‘Đọc một vạn cuốn sách không bằng đi vạn dặm đường’*
---
‘Chuyện thường ngày ở chợ’, cứ ra chợ Bà Chiểu (Sài Gòn) hay chợ Hàng Da (Hà Nội) ngồi ngắm một hồi thì sẽ biết, chứ không phải ‘Chuyện thường ngày ở huyện’ của nhà văn Nga Ovechkin..., vì tui ghét nhất là bắt chước, nhất là bắt chước tụi... Tàu!
...Hôm qua (14/6/2021) có thể được coi là ngày ‘Tết giữa năm’, vì sao?, vì nghe nói ở miền Bắc có ‘2 lần đi chúc Tết’, Tết đầu năm thì khỏi nói rồi, còn ‘Tết giữa năm’ (mùng 5 tháng 5 ÂL) thì phải đi chúc Tết ‘chiếu trên’ từ mùng một đến mùng bốn, còn chần chừ để đến mùng năm mới đi chúc Tết thì coi chừng bị ‘ăn chửi’!, hehe... Nhân tiện, ngày mùng 5/5, người Vịt thường ăn món truyền thống là ‘thịt vịt’*, và tuy đổi tên là ‘Tết diệt sâu bọ’ cho có vẻ sáng tạo và ‘đậm đà bản sắc dân tộc’, nhưng họ cúng chè-xôi-bánh, trong đó có cúng món ‘bánh ú tro’* để tưởng nhớ cái thằng cha Khuất Nguyên của... Tàu!, hahaha...
Tại sao ta không... dám gọi là ‘GIỮA’ như ‘Tết giữa năm’ (xem trên) hay ‘Tết giữa trưa’ (đoan: mở đầu, ngọ: giữa trưa) hay ‘Tết giữa thu’ mà phải thêm một đống ‘Trung’ vào đó, vd như là Tết Trung Thu!...
Tại sao một số trong chúng ta... dám chấp nhận từ ‘Trung Quốc’ (tức là nước Giữa), rồi nổ tùm lum nào là nước ‘Hồng Công Mở Ngoặc Đơn Trung Quốc’, rồi nào là nước ‘Đài Loan Mở Ngoặc Đơn Trung Quốc’ hay nước ‘Đài Bắc Trung Hoa’..., trong khi lại nói là ‘Made in Taiwan’ nhưng không nói là ‘Made in Đài Loan Mở Ngoặc Đơn Trung Quốc’!, hahaha...
Tại sao trong ‘Vòng loại World Cup 2022’ đang diễn ra, khi ĐT TQ, Việt Nam và các nước khác đá với Đài Loan hay Hồng Kông chẳng hạn... thì người ta chỉ nói là ‘Việt Nam đá với Đài Loan’, và theo luật quốc tế thì các cầu thủ phải đứng nghiêm chào quốc kỳ Đài Loan và nghe hát quốc ca Đài Loan! (tương tự cho Hồng Công), chứ người ta... đéo chào cờ và hát quốc ca của cái được gọi là nước ‘Đài Loan Mở Ngoặc Đơn Trung Quốc’!, hahaha...
Xưa nay nghe câu: ‘Trăm năm trong cõi người ta. Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau’ hay ‘Hồng nhan đa truân’/‘hồng nhan bạc phận’ gì gì đó của bọn Tàu thì người Vịt kêu lên ‘quạc quạc’: Ôi!, thuyết ‘tài mệnh tương đố'... tuyệt thay!... Ôi, một nền triết học vô cùng... vĩ đại!... Và họ liền công nhận nền văn hóa Tàu là vĩ đại và chổng... đít quỳ lạy như tế sao!...Đồng thời cái mỏ của họ lại ‘quác quác’ la lên...
Ôi, tôi có tài mà sao 'số' tôi khổ thế ni!, sao 'số' tôi không được làm quan lớn hay có nhiều tiền, sao tôi không được làm ‘quan ngàn tỉ’ như ông Buôn Lá Chít, ông ‘Đinh La #’ hay ông Dự án Cờ Lờ..., nếu kg nhầm thì họ muốn là cái 'số' mà khi ông Bự Thiệt gặp nạn thì người ta moi ra trong hộc bàn của ổng có sơ sơ ‘trăm ngàn đô và một đống hột xoàn’ chớ mấy!, hay thằng trộm mới vào chái bếp của ông lớn là đã lụm ngay được ‘65 cây vàng và 35 ngàn đô’ chớ mấy!..., hahaha...
Ôi!, tôi đẹp mà sao số tôi khổ thế! (H.1, 2)... Nếu tôi không phải là ‘Sugar Baby’ (nói chung là ‘cẳng dài’), không lấy mấy ông bộ trưởng/thứ trưởng, mấy ‘shark’ tức đại gia/thiếu gia/Sugar Dad hay xem xem ông Hoàng Kiều, không lấy mấy ông Thần Y hay mấy soái ca Showbiz... thì tôi chỉ có nước ‘cạp đất mà ăn à!’, hahaha...
Ôi!, ‘tôi đã sinh nhầm một ngôi sao xấu’!, chắc là do cái ‘sao’ nào nó chiếu hay cái ‘vong’ nào nó ám đây!, hay do con mẹ Bạch Cốt Tinh-Cô Vít Tàu nào nó hành đây!, nên tôi phải gặp ông Thích Hành Quyết nộp nhiều nhiều tiền vào để ổng làm phép ‘dâng sao giải hạn’ gấp gấp!, hay tôi phải ‘nộp tiền tỉ - online’ cho ông Thích Thái Thịt để ổng làm phép ‘thỉnh vong giải oán’ liền liền!, hay tôi phải lạy lục tụi Tàu để mua ‘vắc xin Tê Cu’ về chích cho nó từ cu tê cho tới... cu liệt luôn!, hahaha...
Nói chung là... đéo biết ‘tài’ hay ‘sắc’ nghĩa là cái cmn gì!, cuối cùng, họ quy ra có ‘tài’ hay ‘sắc’ tức là phải có nhiều ‘chiền’, có nhiều tỉ hay nhiều ngàn tỉ càng tốt!, bất kể là mần cái món gì, ông Bự Thiệt!, Đại gia!, Thần Y!, ca-ve!, soái ca hay soái muội!, hự.. hự...
Họ quên mất là ông Beethoven cũng có tài, ông Cô-péc-níc (Copernicus) cũng có tài, ông Lev Tolstoi cũng có tài, ông Socrat cũng có tài, ông Van Gogh cũng có tài, đặc biệt nhà văn Jack London, Hemingway, nhà thơ Esenin cũng có tài, nhà nữ toán học Kovalevskaya hay diễn viên Marilyn Monroe cũng có tài, nhưng số của họ có ‘sướng’ cái cmn gì đâu!, vì nhiều khi họ được mệnh danh là những ‘số phận vinh quang và cay đắng’ - hình như ‘nhưng con người trong thế giới phát triển’ quan niệm ‘số khổ’ hay ‘số sướng’ rất khác hay hoàn toàn khác với đa số những người sống dưới cái được gọi là ‘nền văn hóa... cá Tràu’!
Và nói chung, người có ‘tài’ hay ‘có sắc’ mà số khổ là chuyện quá bình thường, bình thường như ‘chuyện thường ngày ở... chợ’, ai mà không biết!, có cái mẹ gì là ‘tài mệnh tương đố’ hay tư tưởng triết học Tàu... vĩ cmn đại!
Cái gì dã xảy ra từ khi có tên Khử Tổng đến nay?, nếu tui nói thì sẽ bị... ném đá, thôi, hãy để dân Tàu nói vậy:
-"20 năm trước, chúng ta coi Nhật Bản - Hàn Quốc là đối thủ. Bây giờ thì Philippines & Việt Nam đều là kẻ thù!", NHM có nickname là Sưng Tấy chia sẻ... "Hãy nhìn cầu thủ của Việt Nam xem, cởi áo ra người múi nào ra múi nấy. Cầu thủ của ta thoát y thì toàn hình xăm Thanh Long, Bạch Hổ... Nghĩ mà chán!", NHM Xiao Xiao cho hay... NHM Fyuan thì bày tỏ sức bức xúc với LĐBĐ Trung Quốc: "Tôi hy vọng một ngày nào đó đội tuyển bóng đá Việt Nam sẽ đến đây và cho Liên đoàn bóng đá Trung Quốc một bài học" (H.3),... "Đừng mời Việt Nam về giao hữu. Họ sẽ đè bẹp chúng ta mất! Hãy mời Campuchia hoặc Lào, vừa sức với chúng ta hơn", NHM có tên Zangsou cho hay. (thethao247-vn)
-‘Cầu thủ của ta (TQ) thoát y thì toàn hình xăm Thanh Long, Bạch Hổ’ (Xiao Xiao)
Hahaha, sau 2500 năm, ‘bọn hậu bối của Khử Tổng’ nếu không phải là Chiến Lang thì cũng là Thanh Long hay Bạch Hổ..., nó làm ta nhớ đến vụ ‘Thanh Long Đao’ của Quan Công hay con ‘Bạch xà’ của Lưu Bang..., nó làm ta không biết mấy ‘đại anh hùng Việt’ như Ngô Quyền, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ từ năm 938 đến nay... đã dùng thanh ‘Thanh Long Gì’ mà chém bay đầu các tướng Tàu!, nó làm ta không biết Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lý Công Uẩn, Lý Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Lê Lợi, Nguyễn Huệ... chém cái con ‘Bạch Gì’ mà lên làm đến hoàng đế!, hế.. hế...
-‘Tôi hy vọng một ngày nào đó đội tuyển bóng đá Việt Nam sẽ đến đây và cho Trung Quốc một bài học’ (Fyuan)
Bổn phủ có nghe vào tháng 2/1991 có ‘ai đó’ vênh mặt lên có vẻ mình là một tay rất rành... triết Tàu và đòi ‘dạy cho Việt Nam một bài học’, ngờ đâu nay nhân ‘Vòng loại World Cup 2022’ có nhiều fan bóng đá Tàu lại nói ngược lại là ‘Việt Nam sẽ dạy cho Trung Quốc một bài học’! (H.4), hahaha...
‘Ai đó’ là ai? Bổn phủ gọi đó là tên Đặng Tiểu Vô Bình - một trí tệ siêu vịt... quay Bắc Kinh, hehe...
H...ết.
---
Chú dẫn:
2. ‘Đọc một vạn cuốn sách không bằng đi vạn dặm đường’ hình như là câu nói của nhà thơ Đỗ Phủ!, ngoài ra còn là một chương trong truyện ‘Yêu nữ xin tự trọng’ của Tư Lý Tiễn!... có cụm từ ‘học hải vô nhai’ tức biển học vô bờ (dtruyen-com)... Ngoài ra, còn có ‘Đọc vạn cuốn sách không bằng đi vạn dặm đường. Đi vạn dặm đường không bằng gặp vạn người. Gặp một vạn người không bằng được một người thầy chỉ lối. Được người thầy chỉ lối không bằng giác ngộ bản thân!’ (BossTrainingVietnam).
3. Sự tích ‘bánh ú’ và Khuất Nguyên: Tương truyền, sau khi Khuất Nguyên nhảy sông Mịch La tự vẫn, người dân yêu mến ông sợ cá tôm rỉa xác của ông nên đã dùng nếp và lá để gói thành bánh đem thả xuống sông cho cá ăn để bảo vệ thân xác của ông. Và từ đó xuất hiện tập tục ăn bánh ú trong ngày Tết này... (wiki)
4. Tết ‘thịt vịt’: Ở miền Bắc, ngày 5/5 ÂL các gia đình thường làm các món từ vịt, đặc biệt là tiết canh vịt (nhưng những năm gần đây, sau khi có dịch cúm gia cầm thì người ta hạn chế ăn). Nhưng dường như các chợ ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ (kể cả miền Nam, LB) những ngày trước và trong Tết Đoan Ngọ thường rất rộn rã việc mua bán vịt sống... (wiki)
5. Tết Đoan ngọ của Tàu chỉ là... ba xạo!: Trên thực tế, từ cuối thời Đông Hán, người ta đã tìm thấy những thư tịch sưu tầm về Tết Đoan ngọ. Hầu hết các học giả thời đó cho rằng nguồn gốc của lễ tiết này có "liên quan" đến sự tưởng niệm thi hào nổi tiếng của nước Sở là Khuất Nguyên. Tuy nhiên các sử gia Trung Quốc lúc bấy giờ KHÔNG HỀ đưa ra được những tư liệu cụ thể để chứng minh cho "sự liên quan" này... Ngay trong "Sử ký" của Tư Mã Thiên, tác phẩm được coi là thành tựu sớm nhất, ghi chép đầy đủ nhất về lịch sử Tàu cổ đại (suốt 2000 năm từ thời Hoàng Đế đến đời Hán Vũ Đế), cũng HOÀN TOÀN KHÔNG xác định được rõ thời gian tự trầm của Khuất Nguyên là vào ngày, tháng nào! Những ghi chép của Tư Mã Thiên trong "Khuất Nguyên liệt truyện" (Sử ký) chỉ là những tư liệu được thu thập từ trong dân gian!... (wiki)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét