Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2021

1368. Tiếng Tàu và tiếng Việt (Thư giãn)

Tôi sắp vào bệnh viện để... kết bạn với các bác sĩ nên có thể vắng bóng một thời gian, híc... Tôi có đi ‘hát karaoke có tay vịn’ và do đó có... vịn khá nhiều ‘em út’ ở 63 tỉnh, nhưng vì không thể viết dài nên có những sự kiện tôi chỉ kể lại 2-3 ví dụ thôi... Ngoài ra, tôi có thể yêu ‘người Tàu’ nhưng 'ai déll lớp'... nước Tàu!, hehe, như trong các câu chuyện có thật dưới đây.
*
Các bạn biết nhân vật nào trong lịch sử Tê Cu được lên phim ảnh nhiều... nhất và bản nhạc nói về người này được nghe rộng rãi nhất không? Đó là bản nhạc ‘Hoàng Phi Hồng’* mà bên Malaysia cũng phát, Chương trình Paris By Night cũng share và cặp Chí Tài-Hoài Linh cũng diễn; ngược lại, ở xứ Đông Lào thì người ta ‘phát’ nhiều nhất là ‘Chí Phèo’!; tuy nhiên, cấu trúc ngôn ngữ và văn hóa của cái tên ‘Hoàng Phi Hồng’ và ‘Chí Phèo’ là HOÀN TOÀN KHÁC NHAU!... Các bạn biết từ ‘đểu cáng’ nghĩa là gì và có từ đâu không? Thời mà ở nước ta còn có vụ khiêng võng hay cáng thì người khiêng được gọi là (thằng) ‘cáng’, còn người gánh, vác hay xách hành lý đi theo được gọi là (thằng) ‘đểu’; do đó, ‘đểu, cáng’ trước đây là danh từ thuần Việt dùng để chỉ những người ‘phu’, nay thường được dùng như tính từ để chỉ sự gian manh, xảo trá, mà thiết nghĩ ai đó KHÔNG NÊN CỐ GÁN GHÉP TỪ TIẾNG VIỆT NÀO CŨNG CÓ NGUỒN GỐC TỪ TIẾNG TÀU! (H.1)... Và mới nhất là stt ‘Chỉ cần một câu nói thôi là Sơn Tùng sẽ tặng bạn câu hát ‘không phải dạng vừa... vừa vừa... vừa vừa vừa đâu’, trong đó, cụm từ ‘Không phải dạng vừa đâu’* là tiếng Việt chứ KHÔNG PHẢI TIẾNG TÀU!...
Ở miền Bắc tôi được nghe mấy ‘từ/cụm từ Việt’ vui lắm, như: ‘phò/cave’ (đĩ điếm), ‘độ H’ (độ hóng hớt, độ bầy đàn), ‘nhiều như quân Nguyên’, ‘chuyện nhỏ như con thỏ’, ‘để Mị nói cho mà nghe’*, ‘búp bùm bụp, xít xìn xịt, chát chàn chạt’ (trà Bắc), ‘mông cô ấy hơi bị ngon’ - nhại vụ ‘cái đít ngon’ từ tiếng miền Nam, hehe... Ở miền Trung tôi nghe được: ‘cái chồ’ (cái gác, tiếng Quảng và cũng là tiếng Mường-Thanh Hóa), ‘con cá nhét’ (hay ‘cá chạch chấu’, tiếng Đồng bằng sông Hồng; ‘cá chạch lấu’, tiếng Đồng Tháp), ‘Cầu Trâu Ỉa’ (Daklak), ‘cầu Chìm’, ‘núi Lở’ (‘lở’ chứ không phải ‘lỡ’, lở là bị lở xuống, chứ không phải lỡ làng, tiếng Quảng), ‘hò tắc, hò rì’ (quẹo phải, quẹo trái, tiếng điều khiển trâu, bò của người Quảng), ‘Trường ca chó chết’ (thơ BĐM), và vui nhất là câu ‘cái thèn này, en không en, tay độp cho một độp’ (cái thằng này, ăn không ăn, tau đạp cho một đạp), hahaha... Ở Sài Gòn và miền Tây tôi học được: ‘tẩy’ (ly có đá), ‘cậu Hai’, ‘cô Ba Sài Gòn’, ‘Ngã ba Chuồng Chó’, ‘con ghệ/ghẹ’ (bồ nhí), ‘con le le’ (hình như là con vịt trời, có rất nhiều ở miền Tây và Tràng An, Ninh Bình), ‘chôm, chỉa, chọt, lươn, cọ’ (5 món nghề của Diệu Thủ thư sinh/kẻ móc túi, trong đó, ‘lươn’ là trườn qua người trơn/nhanh như lươn), ‘sướng rên mé đìu hiu’, hay ‘một đi không trở lại’ = ‘đi mút mùa lệ thủy’, trong đó Lệ Thủy là ca sĩ cải lương nổi tiếng ở miền Nam trước 75, hahaha, v..v...
Bạn thử kiểm tra xem trong đó có bao nhiêu % là tiếng cmn Tàu???
*
Sau đây là 2 bài mà tôi sưu tầm được từ Bắc chí Nam:
-‘NGHỊCH LÝ VIỆT’
1. Già người, già tóc, già râu. Bộ phận chiến đấu còn lâu mới già.
2. Mình ngu nhiều kẻ ngu hơn, cho nên được gọi là khôn hơn người.
3. Tái dê chấm với tương gừng, ăn xong rồi lại phừng phừng như dê.
4. Ở giữa 2 cái chân thật là một cái chân... tình.
5. Yêu nhau cởi áo cho nhau. Ghét nhau trợn mắt: Áo đâu? Mặc vào!
6. Phải bình tĩnh trước gái xinh và không giật mình trước gái xấu!
7. Nhan sắc có hạn, mà lựu đạn thì có thừa.
8. Muốn ngủ ngon thì đừng lấy vợ. Muốn không nợ thì đừng có yêu. Muốn cao siêu thì đừng dại gái. Muốn thoải mái thì vào...nhà tu.
9. Buổi sáng thức dậy. Thể dục thể thao. Da dẻ hồng hào. Hứng khởi tuôn trào. Lại vào ngủ tiếp.
10. Hội trường yên lắng ngủ say. Thuyết trình vừa dứt... vỗ tay ra về.
11. Ăn hột mít luộc có thể gây mất đoàn kết nội bộ và nghi ngờ lẫn nhau!
12. Không có gì làm anh em ta xa cách. Chỉ... hôi nách là xa cách anh em.
13. Văn hay chữ tốt sao bằng thằng dốt lắm tiền.
14. Bò không ăn cỏ, bò ngu. Trai không cua gái, trai ngu hơn bò!
15. Nếu tiền không làm bạn hạnh phúc thì hãy đưa nó cho tôi.
16. Em xinh đâu phải nụ cười, em xinh là bởi nhiều người xấu hơn!
17. Vì một người "đi cố" làm cả phố "tắc đường"
18. Em đen nhưng tâm hồn em trong trắng, vì nhà em nghèo em dang nắng... em đen.
19. Bia độc hơn rượu, bằng chứng trên thế giới chỉ có bia mộ chứ nào thấy rượu mộ ở đâu.
20. Mập không phải là cái tội. Mập là để thể hiện sự vượt trội về thể xác.
21. Những câu nói bất hủ, đọc sẽ không buồn ngủ... Bạn là người khen ta khi ta đúng, chê ta lúc ta sai. Kẻ thù là người khen ta khi ta sai, chê ta lúc ta đúng. Còn kẻ mà lúc nào cũng chê ta, dù rằng ta đúng hay sai thì chính là... là Vợ ta. (St, fb Hà Hồng)
-TÌNH GIỀ?* (H.2)
Tình mà thích uống sữa tươi nhiều là biển tình
Tình mà làm kinh tế rung rinh là tình hận
Tình mà lúc nào cũng lận đận là tình ngu
Tình mà lấy được Tiểu Long Nữ là tình thiên thu
.Tình mà cả đời khát khao là tình bất tử
Tình mà làm cho hai người mệt lử là tình dục
Tình mà lúc nào cũng lục đục là tình buồn
Tình mà phải luôn ở bên nhau là tình ràng buộc
.Tình mà đứt gánh nửa đường là tình khúc
Tình mà phải kiếm nơi chui rúc là Tuyệt tình cốc
Tình mà mặt mày hốc hác là tình quỷ ma
Tình mà lợi dụng lẫn nhau là tình gục ngã
.Tình mà phải thở ngắn than dài là tình sầu
Tình mà chờ lâu không đến là tình cô đơn
Tình mà lúc giận lúc hờn là tình tuyệt đẹp
Tình mà mồm mép huyên thuyên là tình cà chớn
.Tình mà phải ngồi uống cà phê một mình là tình cay đắng
Tình mà phải hung hắng ho lao là tình tuyệt vọng
Tình mà thấy hồng hồng tím tím là tình thơ ngây
Tình mà sống trên mây là tình lạc lõng
.Tình mà lúc nào cũng thiếu tiền là tình buồn
Tình mà luôn luôn khóc là tình dang dở
Tình mà cái gì cũng cởi mở là tình sung
Tình mà hai hàng chân ngọc duỗi song song là tình tứ
.Tình mà bị dụ vào bẫy là tình mù
Tình mà thấy hồn ru mây gió là tình bay bỗng
Tình mà theo hợp đồng kinh tế là tình tiền
Tình mà phải chết liền liền là tình thê thảm
.Tình mà bị trúng gió liên miên là tình cảm
Tình mà lúc nào cũng bị bóng hồng vây hãm là tình thơ
Tình mà chỉ biết ngồi mơ là tình dại khờ
Tình mà làm đầu óc mù mờ là tình bệnh hoạn
.Tình mà ngày nào cũng dính như sam là tình cuồng loạn
Tình mà đi loạng choạng là sa lưới tình
Tình mà đi nói khoác linh tinh là tình nổ
Tình mà say lảo đảo là tình mơ huyền
.Tình mà bị nàng (chàng) thay sim là tình tan biến
Tình mà nhiều quyến luyến là mối tình đầu
Tình mà bị lún sâu là tình vướng
Tình mà phải tự sướng là tình tầm bậy
.Tình mà dẫn nhau đi hát karaoke là tình ca
Tình mà phải bất hòa là tình tuyệt
Tình mà phải vĩnh biệt là tình mộ địa
Tình mà mặt đỏ bừng bừng như lúc uống bia là tình say xỉn
.Tình mà tạo ra lúc thăng thiên là giọt tình
Tình mà lênh đênh không bờ bến là tình lỡ
Tình mà lúc hít thở thấy thơm phưng phức là tình ái
Tình mà gặp qua thế giới ảo là tình lung linh
.Tình mà lúc ta hết… pin là thất tình
Tình mà sóng động rung rinh là tình hứng
Tình mà sương khói mênh mông là bạc tình
Tình mà dập dềnh mây nước là tình hư vô...
...Bạn thử xem trong 2 bài trên, có bao nhiêu % là tiếng cmn Tàu?
Ở quán cà phê sáng nay, trên màn hình, tôi đọc được: ‘nhạc Phương Thanh’, ‘Nhạc Xuân 2021’, ‘nhạc Vô Thường’ (H.3), ngoài đầy rẫy tiếng Anh ra, còn có ‘A nhong ha xe yo!’ là ‘Xin chào’, tiếng của nàng Bát Canh Hẹ, tức là nàng tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye, tóm lại, nàm éo gì mà có ‘mấy cái thứ Tàu... khựa’*, hahaha...
Ngoài ra, lang thang nơi trường Đại học Bôn Ba, tôi còn học được ‘Vì yêu cứ đâm đầu’ (của ca sĩ Min*) nên đụng phải bà ‘bán thịt mông’ (H.4) nên bị hô ‘Xê mông ra đi ông’, tôi mới cãi lại là ‘Xít mông dô đi em’, hehe...
Đố các bạn đó là tên của nhạc sĩ nào?, người nước nào? Xin bật mí rằng ‘mông’ đó là ‘mông Hà Nội’ và dĩ nhiên ‘Xê mông ra đi ông’ không phải là tiếng cmn Tàu!
H...ết.
---
Chú dẫn:
1. Bản nhạc ‘Hoàng Phi Hồng’: https://www.youtube.com/watch?v=H8DbkFOlyyY
2. Ca sĩ Min tức Nguyễn Minh Hằng, năm nay 33t, dân Hà Nội, tên ‘Min’ là do người Đức gọi, mới đây, người đẹp bỗng nổi tiếng trên khắp... thế giới vì bài hát Ghen Cô Vy: https://www.youtube.com/watch?v=OnoHHNIkgzs
3. ‘Để Mị nói cho mà nghe’ là bài hát của nữ ca sĩ Hoàng Thùy Linh (2019)... được viết bởi Thịnh Kainz, Kata Trần và T-Bass..., mang âm hưởng Pop, pha trộn thể loại World Music, Folktronica và Future Bass... (wiki)
4. ‘Không phải dạng vừa đâu’ là bản nhạc phim ‘Chàng trai năm ấy’ (Dandelion: Bồ công anh), sản xuất 2014, đạo diễn Nguyễn Quang Huy.
5. Tình giề: Thơ LB, đăng trên blogspot.
6. Vô Thường (1940-2003), quê Phan Rang, là nghệ sĩ VN nổi tiếng... thế giới về chơi solo đàn Guitar điện trước và sau 75.
7. ‘Vì yêu cứ đâm đầu’ là một bài hát nổi tiếng năm ngoái của 3 TG là Min, Đen Vâu và Justatee, với 42,5 triệu lượt view: https://www.youtube.com/watch?v=EWz4fITO5qg
*Bài đọc thêm: 'Nàm éo gì mà có ‘mấy cái thứ Tàu... khựa’:
1. KHỔNG CMN TỬ
Khổng giáo là một nguyên nhân rất lớn cản trở quá trình tiếp thu văn hoá phương Tây; đó là lý do tại sao ở Nhựt Bổn quá trình Duy tân theo "Tây học" diễn ra song song với bài trừ Khổng giáo, có vai trò rất lớn của những trí thức như Fukuzawa (người được in ảnh lên tờ tiền có mệnh giá lớn nhất của Nhựt Bổn bây giờ)!... Trong tác phẩm Khuyến học, ông Fukuzawa viết: "Tôi phải nói thế này, chẳng cần phải nể nang Khổng Tử gì sất. Họ đã rao giảng những lời sai trái"... Khổng và Tây (học) về cơ bản đối nghịch nhau. Khổng dạy làm cha phải "từ", làm con phải "hiếu". Còn Tây bảo, nếu cha mà không "từ", không biết nuôi dạy con cho tốt, thì nhà nước tách con khỏi cha, giao cho người khác nuôi, con không phải sống với người cha hư hỏng. Tây thích công bằng, bình đẳng.... "Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín" - theo ngôn từ dùng trong Khổng giáo - thực ra là các giá trị đạo đức phổ quát của nhân loại, không phải của riêng Khổng giáo. Các nước không theo Khổng giáo cũng có các giá trị tương tự... Khổng giáo là một trong những nguyên nhân làm cho văn hóa Trung Hoa trở nên ù lì, ít chịu thay đổi... Người Việt cũng "Tây học", từ thời Pháp thuộc, nhưng việc "Tây học" của người Việt bấy giờ chỉ giới hạn trong số ít quan lại làm việc cho Pháp và giới trí thức thị thành có quan hệ với người Pháp. Ở nông thôn, văn hoá đậm màu sắc Khổng giáo vẫn chi phối đời sống của người dân... Nhưng một nước Nhựt mới đã thắng!... (Trích ‘Cùng học Tây, tại sao người Nhật thành công, còn người Việt thì chưa?’ của TS Lương Hoài Nam, đăng trên fb Nguyễn Chương Mt: https://www.facebook.com/xoaixiu/posts/10213803510269780
2. ‘VIỆT NAM LÀ... ÔNG NỘI CỦA NƯỚC TÀU’
1.1 Tộc Hoa: a) Du mục Thiểm Tây: Bộ tộc Chu khởi phát ở vùng đồng cỏ khô cằn giá lạnh Thiểm Tây, ở phía Tây lưu vực Hoàng Hà. Qua nhiều đời và nhiều thay đổi chỗ ở, bộ tộc Chu phát triển thành một bộ lạc lớn. Họ liên minh với các bộ lạc khác thành một tiểu quốc và dời đô về phía đông, vùng thung lũng sông Vị. Phía nam sông Vị là dãy Tần Lĩnh. Chung quanh sông Vị là vùng đồng cỏ khô cằn rộng lớn... Năm 1046 TCN, Chu Vũ Vương thành lập nhà Chu. Nhóm người nầy trở thành tộc Hoa. Như thế, tộc Hoa được thành hình do bộ tộc Chu tụ tập nhiều nhóm dân du mục, rồi nhờ nhà Chu mà trở thành một tộc dân. Khi đó, tộc Hoa chỉ là một đám du mục sơ khai, bạo động... không những họ chưa có một Hệ thống Tư tưởng, mà cả ngôn từ và chữ viết cũng đều sơ đẳng. b) Nhà Chu: Nhà Chu được chia thành 2 thời kỳ: Thời đóng đô tại đất Cao, phía tây bắc Tây An tỉnh Thiểm Tây ngày nay, nên được gọi là Tây Chu, từ năm 1046-771 TCN. Thời kỳ chạy về Lạc Dương, 771-256 TCN, được gọi là Đông Chu. c) Nước Tần: Năm 771 TCN, vùng Sông Vị của Nhà Chu bị nhóm du mục Khuyển Nhung xâm chiếm, thành lập nhà Tần. Nhà Chu dời đô về phía đông, gần Lạc Dương. Năm 256 TCN, Tần diệt Chu. Năm 221 TCN, Tần Doanh Chính thành lập nước Trung Hoa, và tự xưng là Tần Thủy Hoàng, vua đầu tiên của Tộc Hoa. Năm 206 TCN, Tần bị Hán diệt. d) Chủ thuyết Thiên Tử Thế Thiên: Với việc khai thác và áp đặt của thời Hán, ‘thiên tử Nhà Chu’ đã trở thành vị hoàng đế Trung Hoa thống trị và ban phát quyền lực cho mọi sắc tộc, mọi dân nước, mọi chư hầu ở Trung Nguyên và khắp vùng Á Đông. Cũng vậy, trong hơn 2000 năm qua, tộc Hoa luôn tự tuyên dương là tộc dân văn minh, tiền tiến, tinh tuyền, thần thánh, và là tầng lớp thống trị cao cả đầy ơn ích cho toàn thể mọi dân tộc trong vùng.
1.2 Những sự thực lịch sử: 1) Theo khảo cứu hiện nay, sự thực lịch sử là một nhóm dân du mục lạc hậu ở vùng lạnh giá khô cằn Thiểm Tây đã được bộ tộc Chu gom góp. Năm 1046 TCN, họ thành lập nhà Chu ở thung lũng sông Vị. Sau nầy họ được gọi là tộc Hoa. 2) Sự thực là trước tộc Hoa hơn 4000 năm, tộc Việt đã khởi nguyên ở vùng Lúa Nước phì nhiêu trong lành quanh Hồ Động Đình. 3) Trước tộc Hoa 2000 năm, tộc Việt đã sinh sống trên khắp vùng Á Đông, từ sông Hoài Tần Lĩnh tới Hải Vân. Tộc Việt đã phát triển nền Văn minh và Văn hóa Lúa Nước trỗi vượt. 4) Trước tộc Hoa hơn 300 năm, tộc Việt đã kiện toàn nền Văn hóa nhân bản cao, đã có hệ thống chữ viết với hơn 5000 chữ, trong số có 3000 chữ chuẩn xác, và đã có những tuyệt tác đồ đồng. 5) Trước tộc Hoa gần 100 năm, tộc Việt vùng sông Hồng đã ghi lại toàn bộ hệ thống tư tưởng Á Đông trên Thạp và Trống đồng Đông Sơn. 6) Sự thực lịch sử là vào thời Chu, 1046-256 TCN, chưa có nước Trung Hoa. Nhà Chu đã chỉ là một nước nhỏ trong một vùng có nhiều nước rộng lớn, đông đúc, và cường thịnh hơn. 7) Sự thực lịch sử là thời Tây Chu, 1046-771 TCN, nước hùng mạnh nhất trong vùng là nước Sở, dân Việt (!), ở vùng đất giữa sông Dương Tử và sông Hoài. 8) Sự thực lịch sử là năm 771 TCN, triều Chu bị nhóm du mục Khuyển Nhung đuổi khỏi vùng thung lũng sông Vị, và trở thành Đông Chu. Vùng sông Vị bị Khuyển Nhung chiếm cứ và trở thành Tần. Tần dần dần trở thành hùng mạnh nhất. Năm 256 TCN, Tần diệt Chu. 9) Sự thực là năm 221 TCN, mới bắt đầu có nước Trung Hoa, khi Tần Doanh Chính thôn tính toàn vùng Trung Nguyên. Doanh Chính cũng đã ý thức rõ ràng sự thực nầy, nên tự xưng là Thủy Hoàng, Vua đầu tiên của Trung Hoa. 10) Sự thực là năm 207 TCN, phần đất Quảng Tây Quảng Đông của Việt Lạc bị Triệu Đà chiếm đóng. Đây là tiếp xúc đầu tiên của Việt Lạc với Trung Hoa. Nhưng Triệu Đà lại tự sửa đổi theo phong hóa Việt. 11) Năm 180 TCN, Cổ Loa, trị sở của Việt Lạc, rơi vào tay Triệu Đà, kết thúc Thời Hùng. Khảo cứu hiện nay xác nhận những thực tế lịch sử đó. 12) Như thế, sự thực là những oai phong và quyền thế của ‘thiên tử Nhà Chu’ chỉ có trong sách vở tuyên truyền của giới thống trị Trung Hoa. 13) Sự thực là cắt bỏ những thêm thắt vô vị và gượng ép về vai trò của thiên tử Nhà Chu, và của tộc Hoa, lịch sử sẽ rõ nét và trung thực hơn... (‘SỰ THẬT LỊCH SỬ CỦA TÀU’, đăng trên fb Nguyễn Văn Hùng)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét