Thứ Tư, 27 tháng 11, 2019

1181. Anh hùng hảo hán Lương Sơn Bạc ăn cắp... áo dài! (Thư giãn)

Anh hùng hảo hán Lương Sơn Bạc gì mà lại đi ăn cắp áo dài và đàn bầu..., làm xú danh ‘Thủy hử’!...
Do xưa nay bị xui hay gặp... cá Tràu, mà ‘ta’ thường thuộc mấy câu/cụm từ ‘quá khách sáo’ như: ‘Nghe danh các hạ như sấm rền bên tai, hôm nay tại hạ mới được diện kiến, quả là tam sinh hữu hạnh’ (có phước ba đời), hay ‘Nghe tin Trương giáo chủ giá lâm, bần đạo không kịp nghinh tiếp, quả thật là vô cùng có lỗi’..., cái này trong tiếng Anh chỉ nói rất đơn giản là ‘very glad to meet you = rất hân hạnh được gặp bạn’, hahaha...
Hay, ‘Trương chân nhân là bậc Thái sơn Bắc đẩu, được Trương chân nhân khen một câu, tại hạ vô cùng vinh dự’, ‘Các hạ là anh hùng hảo hán phương nao, hãy xuất đầu lộ diện, xin đừng làm trò ma quỷ’... ‘Anh hùng hảo hán Lương Sơn Bạc’ là cái gì?, tiếng Anh chỉ gọi đơn giản là ‘hero’, hãy xem gói thuốc lá HERO thì biết!...
Tại sao từ ‘anh hùng’ lại có vụ dài ngoằng như con chiêm, thậm chí dài như trái cà... dái dê, vừa rắc rối lại vừa lôi thôi như vậy!, bởi vì nó xuất phát từ cái được gọi là văn hóa Háng ‘bự’ (vĩ đại!) mà đã tạo ra một thứ ngôn ngữ làm dịch rất khó, hay nếu nói bằng tiếng Việt thì đến... ông cố nội của dân cá Tràu cũng không thể hiểu nổi!, và cơ bản là bởi vì hai nền văn hóa Việt-Tàu tuy có ‘giao thoa’, nhưng không ‘tương đồng' cái con khỉ mẹ gì hết!...

Trước đây, từ ‘Việt’ mà được viết bằng ký tự Hán có được gọi là Hán-Việt, cũng như được viết bằng ký tự La-tinh (a, b, c) gọi là Latin-Việt...; từ đó, chả lẽ tiếng từ tiếng Pháp gọi là... Pháp-Việt! (vd, ‘bú cu’ = beaucoup), từ tiếng Anh gọi là Anh Việt (vd, ‘lai chim’ = livestream)!!!... Thực ra, theo ngữ pháp VN, vì danh từ đứng trước tính từ (vd, người đẹp), nên nếu có tiếng kiểu gì đi chăng nữa thì chỉ có thể gọi là tiếng VIỆT-HÁN hay VIỆT-LATINH mà thôi!...
Tựu chung, không có lăn tăn ‘Háng’ cái cmn gì cả, mà cái mà ta đang nói hay viết xưa nay, tất cả đều là TIẾNG VIỆT!... Ông tổ của ‘chữ Nôm’* là ai?, là HÀN THUYÊN*. 
Trong hình ảnh có thể có: 1 ngườiCòn ông tổ của ‘chữ Quốc ngữ ’ là ai?, là FRANCISCO DE PINA và ALEXANDRE DE RHODES (H1). SÀI GÒN ĐÃ CÓ TÊN ĐƯỜNG ALEXANDRE DE RHODES*, CALMETTE, PASTEUR, YESIN, rồi cách đây mấy năm là đường EINSTEIN và TAGORE ở Thủ Đức... Thế mà giờ bỗng xuất hiện một bọn ‘Thập nhị sứ quân - thời... Đinh Bộ Lĩnh’... lên tiếng phản đối, trong đó: ‘Alexandre de Rhodes ‘có tội’ (Lê Cung) & chữ Quốc ngữ là ‘công cụ xâm lăng’ (Nguyễn Đắc Xuân) khiến Đà Nẵng dừng đặt tên đường!’ (fb Trương Văn Khoa)... Vì thế, GS Úc Bill Jenner mới gọi bọn... Thủy Hử này là bọn hủ nho ‘bệnh hoạn’*..., còn có một fbker bình rất thú vị là:
'Khoe phát nào.
Em mới sắm đấy.
Máu chưa?'- Haha, học ‘giả’ kg học thật! (H2)
Học ‘giả’ còn là gì?, là học lộn, ‘ngôn ngữ Lon Coca’ mới đây gọi là học LON.

*
Quay lại chút chút về vụ ‘khu đặc’... Khu có mấy loại: 1) khu đặc, 2) khu lợn cợn, 3) khu lỏng, 4) khu chảy hay khu té re... để mô tả động tác của mấy ‘anh hùng hảo hán Lương Sơn Bạc’ hay mần nơi bến nước, lùm bụi (‘núp lùm')..., trong đó, ‘khu đặc’ là ỉa cứt đặc, ‘khu lợn cợn’ là ỉa cứt nửa đặc nửa lỏng, ‘khu lỏng’ là ỉa cứt lỏng, ‘khu chảy’ là ‘đi ngoài ra nước’, ‘khu té re’ là khu... thổ tả... ‘Nước Ngoài’ thuộc loại 4, tức là loại ‘đi ngoài ra nước’, hehe...
Vì nó... lợn cợn và... thổ tả như thế, nên có fbker mới bình là:
- Khu đặc không nói là khu đặc mà vẫn là khu đặc!
Tiếng Việt vốn có lồng nhiều ‘điệp ngữ’, đôi khi rất khó hiểu. ‘Khu đặc không nói là khu đặc mà vẫn là khu đặc!’ hay 'Tê Cu không nói là Tê Cu nhưng vẫn bị... tê cu!'... nghĩa là gì hả chời!

