và đều giải thích như vậy]
Tiếng Nôm là tiếng nói xưa của người nước ta, đã nói như vậy từ lâu, truớc khi ông bà ta gặp người Tàu.
Còn nhiều nữa, rất nhiều nữa, cả thảy 27 ngàn 400 tiếng Việt như vậy, ta đã cùng nói cùng xài chung, dùng chung, của không biết bao nhiêu là ngôn ngữ anh em chung quanh ta, đến nỗi là không có một tiếng Việt nào mà lại không có chung đồng nguyên [gốc gác] với một vài ngôn ngữ khác ở miền Đông nam Á này.
Các tiếng nói Đông Nam Á, Khmer, Lào, Thái, Chàm, Malay, Indonesia, Nùng, Hmong Bahnar, Rhade,... bao bọc tiếng Việt trong một vòng dây thân ái của tình anh em ngôn ngữ chung giòng chung họ hàng mà chúng ta không ngờ đến đó thôi.
Nhưng tiếng Việt có một điểm rất lạ, dễ thì dễ mà khó cũng thật là khó, vì ta tưởng là ta viết đuợc tiếng Việt là ta hiểu được tiếng Việt.
Thật ra ta không hiểu tiếng mẹ đẻ của chúng ta nó ra làm sao cả:
- Ta nói đau đớn mà ta không hiểu đớn là gì, [đớn là tiếng Mon có nghia là đau cái đau của lòng mình]
- Ta nói rộn rịp mà không hiểu rịp là gì, [rịp là bận việc], gốc tiếng Lào Thái đó bạn ơi.
- Ta nói săn sóc, chăm sóc mà ta chẳng hiểu săn là gì mà sóc là gì. Săn là theo dõi, sóc là sức khoẻ # health [gốc Sanskrit / Pali đó]. Có cả thảy chừng 10 ngàn tiếng Việt gốc gác như thế!
Thành thử dù cho ta có biết viết chữ Nôm, hay chữ Hán đi nữa, ta vẫn không thể nào bíết ý nghĩa của mỗi từ ngữ trong tiếng Việt của ta đâu!
Biết thêm vài ba ngàn tiếng Pháp, tiếng Anh, chữ Tàu chữ Nôm thì cũng tốt thôi. Ta sẽ trở thành một thứ học giả "bất đắc dĩ", nhưng đừng tưởng rằng như vậy là đã hiểu thông suốt tiếng Việt.
Cái này đòi hỏi phải có một trình độ và khả năng hiểu biết ý nghĩa nguồn gốc của mỗi chữ, mỗi âm, mỗi từ trong tiếng Việt mà con số lên đến gần 10 ngàn tiếng đơn như vậy.
Chỉ có một cách qua được cái khó khăn vuợt bực đó.
Đó là phải có một bộ từ điển nguồn gốc tiếng Việt, tham khảo khắp cả 58 thứ tiếng lớn nhỏ ở nam Á châu, từ tiếng Thái Lào, Khmer, Miến, Malay, Indonesia, cho đến những tiếng nói thiểu số với vài ba trăm ngàn người, tiếng Muờng, tiếng Nùng, tiếng Hmong, tiếng Chàm... Chúng nó đều có đóng góp âm thanh, giọng nói và ý nghĩa gốc gác, hay làm nguồn cội ban đầu cho mọi từ, mọi ngữ trong tiếng Việt.
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Hy Vọng
Nguồn : Gió - O
Đăng trên FB Gia Nguyễn.
Cóp từ FB Luong Le-Huy

