Trong một thế giới hiện thực bị đảo nghịch thì cái thực là một khoảnh khắc của cái giả mạo... Ngay khi người ta xem cái Giả là thật thì đến lượt nó cái Thật biến thành cái Giả, nếu hư vô được phù phép thành hiện hữu thì cái hiện hữu sẽ trở thành hư vô... “Không nghi ngờ gì nữa, thời đại của chúng ta ưa thích hình ảnh hơn sự vật, bản sao hơn nguyên bản, biểu tượng hơn thực tế, vẻ ngoài hơn nội tại”... Có vẻ như sự dối trá càng “vĩ đại” thì nó càng tạo ra sự khả tín... ('Jean Levy'*)
---
Tôi
giới thiệu bài viết dưới đây cho các bạn có ít nhiều đam mê... triết học.
Lưu
ý rằng tôi không quan tâm lắm đến các khái niệm trong triết học (chỉ dành cho
các nhà dạy hay nghiên cứu triết, mà tôi đã bỏ... dạy lâu rồi, hehe) mà chỉ quan tâm
đến chất triết có trong hiện thực... Về ‘các khái niệm trong triết học’, tôi kết
nhất là Vu Le Hoang, sau đó có một phần ở Paul Nguyễn Hoàng Đức, ngoài ra còn có
một cách ‘nhìn nhận rất có triết’ của Ái Nữ, Nancy Nguyen, Phạm Thị Hoài, kể cả
Katharine Bui (chắc là nữ, và có ‘ý thức hệ' khác với tôi, nhưng không sao, hehe),
v..v...
Tôi
cũng biết rằng có nhiều bạn, có rất nhiều, vô số bạn lên Blog hay Phây đăng đủ
thứ bài phân tích, tham gia, rồi tán ra tán vào, viết dai nhách như đỉa... mấy
thứ Lão-Trang, Khổng, Mạnh, Hàn (Phi Tử), Hegel, Nietzsche, Krishnamurti, Osho, Dalai Lama hay Phật Phiếc gì gì đó, trong lòng tôi biết là các bạn đụng
phải... hàng giả và thiết nghĩ là nó không hề có chút thiết thực nhưng tôi không nói ra... Có thể đọc
đoạn này có bạn phật ý, thậm chí... ném đá, nhưng không quan trọng, vì dù
sao cuối cùng tôi cũng phải nói ra...
Tại
sao? Rất thường, các bạn, nhất là người Việt mình, đọc cái gì mà cho là ‘hay’, là
‘tuyệt’, là của thánh cmn nhân... thì tin cái đó, tin mãi từ thời Đinh Bộ Lĩnh
đến nay vẫn còn tin, mà không hề có chút nghi ngờ nào cả!, tôi... cũng vậy,
híc..híc...
Chẳng
hạn như ‘Tây du ký’ có rất nhiều điểm sơ hở, thậm chí là phản lô-gíc mà có
không thiếu gì bạn cứ tán miết từ năm này qua năm nọ, tán cả đời, tương tự như trong ‘Tam quốc’, ‘Thủy hử’, ‘Truyện Kiều’, ‘Ỷ thiên đồ long ký’,
‘Sở Lưu Hương’, ‘Tiểu Lý Phi Đao’, thậm chí là trong ‘Tứ thư ngũ kinh’, ‘Đạo đức
kinh’, ‘Nam hoa kinh’, ‘Kinh Phật’... Chắc ai cũng biết vụ Tôn Ngộ Không đánh
đâu thắng đó, đánh đến nỗi Ngọc Hoàng Thượng Đế phải chạy ỉa cứt trong quần,
nhưng sau đó lại đánh đâu thua đó!..., vụ Trương Vô Kỵ đánh đâu thắng đó, thắng
‘Lục đại môn phái’ như chẻ tre, lên làm giáo chủ ma giáo hay minh chủ võ lâm, rồi
sau đó lại đánh đâu thua đó, hahaha...
Rồi
chẳng hạn như trong (các phim) ‘Bao Thanh Thiên’, ‘Khang Hi vi hành’, ‘Tể tướng
Lưu gù’, ‘Sở Lưu Hương truyền kỳ’, ‘Lý Tiểu Long truyền kỳ’, ‘Ỷ thiên đồ long
ký’/’Tiếu ngạo giang hồ’ hay ‘phim Thành
Long’... thì người ta lồng rất nhiều triết lý vào trong đó, nhất là trong ‘Khang
Hi vi hành’ hay ‘Bao Thanh Thiên’ (nổi tiếng với triết lý trong bài hát ‘Mộng
uyên ương hồ điệp’, bao gồm cả triết lý của Nghiêm Hiếu Vấn hay Lý Bạch*...),
nhưng rất tiếc nó không phải là ‘triết Tàu’ (mà triết Tàu chắc gì đã đúng!), bởi vì các đạo diễn/diễn viên Hồng Công hay Đài Loan đã từng sống, sinh hoạt, tham quan và học tập/được đào tạo ở nhiều nước trên thế giới nên bị 'nhiễm' nhiều thứ triết khác nhau...
Rộng hơn, về ‘Đạo đức kinh’, ‘Nam hoa kinh’ hay ‘Kinh Phật’ bản gốc thì ok (mà tinh thần của bản gốc chắc gì đã đúng!), nhưng rất tiếc vô số cái mà bạn đọc đã được ‘cái tôi’ của người viết dẫn đi rất xa, thậm chí là phản bản gốc, chẳng hạn như về Phật học/phật giáo nguyên thủy thì Đạt Ma/Huệ Năng nghĩ khác, Hồ Thích nghĩ khác, Lý Hồng Chí nghĩ khác (trong ‘Chuyển pháp luân’), Einstein nghĩ khác, ‘Steve Jobs’* nghĩ khác, mấy ông Thích Nhất Hạnh, Tuệ Sĩ, Lê Mạnh Thát nghĩ khác, hay bọn Thích Tan Hoang, Thích Hành Quyết, Thích Thái Thịt, Thích Nhừ Tật, Thích Tí Khí (H. 1)... nghĩ khác... Tôi đã gặp nhiều người ‘vừa là đảng viên vừa đi chùa’ hay ‘vừa là đảng viên vừa đi nhà thờ’, thậm chí có một số đảng viên còn mê say thuyết giảng cho tôi về Phật pháp nữa! (H.2)... Chưa kể cái được gọi là ‘Mô tuyển’, ‘Putinism’ hay ‘Tư tưởng Sitler’* gì gì đó... Ôi, càng đọc càng bị rơi vào cõi ta bà, tôi không biết Phật là ai nhưng biết chắc chắn rằng Phật không ở trong sách! Ôi, tôi không biết là tư tưởng của người Việt, dân tộc Việt sẽ đi về đâu!, và tại sao?, vì số phận nào mà dân tộc ta lại bị rơi vào cái ‘cõi ta bà’ ghê gớm như vậy!
Cụ
thể hơn, những thứ như ‘Tôn Tử Binh Pháp’, ‘Tứ đại mỹ nhân’,
‘Tứ đại phát minh’, ‘Vạn Lý Trường Thành’, ‘Đạo quân đất nung của Tần Thủy
Hoàng’ hay ‘Hoàng Hạc Lâu’ gì gì đó có thể là ‘hàng giả’, chẳng hạn như bạn có
thể vào Google tra đường dẫn ‘Tứ đại mỹ nhân’ hay ‘Tứ đại phát minh’ thì bạn sẽ
thấy người ta viết rất nhiều từ/cụm từ như ‘có thể’, ‘có lẽ’, ‘dường như là’, ‘theo
truyền thuyết/huyền thoại A, B, C, D’, ‘nhà nghiên
A cứu nói như thế này’, ‘nhà nghiên cứu B, C, D nói
như thế khác’..., hay tra đường dẫn ‘Vạn Lý Trường Thành’ hay ‘Hoàng Hạc Lâu’
thì người ta sẽ cho bạn biết thế nào là ‘tiểu tu, trung tu và đại tu’, có nghĩa
là nó đã được đại trùng tu/đại phục chế (không còn như cũ nữa, chưa kể việc không
còn ở chỗ cũ nữa), được xây đi xây lại hàng chục lần thậm chí hàng trăm lần qua
biết bao nhiêu triều đại với biết bao nhiêu vị hoàng đế, quan lại, lãnh chúa!,
nói chung là nó đã được thêm thắt vào vô số thứ ‘giả tạo’ từ các bộ óc quá... ‘phong
phú và sĩ diện Đại Hán’ của người Tàu!...
Và
với lời bình ‘Bài viết rất hay, tác giả có bộ óc triết lý đáng nể phục!’, tôi xin giới thiệu ‘lời
nói thẳng’ của học giả Pháp Jean Levy dưới
đây.
‘SỰ TRÁ NGỤY’...
VỀ ĐOÀN CHIẾN BINH ĐẤT NUNG (Phần 2)
Jean Levy
(Trả lời phỏng vấn của Alexandro Mercury-chủ biên
trang báo điện tử Parislike-com, đăng trên fb Quy Anh Duong, lược trích)
-AM: ...Đoàn chiến binh GIẢ MẠO của vị đại hoàng đế
- dù sao cũng là người được xem như là cha đẻ của Vạn lý Trường Thành... Nếu người ta có thể tiếp cận sự GIẢ TRÁ của
đoàn chiến binh đất nung này ở phương diện mỹ học hay ý thức hệ theo cách của Walter Benjamin hay
Guy Debord, liệu người ta có thể sẽ đặt nó trong mối quan hệ với tư tưởng Trung
Hoa về chiến lược, về xung đột hay chiến tranh. Tôn Tử trong “Binh Pháp” cũng thường
nhấn mạnh đến sự cần thiết của TRÁ THUẬT, kế sách, mưu mẹo và mô phỏng.
-JL: Tôi không rõ liệu có thật thích đáng hay không khi từ kinh nghiệm về chiến lược của Tôn Tử rút ra những quy luật tổng quát đối với nền văn minh Trung Hoa trong tổng thể của nó. Vương quốc của Trung dung mà một số người xem như là vương quốc của Dấu hiệu, liệu trước hết có là vương quốc của CÁI GỈA?, ...vì vậy cần phải cầu viện đến thuật TRÁ NGỤY và thậm chí đến hành vi chiến tranh...
...Ngay từ những trang đầu tiên
trong “Binh pháp” Tôn Tử đã viết “Chiến tranh dựa trên sự LỪA LỌC”, nhưng công thức này nên
đặt trong bối cảnh triết học Trung Hoa với đặc thù riêng về bản thể học của nó
hơn là xem điều này như một thiết chế riêng biệt của thuật TRÁ
NGỤY phù hợp
với văn minh Trung Hoa. Tôi tin để hiểu rõ hơn điều này tốt nhất ta hãy quay
lại kế thứ bảy trong 36 kế sách của Tôn Tử với tựa đề “Tạo ra cái Có
từ cái Không”. Công thức này đã được diễn dịch bởi một dịch giả khuyết danh như
sau: “Sự DỐI TRÁ không bao giờ hoàn toàn là sự dối trá đơn thuần bởi
vì nó nhằm tạo ra một hiện thực theo cách yếu tố Thiếu âm trở thành Thái âm rồi
chuyển hóa thành Thái dương”. Tôi sẽ không đi sâu vào chi tiết liên quan đến
các quẻ Dịch của phát biểu này, mà tự bằng lòng với lời giải thích cho câu nói
“huyền bí” trên bằng một lời bình ngắn nhưng đủ làm sáng tỏ: ‘Điều
DỐI TRÁ
không có gì khác hơn là để làm cái Không tồn tại được xem như cái Tồn tại.
Nhưng điều dối trá này không được kéo dài quá lâu mà không làm nó lộ diện, tự
nó không duy trì lâu bền, nó phải đỡ đầu cho cái tồn tại, như thế người ta phải
làm phát sinh hiện thực từ ảo ảnh, làm đầy hiện thực từ hư không. Cái
không-có-gì này không thể chiến thắng kẻ địch, nó phải tiết lộ được một hiện
thực tối thiểu để có cơ sở đạt được mục đích”...
-AM:
Ông đã viết: "Vị hoàng đế
quá cố được chôn trong một ngôi mộ to lớn với những vạch khắc hình sao và những dòng thủy ngân lấp lánh”.
Các mô tả văn học sử và huyền thoại về lăng mộ Tần Thủy Hoàng cũng có tính nhân
tạo như đoàn chiến binh giả mạo bằng đất nung trong thực tế. Liệu triết học
Trung Hoa có thiết lập một cấp độ thực tại khác, một mối quan hệ khác giữa
huyền thoại, tư tưởng và lịch sử hay không? Chúng
ta có thể nghĩ về sự TRÁ NGỤY khi đề cập trực tiếp đến câu chuyện của Trang Tử?
-JL: Ông nói đến câu chuyện nổi tiếng của Trang Tử nhưng cũng có thể nhắc đến
một truyện ngắn tương tự của (Jorge Luis) Borges... đã kết nối một cách hiệu quả
với một vài mối bận tâm của triết gia Trung Hoa là Trang Tử. Điều này đặc biệt gây ấn
tượng trong truyện ngắn của Borges “Ruinescirculaire” (Những tàn tích luân
chuyển) - một
truyện ngắn kỳ ảo kể về một kẻ bói bài tìm cách chuyển thực tại vào trong giấc
mơ và sau khi kế hoạch thành công đã khám phá ra rằng chính bản thân mình cũng
đang là giấc mơ của một người khác... Cái nền giấc mơ hoán đổi
trong một giai thoại của Trang Tử, người đã tỉnh dậy sau một giấc mơ thấy mình hóa bướm rồi suy
nghĩ không biết liệu mình có phải là triết gia trong mơ hóa thành bướm hay mình
là một con bướm
trong mơ nghĩ mình là một triết gia!... Sự đảo nghịch thực tại thực
hiện bởi giấc mơ không khỏi gợi nhớ đến thao tác của chiếc gương soi có lẽ là
cái cụ thể dễ cảm nhận hơn, cả hai câu chuyện trên đều cung cấp điều tiên quyết
khi tra vấn về tính có thực của thực tại. Trang Tử viện dẫn đến chiếc gương cầu
của giấc mơ hóa bướm để làm xói mòn sự chắc chắn tĩnh tại trong tâm trí của ta
về cái thật của thực tại. Ngụ ngôn luân lý của giấc mơ hóa bướm của Trang Tử hoàn toàn được Borges thấu
hiểu trong truyện “Nouvelle refutation dutemps” (Bác bỏ mới về thời gian): Ông đã dùng nó để minh họa
cho những hệ lụy cuối cùng của thuyết lý tưởng - thuyết cho thấy sự thường
trực của “cái tôi”- đi đến phủ nhận không gian và thời gian...
Vì vậy tôi đã
sử dụng những ghi chép trong các biên niên sử, mang đến một mô tả hình tượng
bên trong khu lăng mộ - không nghi ngờ gì là sản phẩm NGỤY TẠO có tính biểu tượng của một
thế giới thu nhỏ (của nhà độc tài)...
-AM:
Sự việc về đoàn chiến binh đất nung cũng đặt ra những vấn đề có tính chiến lược
và kinh tế của HÀNG GIẢ
TQ ngày nay. Năm 2011 toàn
bộ trưng bày triển lãm những loại tiền cổ cao cấp ở Thượng Hải đã bị LÀM GIẢ. Còn đáng ngạc nhiên hơn
nữa vào năm 2007,
bảo tàng dân tộc học tại Hamburg (Đức) buộc phải đóng cửa một cuộc triễn lãm
các tượng chiến binh nổi tiếng bằng đất nung sau khi thẩm định tính xác thực
của chúng người ta thấy đó là ĐỒ
GIẢ (H.3). Nhà cầm quyền TQ
đã thừa nhận sự GIẢ MẠO và
tuyên bố cuộc triển lãm này đã tổ chức mà chưa được họ cấp giấy phép. Trong một
thế giới tràn ngập các nhãn hiệu, sản phẩm hàng hóa vật chất, văn hóa hay tinh thần, liệu đồ giả có thể tách
rời với đồ thật về phương diện bản thể luận hay không?
-JL: Thực tế tôi có cảm giác HÀNG GIẢ TQ chỉ là mặt trái của chiếc
huy chương đối với ngành sản xuất đồ xa xỉ phẩm... Về sự kiện của vụ triển lãm
ở Hamburg mà ông đã nêu ra, điều kỳ cục khôi hài hơn ở chỗ cổ vật GIẢ
MẠO bị lên án
đó không hề giả hơn những pho tượng xác thực, thứ không hề tồn tại bởi vì như
chúng ta đã thảo luận ở trên, các pho tượng chiến binh, kỵ sĩ, bộ binh là những
sản phẩm GIẢ CỔ được tạo tác trong thời cai trị của Mao.
-AM:
Có vẻ như sự DỐI TRÁ
càng “vĩ đại” thì nó càng tạo ra sự khả tín... Chắc thế! chúng ta đã khảo sát qua một số trường hợp: những pho tượng
chiến binh bằng đất nung... Trong các xã hội toàn trị như ở thời chúng ta hoặc ở Trung Hoa xưa...
như Gorgias đã nói, chúng ta có thể cung
hiến bản thân để tán dương sự DỐI TRÁ. Vẻ đẹp trong câu chuyện
của Trang Tử đâm chồi từ những huyền thoại, ngụ ngôn và huyễn hoặc, những điều khiến
ta phải tự chất vấn mình về tính không thực của thực tại và về cái thực của
điều không hiện hữu.
...Lời bình: Rất đúng, hoàn toàn đúng!
-Kg thể vào tk3TCN mà còn nguyên vẹn!
-Kg thể tất cả mọi thứ của Tần bạo chúa đều bị 'người dân' hủy
hoại mà chỉ trừ duy nhất hàng ngàn pho tượng to tổ bố!
-Người Tàu nhất là người Việt nghe nói cái gì tin cái nấy, kg
hề bỏ ra thậm chí... một giây nghi hoặc!...
Trong bài trước, nói về ‘hào kiệt’, tôi có viết: ‘Một nửa sự
thật không phải là sự thật. Người hiểu biết nửa mùa không phải là người hiểu biết.
Hào kiệt thì không 'nâng bi' Tàu, nâng bi Tàu thì không phải là hào kiệt!’. (H.4)
Ngày nay, người ta đã có ‘Phương pháp đồng vị phóng xạ - C14’,
nhưng liên quan đến ‘đạo quân đất nung của Tần Thủy Hoàng’ ở Tây An, TQ giấu, không cho bất cứ người ‘ngoài’ nào được phép...
kiểm chứng!, bởi vậy mà các đại hiệp Nâng Cần Lạ chỉ có thể mần như đại cmn hiệp ‘Thể
Cá Tra’, hay như cái mà gã ‘anh hào Fuc...k’ đã mần ở đồi Mộng Mơ, Đà Lạt!
Đại hiệp gì? Đại hiệp CCC, trong đó có một chữ C có nghĩa
là... cẹc.
H...ết.
---------
Chú
dẫn:
1. ĐOÀN CHIẾN
BINH BẰNG ĐẤT NUNG XUNG QUANH LĂNG MỘ TẦN THỦY HOÀNG LÀ ĐỒ GIẢ (Phần 1),
xem chi tiết tại: https://www.facebook.com/notes/10200648274288419/
2.
Jean Levy, học giả Pháp, nhà Trung Hoa học,
nhà văn, dịch giả và là giám đốc của Trung tâm nghiên cứu khoa học
Pháp CNRS (Centre National de La Recherche Scientifique), tác giả của cuốn
sách “La Chine est un cheval et l’Univers une idée” (TQ là một con ngựa &
thế giới là một ý tưởng) chủ yếu tập trung vào vụ 'Tần bạo chúa và các chiến binh đất sét nung... giả mạo'...
3.
Lý Bạch (701-762): Tương truyền hôm ấy
Lý Bạch đứng trên thuyền uống rượu, thấy trăng in bóng nước, bèn lao xuống nước
bắt trăng mà chết. Nếu chuyện ấy là có thật, ắt là do chàng đã say quá, bất đồ
nhớ lại câu thơ năm xưa làm “rút đao chém nước nước càng chảy, nâng rượu tiêu sầu
sầu càng sầu”, bèn rút kiếm ra chém trăng dưới nước, chẳng ngờ lộn cổ xuống
sông mà chết... Ngày nhỏ xem phim Bao Công... về sau lớn lên, có ngày nhớ
lại câu hát cũ ấy, bèn lên mạng tìm, mới biết đó là một câu thơ của Lý Bạch,
trích từ bài “Tuyên châu Tạ Diễu lâu tiễn biệt hiệu thư thúc Vân”: Trừu đao đoạn
thủy thủy cánh lưu/Cử bôi tiêu sầu sầu cánh sầu (teq316-wordpress)... ‘Rút đao
chém xuống nước nước càng chảy mạnh/Nâng chén tiêu sầu càng sầu thêm’, Hạo
Thiên trình bày, tại: https://www.youtube.com/watch?v=H4mp3815n9w
4.
Sitler: ‘Si’ trong ‘Si Jingping’, mà có
người nói ông ta là ‘Sitler bồ tát’, hehe...
5.
Steve Jobs theo đạo Phật, người sáng tạo
ra máy tính Apple, Ipad, Iphone...
6. Vạn Lý
Trường Thành ‘GIẢ’: Thực tế Vạn lý Trường thành ngày nay chẳng hề giống với cái
công trình được dụng lên trong thời Tần Thủy Hoàng trị vì, nó không qui mô bề
thế như bây giờ, nó chỉ giới hạn trong mục tiêu củng cố các cứ điểm đã chinh phục
và bổ sung các cứ điểm bên ngoài để hình thành một tuyến phòng vệ liên tục chống
lại các cuộc tấn công của các bộ lạc du mục... Từ thời nhà Minh, Vạn Lý Trường thành đã được vạch tuyến lệch về phia nam hơn so với thời Tần. Ngày nay nó được
xây cao hơn, bọc qua những tháp canh, với các lỗ châu mai, các miếu nhỏ và được
trang trí ốp mặt bằng đá chẻ để phù hợp hơn với các mô thức thẩm mỹ của các xưởng
phim Walt Disney... (Jean Levy)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét