‘Có hơi thở nào từ xa lắc hòa theo’
Không ai ơi, mới đây dưới tà chiều
Em thu hút với đôi mắt huyền không đáy
Cả buổi chiều, anh rộn rã một... tình yêu
Em thu hút với đôi mắt huyền không đáy
Cả buổi chiều, anh rộn rã một... tình yêu
--------
1. Vợ chồng có duyên, số hay nợ không?
2. Con gái làm thế nào thử thách đàn ông để chọn làm chồng?
3. Phụ nữ khi kết hôn làm thế nào duy trì hạnh phúc?
2. Con gái làm thế nào thử thách đàn ông để chọn làm chồng?
3. Phụ nữ khi kết hôn làm thế nào duy trì hạnh phúc?
Đây là 3 câu hỏi mà một phóng viên đã ưu ái dành cho tôi (cười)…
Lưu ý là bạn đọc nếu không có thì giờ thì có thể ‘chọn’ đọc phần 1, 2 và 3 dưới đây, còn tôi thì phải viết nhiều hơn, vì một ‘vấn đề ngàn năm’ thì không thể viết trong phạm vi vài dòng được.
Tổng quan: Âu cũng là số phận?
Trước tiên, tôi xin đơn cử một ví dụ để dẫn đến vấn đề số phận.
Có một anh chàng rất ‘bận’: xử lý làm sao cho có trà, cà phê, thuốc lá để uống; giặc đồ, rửa chén bát, dọn dẹp nhà cửa; giải quyết chuyện hệ thống điện (nước) trong nhà; đi bưu điện để xử lý chuyện internet; ghé ngân hàng để xử lý chuyện thẻ ATM; đi chợ, nấu ăn; đi sửa xe máy; tiếp một ông Giám đốc để bàn bạc chuyện công ăn việc làm; tiếp phóng viên đài truyền hình; gặp bạn cũ để chém gió về ‘Thiền-Phật-Chúa'; tiếp khách/bà con đến thăm… Như vậy, mỗi ngày trung bình anh ta có 8 chuyện để làm, mỗi chuyện hết trung bình là 1 giờ... Anh ta đã làm việc một cách có trình tự và có khoa học nhất, bằng cách dùng ‘vận trù học’, hay ‘cách chọn lựa phương án tối ưu’ (prioritizing, trong đó có việc loại bỏ những hoạt động thứ yếu/không thực sự cần thiết/không đúng mục tiêu), đó là chưa kể việc anh ta đã vận dụng tư tưởng Thiền-Phật-Chúa hay Lão-Trang vào cách chọn lựa này để có một cuộc sống… nhẹ nhàng nhất… Nhưng anh ta vẫn chưa có việc làm vì số phận!, hay vì gặp hầu hết là đại gia chém gió!... Thế rồi có bạn tình nào đó - không hiểu - bảo anh ta là ‘lười nhất thế gian’/lười như Trư Bát Giới, là đồ ‘ngu’…
Lý do là sao, vì người ta đo giá trị của người khác bằng tiền, và kẻ được cho là phụ thuộc vào đồng tiền của ông/bà X nào đó, thường bị X đánh giá là có tội rất nặng, điều này nói chung là một bi kịch của loài người, nói riêng là bi kịch của gia đình - gây ra bởi những kẻ không có nhãn quan ‘sống’, hay kẻ bị bệnh ‘nghiện’ xem thường người 'thất thế'. Ví dụ nếu như ai đó được bố mẹ giàu cho và đo đó có vài chục tỉ trong túi, thì bố ai dám bảo rằng người đó là ‘lười nhất thế gian’???, ngược lại, hôm đó có một đại gia cho cô B một số tiền nhỏ (vài trăm ngàn đồng) để tiêu vặt, sau đó ổng ‘chụp mũ’ cô ấy đủ thứ lỗi lầm trên đời, và mặc dù cô ấy là người có tài, ông ta cũng xem cô như là một kẻ… ‘lười nhất thế gian’, ha..ha..ha…
*
Trong trường hợp trên, để ‘an tâm’, anh A rất dễ dàng kết luận ‘âu cũng là số phận’ (thậm chí là số phận ‘không kiếp’, xem chú thích bên dưới), còn cô B kết luận là do ‘năng lượng tâm linh’ gì đó hay do ‘thượng đế’ sắp đặt, tôi mới hỏi là ‘ngài làm gì có thì giờ mà lo mấy chuyện chút chút đó?’, ‘ngài là đấng toàn năng mà!’, ‘tại sao em biết ngài là đấng toàn năng?’, ‘tại vì em… biết’ (!!!)…