Anh hùng hảo hán Lương Sơn Bạc có thực sự anh hùng không? Ở VN và nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở Philippines, Úc*..., ngoài cụm từ ‘anh hùng giả cầy’, các ‘anh hùng hảo hán Lương Sơn Bạc’ còn được xem là những ‘tội phạm hình sự’ (criminals), tội rất đáng bị ‘cẩu đầu đao’ tức là bị chém đầu..., ví dụ như ở trận chiến ở Chúc gia trang, Lý Quỳ thừa thắng xông vô giết cả họ nhà họ Hổ (của Hổ Tam Nương, 40 người), cho nên 40 kiếp sau hay 40 cái đầu của Lý Quỳ cũng không bao giờ gỡ hết tội!...

Và... Tưởng đâu ‘nó’ là một ‘siêu cường quốc’! (từ dùng của tên Vi Tiểu Bảo-Thành Long), là ‘nền kinh tế thứ nhì thới dế’!, dè đâu lại là ‘cường quốc hàng giả’ mà nay lại chuyên đi... ăn cắp ‘áo dài’, ‘đàn bầu’ và mấy thứ ‘quần què’ của xứ An Nam!... Bọn ‘anh hùng giả cầy’ này còn thua xa gã Bọ chét* Thời Thiên chuyên ăn cắp áo của Từ Ninh (Bảo giáp gia truyền Trại Đường Nghê của họ Từ) hay ăn cắp gà của Chúc gia trang... vì hai chữ ‘Đại nghĩa’ để giúp Lương Sơn Bạc làm nên cái... cục đại, tức là nghiệp ‘lớn’...
Gã Bọ Chét là ai mà không ăn cắp cái nhỏ, chỉ ăn cắp ‘cái lớn’?:
- Thời Thiên là một nhân vật hư cấu trong tiểu thuyết Thủy hử của Thi Nại Am. Ở Lương Sơn Bạc, y là đầu lĩnh thứ 107 (đứng áp chót), được sao Địa Tặc Tinh chiếu mệnh (tiếng Anh: Thief Star). Y quê ở Cao Đường Châu, có tướng mạo xấu, nhưng mạnh khoẻ, nhanh trí và di chuyển rất nhanh. Sau này y đi Kế Châu và lấy nghề trộm cắp mưu sinh. Do có tài ăn trộm nên được mọi người gọi là Cổ Thượng Tảo có nghĩa là ‘Bọ chét trên mặt trống’... (wiki).
‘Nghiệp lớn’ là nghiệp gì?, là nghiệp LON.
Ảnh của Garage Tuấn Hiếu.‘Ăn cắp cái lớn’ là ăn cắp cái gì?, cũng ‘ngôn ngữ Lon Coca’ mới đây (H3) gọi là ăn cắp... CAI LON... COCA.

H...ết.
---
Chú dẫn:
1.       Chữ Nôm: Ban đầu khi mới xuất hiện, chữ Nôm thuần túy mượn dạng chữ Hán để ghi âm TIẾNG VIỆT cổ..., phép đó gọi là chữ "giả tá"... Trước tác thì phải sang thời nhà Trần (giữa tk 13) mới có dấu tích rõ ràng. HÀN THUYÊN là người có công lớn phát triển thơ Nôm thời kỳ này với việc mở đầu thể thơ Hàn luật (chứ không phải ‘Đường luật’)... (wiki) 
2.       TP.HCM ĐÃ CÓ TÊN ĐƯỜNG ALEXANDRE DE RHODES: "Ở TP.HCM cũng có con đường Alexandre de Rhodes đối diện với đường Hàn Thuyên. Hai con đường này nằm hai bên công viên 30-4, có ý nghĩa rất thú vị. Một bên đường Alexandre de Rhodes được xem là ông tổ chữ quốc ngữ, một bên là đường Hàn Thuyên - ông tổ chữ Nôm...” (Luật sư Vũ Quang Đức, Đoàn luật sư TP.HCM, đăng trên fb Phú Đoàn)
3.       Thủy Hử là một bộ tiểu thuyết bệnh hoạn: ‘Tình trạng chém giết lẫn nhau trong Thủy Hử rất nhộn nhạo; mặt khác, người ta không thể không hỏi rốt cuộc vì mục đích gì mà những người ấy vung tay chém giết như vậy? Cái gọi là các anh hùng hảo hán trong sách ra tay choảng nhau thường gây ra tổn thương cho bản thân và người nhà, chỉ vì để chứng tỏ võ công của mình mà họ sử dụng bạo lực, làm hại kẻ khác. Xét về ý nghĩa ấy thì ‘Thủy Hử là một bộ tiểu thuyết bệnh hoạn’. Trong đó việc tuyên truyền ca ngợi quan niệm bạo lực và nghĩa khí anh em kiểu lưu manh thì không có chút ý nghĩa xây dựng nào cả...’ (Giáo sư Bill Jenner, Đại học Quốc gia Australia, nhà nghiên cứu văn học cổ điển TQ, nghiencuuquocte-org)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét