Chủ Nhật, 4 tháng 9, 2011

53. Kẻ quán triệt và vô triết.


L. à, cám ơn đã nhận được email về “Thuật xử thế của người xưa”.

Trước tiên anh không ngờ thầy Nguyễn Duy Cần lại suy nghĩ được chuyện này (Vở tuồng “Cuộc du lịch của anh Perrichon” (xem "Thuật xử thế của người xưa"):  … Anh Perrichon cùng vợ và con gái đi du lịch ở Thụy sĩ. Trong khi đi lại có hai chàng trai trẻ cùng theo là Armand và Daniel, cả hai đều gắm ghé “tiểu thơ” Perrichon ...Armand được cái hân hạnh là cứu Perrichon ba lần: …Còn chàng Daniel, thay vì “thích ra ơn” lại “thích chịu ơn”, chàng khôn khéo làm bộ té hố để Perrichon có dịp ra ơn cứu chàng… Bởi vậy, Perrichon thích chàng mà lại ghét Armand. Nên khi Armand dợm cưới hỏi con gái anh, thì anh lại nhất định muốn gả cho Daniel.) => “người ta bao giờ cũng yêu người mình ban ân hơn là người mình chịu ân”.
Đối với anh, thầy có một biệt tài, đó là dịch tác phẩm “Trang tử nam hoa kinh” rất là “thoát”, hình như không có ai dịch thoát được như vậy. Ông ấy có ưu điểm nữa là có văn chương chữ nghĩa sâu sắc và lập luận tốt, nhất là phát hiện ra một số yếu tố bất ngờ và đặc biệt mà không thấy trong Nguyễn Hiến Lê hay các tác giả tương tự khác, ...
Tuy nhiên, anh nghĩ chắc mục tiêu của thầy không phải là để trở thành nhà triết học, do đó, ông ấy đã không rút ra và tổng hợp chân lý cuối cùng từ tất cả những điều đã viết. Đọc Đông Tây kim cổ thì ngày nay là không phức tạp lắm, đặc biệt là chỉ cần vào “Google” rồi enter một cái là có.

Người đọc sách mà phụ thuộc sách thì không phải là “kẻ quán triệt”, L có nghĩ được như vậy không? Người ta nói “vô chiêu thắng hữu chiêu” là một minh chứng rõ ràng cho cái gọi là “vô địch” nhưng không  ai biết (chẳng hạn, Lệnh Hồ Xung được Định Tĩnh sư thái đánh giá là có võ công “cao thâm khôn lường”). Rõ ràng là đọc và am hiểu nhiều chuyện như “Cuộc du lịch của anh Perrichon” hay “Hán Sở tranh hùng” hay “Đông Chu liệt quốc”, …, thì cũng là quá tốt rồi. Nhưng có phải từ chuyện của Perricho-Armand, Hàn Tín-Lưu Bang, Văn Chủng-Câu Tiễn, Nể Hành-Tào Tháo, … người ta mới có thể rút ra được điều đã nói ở trên? Chuyện Hàn Tín-Lưu Bang dĩ nhiên là “cổ “ rồi, nhưng chuyện Perricho-Armand thì cũng không phải là “tân”.
Anh không nghĩ Lưu Bang (hay Võ hậu!) hãm hại Hàn Tín vì tự ái là đã mang “ơn” Hàn Tín. Bản thân ở đây là Hàn Tín có khả năng là một đối thủ nguy hiểm tiềm tàng của Lưu Bang (xem tư vấn của Khoái Kiệt cho Hàn Tín thì biết). Hàn Tín thì trong bụng không tâm phục khẩu phục Lưu Bang. Điều cốt yếu là Hàn Tín tự cho mình là tài giỏi, điều này rất nguy hiểm. Cuối cùng là Lưu Bang không muốn trên đời này có kẻ tài giỏi hơn mình. Ngoài ra, Hàn Tín là người có chí lớn, nhưng lại “cậy tài”, kg biết dừng đúng lúc, kg biết tạo sức mạnh cho riêng mình, công tác phòng thủ cho bản thân rất kém, đặc biệt là kg biết 'phòng thủ' như kiểu Trương Lương hay Phạm Lãi, … Điều này cũng dễ thấy tương tự như vấn đề của Văn Chủng và Câu Tiễn … Không ngoại lệ, Chu Nguyên Chương, Minh Mạng, Sta., M,., sau khi thành công đã có một số động tác “vắt chanh bỏ vỏ” tương tự.
…Một ít liên quan đến vấn đề này, Đốt-tôi-ép-ski cũng có câu chuyện là nếu chúa Giê-su bây giờ xuất hiện thì chúa sẽ kg tồn tại, vì đang có rất nhiều “ngài” kg muốn có kẻ hơn mình.
…Vấn đề “Cứu vật thì vật trả ân, cứu nhân thì nhân trả oán”, thực ra không liên quan lắm đến chuyện “Hàn Tín”. Vấn đề này không luôn luôn đúng mà hàm chứa là con người quá đa đoan và quá phức tạp, rất nhiều khi con người còn tồi tệ hơn là súc vật, cho ta một cảnh báo nghiêm túc là nhiều khi việc cứu người lại “lợi bất cập hại”!
Trong một công ty, nếu một kẻ có tài mà cậy có tài, vì xếp kg muốn có kẻ có một chuyên môn nào đó hơn mình mà làm xếp phải cầu lụy, sớm muộn gì kẻ đó cũng bị sa thải, và điều cốt yếu ở đây là xếp mạnh hơn cấp dưới của mình. Lưu Bang, thiết nghĩ, không phải là kẻ vô ơn, chỉ có điều là hắn ghét kẻ “cậy tài” nên hắn kg muốn Hàn Tín tồn tại, cốt yếu là hắn mạnh hơn Hàn Tín. Có phải mấy ngàn năm nay, Tàu đã hiếp đáp (!) VN vì Tàu là kẻ mạnh. Nếu ta mạnh thì sao? Kẻ mạnh hiếp kẻ yếu mà.
Các học giả ở miền Nam trước 1975 (và ngay cả sau này) có thói quen là, thường, cái gì cũng dẫn giải từ các câu chuyện của “Tàu”. Chúng ta cũng phải khẳng định là chuyện Tàu rất hay, vô cùng hay, nhất là “Lục tử tài thư” hay “Truyên kiếm hiệp Kim Dung hay Cổ Long”, ... Nhưng dẫn giải từ sách thì nói cho cùng đó là cũng là “hữu chiêu”;  có thể nói nôm na là người ta xưa nay bằng cách này hay các khác, qua sách vở, muốn người khác hiểu “thiền” là gì? quy luật của vũ trụ là gì? triết là gì? con người sẽ đi về đâu?, v..v…

Thật ra, người ta có thể ngồi ở quán cà phê hoặc qua tiếp xúc với những con người bình thường thì có thể suy ra đầy đủ các chân lý mà loài người tích lũy cho đến nay, vì chân lý bây giờ, trước đây 2000 năm hay sau 2000 năm nữa cũng vậy thôi. Newton đã nhìn thấy quả táo rụng mà tìm hiểu được định luật vạn vật hấp dẫn. Chuyện sáng tạo ra “Thái cực quyền" cũng có bản chất kg khác gì mấy...
Mọi thứ bí mật đều có ở ngay trước mắt bạn, ngay trong những diễn biến tưởng như “tầm thường” mà bạn gặp hàng ngày. Ý niệm về nó, có thể dẫn đến triết, cuối cùng sẽ dẫn đến “vô triết”.
(Ngày 4/9/2011)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét