Thứ Hai, 7 tháng 3, 2011

20. Ý thức duy lý và duy ngã

Có ý kiến nói rằng người phương Tây có ý thức duy lý, còn người phương Đông, đặc biệt là người VN hay Trung Quốc, lại nặng về ý thức duy ngã!
Không phải “người phương Tây” cái gì cũng là tốt, không ai bảo như vậy, ở đâu cũng có kẻ tốt người xấu. Nhưng bạn có để ý không, thường người phương Tây ít khi thể hiện cái tôi như tự tôn hay sĩ diện, vì họ có ý thức duy lý. Họ đã có một nền giáo dục từ bé - một nền giáo dục nhiều đời rồi - là họ không có thì giờ nói xấu người này người khác, nói xấu lãnh tụ hay các chính trị gia, không có thời gian để sáng tác ra các chuyện tiếu lâm chính trị, để ngồi nói phét hay moi móc chuyện người khác, không có thời gian để so sánh bình luận phê phán tôn giáo này với tôn giáo khác, ... Và nói chung, họ chỉ biết là làm thể nào để công việc được tốt hơn và “enjoy the life” (hưởng thụ cuộc sống).
Khi còn trẻ, hắn được nghe giảng là ý thức duy lý này có nguồn gốc từ Aristotle và 'Luận lý học' mà là nền móng để dẫn đến một nền khoa học văn minh hiện đại ngày nay! Ví dụ, bạn hãy cầm cái điện thoại di động hay ngắm cái ti vi trước mặt bạn, bạn sẽ thấy hệ quả sản sinh từ tinh thần duy lý (người Nhật Bản, sau đó mới đây là Trung Quốc, đã dần dần có ý thức duy lý tốt (bạn hãy thử kiểm tra qua phim “Lý Tiểu Long truyền kỳ”). Không có tinh thần duy lý này, chắc cái “việc con trâu đi trước cái cày đi sau” vẫn không ngừng tiếp diễn.
Trước đây, có một nhà báo nói dân tộc Việt Nam là “thái âm”, hình như ở báo Tuổi trẻ (hắn đã đọc, nhưng không nhớ rõ thời gian của tờ báo). Trong bài này hắn không bàn về 'thái âm' mà bàn về ý thức duy ngã và duy lý. 
Xưa kia, thường, nếu có cuộc chiến tranh lâu dài, thảm khốc và đến bước đường cùng, vì hết đường để thể hiện ý thức “duy ngã” của mình, khi đó thì người VN lại xuất hiện một ý thức hết sức duy lý: đó là cùng đoàn kết lại chống kẻ thù chung là giặc ngoại xâm. Nhưng khi hết chiến tranh, cái cố tật duy ngã lại sống dậy, không ít người, vô tình hay cố ý, tìm cách để thể hiện cái tôi là số một dưới nhiều hình thức như tham gia nói sâu vào chuyện riêng của người khác, nói xấu lẫn nhau, chia bè chia phái, tự hại lẫn nhau, thậm chí là nội chiến… Từ đó, người Trung Quốc hay người Pháp mới có câu “dĩ Việt chế Việt".
Trong phần comment cho bài này, có một người nông dân bình thường, đã chỉ ra duy lý hay duy ngã gì đó là khó hiểu lắm, tốt hơn là “vị lý duy lý, vị ngã duy ngã, chẳng nhiều thì ít, cần phải duy tu" (đùa vui lắm, nhưng không phải là không thú vị).
Thường, người có học vấn cao, chức vụ lớn, thành công và nhiều kinh nghiệm trong chuyên môn/trường đời, vì bị bao phủ bởi cái hào quang “tự tôn” hay “ảo tuệ” từ sách vở, nên không phải lúc nào người ấy cũng đưa ra nhận định chính xác, mà đã không có nhận định chính xác thì quyết định cà hành động cũng sẽ không chính xác.
Theo hắn, biết thêm về duy lý hay duy ngã thì cũng giúp cho ta hiểu tốt hơn về các hiện tượng trong xã hội, đặc biệt là có dịp cảnh tỉnh bản thân mình và học hỏi những điều hay lẽ phải từ người khác, và cuối cùng, nếu vì thế mà được “duy vui” thì may mắn lắn rồi.
(Ngày 7/3/2011)

4 nhận xét:

  1. Dù duy ngã hay duy lý thì cũng đều xuất phát từ môi trường sống của chính chúng ta thôi! ... hihi ...
    ----------
    Bài viết của LB mang tính thực tiễn lắm, thú vị vô cùng... Cám ơn LB nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uh, LB trống thời gian viết cho vui thôi, vì 6g dậy rồi, mà 8g mới làm việc, cám ơn Ngọc Anh nghen, chiều ngọt ngào.

      Xóa
    2. Ziết zui mờ hay zị hì ziết nhìu nhìu nhoa! :)

      Xóa
    3. UH, ziết cho zui mờ, ngày mới zui nhoa, hì...

      Xóa