1516. Những số liệu mà ta cần biết để không 'nổ' về ai đó!

 Đăng ngày 11/1

ví dụ:
-có gần 60% sách, báo, website trên thế giới viết bằng tiếng Anh, trong khi đó chỉ có 2,7% bằng tiếng Tàu (dĩ nhiên là trừ tiếng Tàu viết trong nước Tàu, hay tiếng Việt trong nước Việt...)
-có 49% người truy cập trên thế giới vào internet để đọc tư liệu khoa học kỹ thuật bằng tiếng Anh
-có ít nhất 7012 ngôn ngữ trên thế giới, trong đó có 23 nước dùng tiếng mẹ đẻ, nước Việt vinh dự nằm trong số 23 nước đó (đứng thứ 12 thế giới, với trên 83 triệu người), nên chớ liều lĩnh nói tiếng Việt có gốc Tàu hay dân Việt là dân 'Tàu dạt'!
V..v...
Hay bài share dưới đây là các số liệu nên đọc bằng tỉ lệ % cho dễ hiểu, vd trên thế giới này có
-33% theo đạo Thiên Chúa
-22% theo đạo Hồi
-14% theo đạo Hindu
-7% theo đạo Phật...
Hãy đọc!
# nhặt được đâu đó , đọc chơi , cho vui , nè !
THAM KHẢO
trong số 100 người , chỉ 8 người sống > 65 tuổi .
cảm ơn ai đã tổng hợp số liệu thống kê này !
đọc và hiểu chúng ta may mắn như thế nào !!
đân số hiện tại của Trái đất là khoảng 7,8 tỷ người .
đối với hầu hết mọi người , đó là một con số lớn, đó là tất cả .
tuy nhiên , ai đó đã cô đọng 7,8 tỷ trên thế giới thành 100 người ,
và sau đó thành các thống kê tỷ lệ phần trăm khác nhau .
kết quả phân tích tương đối dễ hiểu hơn nhiều .
* trong số 100 người :
11 ở Châu Âu
5 ở Bắc Mỹ
9 ở Nam Mỹ
15 người ở Châu Phi
60 ở Châu Á
* trong số 100 người :
49 sống ở nông thôn
51 sống ở các thị trấn / thành phố
* trong số 100 người :
77 có nhà riêng
23 không có nơi ở
* trong số 100 người :
21 người được nuôi dưỡng quá mức
63 có thể ăn no
15 người thiếu dinh dưỡng
tôi đã ăn bữa cuối cùng , nhưng không đến bữa tiếp theo .
* trong số 100 người :
chi phí sinh hoạt hàng ngày cho 48 người là dưới US $ 2
* trong số 100 người :
87 có nước uống sạch
13 hoặc thiếu nước uống sạch hoặc tiếp cận với nguồn nước bị ô nhiễm
* trong số 100 người :
75 có điện thoại di động
25 không
* trong số 100 người :
30 có quyền truy cập internet
70 không có điều kiện lên mạng
* trong số 100 người :
7 nhận được giáo dục đại học
93 đã không học đại học
* trong số 100 người :
83 có thể đọc
17 người mù chữ
* trong số 100 người:
33 người theo đạo Thiên chúa
22 người theo đạo Hồi
14 người theo đạo Hindu
7 là Phật tử
12 là các tôn giáo khác
12 người không có tín ngưỡng tôn giáo
* trong số 100 người:
26 sống dưới 14 năm
66 người chết từ 15 đến 64 tuổi
8 người trên 65 tuổi
trong số 100 người trên thế giới , chỉ 8 người có thể sống hoặc vượt quá 65 tuổi .
KẾT LUẬN
nếu , bạn có nhà riêng của mình ,
ăn đầy đủ các bữa và uống nước sạch ,
có điện thoại di động , có thể lướt internet
và đã đi học đại học ,
bạn đang ở trong một lô đặc quyền nhỏ .
( trong danh mục dưới 7% )
nếu , bạn trên 65 tuổi .
hãy bằng lòng và biết ơn .
hãy trân trọng cuộc sống , nắm bắt khoảnh khắc .
bạn đã không rời thế giới này trước 64 tuổi giống như 92 người đã đi trước bạn .
bạn đã là người có phúc giữa nhân loại .
hãy chăm sóc sức khỏe của chính mình thật tốt .
vì , không ai quan tâm hơn chính bạn .