Rộng hơn, các khái niệm như: trùng trùng duyên khởi, vô lượng kiếp, nhân quả/nhân duyên/kiếp trước-kiếp sau, rồi vô thường/vô vi/hư ảo/phù du/cát bụi, rồi thiên đường/niết bàn, địa ngục/thế giới ngạ quỷ, rồi vô minh, trí huệ, rồi thần này, thánh nọ, rồi năng lượng, tâm linh, rồi ông trời/đấng tạo hóa/đấng toàn năng/đấng giác ngộ/thượng đế/ala (có vô số ‘đấng’ như thế của cá nhân, tập thể, thậm chí là của những người tự sáng tạo!, những người ‘vô thần kiểu mới’, hay của những người thuộc IS) gì gì đó - tha hồ mà ‘huậy’ trong đầu óc ‘vô minh’ của nhân loại như những cơn thác đổ không bao giờ ngừng nghỉ!!! Rồi từ đó sản sinh ra vô số ‘tướng’, ‘pháp’, ‘giới’… mà môn phái này đánh nhau với môn phái kia, rồi Đại chiến thế giới lần thứ 3 xảy ra!, và ‘ông’ nào cũng nhân danh một ‘đấng-tuyệt-đối-đúng’ nào đó!!!, cụ thể là nhóm tu hành này ‘đánh’ nhau với nhóm tu hành nọ (xem đường dẫn bên dưới):
Tháng này chưa đến mùa mưa
Thăm chùa Bát Nhã thấy trà khô ran
Cát Tiên, thác chảy - mơ màng
Ngần nguyên sinh ấy, lá vàng vẫn rơiTôi có đến thăm chùa Bát Nhã (Bảo Lộc) - rất rộng, được nghe một số chuyện (không mấy ấn tượng) có liên quan đến ông TNH, mà tôi sẽ nhắc đến trong một entry sau; ngoài ra, ở đây chỉ có bóng vài chủ tiểu loáng thoáng, đồi chè khô khốc vì không được chăm sóc!... (Rồi tôi có ghé qua rừng quốc gia Cát Tiên, ngắm dòng thác với những tảng đá 'Ba-dan bọt' (hay ‘mọt’) cách đây hàng triệu năm, mấy đóa hoa, lá rừng... vẫn tồn tại tuần hoàn, mà không cần biết đến sự hiện diện của con người, rồi nghĩ đến cuộc đời người ngắn ngủi, tôi bỗng thấy... buồn.)
Thăm chùa Bát Nhã thấy trà khô ran
Cát Tiên, thác chảy - mơ màng
Ngần nguyên sinh ấy, lá vàng vẫn rơiTôi có đến thăm chùa Bát Nhã (Bảo Lộc) - rất rộng, được nghe một số chuyện (không mấy ấn tượng) có liên quan đến ông TNH, mà tôi sẽ nhắc đến trong một entry sau; ngoài ra, ở đây chỉ có bóng vài chủ tiểu loáng thoáng, đồi chè khô khốc vì không được chăm sóc!... (Rồi tôi có ghé qua rừng quốc gia Cát Tiên, ngắm dòng thác với những tảng đá 'Ba-dan bọt' (hay ‘mọt’) cách đây hàng triệu năm, mấy đóa hoa, lá rừng... vẫn tồn tại tuần hoàn, mà không cần biết đến sự hiện diện của con người, rồi nghĩ đến cuộc đời người ngắn ngủi, tôi bỗng thấy... buồn.)
Tại sao tôi lại viết đoạn này?, vì nó có liên quan đến vấn đề con người (tình yêu), thế giới tâm linh và thế giới tự nhiên. Lưu ý rằng đây là tôi viết tự nhiên, chứ nếu người viết mà theo đạo thì chắc chắn sẽ có ngôn ngữ ‘Thiền-Phật-Chúa’ trong trong đó!, hihi…
*
Trên thực tế, xưa nay, người Việt thường rất dễ tin vào các ‘thuyết’ nói trên, ai nói gì cũng tin, ai cũng cho là đấng A, B, C, D của mình là… nhất! (nhưng không có ‘đấng-Việt-Nam’ nào cả!). Và là người Việt, các blogger hãy thử tĩnh tâm kiểm tra lại xem là các khái niệm đó từ đâu đến?, và khi đưa ra các ‘thuyết’ đó, các đấng này có cần phải có các đấng đi trước mới nghĩ ra được không, đặc biệt là có cần học từ các ‘đấng-Việt-Nam’ không??? Nhưng dù không có các ‘đấng’ đó thì người Việt vẫn đánh đuổi được quân Nam Hán/quân Tống ra khỏi bờ cõi, thống nhất đất nước lần thứ nhất và đặt tên nước là Đại Cồ Việt, thống nhất đất nước lần thứ hai dưới thời Nguyễn Huệ (xem chú thích bên dưới)..., còn nay có vô số ‘đấng’ thì người Việt đã làm được việc 'thống nhất con người' gì đó chưa, ngoài việc vớt vát được đôi chút về việc ‘tu tâm dưỡng tính’!, tôi tạm nghĩ vậy.
