Tôi vô tình lụm được một số từ tiếng Quảng hình như là của nhà văn Nguyễn Tuân! (xem đường dẫn bên dưới), sau đó tôi có giải thích và bổ sung thêm nhiều từ và các ví dụ khác, rồi liệt kê theo thứ tự A, B, C, D... Tôi sẽ chờ một năm để bổ sung và sửa đổi, tức là đến ngày 25/10 năm sau, tôi sẽ chốt bài viết này lại, lưu ý rằng tuy là người gốc Quảng nhưng tôi cũng không hiểu hết, mong các bạn đọc chỉ giáo!
Các ‘từ tiếng Quảng’ dưới đây - đa số cũng được dùng từ Nghệ An đến tận miền Tây - cho thấy rằng: 1) dân ta từ đâu đến?; 2) cái được gọi là ‘một ngàn năm đô hộ giặc Tàu’ chỉ có ảnh hưởng sơ sơ đến miền Trung và miền Nam VN; nó còn dẫn đến việc 3) ‘văn hóa Việt quyết không ‘tương đồng’ với ‘văn hóa Tàu’; ngoài ra, nó còn chỉ ra mãnh liệt rằng 4) ‘tiếng Việt... ngon hơn tiếng Tàu’!
Thân mến.
---
1
- ‘Ảng’ là cái lu, tuy nhiên, ảng lớn hơn lu, thường làm bằng xi măng, còn lu nhỏ hơn, thường làm bằng đất nung, dùng để đựng nước hay cho các mục đích khác..., vd như: ảng đựng lúa, ảng rấm chuối, lu muối cà, muối cá cơm, cá de, cá nục...
- ‘Ấm’ trong ‘áo ấm’, ngoài Bắc gọi là ‘áo rét’...
- ‘Ba trợn’ hay ‘ba búa’ là thứ dữ, thường dùng để nói về dân giang hồ, chợ búa hay các loại ‘tặc’, kể cả ‘quan tặc’...
- ‘Bánh mì thịt’ là từ miền Nam, ở miền Bắc chỉ có ‘bánh mì kẹp’ tức bánh xăng uýt kẹp chả cộng xà lách - như ta thường ăn trên các chuyến máy bay Vietnam Airlines...
- ‘Bánh ít lá gai’ thường có ở vùng Quảng Nam-Bình Định, nó làm bằng bột nếp (lọc) nấu với nước lá gai, ở miền Bắc (Thanh Hóa) gọi là bánh gai nhưng to hơn, to gần bằng cái bánh chưng, thường có cột dây nơ (dây ny lông) đỏ ở ngoài...
- ‘Bánh rò’ là một đặc sản hình như chỉ có ở xứ Quảng (Quảng Nam), về bản chất cũng như bánh chưng, bánh tét, được làm bằng nguyên liệu chính là nếp và đậu xanh, nhưng ‘Bánh rò’ thường có dạng ‘hình thang trụ’...
- ‘Biểu’ là bảo..., vd như: Mẹ tau biểu tau qua nhà mi mượn cái rựa.
- ‘Bình tinh’, ‘Chuối nước’ (cây), ngoài Bắc gọi là ‘dong ta’ và ‘dong Tây’ (dùng để làm miến).
- ‘Bót’ là cái bàn chải..., vd như: bót đánh răng, bót giặt đồ, bót đánh giày...
10
- ‘Bợ đít’ là tiếng Quảng, nó cũng có nghĩa như ‘Nâng bi’, tiếng miền Bắc là ‘Nâng cần’, dùng để chỉ những kẻ điếu đóm, xun xoe, nịnh bợ, đặc biệt là bợ đít Tây/Tàu, chế độ, ông lớn hay cấp trên..., kẻ ‘nâng cần’ thường được gọi là ‘chuyên gia nâng cần’.
- ‘Bới cơm’, tiếng miền Bắc là xới cơm.
- ‘Bún thịt nướng’, miền Bắc gọi là ‘bún chả’..., vd như: ‘Bún chả Obama’, nó cũng là một loại bún thịt nướng nhưng có thêm một tô (chén) nước lèo làm bằng nước mắm pha loãng kèm theo ít dưa chua...
- ‘Bự chát’, ‘Bự chảng’, ‘Bự tổ chảng’, ‘Bự tổ cha’, ‘Bự tổ nái’, ‘Bự cốt xì nái' hay ‘Bự xự nự’ là rất to, rất lớn, ‘bự trà bá/to trà bá’..., vd như: Đít thằng đó bự tổ chảng hay là đít của nó to như cái trạc... Ngoài ra người ta còn nói ông ‘Bự Thiệt’ (biệt thự) là những ông chuyên bán chổi đót, buôn lá chít, chạy xe ôm... nhưng lại có... quốc tịch Síp!, hehe...
- ‘Cà’ trong ‘Cà chớn’, ‘Cà giựt’, ‘Cà khịa’. Nói chung, gọi ‘Cà chớn’, ‘Cà giựt’ ý nói là hổng có ra làm sao..., vd như ‘đồ cá chớn’ là đồ ăn nói lung tung, không đàng hoàng, ‘đồ cà giựt’ cũng là đồ cà chớn nhưng nghĩa mạnh hơn, thường chỉ người ‘không có uy tín’, nói hay làm cứ hứng lên là thay đổi, nói không giữ lời/thất hứa, làm thì nửa đực nửa cái, nửa nạc nửa mỡ, không đến nơi đến chốn; còn ‘đồ cà khịa’ là từ thường dùng để nói về kẻ rảnh rỗi, chuyên đi ra ngoài, qua nhà hàng xóm, bạn bè, người quen để chém gió, chảnh nổ, bày vẽ, xúi ‘nhậu’, khoe khoang...thường là để... hành hạ lỗ tai người khác!, thậm chí là kẻ hay xía miệng vào (chỏ miệng vào) mồm của người khác...
- ‘Cà dái dê’, ‘Cà dĩa’ là tiếng miền Trung, miền Nam; ở ngoài Bắc gọi là cà tím hay cà bát (to như cái bát).
- ‘Cà phê sữa’ là từ miền Nam, là cà phê có pha ít sữa (cà nhiều, sữa ít), còn người miền Bắc gọi là ‘cà phê nâu’..., vì vậy nếu ra miền Bắc (Hà Nọi) mà gọi nhầm ‘cà phê sữa’ thì sẽ được uống... ‘sữa cà phê’ (sữa nhiều, cà ít) - thứ mà người Sài Gòn-Chợ Lớn thường gọi là ‘bạc xỉu’ (bạc tẩy xỉu phé, tiếng Quảng Đông).
