Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

476. Từ ‘Dalai Lama’ đến chân lý tối thượng của… loài người!

Trong thời đại mà chúng ta đang sống, có những nhân vật lỗi lạc (về vấn đề tâm linh) sau đây: Dalai Lama (thứ 14), Jack Kornfield, Thích Nhất Hạnh, Tuyên Hóa…, trong đó Jack Kornfield là một trong những người sáng lập ra Hội Thiền Quán (Insight Meditation Society) ở Massa- chusetts, Hoa Kỳ…
Bài viết này có tiêu đề là ‘Từ Dalai Lama đến chân lý tối thượng của… loài người’, tuy nhiên mục tiêu chính của LB không phải là nói về Dalai Lama (các blogger có thể xem chi tiết trong Google). Sỡ dĩ LB nhắc đến tên ông là vì trong thời gian một tháng trở lại đây, trong blogspot, có một số bài viết về Dalai Lama, nhân cơ hội này, LB mở rộng quan điểm dưới cách nhìn về chân lý của một blogger bình thường mà thôi.
Và dưới đây chỉ là quan điểm cá nhân thôi nghen, hihi…
*Chắc các blogger có biết sơ qua các ‘Lạt-ma’ như Đại Luân minh vương (Thổ Phồn, truyện ‘Thiên long bát bộ’) hay Kim Luân pháp vương (Mông Cổ, truyện ‘Thần điêu đại hiệp’), trong đó ‘pháp vương’ có nghĩa là ‘vua của chánh pháp’…
Về Dalai Lama, các bạn có thể gọi theo thói quen là ‘Lạt-ma’. Lạt-ma (còn gọi là ‘Phật sống’) là người lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng. Danh hiệu này được vua Altan Khan (Mông Cổ) phong năm 1578, và ‘theo truyền thống của người Tây Tạng, Lạt-ma là hiện thân của lòng từ bi..., của người chọn con đường tái sinh trở lại kiếp người để cứu giúp chúng sanh’.
Hiện nay ta có vị Lạt-ma thứ 14 (Tenzin Gyatso hay Đăng-châu Gia-mục-thố, sinh 1933 và hiện còn sống). Ông được trường Đại học Sydney (Úc) phong là một trong ba thánh nhân người châu Á của thế kỷ 20 (gồm Tagore, Mahatma Gandhi và Tenzin Gyatso). Năm 1950, ông được truyền y-bát (thừa kế chức ‘giáo chủ’), cũng đồng thời là năm mà Trung Quốc tấn công Tây Tạng; năm 1959, một cuộc biểu tình lớn nhất trong lịch sử Tây Tạng (tại thủ đô Lhasa) và nhiều cuộc đàn áp đẫm máu xảy ra (và kéo dài nhiều năm sau), ông cùng khoảng 120.000 người vượt dãy Himalaya để đến Bắc Ấn Độ, thành lập một chính quyền lưu vong Tây Tạng (hay Lhasa nhỏ)... Ông được trao tặng giải Nobel Hòa bình năm 1989 do đấu tranh vì tự do và hòa bình cho người dân Tây Tạng… (Nguồn: wikipeida)
*
Một số câu phát biểu nổi tiếng của Dalai Lama:
-Hãy nhớ rằng khi không đạt được những gì bạn muốn, đôi lúc, lại là sự may mắn tuyệt vời. 
-Chúng ta có thể sống thiếu tôn giáo và thiền định, nhưng chúng ta không thể tồn tại nếu không có tình người. 
-Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời, bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.
-Cần ghi nhận rằng tình thương vĩ đại và các thành tựu to lớn thường dính líu đến các rủi ro lớn.
-Danh ngôn Tây Tạng có câu: ‘Bi kịch nên được sử dụng như nguồn sức mạnh’. Bất luận là khó khăn nào, kinh nghiệm đau khổ ra sao, nếu chúng ta đánh mất hy vọng thì đó là thảm họa đích thực. 
-Đây là tôn giáo đơn giản của tôi. Không cần tu viện; không cần triết học phức tạp. Bộ não và trái tim của chúng ta là chùa chiền của chúng ta; triết học là lòng tử tế (kindness). 
-Từ một góc nhìn, Phật giáo là một tôn giáo. Từ phương diện khác, Phật giáo là khoa học về tâm và không phải là tôn giáo. Phật giáo có thể là cây cầu giữa hai phương diện vừa nêu. 
-Ngày nay, chúng ta đối diện với nhiều vấn nạn. Vài vấn nạn do chính chúng ta tạo ra, do các phân biệt về ý thức hệ, tôn giáo, sắc tộc, tình trạng kinh tế, hoặc do các yếu tố khác. Vì thế, đã đến lúc chúng ta cần suy nghĩ dưới góc độ sâu sắc hơn, dưới lăng kính con người, và từ góc độ này, chúng ta nên ghi nhận và tôn trọng tính tương đồng của người khác với tư cách là nhân loại
-Tất cả các vị thầy vĩ đại ngày xưa như Phật Thích Ca, Mahavira, Jesus Christ, và Mohamed, đã không thể làm cho toàn thể loài người hướng tâm đến tôn giáo. Sự thật là không ai có thể làm được điều này… Tuy nhiên chúng ta phải nhớ rằng những người này cũng là một phần của nhân loại, và giống như tất cả mọi người, họ cũng muốn có hạnh phúc và có đời sống an lạc… Tôi nghĩ rằng nếu người ta vẫn cứ là người không tin vào tâm linh thì cũng không tai hại gì, nhưng khi người ta là một phần của nhân loại, còn là một con người thì người ta vẫn cần đến tình cảm của con người, lòng từ bi của loài người…
Những phát biểu của ông (gần) như là chân lý và không có gì đáng để phản đối (cũng như LB đã từng ngưỡng mộ những phát biểu của Nick Vujicic, lưu ý rằng LB không đồng nhất phát biểu của 2 người), ngay cả việc ông xem rằng Phật giáo có thể là tôn giáo hay không là tôn giáo (mà là siêu tôn giáo - Trần Kiêm Đoàn), ông cho rằng có tính tương đồng giữa các tôn giáo, và ông nhận định rằng tôn giáo không phải là hướng đến của ‘toàn thể’ loài người.
*
Nhưng với 2 phát biểu (hoặc còn nhiều phát biểu tương tự): ‘Hạnh phúc đích thực có được từ sự biết hài lòng và hòa bình nội tại. Sự hài lòng và hòa bình nội tại chỉ có thể đạt được thông qua sự phát triển tinh thần vị tha về tình thương, từ bi và sự diệt trừ vô minh, ích kỷ và tham lam’ và ‘Chúng ta không bao giờ đạt được hòa bình trên thế giới, ngoại trừ chúng ta phải thực sự có hòa bình trong chính mình’, LB thiết nghĩ rằng:

-Vĩnh viễn con người sẽ không bao giờ diệt trừ được ‘vô minh, ích kỷ và tham lam’:
Chúng ta đã từng biết khái niệm ‘vô minh’ - có thể cho là rõ ràng nhất từ thời Đạt Ma tổ sư - là những thứ tạp niệm trong đầu óc của con người: mê tín vào ma quỷ/thần thánh 'có thể' là vô minh, ham niết bàn/diệt dục hay bất tử/thiên đàng (là cái không-thể-biết) cũng 'có thể' là vô minh, tin tôn giáo/triết lý này mà đả kích (âm thầm hay lộ liễu) tôn giáo/triết lý khác cũng 'có thể' là vô minh, thờ Linga và Yoni (dương vật và âm hộ) cũng 'có thể' là vô minh, chích hút ma túy/say xỉn/xem phim sex để ‘sướng ảo’ cũng 'có thể' là vô minh, thậm cí có blogger cho rằng tình khúc âm dương cũng 'có thể' là vô minh, hihi… 
Ngoài ra, việc nói những lời triết lý thần bí, nói phét/chém gió, ham tiền/quyền lực/chức vụ/danh vọng, viết như Huyền Chip (hihi…), xem thơ hay văn của mình là nhất… Việt Nam, ham bằng tiến sĩ, ham giải Nobel ‘ảo’, ra quán cà phê/vào blog người ta mà nói thánh nói tướng, ham nói ‘tôi là đúng’… là những thứ vô minh khác - đã được một nghiên cứu của Dale Carnegie cho là tính ‘thị dục huyễn ngã’ mà vốn là cái tôi/cái bản ngã tất yếu, là căn bệnh truyền kiếp của con người từ thuở bắt đầu là ‘cây sậy biết tư duy’ đến nay và mãi mãi, mà đã như thế thì nó là tự nhiên, và do đó, nó là… chân lý, ta phải chấp nhận nó và hạn chế nó, chứ không thể ‘diệt chủng’ nó, và như vậy, việc diệt trừ ‘vô minh, ích kỷ và tham lam’ không phải là con đường dẫn đến hạnh phúc đích thực, vì ít nhất là con người vĩnh viễn không bao giờ hết tham lam.
(Ghi chú: Thị dục huyễn ngã =    ) = the desire to be great, tạm dịch: ham đề cao cái tôi, trong đó, Thị: có nghĩa là ghiền, nghiện (chứ không ở mức ham muốn thông thường), bao hàm như một thứ bệnh, không phải nghĩa ‘thấy’; Dục: muốn; Huyễn: nghĩa là nói về mình, tự đề cao, không phải nghĩa ‘huyễn hoặc’; Ngã: cái ta - giải thích của 1 blogger ‘ẩn danh’) 
-Vô cùng khó để ‘thực sự có hòa bình trong chính mình’:
Thử hỏi rằng trên thế gian này có mấy ai mà ‘thực sự có hòa bình trong chính mình’ (tương đương với ‘tự do tự tại’, ‘vô ưu’)? Nếu một người vừa mới biết mình bị ung thư giai đoạn 3, hay bị bệnh gút/đái đường, người thân bị /chấn thương sọ não/chết, bị chồng/vợ ngoại tình, bị tán gia bại sản, nội bộ gia đình lủng củng, bị mất xe máy/tiền bạc, đang bị bão/lũ lụt, nhà cửa đất đai bị giải tỏa, bị đuổi việc, thiếu tiền/mắc nợ … thì ta có thể ‘có hòa bình trong chính mình’ không? Trong đời từ nhỏ đến lớn, LB chưa hề thấy một người nào mà ‘thực sự có hòa bình trong chính mình’ (kể cả Ngọc Hoàng thượng đế hay Tam Tạng), nếu có thì chỉ thấy trong truyện Tây du ký (Phật Bà, Phật Tổ, Bồ Đề tổ sư, Nam Cực tiên ông…), trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung (Nam Đế, Tiểu Long Nữ, Không Kiến thần tăng, Phong Thanh Dương…), trong các Kinh sách và trên… tivi! Ngay cả Jack Kornfield, thầy dạy thiền nổi tiếng bên Mỹ và khắp thế giới, nói rằng các người ‘thiền định’, càng luyện càng thấy thế giới ‘ngạ quỷ’, giả sử có 10 tầng, khi luyện đến tầng thứ 9 thì thấy thế giới ngạ quỷ cực đại và đau khổ gấp trăm ngàn lần lúc bình thường (vì phải phá vỡ cái tôi), như vậy, việc đạt ‘ngưỡng’ của thiền quán không có đơn giản như người ta nghĩ rằng mỗi buổi tối ngồi xếp bằng một tí rồi sang hàng xóm làm ‘bà tám’ hay ngồi ‘đếm tiền’! Có bậc giáo chủ/thánh nhân đã định nghĩa đời là vô thường, đời là bể khổ, đời là cát bụi, thì tuyệt nhiên con người không thể có chuyện ‘thực sự có hòa bình trong chính mình’, trừ vài trường hợp ngoại lệ. Vậy nói cho cùng, việc ‘thực sự có hòa bình trong chính mình’ dường như là một ảo tưởng, và nếu sự thật đúng như vậy thì thế giới này sẽ vĩnh viễn không có hòa bình.
*
Ở đời này tồn tại một quy luật là ‘cá lớn nuốt cá bé’, dù muốn dù không, dù nhân danh bất cứ triết lý cao cả nào, chúng ta cũng phải thừa nhận quy luật tự nhiên và hoàn toàn thực tế này. Nói đâu cho xa xôi như trong các bộ óc ‘viễn tưởng’, ngay giờ này, 5h15 chiều ngày 30/10/2013, thì các nước lớn đang ăn hiếp các nước bé, ông lớn vẫn ăn hiếp ông bé, cường hào ác bá vẫn ăn hiếp các thảo dân... Nói như vậy thì ta phải chấp nhận sao? Không, có một ‘ẩn sĩ’ nói rằng: ‘chỉ có một cách duy nhất để khỏi bị nước lớn ăn hiếp là ta phải mạnh lên’, hay chí ít là phải làm hung làm dữ lên như Bắc Triều Tiên: hễ có nước lớn nào dám hăm he ‘xâm lược’ thì họ cầm vài quả bom nguyên tử kè kè trong tay và la làng ầm ỉ lên đến tận Sao Hỏa cũng nghe, bố ai mà dám ăn hiếp, hihi…
Nhưng, tổng quát nhất, tối thượng nhất, các bạn hãy nghĩ thật kỹ thử xem:
Có cái gì mà loài người dù có khóc, có cười, có đau khổ, có tuyệt vọng, có chết chóc, có bị động đất sóng thần mạnh gấp 1000 lần động đất sóng thần ở Nhật Bản, có bị rơi 1000 chiếc ATR 72 (chứ không phải 1 chiếc như ở Lào), có bị bão mạnh gấp 1000 lần cơn bão số 10 ở Việt Nam, có bị 1000 lần đại chiến thế giới (chứ không phải chỉ có Thế chiến thứ 1 và 2), có bị 1000 quả bom nguyên tử (chứ không phải 2 quả như ở Nhật), có chết hết trên 6 tỉ người này thì nó vẫn hoàn toàn… vô cảm?????
Chính nó: thế giới tự nhiên.
(Bổ sung: -'Mọi sự mọi vật vốn vận hành theo quy luật tự nhiên của chúng, còn ý niệm ‘“ta, của ta, tự ngã của ta” được gán ghép vào đó chỉ là ảo tưởng. Và chính ảo tưởng này đem lại khổ sầu. Ví dụ như mắt thấy mà cho là “ta thấy”, tai nghe mà cho là “ta nghe”… rồi “đây là con ta”, “đây là tài sản của ta”… nên mới khổ.' (blog Fa tasa). -"Đời sống con người giống như cây cỏ, như bông hoa nở trên cánh đồng, một cơn gió thoảng đủ làm nó biến đi, nơi nó mọc không còn mang vết tích" (blog Trần Minh Châu).
*
LB nhận thấy rằng nhà văn Aitmatov nói… đúng: dù ta có bao nhiêu triết lý đi chăng nữa, dù ta có bao nhiêu giải Nobel Hòa bình đi chăng nữa, dù ta có mô tả nỗi đau khổ cực đại của loài người hàng ngàn năm, bằng hàng tỉ cách đi chăng nữa, dù ta có mở bao nhiêu loại blog để bày tỏ nỗi niêm riêng tư của ta đi chăng nữa, dù ta có vô cùng khiêm tốn đến... địa ngục hay nói thánh nói tướng đến … trời đi chăng nữa, dù ta có quỳ một ngày 24/24 để cầu xin bất tử/hoan lạc từ đấng Ala đi chăng nữa, thì… ‘trái đất vẫn quay cuồng trong vũ trụ’.
LB nhận thấy rằng Trịnh Công Sơn nói… đúng:
‘Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi.
Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt.
Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt.
Rọi suốt trăm năm một cõi đi về’.
LB thấy rằng anh hai lúa này nói… đúng: cách đây khoảng 1 tháng, có một nhóm người Hồi giáo vào thánh đường để cầu đấng Ala cho sự bất tử, nhưng họ mới vừa cầu đến chữ ‘bất’ thì một người đánh bom liều chết xông vào, thế là họ lập tức bị ‘tử’.
LB thấy rằng các con sư tử ăn thịt sống là… đúng: bản chất của con người là muốn làm ‘ông chém gió’ hay ‘bà tám’, nếu ta muốn con người đừng chém gió nữa thì cũng như là bảo con sư tử nên ăn… cỏ, híc.. híc…
Và LB nhận thấy rằng ai đó đã nói… đúng:
‘Khoảng không là bản chất của vũ trụ!
Trống rỗng là bản chất của không gian!
Thinh lặng là bản chất của thời gian!
Và khi có tâm không, ta về với tự tính của mình!’
*
Cuối cùng, người ta nói ‘cá lớn nuốt cá bé’, chưa chắc đã hoàn toàn đúng, nhưng hoàn toàn đúng với ‘con cá’ vĩ đại nhất là ông trời, chẳng hạn ông trời mà muốn ‘bụp’ nước Mỹ thì nước Mỹ cũng phải… ‘tử’, nên chỉ có một điều duy nhất là:
Ông trời (hay thế giới tự nhiên) là chân lý tuyệt đối, ta/các tôn giáo chỉ có thể phục tùng (và ‘lợi dụng’) ông trời, chứ ông trời hoàn toàn và tuyệt đối không phụ thuộc vào ta hay các tôn giáo.
Và để khỏi phụ thuộc vào ông trời, LB mới viết rằng:
Quá khứ buồn lung linh ánh bạc
Tương lai đồng, cánh hạc trời xa
Hiện tại vàng, rực tim ta
Hãy yêu, hãy giữ, hãy đa hãy tình.
Hì hì...

--------------------
Các nguồn thao khảo chính:
Dalai Lama:

Và các tài liệu khác có liên quan.

26 nhận xét:

  1. Trong thời đại mà chúng ta đang sống, có những nhân vật lỗi lạc (về vấn đề tâm linh) sau đây: Dalai Lama (thứ 14), Jack Kornfield, Thích Nhất Hạnh, Tuyên Hóa…, trong đó Jack Kornfield là một trong những người sáng lập ra Hội Thiền Quán (Insight Meditation Society) ở Massa- chusetts, Hoa Kỳ…
    Bài viết này có tiêu đề là ‘Từ Dalai Lama đến chân lý tối thượng của… loài người’, tuy nhiên mục tiêu chính của LB không phải là nói về Dalai Lama (các blogger có thể xem chi tiết trong Google). Sỡ dĩ LB nhắc đến tên ông là vì trong thời gian một tháng trở lại đây, trong blogspot, có một số bài viết về Dalai Lama, nhân cơ hội này, LB mở rộng quan điểm dưới cách nhìn về chân lý của một blogger bình thường mà thôi.

    Trả lờiXóa
  2. Xin chào Nhà gom lá bàng,
    Thật vui được đọc bài của anh ‘Từ Dalai Lama đến chân lý tối thượng của… loài người’, xin được trao đổi cùng anh một số điều:
    1) Tình khúc âm dương có thể coi là chân lý gần tối thượng của con người ?
    2) Tình khúc âm dương cũng là vô minh ?
    3) Chỉ có sự biến đổi là không thay đổi, vậy còn có chân lý tối thượng khác trong tương lai ?
    Cảm ơn anh nhiều và cho phep người hỏi ần danh nhé !

    Trả lờiXóa
  3. À, có thể xem vô minh là 'ảo', có 1 blogger đã trả lời giùm:
    "Có người nói rằng ảo chính là thực, ví dụ như xem phim, đọc sách, nghe nhạc, chơi blog, hay nằm mơ thấy Lý Nhã Kỳ (Minh Hằng): nếu mà cảm thấy vui/buồn là… thực, nói chung mọi thứ dù thực hay ảo cũng đều xuất phát từ một cái: đó là ‘cảm xúc’' (entry 475).
    Còn chân lý thì cách đây 1000 năm hay sau đây 1000 năm thì vẫn là chân lý, có điều cái quá khứ bạc, tương lai đồng và 'hiện tại vàng': (câu hỏi 3) mình đã viết ở 4 câu thơ cuối, bí mật, hihi...
    Cám ơn bạn, chúc tối vui.

    Trả lờiXóa
  4. Lưu thơ Châu Thanh Thủy:
    Trái tim điêu toa
    ta
    điêu toa
    vẽ trái tim
    lồng vào ảo ảnh
    tim không hình không cạnh
    trơn tru lọt thỏm kẽ tay
    nhặt trái tim dài dại ngày ngày
    đốt nến lung linh hào quang giả dối
    chợt ngoài song tiếng mùa xuân gọi
    ta ơi nhành liễu tàn rồi
    một ngọn gió xa xôi
    xô lùa cửa trống
    nó vu khống
    rằng ta
    xa...
    *
    diết da
    bài tình ca
    muộn mằn dang dở
    nụ hôn dằn hơi thở
    nhưng vòng tay chợt thờ ơ
    tuổi xưa không trở lại bao giờ
    ta nhấp vội vài canh giờ cay đắng
    thời gian vẫn đi qua phẳng lặng
    chỉ hơi xao xác lối mòn
    áp tay thấy tim còn
    thịch thình dồn dập
    dang tay đập
    mà tìm
    tim.
    Bài này thật hay, quà là 1 bài thơ mới tuyệt vời. Chúc CTT ngày mới ngọt ngào.

    Trả lờiXóa
  5. Trích blog Fa tasa:
    'Mọi sự mọi vật vốn vận hành theo quy luật tự nhiên của chúng, còn ý niệm ‘“ta, của ta, tự ngã của ta” được gán ghép vào đó chỉ là ảo tưởng. Và chính ảo tưởng này đem lại khổ sầu. Ví dụ như mắt thấy mà cho là “ta thấy”, tai nghe mà cho là “ta nghe”… rồi “đây là con ta”, “đây là tài sản của ta”… nên mới khổ.'

    Trả lờiXóa
  6. Lưu comt Đóm:
    "Cơn bão đã qua, thiếu dáng mềm
    Một mình, một tách cà phê đen
    Cà pha không khéo, cà phê đắng
    Đường pha không khuấy, đường không tan".

    Trả lờiXóa
  7. Cảm ơn LB cho NM đọc những bài viết lý thú! NM đọc vài tác phẩm của Đại Lai Lạt Ma. NM thích câu nói của ông trong cuốn "7 bước yêu thương": "Khi tôi nói về lòng yêu thương và lòng từ bi, tôi muốn nói về chúng không phải từ góc độ tôi là một tín đồ Phật giáo, cũng không phải từ góc độ tôi là một người Tây Tạng, cũng chẳng phải tôi là một con người bình thường như bao người đang nói chuyện với người khác. Tôi hy vọng rằng từ giờ này trở đi bạn sẽ nghĩ về chính mình trong vai trò là một con người như bao người khác, chứ không phải là một người Mỹ, một người Á châu, một người Âu châu, một người Phi châu, hoặc là một thành viên của bất kỳ một quốc gia nào. Lòng trung thành với tổ quốc chỉ là thứ yếu. Nếu bạn và tôi cùng chia sẻ một nền tảng cơ bản, nếu bạn và tôi đều là những con người thì chúng ta sẽ giao kết cùng nhau dựa trên nền tảng cơ bản đó. Nếu tôi nói rằng : “ Tôi là một thầy Tăng” hoặc “Tôi là một tín đồ Phật giáo” thì tất cả những điều này, khi đem so sánh với nền tảng cơ bản chung của chúng ta, từ nền tảng này ma tất cả mọi người chúng ta đều được lớn lên từ đó. Bạn được sinh ra là một con người và điều đó không hề thay đổi mãi cho đến khi bạn qua đời. Tất cả mọi vấn đề khác – cho dù bạn có giáo dục hay không có giáo dục, dù bạn già hay trẻ, dù bạn giàu hay nghèo – chỉ là những thứ yếu."

    Chúc LB ngày mới vui nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng, LB cảm nhận rằng có một quy luật tự nhiên ngoài và trong ta, mà ta không thể chi phối được, nhất là cái 'ông trời', nên rất nhiều khi LB tự hỏi là 'mình đang làm gì?', mà nếu không làm thì mình làm gì!, híc.. híc...
      Suy nghĩ hoài, LB mới tạm kết luận về tương lai đồng, quá khứ bạc và 'hiện tại vàng', hihi...
      Cám ơn lời bình tuyệt vời của cô giáo nghen, chúc ngày mới ngọt ngào.

      Xóa
    2. Xin chào bạn Như Mai,
      Vâng, trước nhất chúng ta bình đẳng ở con người.
      Còn sự khác biệt trong hoạt động cuôc sống là bình thường, mỗi người có đặc tính cá biệt, và ở một góc nhìn, sự khác biệt, cá biệt góp phần làm nên giá trị con người “Đừng đánh giá thấp giá trị của mình bằng cách so sánh mình với người khác. Bởi vì mọi người đều khác nhau, đều có một đặc tính cá biệt”...
      Và chúng ta cũng bình đẳng trong tình yêu…
      Xin gởi đến bạn và Nhà gom lá bàng đoạn thơ của George Gordon Byron
      • “
      Nếu ta còn gặp em
      Sao bao năm xa cách
      Biết lấy gì chào thăm
      Ngoài lặng im, nước mắt?” , như một biểu hiện của yêu thương xác thực tình yêu dù có thể không chỉ là tình yêu nam nữ…

      Và như ai đó đã từng nói: Hạnh phúc chính là nguồn tưởng tượng và đam mê tưởng tượng. Thiếu nó chỉ còn lại những lỗ trống của cuộc đời!
      Chúc bạn và NGLB chiều vui nhiều !

      (Mong Như Mai và NGLB thông cảm cho người viết ẩn danh nhé).

      Xóa
    3. Thôi thì thế thế thế thôi
      Cái ta cũng khóc, cái tôi cũng cười
      Ông trời nói mặc kệ ngươi
      Ngươi cười ngươi khóc, mắc gì đến ta, hihi...

      Xóa
    4. NM rất vui khi đọc lại những comment này ạ! Xin gửi lời cảm ơn bạn Nặc danh đã nhắc đến NM trong lời comment mà NM rất tâm đắc nhé!

      Chúc LB và bạn ND ngày CN tươi vui ạ!

      Xóa
    5. Hề.. hề..., tại ngưới đóa mến cô giáo đóa!, cám ơn nghen, chiều CN ngọt ngào.

      Xóa
  8. Em mang dưa hấu qua nè ôi nặng quá hiiii..đở giùm em đi nào...bài viết về của anh thật tâm đắc, trong cuộc sống không có cái gi là không hiện diển cả, ta phải chọn lọc và cân nhắc để sống mà thôi...chúc anh buổi chiều thật vui!

    Trả lờiXóa
  9. UI, mới nấu ăn đổ mồ hôi, có dưa hấu măm măm đã quá, hihi...
    À, sau khi tham dự rất nhiều cuộc nói chuyện ngoài quán cà phê, huynh thấy không gãi ngứa được gì thế giới tự nhiên,
    nên có cái gì thì sống cái đó, bỏ qua... thế giới tự nhiên, hihi...
    Cám ơn GG nghen, chúc tối ngọt ngào.

    Trả lờiXóa
  10. Nghe bạn cháu nói : Trong tương lai người ta thờ Phật Như Lặc thay cho Phật Tổ, Phật Thích Ca đúng không chú ?

    Trả lờiXóa
  11. Mấy hôm nay em bận việc, giờ mới sang thăm anh - Mến chúc anh ngày mới an vui và nhiều may mắn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bạn TMC, mấy hôm nay LB có khách, chiều nay mới rảnh tí, chúc chiều CN tốt lành.

      Xóa
  12. Xin chào Nhà gom lá bàng và buổi sáng tươi đẹp...
    Xin gởi anh về "Chân Lý Đệ Nhị":
    Từ thuở hồng hoang đến tận ngày nay, con người đã biết yêu tha thiết, chứ không chỉ để duy trì giống, yêu cả khi cùng phải lìa xa cuộc sống, yêu cả khi biết không có được người yêu, yêu cả khi người yêu đã chết, yêu cả trong tưởng tượng...(chuyện tình Romeo và Jiolet, chuyện tình của vị kiến trúc sư và công nương Anh quốc Diana cho đến tận nay dù công nương đã chết, chuyện tình với người tình ảo 3D hiên nay của các chàng trai xứ Phù Tang năm 2013 và nhiều, rất nhiều nữa...). Yêu có một ái lực vô cùng mãnh liệt, Yêu có trong muôn loài (dù trạng thái khác nhau), Yêu có một quyền năng vô địch ! ...‘Hỡi các bạn, hãy kiểm tra lại xem, có mấy ai viết mà không có tình yêu trong đó. Ai đã tuyên bố ‘hỡi thế gian tình là gì, mà đôi lứa thề nguyền sống chết’ hay ‘thiên thu vạn tải khổ cũng yêu’, 'yêu' và 'chết vì yêu' có thể đồng nhất hay không đồng nhất đối với từng cá thể, nhưng tình yêu không chỉ là tình yêu nam nữ mà còn là khát vọng sống và khát vọng tự do. Tình yêu là bản chất của cuộc sống, là cứu cánh và là mẫu số chung cho tất cả mọi người mà bất chấp sự vận hành vô tình của vũ trụ đại ngàn, con người chỉ có thể bất tử trong tình yêu và nếu không có tình yêu, loài người sẽ không có khái niệm hạnh phúc và sẽ không tồn tại’(NGLB)... Có chăng Yêu, tình khúc âm dương là thuộc tính đặc, là bản chất của sự sống và tồn tại trong vũ trụ ! Và thật khái quát, "Yêu là hành động"(To love is to act) (Victor Hugo)
    Yêu - Chân Lý Đệ Nhị trong vũ trụ ?!!!
    Thân ái chào Nhà gom lá bàng và các bạn Blogger. (Ẩn danh)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À, LB có trả lời trong entry sau rồi (477),
      cám ơn bạn,
      chúc chiều CN vui.

      Xóa
  13. Lá Bàng ơi! Lá Bàng khỏe không? Ngọc bận quá, không mấy khi ghé qua thăm anh được! Mong mọi sự tốt lành cho anh nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, thấy NHớ mừng quá, cho ăn Cherry với nghen, hihi...,
      chúc chiều CN ngọt lịm nghen.

      Xóa
  14. Chúc anh Lá Bàng cuối tuần nhiều niềm vui bên Bạn bè nha, lâu rồi khg ghé sang đây thăm anh Lá Bàng nên tí nữa là em lộn nhà Ông hàng xóm.......Haha

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trùi, qua nhà hàng xóm coi chừng bị bắt có đó nghen sư muội,
      tks, chúc chiều CN bên í ngọt ngào.

      Xóa
  15. Chúc anh LB cuối tuần vui và hạnh phúc nhé! EM dạo này bận bù đầu, ít qua thăm anh được, anh thông cảm nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bạn Cơm nguội đã ghé nhà,
      chúc một buổi chiều CN êm vui.

      Xóa