1. Vợ chồng có số, duyên hay nợ không?
Liên quan đến câu hỏi trên, tôi mới nhớ ra một chuyện:
Có một cô gái ngủ dậy, trang điểm, mới vừa mở cổng ra, bỗng gặp một anh chàng Mỹ đi ngang qua, bỗng phát sinh cảm tình: đó là ‘duyên’, đúng rồi, chứ còn gì nữa, nếu không có duyên thì sao ‘Kim Liên bỗng nhiên gặp Tây Môn Khánh’?, và cụ thể hơn, nếu không có duyên thì sao một cô đang đứng ở ngay cổng nhà mà lại gặp được và có cảm tình với một anh chàng ở tuốt tận bên Mỹ đến!!!
Rồi hai người rủ nhau… uống cà phê, rồi tiến đến ‘chém gió’: nào là văn chương, âm nhạc, thời sự, nào là học ‘tiếng anh, tiếng em’, rồi cùng xem phim, hát karaoke, chung chi tiền bạc, du lịch, rồi ‘nam nữ cạ cạ rất thân’ gì gì đó, ai mà biết!, chỉ biết cuối cùng là ‘happy wedding’ (đám cưới) xảy ra với điệu nhạc:
-‘chách chách chách, chách chình, chách chinh, chách chình’ (boléro), ‘chách chách, chình, chách chách, chinh’ (valse), hay ‘tình tinh tinh tính tinh tinh tình’ (slow)…
hay lời nhạc:
-Em bên mình anh lặng im dưới bàn thờ/Và quanh chúng ta là vui sướng chan hòa/Tình duyên nhỏ bé thành đôi ước mơ già/Bao nhiều tóc tơ giờ đây đã kết xe…,
đó là ‘số’, đúng rồi, chứ còn gì nữa, nếu không có ‘số’ thì sao lại có chuyện ‘nhất bái thiên địa, nhị bái cao đường, phu thê giao bái’???
Rồi chuyện gì xảy ra đó không biết, hoặc là vì chàng phải về Mỹ ‘có việc’, hoặc là chàng cảm thấy không còn ‘hứng’ nữa, hoặc là vì nàng ‘bắt cá hai tay’, hoặc là vì nàng dần dần ‘rỉa’ hết tiền của chàng, nói chung là vì cái gì cũng được, sau một thời gian ngắn hay dài, âm thầm hay lộ liễu, cuối cùng là ‘anh đi đường anh, tôi đi đường tôi’, đó là ‘nợ’, đúng rồi, chứ còn gì nữa, nếu không có ‘nợ’ thì sao lại có chuyện ‘con tôi, con anh’, ‘nhà tôi, nhà anh’, ‘tiền tôi, tiền anh’???
*
Ai lấy nhau mà không có cái duyên, cái số và cái nợ này!!!, và nó là hiển nhiên, mà đã là chuyện hiển nhiên thì đừng có luận là do ông ‘trùng trùng duyên khởi’, ông ‘vô lượng kiếp’, hay ông ‘nhân quả’… nào hết! Hơn nữa, ta cũng thừa biết rằng nếu đã có sinh thì phải có tử, chuyện vợ chồng cũng không ngoại lệ, nếu bất hạnh thì ‘tử’ ngay lập tức, nếu may mắn thì hết tình - còn nghĩa, và nếu may mắn hơn thì có thể sống với nhau cho đến khi ‘răng long đầu bạc’!
Liên quan đến vấn đề này, ta có thể hình dung như việc ta uống cà phê thì phải ngồi trên mặt đất, đó là hiển nhiên, nên đừng kết luận ta được uống cà phê là nhờ có quả đất!!!, nói chung ý tôi muốn nói là ta hãy ‘quyết’ trong tình yêu, vì hai người gặp nhau và đồng ý quen nhau, cái ‘duyên’ này do ai quyết định: chàng và nàng; mến nhau, nhớ nhau, yêu nhau và đồng ý ký tên vào Giấy đăng ký kết hôn, cái ‘số’ này do ai quyết định: chàng và nàng; rồi gây nhau, hiểu lầm nhau, rồi có thể ly thân, rồi ly dị, thậm chí là trở thành… kẻ thù hay hại nhau/giết nhau: cái ‘nợ’ này do ai quyết định: chàng và nàng.
Và nói chung, có thể hình dung cuộc đời ta là một ‘hàm đa biến’, mà mỗi yếu tố tác động để tạo nên kết quả của cuộc đời ta là một biến số - có vô số biến số, trực tiếp hay gián tiếp, quá khứ hay tương lai, mà khi một biến số thay đổi thì cuộc đời ta cũng thay đổi theo: hạnh phúc hay đau khổ cũng tùy thuộc vào những biến số nào đó, không ai có thể biết trước được.
2. Con gái làm thế nào thử thách đàn ông để chọn làm chồng?
(Câu hỏi tương tự: Làm thế nào để tìm thấy tình yêu và nhận biết mình sẽ hạnh phúc khi chấp nhận yêu ai đó?)
Về câu hỏi thứ 2 (hay thứ 3), tôi xin giới thiệu chung 3 ‘tiên đề’ (cười):
1. Không có một người đàn ông nào (hay người đàn bà nào) là hoàn toàn tốt, vì chàng không phải là ‘thánh’ (mà thánh đã lấy gì làm tốt!),
2. Không có một thân hình nào là thơm ngon vĩnh viễn (đối với nàng), và ‘mọi việc đều được giải quyết trên cái giường’, mà ‘hễ tình dục chết đi thì tình yêu liền lập tức tử’, và ‘hễ tình dục động đậy thì tình yêu liền láp ngáp cải tử hồi sinh’,
3. Tiền bạc không mua được tình yêu: nó chỉ hỗ trợ cho tình yêu tạm thời tồn tại trong một thời gian ngắn, rồi có còn tiền hay hết tiền thì cũng không cứu vãn được cho một ‘mối tình đã chết’.
Vậy nếu ai đó yêu một người nào đó, nếu vì: 1) người đó cực tốt, 2) người đó đẹp trai, hay là một tòa thiên nhiên thơm phức như múi mít (đối với nữ), 3) người đó là con ông lớn/có nhiều tiền, v..v…, thì xin ‘miễn bàn’, hihi…
*
Theo tôi, tôi thấy chữ ‘HỢP’ mới là yếu tố quyết định để 2 người yêu nhau/chung sống với nhau. ‘Hợp’ là gì? Để giải thích, tôi xin nêu lên thế nào là không hợp:
- Nếu một người thuộc loại ‘hậu đậu’ (làm trước quên sau, hấp tấp/vội vã, không có sự chuẩn bị trước), còn người kia thuộc loại ‘đồng bóng’ (bạ đâu làm đó, thay đổi thất thường), nói chung họ đều là loại ‘hành động rồi mới suy nghĩ’, thì không hợp,
- Nếu một người lúc nào cũng muốn xưng ‘tôi là hiểu biết nhất’, còn một người thì ‘chả chịu nghe ai’, thì không hợp,
- Nếu một người thích thể hiện đẳng cấp/ném tiền qua cửa sổ, còn một người xem ‘món khoai lang nướng là ngon nhất thế gian’, thì không hợp,
- Nếu một người thuộc loại ‘trưởng giả học làm sang’, còn người kia lại thích ‘đơn giản như Bùi Giáng’, thì không hợp,
- Nếu một người thuộc một trong các loại ‘tứ đổ tường’ (cờ bạc, rượu chè, trai gái, hút sách), còn người kia hoàn toàn không thích thứ đó, thì không hợp,
- Nếu một người nói chuyện, còn người kia cảm thấy nhức đầu (trường hợp này được gọi là ‘khắc khẩu’), thì không hợp,
- Nếu một người ham làm lớn/làm chính trị, hay ham làm giàu (tức là ham tiền, không luôn hàm nghĩa là xấu), còn người kia ham nghiên cứu khoa học/sáng tác ra triết, thơ, văn, nhạc, họa/tìm hiểu về Thiền-Phật-Chúa…, thì không hợp,
- Nếu một người thích tính ‘cộng đồng’ như thường thăm hỏi/quà cáp qua lại/tiệc tùng chiếu trên chiếu dưới, còn người kia thích đơn giản hóa mọi chuyện, thì không hợp,
- Nếu một người có tính náo động/thích đến chốn đông người, còn người kia lại trầm tính/thích sống nơi yên tĩnh, thì không hợp, v..v…
Chuyện nam-nữ là do tương tác âm dương, nếu hai người ‘hợp’ nhau có nghĩa là họ sẽ bổ sung cho nhau - cái mạnh của người này sẽ bù vào cái khuyết của người kia, sẽ ‘đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu’ khi cần, sẽ ‘luôn luôn lắng nghe và luôn luôn thấu hiểu (chứ không phải ‘luôn luôn lắng nghe, mà lâu lâu mới hiểu) - mà đôi khi chỉ cần nhìn vào ánh mắt của nhau là họ đã hiểu nhau rồi, và do đó, sẽ tôn trọng nhau và đối xử ‘tốt’ với nhau, thấy đối tác của mình là ‘đẹp’, và do ‘thuận vợ thuận chồng, tát bể đông cũng cạn’ mà họ sẽ thành công (sáng tác triết/thơ/văn/nhạc/họa, sáng tạo ra những công trình khoa học/kỹ thuật, đồng cảm và cùng biết tận hưởng vẻ đẹp kỳ diệu của thế giới tự nhiên… há không phải là thành công hay sao!), còn giàu là rất quan trọng, nhưng nó quyết không phải là mục tiêu tối hậu, hay nói một cách khác, không phải là cứu cánh của tình yêu.
Vậy, chọn chồng hay vợ - lưu ý là chồng hay vợ không luôn đồng nhất với người yêu - là chọn người ‘hợp’ với mình, tôi không thể nói dài, đó là ‘NGƯỜI BẠN TỐT NHẤT CỦA MÌNH’, trong mọi hoàn cảnh (lưu ý rằng 'mọi hoàn cảnh' khác với 'mọi lúc').
*
Và để thử thách chàng, thì các loại ‘nếu’ ở trên chỉ là chi tiết, mà một cách tổng quát, bạn gái hãy xem thử là:
-Chàng có phải là người BẠN tốt nhất của mình trong mọi hoàn cảnh không?’,
nhưng trước hết, bạn hãy tự hỏi là ‘tôi có phải là người bạn tốt nhất của chàng trong mọi hoàn cảnh không?’.
3. Phụ nữ khi kết hôn làm thế nào để duy trì hạnh phúc?
Tôi mới được nghe kể một câu chuyện, tạm gọi là điển hình, có liên quan đến ‘duyên’, ‘số’ và ‘nợ’, đại khái như sau:
-Có một cô nọ, yêu một lúc 2 người, rồi có bầu, vì… ngủ với 2 người nên không biết (là con của ai), rồi cô bỏ người này và lấy người kia, nên khi sinh con rồi mới xảy ra ‘big problem’ (chuyện lớn). Anh giải quyết như thế nào?
Trong trường hợp trên, duyên, số thì đã rõ ràng rồi, nhưng đồng thời đã có sẵn một cái ‘nợ’: nàng đã có bầu (không biết là của ai!), mà trước khi kết hôn đã không chân tình thổ lộ, thỏa thuận và thống nhất với chàng, nên sau khi lấy nhau thì, không sớm thì muộn, chuyện sẽ bị ‘bật mí’, mà nếu là con của chàng thì có thể không thành vấn đề, nhưng nếu không phải là con của chàng thì khi đó, chỉ trừ phi chàng vĩ đại như… ông trời, vì chỉ có ông trời mới cứu được, híc.. híc…
Tôi kể câu chuyện trên để làm gì, vì chuyện tình yêu tan vỡ có thể từ vô số lý do, mà bạn không thể tiên đoán trước là nó sẽ là lý do nào? Bạn gái có thể hình dung là nếu có anh chàng nào đó lấy bạn vì bạn đẹp, thì một ngày nào đó bạn sẽ già đi, hay bạn không còn đẹp trong mắt người đó nữa, và sẽ có một người đẹp hơn (thơm ngon hơn) xuất hiện - y sẽ ‘bỏ cơm, mà nghiện phở’, hay vì bạn giàu thì một ngày nào đó, khi bạn hết giàu, hay khi y giàu hơn bạn - y sẽ khinh thường bạn mà bỏ bạn, thậm chí y có thể làm ‘Xuân tóc đỏ’ cho một bà-u-50 nào đó mà sẽ cung cấp cho y quyền lực của sự giàu sang phú quý (‘phi công trẻ lái máy bay bà già’ là chuyện khá thường ngày ở huyện, hiện nay); cũng có thể hai bạn lấy nhau vì những giây phút tưởng chừng như là ‘trung thực’ giữa hai người (như ở câu chuyện trên), nhưng sau đó là thực tế phũ phàng, mà có thể sự dối trá xuất phát từ một hay cả hai phía…
Và trên đây chỉ là một trong vô số các ví dụ, tôi không thể viết quá dài được.
*
Tôi có gặp 10 gia đình, và thấy rằng có đến 7 gia đình là không hạnh phúc, mà tôi chưa chắc gì đã là ngoại lệ. Liệu rằng tôi có thể tư vấn cho bạn gái là làm thế nào để duy trì hạnh phúc sau hôn nhân, quả thật là quá khó đối với tôi, mà tôi chỉ nêu ra cụ thể vì sao mà 7 gia đình trên không hạnh phúc:
1) Anh chàng kia thấy một nàng, và vì một lợi ích trước mắt nào đó, mà anh ta làm đám cưới ngay, sau đó, anh ta thấy vợ quá tầm thường (không có kiến thức, cũng như không biết giao tiếp/quan hệ xã hội, tính tình thì hời hợt, mặc dầu có tốt bụng): anh ta chán! 2) Cô nàng kia lấy một anh chàng, vì anh ta có một số tài sản ban đầu nào đó, nhưng sau đó, gia đình bên nội chả có gì để nàng khai thác được nữa, còn nàng lại làm ăn được: nàng liền trở mặt 180 độ! 3) Hai người nọ lấy nhau, nhưng anh chàng lại thuộc loại ‘tứ đổ tường’, còn nàng chỉ là một người phụ nữ không quan tâm đến những thứ lạc thú trần thế đó: cả hai cùng chán! 4) Hai vợ chồng nọ, nhiều năm sau hôn nhân, đều thấy ở đối tác của mình chả có cái gì đáng để ‘recognise’ (coi trọng) cả, nhưng bề ngoài thì họ vẫn giữ mối quan hệ vợ chồng! 5) Hai vợ chồng nọ, nhiều năm sau hôn nhân, mùi vị thì quá chán rồi, thấy chả có gì để nói chuyện với nhau cả, nên họ ăn riêng/ở riêng (ly thân), nhưng bề ngoài thì họ vẫn giữ mối quan hệ vợ chồng! 6) Hai vợ chồng nọ thì có khác, vợ thì ‘lặn lội thân có khi quãng vắng’ nên ốm nhách ốm nhom, không có ‘điện nước’, tính lại hay cãi lại, ông chồng thì thích nhậu, đánh phỏm, mặc dù có tham gia việc gia đình, nhưng tính lại vũ phu: suốt ngày hàng xóm nghe tiếng đánh nhau, chửi nhau! 7) Hai vợ chồng nọ thì lại đặc biệt hơn, mà nhiều năm sau hôn nhân, ví quá chán mùi vị của nhau rồi, và do cả hai càng ngày càng trái tính trái nết với nhau, nên họ gây lộn và đánh nhau liên tục, rồi ông chồng chết: bà vợ mừng thầm trong bụng!
Còn 3 gia đình còn lại, vì họ chấp nhận một cuộc sống bình thường/không ham hố vật dục thái quá, trung thực với nhau, cùng chung nhiều sở thích - nhưng vẫn tôn trọng lối sống riêng của mỗi người, chấp nhận nghề nghiệp của chồng hay vợ - dù đó là nghề ‘sang’ hay ‘hèn’/thu nhập cao hay thấp, thậm chí có một bên trong một trường hợp đặc biệt nào đó mà không làm ra tiền, không so sánh hơn kém giữa chồng người khác với chồng mình (và ngược lại), giữa gia đình của người khác với gia đình mình, do đó mà vợ chồng không miệt thị nhau, vợ không miệt thị bên nhà chồng/không xúi dục con hoặc họ hàng chống lại chồng (và ngược lại), và cũng may mắn là do (các) điều kiện thực tế nào đó mà quan hệ tình dục của đôi bên vẫn còn, không có một đối tác thứ ba xuất hiện (có thể có, nhưng không ‘xi-nhê’), đặc biệt là ‘ma lực’ của xã hội không đủ lớn để hút một trong hai người bay ra khỏi quỹ đạo gia đình, và dĩ nhiên là đôi lúc họ cũng căng thẳng và đòi bỏ nhau, nhưng may mắn là việc này lại không biến thành hiện thực… Vậy có phải chăng:
- chấp nhận một cuộc sống bình thường/không ham hố vật dục thái quá,
- trung thực với nhau, cùng chung nhiều sở thích, nhưng vẫn tôn trọng lối sống riêng của mỗi người,
- chấp nhận nghề nghiệp của chồng hay vợ, dù đó là nghề ‘sang’ hay ‘hèn’/thu nhập cao hay thấp, thậm chí có một bên trong một trường hợp đặc biệt nào đó mà không làm ra tiền,
- không so sánh hơn kém giữa chồng người khác với chồng mình (và ngược lại), giữa gia đình của người khác với gia đình mình,
- vợ chồng không miệt thị nhau dưới bất cứ hình thức nào,
- quan hệ tình dục của đôi bên vẫn còn,
- ‘ma lực’ của xã hội không đủ lớn để hút một trong hai người bay ra khỏi quỹ đạo gia đình,
- đôi lúc cũng có việc căng thẳng và đòi bỏ nhau, vì một lý do may mắn nào đó, mà không biến thành hiện thực, v..v…,
‘thường’ là những yếu tố chủ quan hay khách quan (mặc dù không phải là tất cả) để có một gia đình hạnh phúc, nhưng nếu điều xảy ra ngược lại thì sẽ có một xác suất rất cao của một gia đình bị tan vỡ!
*
Ngoài ra, cô ấy cũng có hỏi tôi là: ‘Phụ nữ công dung ngôn hạnh, rửa chân, nấu ăn mát xa chăm sóc chồng mọi thứ… nhưng làm sao giữ được mãi mãi người đàn ông mà mình yêu?’, hay ‘Phụ nữ làm thế nào để được chồng yêu?’, các câu hỏi này lại càng khó đối với tôi, vì sau hôn nhân, tình yêu cũng nguội dần theo thời gian giống như… trái đất vậy, nên nếu thay vì chữ ‘yêu’ bằng chữ ‘thương’ thì tôi thấy hợp lý hơn, và thường PN được chồng ‘thương’ là do cô ấy thực sự tôn trọng chồng, hết lòng tần tảo chăm sóc gia đình/con cái, mà không so đo, tị nạnh, hay nói xấu chồng...
Điều này dường như khá tích cực vì nếu có gì bất trắc trong quan hệ vợ chồng thì đa phần là hóa giải được, và nó chỉ đúng với đa số đàn ông, và do nhiều lý do tế nhị khác, mà không đúng với tất cả mọi đàn ông - kinh nghiệm ở đời của tôi đã chỉ ra như vậy! (cười),
*
Cuối cùng, ai đó nên lưu ý là không phải lúc nào ta cũng tìm được ‘một nửa vũ trụ còn lại của mình’ - thậm chí là có người cho đến hết đời vẫn không tìm được!, và nên đặc biệt lưu ý là: không có cái gì trên cuộc đời này là tuyệt đối!
Và khi viết đến đây, bỗng nhiên tôi thấy… nhớ cô phóng viên này quá, quả là ‘duyên’, là ‘số’ và là ‘nợ’.
Ha.. ha.. ha…
(HẾT)
---------
Ghi chú:
-Vụ chùa Bát Nhã: Một tài liệu viết khá khách quan, của Trần Chung Ngọc, xem: http://sachhiem.net/TCN/TCNts/TCNts046.php
-Số phận ‘không kiếp’: Ý nói về người mà có một số phận gắn liền với một cuộc đời luôn thất bại, có vô số việc làm được 99,9% rồi mà vẫn thất bại, và hầu như không có ai thông cảm và giúp đỡ người đó, chỉ trừ… ‘thượng đế’, nếu đột nhiên ngài cảm thấy có chút hứng thú! (NGLB)
-Thống nhất đất nước lần thứ hai: ‘Sự kiện lớn nhất dường như việc khôi phục thống nhất đất nước, việc xóa bỏ sự chia cắt đất nước thành hai vương quốc đối địch. Chính là Tây Sơn chứ không phải là nhà Nguyễn ở thế kỷ XIX, như người ta thường gán cho họ, đã có công trong việc xây dựng một nước Việt Nam thống nhất; dù chia ra các miền khác nhau nhưng vẫn cùng một mục đích... Niềm kiêu hãnh khôi phục lại uy danh của nước Việt Nam thể hiện rõ trong bài Hịch Tây Sơn’ (Jean Chesneaux, Wikipedia), xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/12/225-nguyen-hue-va-canh-ao-nhat-tan.html
saumietvuon [Blog Tiếng Việt] Email 17.03.15@21:41
Trả lờiXóaTheo tui thì vợ chồng chả có duyên mà chỉ có nợ thôi và là món nợ khó đòi!
Không phản đối!
XóaTuy nhiên, bài viết này là dành cho phóng viên (mà có thể bị đưa lên... báo, hihi...) nên mình không dám viết một chiều.
Thân, chúc ngủ ngon.
Lê Phạm (Facebook)
Trả lờiXóaem với huynh có duyên số k nhỉ? Keke.
6 phút trước
Hình như còn có nợ nữa đóa, hihi...
XóaCó! Kiếp trước :D
Trả lờiXóaChúc ngủ ngon hihi
Trùi, kiếp trước tui gặp Minh Tâm ở đâu vậy ta?, mà kiếp này phải nợ cà phê, hihi... G9.
XóaÁi Nữ [Blog Tiếng Việt] 18.03.15@01:12
Trả lờiXóaTrùi ui, làm gì có chuyện một người là người bạn tốt nhất của một người trong mọi hoàn cảnh được? Viển vông... quá!
Là nữ phóng viên chắc phải được Lá Bàng ưu ái hơn. "Bóng hồng" là hiện diện của Thượng Đế mà
Nam mô a di thò phò,
Xóatội lỗi, tội lỗi,
bần tăng chỉ hư cấu thôi!
P/S: Tốt... nhì vậy, hihi...
kieuthien [Blog Tiếng Việt] Email 18.03.15@02:14
Trả lờiXóaKhó quá. Thôi, nếu thích nhau thì cứ ôke thôi.
Có gắn bó được với nhau hay không thì còn bởi cái Tôi trong mỗi người.
Khi cái tôi Hợp lý thì mối quan hệ sẽ tồn tại và phát triển.
Nếu cái Tôi lớn quá thì khắc nhau. Vẫn biết đời không có điểm 10 mà cứ đòi điểm 10 thì phải chia tay thôi.
Tôi nghĩ vậy.
Khuya quá rồi. Ngủ thôi !
Chúc bạn thành nhà lý luận học về duyên số.
Tôi chỉ biết ok thôi.
Ồ, lời bình cụ thể và với ngôn ngữ rất thời @: LIKE!
XóaCám ơn bạn va xin ghi nhận.
Mình có việc... Sẽ ghé nhà bạn sau.
Chúc ngày mới tốt lành.
Kakaa cưới vợ là tư mang nợ vào thân!
Trả lờiXóaMình xin chép ra đây lời bình và trả lời, tiện thể trả lời bạn PH luôn:
Xóa-hoangthu3-1403 [Blogger] Email 19.03.15@05:26
Phương ngôn:
Lấy vợ ra chợ mà trông,
Lây chồng ra đồng mà ngắm.
T.M., V,Đ.
-NGLB: Thật ra, phóng viên này có đưa ra vài vấn đề có tính chất 'tiến thoái lưỡng nan' (dilemma) nhằm thỏa mãn nhu cầu phân tích 'đa dạng' của độc giả, hơn là các đáp án cụ thể, vì nếu có đáp án cụ thể thì không còn là vấn đề nữa.
Cám ơn bạn, TM.
LB nhiều kinh nghiệm về hôn nhân,đời sống gia đình ha.Chắc phải mang sổ tay ghi chép một số kinh nghiêm cho mình .rất cám ơn kho tàng nghìn lẻ một đêm của LB.Chúc đêm ngọt ngào mộng đẹp ha.
Trả lờiXóaDuyên nợ muội nghỉ có,nếu ko thì người ở đâu xa lắc mà cũng quen rồi thương yêu thành vợ chồng.Muội nhớ Ca Ca...
Trả lờiXóaPhải có duyên nợ mới gặp nhau yêu nhau rồi nên vợ thành chồng,chứ người ở đâu xa lắc lại ở chung mái nhà.Muội nhớ Ca Ca rồi đó,ko biết bj giờ Ca Ca đang ở đâu? Có khỏe ko có vui ko?
Trả lờiXóa