- Cá trắng là loại cá nhỏ có màu trắng (màu bạc), có rất nhiều loại ‘tương tự’ với các tên gọi khác nhau, tùy, như: cá bạc, cá bông bống, cá cánh (Quảng Bình), cá cấn/cân cấn/lân cấn, cá chầu, cá diếc, cá hạt bưởi/hột mít, cá lan can, cá linh, cá lòng tong, cá mài mại, cá mè dinh/mè núc, cá niên Quảng Nam (Quảng Ngãi), cá rầm, cá suối Kon Tum, cá thòng đong/đòng đong/đồng bong/dong dong, cá trắng miền Tây...
- ‘Cá nhét’ là loại cá nhỏ bằng đầu ngón tay, sống dưới bùn, trông giống như con cá kèo ở miền Tây; cá nhét là tiếng Quảng (Trung kỳ), ở Nam kỳ thường gọi là ‘cá chạch’ (có loại rất to, to bằng thân cây mía), ở Bắc kỳ, đặc biệt là dân vùng Đồng bằng sông Hồng thường gọi là ‘cá chạch chấu’, hay 'chạch lấu' (Đồng Tháp)...
20
- ‘Cá rầm’ là loại cá con, do cá biển bơi ngược lên thượng nguồn để đẻ vào mùa lụt, sau đó cá con bơi xuôi về biển, nông dân thường đánh bắt bằng cái ‘dó’ (vó), gọi là ‘đánh dó’ hay ‘cất dó’...
- ‘Cá tràu’ là cá lóc, khi nó nhỏ cỡ bằng ngón tay cái thì gọi là ‘Cá tràu cửng’ (hay cẩn); ngoài ra, có nơi gọi là cá Ròng Ròng (Sóc Trăng)...
- ‘Cái bụng’, vd như ‘ăn no cái bụng’, đặc biệt, người miền núi thường nói ‘cái bụng’ với nghĩa bóng là tôi, ý tôi, bụng dạ tôi, lòng tôi, vd như ‘cán bộ làm vậy, cái bụng tôi không thích’ (không đồng ý)...
- ‘Cái muỗng’, ‘cái vá’ (cái giá) là dụng cụ để xúc hay múc cơm, canh..., tiếng miền Bắc là ‘cái thìa’ và cái ‘muôi’.
- ‘Câu mâu’ là ăn nói mâu thuẫn, có tính khích bác, gây ra gây gỗ, hiểu lầm hay mất đoàn kết lẫn nhau.
- ‘Cầu Tây’ là cầu do Pháp làm, cũng như ‘dầu Tây’ tức dầu lửa là từ dùng thời Pháp hoặc ông Diệm; tuy nhiên, khoảng sau 1965, việc dùng chữ ‘Tây’ có khác, nó thường chỉ những người to, cao, mũi cao (hoặc sản phẩm) không đến từ Đông Á, vd như người Ấn Độ, Pakistan hay Nepal vẫn được gọi là... ‘Tây’!
- ‘Cha mẹ’ hay ‘Ba mẹ’, ‘Ba má’, ‘Thầy mẹ’/'Thầy me'/'Thầy mợ' (Thanh Hóa-Huế) hay ‘Tía má’ (miền Tây), trong khi miền Bắc gọi là ‘Bố mẹ’ như trong cụm từ ‘Địt mẹ tiên sư bố chúng mầy’...
- ‘Chi, mô, răng, rứa’, vd như ‘đi mô rứa?’ (đâu đó), ‘lồm cái chi lọa rứa?’ (lạ thế), ‘biết lồm răng!’ (làm sao)...
- ‘Cho chó ăn chè’ ý nói là quá say hay quá xỉn, trong đó, ‘chè’ là chất mửa ra, chua, hôi và tanh, ‘cho chó ăn chè’ là mửa ra trong hay sau khi nhậu cho... chó ăn!
30
- ‘Chó’ trong ‘đồ chó’hay ‘thịt chó’, người miền Bắc thường gọi là ‘cầy’ như trong ‘cầy tơ’ hay ‘cầy tơ bảy món’...
- ‘Chồ’ là cái gác, gốc tiếng Mường, Thanh Hóa.
- ‘Chướng’ là kỳ, có khi cũng nói là ‘chướng kỳ’ hay ‘kỳ chướng’, vd như: ‘Cái thèn ni en núa chướng quá!’ (Cái thằng này ăn nói kỳ quá)...
- ‘Cột’ là buộc, trói..., vd như: ‘bắt cô trói cột’, ‘cột con heo này lại’, trong khi tiếng miền Bắc thường gọi là ‘buộc’, vd như trong câu ‘trâu buộc ghét trâu ăn’...
- ‘Cu’ là con chim hay con... cặc, vd như người miền Nam thường gọi là ‘thằng cu’ cho con trai, trong khi miền Bắc gọi là ‘thằng Cò’..., còn dương vật hay đầu dương vật (quy đầu) thì miền Bắc gọi là ‘cái đầu buồi’...
- ‘Cua gái’, ‘Gò gái’, ‘De gái’ (ve gái) là tán tỉnh con gái..., vd như ‘Thứ nhất chặt tre, thứ nhì de gái’ là hai thứ... khó nhất ở trên đời!
- ‘Cù lần’ là con Cu li - một loại thú rừng nhỏ, giống như sóc, có lông màu vàng, mắt to, đẹp, nhưng hơi làm biếng và thường sinh hoạt vào đêm, có tác dụng chữa bệnh..., vd như: ‘Đồ cù lần’ là đồ không ra gì, cà chớn cà cháo...
- ‘Cụi’, ‘Cái củi bếp’ là cái gạc-mân-rê, cái tủ đựng thức ăn đặt dưới bếp.
- ‘Dạn’ hay ‘Dạn hít’ là dạn dĩ, mạnh dạn, không sợ ai..., vd như: Thằng ngày dạn lắm! (không sợ ma).
30
- ‘Dẹn’, đúng hơn là ‘Dặn’, có thể từ chữ ‘vặn’ hay siết!, bị bó buộc, loay hoay, lâm vào thế kẹt/bí, tức là bận lắm, vd như: Hôm nay tau dặn lắm (bận lắm, lu bu lắm).
- ‘Dị’ hay ‘Dị òm’ là mắc cỡ, xấu hổ/làm xấu hổ..., vd như: Thằng đó ăn nói dị òm à! (làm tôi dị quá)
- ‘Dịt’ là dệt, thêu dệt..., vd như: dịt vải, dịt chuyện.
- ‘Dòm’ hay ‘nhòm’ là chú ý nhìn, nhìn một cách tò mò, săm soi, có ý học hỏi..., vd như: ‘Đít mình lom nhom, lo dòm đít họ’ (xem dưới)
- ‘Dó’ là cái vó, người miền Nam hay nói là (đi) ‘đánh dó’ thay vì ‘cất vó’ như người miền Bắc.
- ‘Dỏm’, ‘Đểu’. ‘Dỏm’ (chứ không phải ‘giỏm’) khác với 'xịn', là dở, giả, chất lượng thấp, ít nhiều hàm ý khinh khi..., dùng phổ biến như: hàng dỏm, khoa học dỏm, giáo sư dỏm, sư dỏm, lãnh đạo dỏm, tướng dỏm, nhà báo dỏm, CB kiểm lâm dỏm... Còn ‘đểu’ (chứ không phải ‘đẻo’) trong ‘đểu cán’, có nghĩa mạnh hơn, vd như: ‘xin đểu’ (bọn mãi lộ...), ‘thằng đểu’ là thằng lưu manh, lường gạt, không đáng tin cậy; ngoài ra, người ta cũng nói ‘gạo đểu’ là gạo để nấu cho chó ăn...
- ‘Dộng’ là đánh..., vd như: dộng bể mặt, dộng sặc gạch/dộng hộc máu mồm.
- ‘Dun xủn’, hình như ‘dun’ trong vun xới, đắp, hay đầy quá, nhiều quá, vd như ‘dun đống đất này lên’, hay ‘bới cơm, gì mà bới tô dun xủn vậy’...
- ‘Dú’ (danh từ) từ chữ ‘vú’, dùng để chỉ ‘bà dú’ hay bú dú; ngoài ra, ‘bà dú’ PN được thuê để chăm sóc bé, có thể kiêm luôn chức cho cho bé bú (dú).
40
- ‘Dú’ hay ‘Giú’ (động từ), là giấu..., vd như: 'Trái cây mua về, chưa chín, người ta đem giú (rấm) trong hũ gạo'...
- ‘Dúng’ là giống..., vd như: Thằng ấy dúng y như cha nó.
- ‘Dữ hoằm’ là rất dữ.
- ‘Đại tướng kỳ lô’ là để chỉ con... kẹt rất to (trong chuyện kể tiếu lâm QN, nhưng trên đời này chỉ có kỳ đà, kỳ nhông chứ không có ‘kỳ lô’!
- ‘Đầu dầu’ là đầu trần, không đội mũ/nón khi ra mưa, nắng..., vd như: Thằng ấy đi đầu dầu ra ruộng.
- ‘Đậu’, ở miền Nam chỉ dùng một từ ‘đậu’ cho cả danh từ lẫn động từ (các loại đậu, bến đậu/đậu vào...), trong khi đó ở miền Bắc lại dùng từ ‘đỗ’ cho cả hai trường hợp.
- ‘Đậu hũ’, ‘Đậu nành’, ‘hũ’ dấu ngã, chứ không phải như ‘hủ’ trong hủ nho hay cổ hủ... Miền Bắc nói là ‘đỗ tương’, ‘tương bần’ hay ‘đậu phụ’, như trong ‘đậu phụ mắm tôm’...
- ‘Đen thùi lùi’, ‘Đen thui’, ‘Đen như trâu’ là rất đen..., vd như: Thắng ấy đen thùi lùi à!
- ‘Địt’ hay ‘Bủm’ là tiếng miền Nam, ở miền Bắc gọi là ‘đánh rắm’ hay 'xì hơi’, tiếng Việt Hán là ‘phá trung tiện’..., vd như: ‘Ăn hột mít địt lên, ăn rau đền địt xuống, ăn rau muống cuốn địt’ là ăn hột mít địt rất thúi, ăn rau đền địt ít thúi, còn ăn rau muống địt chỉ thúi sơ sơ thôi, hehe...
50
- ‘Đĩ’ trong ‘con đĩ’, ‘đĩ thỏa’, ‘đĩ đực/đĩ cái’..., người miền Nam thường dùng từ ‘đĩ’ không như người miền Bắc dùng từ ‘điếm’, ‘phò’ hay ‘ca ve’...
- ‘Đỏ lòm’ là rất đỏ..., vd như: Thằng đó chảy máu mũi đỏ lòm.
- ‘Đôi’ là ‘Ném’, ‘Quăng’, ‘Liệng’. Vd như: ‘Ngày xưa còn nhỏ trong nôi/Em nằm em khóc anh ĐÔI cục đường/Bây chừ khôn lớn không thương/Gặp em anh bảo trả cục đường lại đây!’.
- ‘Đồ’ là từ dùng nói chung để chỉ người hay đồ vật, vd như ‘đồ chó đẻ’ hay ‘giặc đồ’, ‘may đồ’, ‘thay đồ’, từ ‘đồ’ dễ gây hiểu nhầm với người miền Bắc, vì đồ là ‘cái ấy’!
- ‘Độp’ là đạp, trong đi xe đạp, còn có nghĩa là đánh, đá.., vd như: ‘Cái thèn này en không en, tau độp cho một độp’ (cái thằng này ăn không ăn, tau đạp cho một đạp); độp vào mặt nó.
- ‘Đụ’ trong ‘đu mẹ’, ‘đụ má’ hay lịch sự hơn là ‘á đù’, ‘đù má’/‘đậu tây rau má’..., vd như: ‘Đù má Sài Gòn’; trong khi miền Bắc nói là ‘địt’ (là ‘bủm’ trong tiếng miền Nam), hay ‘địt mẹ’ như trong ‘Địt mẹ tiên sư bố chúng mầy, bà đánh chúng mấy bỏ mẹ’...
- ‘Đửng’ là đừng, huống hồ..., vd như: Quan mà còn làm vậy đửng nói gì dân.
- ‘Gác’ hay ‘Gát’. ‘Gác’ là hàm ý dừng lại, tựa vào, vd như: ‘gác mái chèo’ hay ‘nằm gác (vắt) tay lên trán, ta nghĩ đến chuyện cuộc đời’..., trong khi ‘gát’ hàm nghĩa ‘gạt bỏ’! như trong cụm từ ‘gạt chuyện này sang một bên’...
- ‘Gạch’ trong ‘Hộc gạch’, ‘Sặc gạch’..., vd như chạy hộc gạch là chạy rất mệt. Đánh hộc gạch là đánh hộc máu mồm ra.
60
- ‘Giả đò’ là giả bộ, giả vờ, đóng kịch, làm bộ làm tịch..., vd như: Thằng ấy giả đò xỉu đấy! (giả vờ cho vui)
- ‘Giống y chang’ hay ‘Giống như in’ là giống nhau như đúc, giống y xì phót (form).
- ‘Giỏ xách’ là cái mà phụ nữ thường hay mang đi chợ/siêu thị để mua sắm, mang thức ăn đến bệnh viện hay mang quà cáp, trái cây, thậm chí là gà, vịt... để đi xa hay đi thăm bà con xa; nó thường được làm bằng tre, mây hay bằng nhựa. Ở ngoài Bắc gọi là ‘cái làn’ trong vụ ‘bốn cái làn’, khi nằm mơ thấy bốn ‘cái làn’ thì đó là điềm lành, đánh số đề 84-85 thì sẽ trúng!, hehe...
- ‘Gom’ là gom góp, góp nhặt, dồn đống lại..., vd như: ‘gom bài’ (trong chơi bài), ‘gom lá bàng lại để đốt’...
- ‘Gởi’ là gửi, trong ‘Kính gởi’, ‘gởi gắm.
- ‘Gướm’ là gớm..., vd như: Mệt gướm!; thằng này là cái thằng ghê gướm lắm!
- ‘Hẹp tré’ là rất hẹp.
- ‘Hò tắc hò rì’, trong đó, ‘tắc - hò - rì’ là ‘đứng lại - tiến lên - đi chậm’ hay ‘Quẹo phải, quẹo trái’/‘Quẹo bên này, bên tê’ (rì hay dí là trái, tắc hay thá là phải), tùy miền..., vd như: ‘Hỡi o cợi con tru đực cao kì/Cho anh cợi với, tắc hò rì cho quen/Lại đây mà cợi anh nì/Anh tắc bên nọ thì em hò rì bên tê’.
70
- ‘Hôi rình’ là rất hôi..., vd như: ‘nách thằng này hôi rình à!’...
- ‘Hổng’ là không, thậm chí là tỏ ý từ chối..., vd như: hổng phải đâu; hổng nghe đâu, hổng dám đâu, hổng làm đâu...
- ‘Hú hí’ là (nói) nhỏ to với nhau, đặc biệt là trong lúc làm tình/tình tự, thậm chí là làm tình..., vd như: Hai đứa nó hú hí với nhau đằng sau bếp.
- ‘Hục’ là hụt, trật, bị hố..., vd như: ‘Hụt rồi!’...
- ‘Huỵch toẹt’ hay ‘Quỵch toẹt’ là nói thẳng ra, nói toạc móng heo, nói hết, nói không giấu diếm, nói xổ cái cục tức ra, nói... déll sợ thằng nào!..., vd như: Người Quảng Nôm ăn núa quỵch toẹt như rứa đó!
- ‘Huơ’ là giơ ra, rung lắc hay ve vẩy theo một hay nhiều phương, vd như: ‘huơ tay huơ chân’, ‘thằng ấy cầm cờ huơ lia lịa’...
- ‘Inh ỉnh’ là có mùi gần thúi, ‘Thủm thủm’ là có mùi thúi vừa mới chuyển thúi, còn ‘Ươn’ là đã có mùi thúi.
- ‘Khính’, giống như ‘Ngữ đôm/ngữ đam’ (xem dưới), là chất dơ, đặc biệt là chất dơ trong cái phụ khoa của người đàn bà..., vd như QN có khẩu ngữ (Đồ) ‘Làm ăn như khính’ hay là làm ăn như cứt, làm đâu sai đó, làm như cái lờ...
- ‘Kê tủ đứng’ là xía miệng vào, chỏ miệng vào mồm người khác, hay nói áp đảo/chặn họng của người khác...
80
-.‘Kệ’ là để mặc, vd như ‘kệ tui’ hay ‘mặc kệ tui, mắc mớ gì đến (anh)’...
- ‘Khu’ là cái đít, ‘Lỗ khu’ là cái lỗ đít, và đôi khi người ta nói ‘Đặc khu’ là khu đặc, tức là đít ỉa ra cứt đặc, không lỏng!
- ‘Lom nhom’ hay ‘Lôm nhôm’ là còn kém, không ra gì, không đến nơi đến chốn..., vd như: ‘Đít mình lom nhom, lo dòm đít họ’ là việc của mình/nước mình đã làm không ra gì, lại còn chõ mũi (nhúng mũi) sang việc của người khác/nước khác.
- ‘Lộn’ là nhầm lẫn, như nói lộn, làm lộn, đi lộn, nhớ lộn..., khác với ‘cãi lộn’ là cãi nhau...
- ‘Lở’ là lở xuống (sụp xuống), hay trong ‘sạt lở’, dấu hỏi; khác với lỡ làng hay lầm lỡ..., vd như: Núi Lở (ở Quảng Nam); hay phá rừng làm núi lở, gây lũ lụt, làm dân chết.
- ‘Lởm khởm’ hay ‘Lôm côm’ có nghĩa gần như ‘Cà chớn’ hay ‘Cà giựt’ (xem trên).
- ‘Lợt’ là nhạt, ‘lợt nhớt’ là rất nhạt..., vd như: mực lợt là mực pha loãng, mực không đậm.
- ‘Lung’ trong nói lung (chơi lung, đi lung, nghĩ lung, làm lung...) là nói giỡn, nói bậy bạ, nói lung tung, chuyên 'cà khịa'...
- ‘Lùn xủn’, ‘Lùn tịt’ là rất lùn.
90
- ‘Lủm’ là từ chỉ hành động bốc một vật gì đó bỏ vào trong miệng..., vd như: Hắn mới vừa mới lủm một miếng chả cá đục.
- ‘Lửa’ trong dầu lửa, tàu lửa, ga xe lửa, hộp quẹt lửa (tim bằng bông gòn, hay loại hộp quẹt Zippo...), người miền Nam thường gọi là ‘lửa’ chứ không gọi là ‘hỏa’ (tàu hỏa, dầu hỏa) như người miền Bắc.
- ‘Mảng’ trong ‘Mảng cầu’ hay ‘Mảng cầu Xiêm’, ở ngoài Bắc gọi là na hay na dai!
- ‘Mắc lẹo’ chứ không phải ‘mắt lẹo’ (mắt bị hột lẹo), mà có nghĩa là làm tình, chỉ dùng cho chó, vd như:’hai con chó đang mắc lẹo’...
- ‘Mắc tịt’ cũng giống như ‘Dị’ là mắt cỡ, thẹn thùng, xấu hổ.
- ‘Mắm cái’ là một đặc sản của xứ Quảng, mà khác với ‘mắm nêm’ (đã xay hay pha chế...), mắm cái làm bằng cá cơm, cá nục, cá de..., thường muối từ 20 ngày trở lên và ăn nguyên con còn đỏ hỏn...
- ‘Mập ú’ là rất mập, mập quá cỡ, mập như cái thùng phi..., vd như: Con đó mập ú à!
- ‘Mè’ trong ‘muối mè’, ‘dầu mè’, ‘Mè Xửng’..., ở ngoài Bắc gọi là vừng...
- ‘Mẹ’ trong ‘con mẹ nó’, ‘chết mẹ rồi’ hay ‘mệt thấy mẹ’... là cụm từ nói theo thói quen, thuộc dạng ‘tán thán’, dùng để cường điệu, nhấn mạnh hay nuối tiếc về cái gì đó, không có nghĩa tục.
100
- ‘Mẹt’, ‘Nia’, ‘Nong’, ‘Sàng’ đều chủ yếu là các vật dụng dùng để phơi đồ (đậu, bắp, cá, mực, lá thuốc, tôm), để sàng (cái sàng), sẩy. Cái mẹt thì cạn hơn và nhỏ, nhỏ như cái mủng, dùng để bưng đồ ra (ra chợ, qua nhà hàng xóm)..., vd như trong một số nhà hàng ở Tây Nguyên, ‘heo mẹt’ là món heo Đê (thịt luộc, nướng, lòng, dồi...) được bỏ trong cùng một cái mẹt...
- ‘Mì Quảng’ (sợi, mì lá) khác với mì Tàu hay mì Ý..., là loại mì làm bằng bột gạo, khi tráng mì thì người ta có xoa dầu phụng, có thể thêm ‘nén phi’ (giống như hành phi, nhưng là một loại củ tròn, màu trắng, nhỏ bằng nửa quá trứng cá, khi tươi có mùi rất hăng)
- ‘Miếng’ như trong miếng mít, miếng thịt..., trong khi nhóm Cánh Diều gọi là ‘khổ’ (khổ mỡ nhỏ) làm... khổ dân ta!
- ‘Mít ướt’, ‘Mít ráo’ là tiếng miền Trung; ở ngoài Bắc gọi là mít ướt là mít mật, còn mít ráo là mít dai..., vd như: Tại sao con gái lại 'mít ướt’' hơn con trai?.
- ‘Một chặp’ là một lát, một tí..., vd như: Đợi tau một chặp!
- ‘Mù tịt’ hay ‘Mù câm’ là mù không thấy đường, hay dốt quá không biết nói ra cái cmn gì.
- ‘Múp rụp’ là rất múp, rất mẩy, rất ngon..., vd như: Cô ấy múp rụp à!
- ‘Mướt rượt’ là rất mướt, rất mượt mà, hết chỗ chê..., vd như: Lông cô ấy mướt rượt; cô ấy mặc đồ mướt rượt à!...
- ‘Ngắn tủn’ hay ‘Ngắn ngủn’ là rất ngắn.
110
- ‘Ngẳng’ hay ‘Nghẻn’ dùng để chỉ sự nghịch ngợm, kỳ quái, làm ai đó bị kẹt..., vd như: ‘Thằng này chơi ngẵng chưa!’ là thằng này nghịch quá, chơi gì mà chơi ‘lọa rứa mi’!
- ‘Nghễ’ là liếc gái, nghía gái, cải thiện mắt...
- ‘Ngọt xớt’ hay ‘Ngọt lịm’, 'Ngọt như mía lùi' là rất ngọt..., vd như: Thằng ấy nói nghe ngọt xớt à!
- ‘Ngủm củ tỏi’ là chết, là đi buôn muối (xuống gặp Diêm Vương).
- ‘Ngữ đôm/ngữ đam’ (hay ‘ngử’) là kinh/máu thán của phụ nữ. Vd như: Đồ ngữ đôm, đồ làm ăn như cái ngữ đôm hay là đồ mặt lờ, làm ăn như cái lờ...
- ‘Nhảy thất’ là làm tình, ai lớp du bặt bặt, đặc biệt dùng cho động vật..., vd như: Hai con chó đang nhảy thất với nhau ngoài sân.
- ‘Nhớp òm’ là rất nhớp, rất dơ..., vd như: Cái cẳng mi nhớp òm à!
- ‘Nhưn’ là nhân, vd như người ta nói nhưn đậu xanh, nhưn bánh tét, hột nhưn (hạt nhân), hay,
- ‘Nhưn nhị’, đúng hơn là ‘Nhưng nhị’, vd như ‘Không có nhưng nhị gì hết’ tức là không có giải thích dài dòng gì hết, không có một hai gì hết, không có (nói) thế này thế nọ gì hết.
120
- ‘Nhứt’là nhất, là số một..., vd như: Thằng ấy học đứng nhứt lớp; ngoài ra, người ta còn nói ‘nhứt cư’ là... như cứt.
- 'Ni’ là nay, này..., vd như thời ni, thằng ni, cái ni...
- ‘Nói hành nói tỏi’ là ăn nói có tính chất săm soi, móc máy, khó chịu, nói dai như đỉa, nghe bực cả mình hay chịu không nổi, thậm chí muốn... oánh lộn.
- ‘Nói toạc móng heo’ là tiếng trong Nam, vì ngoài Bắc gọi là ‘lợn’.
- ‘Nói xanh xảnh’ là nói gằn giọng, nói xẳng giọng, nói sang sảng, nói chung là nói to, hỗn, thiếu lễ phép.
- ‘Nóng dái’ là nứng... kẹt.
- ‘Nước lèo’ là nước dùng để ăn bún, mì, phở..., nếu không nhầm thì miền Bắc gọi là ‘nước dùng’!
- ‘Oánh’, 'Uýnh', ‘Quánh’ hay ‘Quýnh’ là đánh nhau, đánh lộn...,vd như: Việt Nam và Trung Quốc oánh nhau từ năm 1979 đến 1989.
- ‘Ô ma’ (trái), hay ‘Lê ki ma’, ngoài Bắc gọi là ‘quả trứng gà’.
- ‘Ổ qua’ hay ‘Khổ qua’, ngoài Bắc gọi là trái mướp đắng.
130
- ‘Ở dổng’, ‘Tồng ngỗng’ là ở truồng (giơ chim ra). Vd như: Thằng ấy ở truồng tồng ngỗng/dồng dổng.
- 'Òm’ (Àm) trong ‘Dở òm’, ‘Dơ òm’ hay ‘Gướm òm’..., trong đó, dở òm là ‘dở ẹt’, rất dở; tương tự cho rất dơ hay rất gớm.
- ‘Phỉnh’ hay ‘nói phỉnh’ là lừa, dụ dỗ, dối gạt, gạ gẫm..., vd như: Thằng ấy nói phỉnh chú đó; hay người ta có nói lái ‘chính phủ’ là chú phỉnh!, hehe...
- 'Phụng’ trong ‘đậu phụng’, ‘đậu phụng rang’, ‘kẹo đậu phụng’ hay ‘dầu phụng’; ở ngoài Bắc gọi là ‘lạc’. Ngoài ra, người miền Nam hay gọi là con chim ‘phụng’ chứ ít khi gọi là ‘phượng’, vd như: ‘Cuộc đời chị Phụng’.
- 'Quần xà lỏn’, tiếng Chàm, có thể là ngôn ngữ ‘Nam Đảo’ (Malaisia, Campuchia, Tahiti...), là cái quần đùi, tương đương với cái ‘xà rông’ trong tiếng dân tộc; quần đùi khác với quần sọt (short) ở chỗ quần đùi thường làm bằng vải, còn quần sọt là quần kaki, dày hơn và dài hơn.
- ‘Quê một cục’ là rất ‘quê’ (xấu hổ), đứng trân trân một chỗ, không cục cựa đi đâu được.
- ‘Quơ’ là ôm, gom lại một chỗ, túm hết, lấy hết, vd như: ‘cô ta quơ bó củi’, hay ‘thằng ấy quơ (gom) hết sòng bài’...
- ‘Rị xuống’ là kéo xuống, tuột xuống..., vd như: 'rị cái váy của cổ xuống'...
- ‘Rôm’ (ram), một đặc sản của xứ Quảng, tiếng miền Bắc gọi là ‘chả ram’.
140
- ‘Rúc’ là chui vào, ẩn vào hay trốn vào một cái gì đó..., vd như miền Bắc nói là ‘Rùa rút đầu’ trong khi miền Nam nói là ‘rùa rúc đầu’!
- ‘Rương’ là cái thùng hình chữ nhật, to bằng nhưng cao hơn cái vali (xanh tô nai) tí, thường làm bằng gỗ da, hay thiết, thường dùng để đựng đồ (áo quần, đồ cổ/đồ quý, dụng cụ, sách vở học sinh), thậm chí có thể mang đi công tác...; ở ngoài Bắc gọi là cái ‘hòm’.
- ‘Rượng’ là máu trai hay máu gái, là ‘chuyên gia tán gái’..., vd như: Đồ rượng đực là loại con gái thích đi ấy ấy với trai; hay ‘Mày lộn xộn chơi con Lilian bỏ tao là tao dộng bể dái, cho hết đời rượng gái’.
- ‘Sít rịt’hay ‘Sát rạt’ là sít với nhau không hở..., vd như: Hai đứa ngồi sát rạt. Hai đứa ôm nhau sít rịt.
- ‘Su’ là không cạn, thường dùng ở vùng sâu vùng xa, vùng miền núi..., vd như: Sông su là sông sâu.
- ‘Tau, mi’, người Quảng thường xưng hô ‘tau, mi’ tương đương với ‘tao, mầy’..., vd như: ‘Mi núa cái chi lọa rứa, tau không hiểu chi hết!’...
- 'Tào lao’ là nói cà khịa, nói lung tung, nói chả có trọng tâm, chả hiểu hay có cái chất gì..., vd như: Nói ‘tào lao xịt bợp’ nói năng không chuẩn; nói ‘tào lao thiên đế’ là nói lung tung, nói thánh nói tướng...
- ‘Tàu’, trước đây người miền Nam hay gọi là ‘tàu’ như tàu bay, tàu lửa, ga tàu lửa/đi tàu lửa/vé tàu lửa (tiếng miền Trung và miền Tây, đặc biệt là Sài Gòn!)..., chứ không gọi là máy bay hay tàu hỏa/ga tàu hỏa/vé tàu hỏa như hiện nay!
- ‘Tắc, rì’ hay ‘Thá, dí’ là phải, trái, trong ‘hò tắc, hò rì’ là tiếng hô khi điều khiển trâu, bò cày ruộng, trong đó, ‘hò’ (hay ‘họ’) có nghĩa là dừng, chuẩn bị quẹo phải hay quẹo trái. Hình như ‘tắc, rì’ hay ‘thá, dí’ là tiếng Chàm!
150
- ‘Té’ là ngã, bổ, ngã bổ (vào ai đó), ‘chụp ếch’..., vd như: Thằng ấy té xuống ao; ‘đồ té giếng’.
- ‘Thạ’ hay ‘Thọa’ là cái hộc bàn, hộc tủ, hình như là từ gốc Mường!
- 'Thằng Ba Gà’, cũng như ‘thằng làm ăn như khính’, là khẩu ngữ dùng để chỉ một trong 3 đại nạn của người đàn bà, đó là lấy phải một thằng chồng thất nghiệp.
- ‘Théc’ là ngủ, là thiếp đi, Vì từ ‘ngủ’ đôi khi cũng có nghĩa là chết nên không dùng cho con nít, vì vậy người ta chỉ nói là ‘Con bé nó đang thét đó anh!’.
- 'Thọn’ hay ‘Thụng’ là cái túi.
- ‘Thờ Tàu’ là từ dùng cho cả 3 miền, tuy nhiên, người uảng hay gọi là ‘bợ đít Tàu’, còn người miền Bắc còn gọi là ‘phò Tàu’, thậm chí có chữ ‘nô’ như ‘nô tài’ hay ‘ca nô’ (ca sĩ) dùng để chỉ những kẻ ‘nâng cần’ hay ‘nâng bi’...
150
- ‘Thùng thình’ là rất rộng, rộng quá cỡ/quá khổ, vd như ‘thằng ấy mặc áo rộng thùng thình’
- ‘Thủng thỉnh’ hay 'Thủng thẳng’ là từ từ, phớt tỉnh, bình tĩnh, mọi việc để tính sau..., vd như: Thằng ấy thủng thẳng bước đi; ông ấy ngồi thủng thỉnh uống trà.
160
- 'Thụng’ trong thụng thịnh, có thể là danh từ hay tính từ, là (đồ bị) sa xuống, sà xuống, trũng xuống, vì thế mà tiếng Quảng có từ ‘thụng’ hay ‘thọn’ là cái túi áo hay quần (túi áo thụng, quần thụng...).
- 'Thụt lét’, ‘chọc lét’ hay ‘cù lét’ là dùng tay làm cho người khác nhột; ‘chọc’ hay ‘chọt’ nằm trong lối nói đùa 'chôm, chỉa, chọt, lươn, cọ’ của người Sài Gòn để nói về những tay móc túi, trong đó, ‘chôm, chỉa, chọt, cọ’ thì đã rõ rồi!, còn ‘lươn’ là động tác lướt qua hay luồn/lòn qua rất nhanh.
- 'Thum thủm’ là thúi thúi, hơi thúi..., vd như: ‘Thum thủm chiều trôi, khi em đi rồi, thơm mùi... mắm cái’.
- 'Thúi quắc’, ‘Thúi hoắc’, 'Thúi nặc/thúi nực', 'Thúi inh’ hay ‘Thúi rình’ là rất thối..., vd như: 'Thằng này ỉa thúi inh/đái khai rình à!', hay ‘Cứt phượng hoàng Lạ ỉa ra thúi hoắc’...
- ‘Tiệc’ là tiệc tùng hay đám giỗ..., vd như: ‘Đám giỗ đi trước, lội nước đi sau’, miền Bắc gọi là ‘cỗ’, dấu ngã, vd như ‘đi ăn cỗ’ (đi ăn đám giỗ...)...
- 'Tiêu tán đường’ là hỏng chuyện hết rồi, chuyện không còn cứu vãn được nữa.
160
- 'Tỉn’, ‘Thố’, ‘Ghè’, ‘Khạp’: Tỉn là cái tỉn, là môt cái hũ khá to làm bằng đất nung, nó lớn hơn cái ‘Thố’ nhưng nhỏ hơn cái ‘Ghè’ hay cái ‘Khạp’/‘Thạp’!, thường dùng để đựng tôm khô, đậu phụng, bắp khô, sắn khô, mắm muối hay có thể dùng để muối dưa, cà...
- ‘Tối thui’ là tối không thấy đường.., vd: như ‘Đường về nhà em tối thui, mà sao em không thấy tui...’.
160
- 'Trã’, ‘Trách’, ‘Om’ là cái giống như cái nồi miệng rộng, làm bằng đất nung, dùng để kho cá, nó lớn hơn cái ‘tộ’ miền Bắc.
- ‘Trạc’, ‘Mủng’, ‘Thúng’. Trạc là (hai) cái thúng dùng để gánh phân/lúa, hay để xúc phân, xúc đất mang đi chỗ khác... Cái trạc thì cạn hơn cái mủng, mủng cạn hơn thúng.
- 'Trịn’ là ngồi ì một chỗ không chịu đi..., vd như: Thăng đó ngồi trịn đít ở đó, hay,
- 'Trịn’ là ỉa trịn, tức là ỉa mà không chùi đít, ngoài ra,
- 'Trịn’ là trơn trượt..., vd như: ‘Leo núi nơi có sườn dốc thoai thoải, nhiều đá tảng, khi đi xuống phải chạm mông sát mặt đá, từ từ lết xuống cho giảm bớt trơn trợt, họ gọi chỗ đó là khu vực ĐÁ TRỊN!
170
- ‘Trịt’ hay ‘Trít’ là nghẹt..., vd như: ‘Trịt mũi là bị nghẹt mũi; cái vòi nước bị trịt, hay,
- 'Trịt’ còn có nghĩa là tẹt...,vd như: Cái mũi trịt là cái mũi tẹt.
- ‘Trơn lu’ hay ‘trơn lỡn’, ‘trơn láng/láng coóng’ là rất trơn..., vd như: Chỗ đường này trơn lu à!
- 'Trộn’ như mít trộn, gà trộn, tiếng miền Bắc là gỏi mít, gỏi gà hay gà xé phay.
- 'Trộng’ là nuốt trộng, nuốt thẳng nguyên cái gì đó vào bụng, vd như uống thuốc mà không cần nước.
- ‘Trúng’ là đúng, người miền Trung, thậm chí miền Nam không nói đúng mà là trúng, trong trúng hay trật (đúng/sai)..., vd như: Mầy nói trúng rồi; tôi mới vừa trúng số 200.000 đ.
- ‘Trổng’ trong ‘nói trổng’, là nói không có xưng hô, thưa gởi gì hết, vd như: ‘mẹ nó đánh nó vì cái tội nói trổng’...
- 'Trưởi’ hay ‘Tré’ là món nhậu đặc sản Quảng Nam-Bình Định, làm bằng tai heo/mõm heo xắt lát, trộn với riềng và bột gạo, thường gói trong lá, ủ vài ngày rồi đem ra ăn.
- 'Trửng’ là trửng giỡn, trửng mỡ, miền Bắc gọi là ‘rửng mỡ’..., nó còn ám chỉ việc đi chơi gái, vd nư câu ‘đêm sáng vằng vặc, vác cặc đi chơi’ (Hoài Thanh-Hoài Chân)
180
- ‘Túa lua xua’, ‘Túa xùa xua’ hay ‘Tứ lung tung’ là nói đại, nói nhiều, nói lung tung, cái gì cũng nói.
- 'Um’ là um thịt, cá, tức là bỏ vào trong nồi đậy nắp vung lại, um cho đến khi cạn nước hay nhừ ra.
- 'Úp om’ là lật ngược cái nồi, có nghĩa là hết trơn, hết trọi, đói đến nơi, thua sặc gạch. (‘Úp máng’ có nghĩa khác, thường có nghĩa là chổng mông để ấy ấy; miền Bắc có từ ‘Úp sọt’ cũng có nghĩa khác, là ‘bắt quả tang’ về đánh bạc, mua bán dâm, ngoại tình...)
- 'Ủm’ là ôm vào, thu hết về cho mình..., vd như: Mẹ ủm em bé vào lòng (gọi là ‘ủm em’).
- 'Ướt nhẹp’ hay ‘Ướt chẹp nhẹp’ là ướt đẫm, ướt dầm..., vd như: ‘Trời mưa lâm râm, ướt dầm lá bí, thằng cu tuổi tí, cô ấy tuổi dần, hai đừa bằng cân, rúc vô lỗ đít’....
180
- 'Vịn’ là dựa vào..., vd như: ‘Tay ông ấy vịn vào cái ghế, rồi thủng thỉnh bước đi’...
- ‘Wầm’ là làm tình.
- 'Xắp’, ‘Xắt’ là cắt..., vd như: Dùng kéo để xắp vải; lấy dao xắt trái bầu ra...
190
- ‘Xẹo’ trong ‘méo xẹo’, ‘xiên xẹo’, là không tròn, không thẳng, bị biến dạng, không y nguyên..., vd như: ‘miệng méo xẹo’, ‘cái thằng bé mặt méo xẹo’ (khóc)...
- ‘Xù’ là quỵt, chuồn, biến, trở mặt, không thực hiện lời hứa..., vd như: ‘thằng ấy mượn tau tiền rồi xù mẹ nó rồi!’...
- ‘Xụt bệ’ hay ‘Xuật bệ’, có lẽ ‘xuật’, hình như là nằm trong chữ ‘Xuật cặc’ (xục cặc, tức là thủ dâm), ‘bệ’ trong bệ rạc..., vd như: ‘Đồ xuất bệ’ là cái đồ (thằng) déll ra gì; ‘Nói xuất bệ’ là nói déll ra cái gì...
- ‘Y như rứa’ (hỉ) là làm y như đã cái/điều đã nói, đã hứa, đã quyết định hay thỏa thuận.
- ‘Yểu xìu’ là mềm đi, xẹp đi, quá yếu (Yếu xìu)..., vd như: ‘Mặt thằng đó yểu xìu như bị mất sổ gạo’...
Còn nữa,chưa có thì giờ viết tiếp: tợn, trợn, chò hỏ, chồm hổm, chàng hảng, trớt hướt, trợt, hoát/hoác, toác hoác, đuồn đuộc, đành đạch, láu táu/láu xáu,lanh chanh lách chách...
---
*Có tham khảo stt ‘Luyện thi Bằng B Tiếng Quảng’/‘Bó tay tiếng Quảng Nôm’, đăng trên fb Gia Nguyễn:
*Xem thêm Clip hài tiếng Quảng Nam (Hoài Linh) tại: https://www.youtube.com/watch?v=8akupxfB2LE
*Bài đọc thêm:
C H Ị T H U T H U V Ớ I C H À N G T R A I X Ứ Q U Ả N G
Mấy lâu nay nghĩ miết, định kể lại chuyện ni nhưng rồi ngại. Có lần ngồi khề khà với anh Cung Tích Biền và một ông danh sĩ Quảng nôm, tôi kể lại, cả hai ông đều cười khoái chí nói mi viết đi mi viết đi...Chuyện đúng cốt quảng nôm đó mi.! Thêm cái bữa ni dịch dật cũng rảnh nên tào lao xịt bợp cho zui.
Chỉ mong các cháu mới lớn và các bậc nho nhã đừng ghé mắt làm chi vì chuyện cũng hơi.. phồn thực.
Tôi sẽ kể lại đúng giọng Quảng, bạn nào ko hiểu, chịu khó tra từ điển tiếng...quảng nôm. Hồi thí sinh quảng nôm thi " Đường lên đỉnh..." họ phải chạy phụ đề đó thôi.
...Hồi nớ chưa có nét nên mọi sự dính dáng đến Trai gái, lớp trẻ thường hay hỏi han qua chuyên mục " giải đáp tình yêu" do chị Thu Thu phụ trách trên sóng phát thanh. Chương trình phát rất khuya tới gần sáng.
Chị Thu Thu nhớ lại, khi nghe chuông đổ chị nhấc máy lên thì có giọng con trai quảng nôm rụt rè alô cho hủa có phải chị Thu Thu đó ko. Đúng rồi em. Vẫn cái giọng trống không, cho hủa có nghe được tiếng quảng nôm ko. Có chứ. Hồi chiến tranh chị có ở quảng đà nên nghe được em. Rứa e muốn hủa chiện ni mòa thấy dị quá chưa dốm hủa ai. Chị Thu nhỏ nhẹ khuyến khích. Không có gì ngại cả, đó là công việc của chị mà. Nhưng mòa khó núa lắm chị ơi. Ơ hay, ko có gì là khó cả, tình yêu thì bao giờ cũng có sự lãng mạn thầm kín của nó em à. E cứ chia sẻ giải bày, chị e mình cùng trao đổi. Dọa, chị núa rứa thì e xin hủa. E quen với boạn gứa được sáy thoáng rồi mà reng cứ gặp là nứng cẹt, gặp là nứng cẹt, rứa có phải tình yêu ko chị hè ?. Chị Thu Thu cứng họng. Chị nói để chị đọc mấy câu thơ về tình yêu cho e nghe. Tình yêu làm tháng giêng con chim hay tiếng hót / mùa bay đôi dìu dặt vòm trời / mùa kết trái phấn ngô bay ngoài bãi/ hắt bụi vàng thao thức để thành đôi...Bên kia đầu dây cắt ngang. Thôi mệt quóa, chị núa tréng ra đi. Núa bóng núa gió e lồm sô biết. Ý chị nuá, chim là cẹt chứ gì...chị Thu Thu lại kiên nhẫn giải thích. Đấy em thấy ko cây ngô muốn có trái cũng phải thao thức cả đêm mới thụ phấn được chứ em. Ầ, E hiểu chị rồi, em thì thụ phấn tới sáng cũng được lun đó chị, mòa ý chị thụ phấn thì có bầu liền chớ chi. Như rứa có phải tình yêu ko chị. Chị Thu Thu lại lách qua ngã văn minh tế nhị, đấy chị bây giờ có hai đứa con gái cũng từ tình yêu mà ra đó em. Rứa là em biết rồi. Cổm ơn chị nhiều chị Thu hỉ. Rứa mà gần nhòa e có ô nhà bố, e hủa y như hủa chị, ổng la em mi núa bậy...Nhà bố mà ko biết tình yêu thụ phấn là cái chi chi. Choán thiệt chị hỉ
P/s mấy câu thơ chị TT đọc là của Vũ Quần Phương.
Nghe núa tiếng Quảng sắp được công nhận là di sản vật thể phi quốc gia . Rứa mới xứng đáng với dân bờ rồ chớ.
Ngọc Chương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét