Tiễn thu ánh chiều vàng lộng gió
Không biết giờ này... em ở đâu
Khói qua phòng vắng, bạc màu
Bên kia nắng gọi, bên này khói mơ
---------
Không biết giờ này... em ở đâu
Khói qua phòng vắng, bạc màu
Bên kia nắng gọi, bên này khói mơ
---------
5 (tiếp theo entry trước)
Để viết tiếp phần này, tôi có nói rằng ‘tôi chờ cơ hội để kiểm nghiệm’, may quá!, cơ hội đã đến…
Để viết tiếp phần này, tôi có nói rằng ‘tôi chờ cơ hội để kiểm nghiệm’, may quá!, cơ hội đã đến…
Tối hôm kia (29/10), trên VTV1, tôi nghe chuyện rất nhiều vùng ‘hoa tam giác mạch’ (trước ‘Lễ hội hoa Tam giác mạch’, 12-15/11, ở Hà Giang, xem dưới) đã bị một số kẻ đi phượt/du khách giẫm đạp, cho xe máy giày xéo, thậm chí cho xe jeep tàn hại… sau khi thỏa mãn ‘cái tôi’ của họ: chụp hình, đăng lên facebook để khoe ‘tôi đã đến đây nè!’, mà không cần quan tâm đến niềm vui của vô số người đến kế tiếp.
Nó cũng như nhiều/vô số người đi xe hồn nhiên đậu xe máy/ô-tô giữa đường, người họp chợ thản nhiên chiếm đường làm chợ, người kinh doanh vô tư chiếm lề đường làm nơi buôn bán, người chơi blog vô tâm ném đá người khác vì một niềm thích thú hạ đẳng thầm kín nào đó…, mà không hề quan tâm đến việc họ làm có ảnh hưởng đến người khác hay không.
Nếu nói đó là ‘hội chứng đám đông’ hay ‘hội chứng bầy đàn’ thì cũng đúng, nhưng không đúng lắm. Nếu nói đó là do ‘tham, sân, si’ thì nghe đã nhiều rồi. Nếu nói đó là ‘trình độ dân trí chưa cao’ thì không hẳn. Nếu nói đó là do ‘ý thức xã hội chưa cao’ thì… có lẽ đúng. Nhưng:
-Nếu nói đó là do họ không thực sự yêu thiên nhiên mà chỉ yêu ‘cái tôi’ của mình thì… đúng!
Để… tiết kiệm thời gian, bạn hãy nghe Facebooker ‘Cuộc đời là những chuyến đi’ kể câu chuyện về 'Nỗi buồn tam giác mạch' ở đường dẫn bên dưới nhé.
*
*
Như đã nói ở Phần I, đến thứ Ba (27/10), tôi đã nhận được 4 cái thiệp mời dự đám cưới vào trưa Chủ Nhật hôm nay (1/11). Hôm thứ Năm, có một anh nói bây giờ ai cũng mời hết ‘lễ’ này đến lễ nọ, quen sơ sơ cũng mời, giàu nghèo thi nhau mời…, nói chung là hầu như cả xã hội Việt, từ… thượng tầng kiến trúc đến hạ tầng cơ sở đều đua nhau tổ chức lễ hội - lớn hay nhỏ: ớn đến tận cổ, ớn như ‘ớn ăn thịt heo mỡ ngày Tết’ rồi, nên mỗi lần có ai đến cổng gửi thiệp mời, thì người trong nhà nói xoáy, nói xoay:
-Lại nữa à!
Anh nói tiếp: ‘Hôm nay (thứ Năm) là hết mời rồi, khóa sổ rồi, giờ này ai mà còn gửi giấy mời (cho Chủ Nhật) nữa!’. Thế mà sổ vẫn không khóa!, và kết quả là tôi đã nhận được đến… 6 cái thiệp mời, hu..hu…
*
Nhớ lại anh bạn tôi, thật là tội nghiệp! Là thầy giáo hơn 30 năm, là một trong những người ‘tiền phong’ của tổ chức, anh có đủ mọi thuận lợi: nhà cấp, đất cấp, vợ tự nhiên đến, bạn bè hay học trò rải khắp nơi…, và với dáng vẻ của một Dionysos ‘say xỉn’ của Nietzsche mà lại không Nietzsche - anh chấp nhận các lề luật của xã hội, thế mà cuộc đời của anh (cũng như cả gia đình anh) cứ ngập lội trong một cái vũng lầy kinh tế nho nhỏ không có đường ra, mà không thể nào giải thích được: có lẽ là vì anh không có năng khiếu làm chính trị, chắc vậy!
Anh có một tính cách khá lạ lùng - mà tôi cho là một ưu điểm: là người miền Tây, tính tình phóng khoáng, anh đã nhậu thì nhậu cho tới bến, say lê lết, rồi có ai kêu thì anh lại lê lết sang nhậu tiếp, rồi nhậu tiếp, té nằm ạch xuống đất cũng nhậu, và thường, cho tới khi anh còn không biết trời trăng mây gió gì nữa thì người ta đưa anh về nhà, nhưng đến sáng mai thì anh vẫn không… chết!
...Hai mươi lăm năm sau, với một bộ áo quần xuềnh xoàng, tướng cọm rọm, anh đứng trước cổng nhà tôi, để… gửi thiệp mời. Ôi, trông anh thật tội nghiệp: Làm cha, nuôi con, xách gói theo con lên thành phổ mấy năm để nuôi con ăn học, lo việc làm cho con, lo đám cưới cho con, lo đất đai nhà cửa cho con…, rồi chết! Vâng, anh nghèo, anh ẩn danh, anh ‘xách gói âm thầm theo con lên thành phố mấy năm để nuôi con ăn học’, có người khen anh, báo Tuổi trẻ có thể viết một bài thời sự nổi tiếng về anh, nhưng tôi lại không cho đó là một ưu điểm!
…Khi anh ra về, tôi nhìn theo hút bóng anh… Anh ơi, phải chăng cuộc sống là… tầm thường như vậy! Anh đã từng nói như một triết gia - khi tay anh vừa giở tờ lịch ra: ‘Hôm nay là ngày 23, mai sẽ là ngày 24, cái gì đến nó sẽ đến, bây giờ muốn 24 cũng chẳng được, mà muốn 22 cũng chẳng xong’:
-Sao anh lại vô tình rơi vào một cái thế tục thường tình như vậy, anh nói ‘triết’ cho lắm thì cuối cùng anh cũng như mọi kẻ khác ở chợ đời mà thôi!
*
Ôi, đám cưới gì mà người ta mời đến 700-800 người!
Ôi, nhà của ai mà to thế, nhưng không bằng một góc cái ‘Hoàng cung Bảo Đại’ của cậu bé Lê Phước Hoài Bão!
…Tôi, ở trạng thái hết sức bình tĩnh, bước chầm chậm vào rạp cưới... Ngồi xuống, trước đám đông đủ những hạng người tốt xấu, gặp lại những ‘cố nhân’ sang hèn, những anh ‘cấp ủy’ thân sơ… với khuôn mặt luôn luôn dán cái mác ‘TÔI’ một cách ẩn tiềm hay lộ liễu: tôi dần dần chìm vào trạng thái… giá băng, nhưng là một kẻ đa sầu đa cảm, trong quả tim tôi lại vọng lên những rung cảm khá rộn ràng, trong đầu óc tôi lại nóng hổi với những cơn sóng suy nghĩ triền miên: Tôi soi rọi lại các cái đám cưới mà tôi đã dự ở Điện Biên, Hạ Long, Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định…, rồi Sài Gòn, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau:
-Chúng có cùng chung một nét rất đặc trưng của xã hội Việt: tính ham thích quần tụ, sự tỏ lộ CÁI TÔI một cách tự nhiên hay cố ý.
Tôi không cho nó là đang yêu hay không đáng yêu, nhưng khi liên tưởng đến ‘cái giàn khoan 981’, tôi biết rằng tất cả những người này đều nói ‘không’, và 90 triệu dân này cũng vậy: đó là cái đáng yêu của họ!
6
À, số tôi… xui hay sao đó, mà đi đâu cũng gặp người đẹp…
Hôm 26/10, đi xem cái… Đại nhạc hội của những người đồng tính (entry ‘Tôi đã gặp Chị Phụng’, xem đường dẫn bên dưới), sau khi ghé thăm vài gian hàng trò chơi, tôi đã dừng lại ở trò chơi ‘gà, cá’. Ở đấy người ta đánh khá lớn, đến vài trăm ngàn, thậm chí cả triệu…
Bỗng có một cô gái (khoảng 22 tuổi) đứng gần tôi, hỏi: 'Nhà chú ở gần đây à?'. Tôi chỉ gật đầu nhẹ. Không ngờ nàng cứ dần dần tiến lại gần tôi hơn, rất nhí nhảnh, thỉnh thoảng thắng thì vỗ tay và nhảy lên mừng rỡ, khi thua thì xụ mặt xuống và nói thầm vào tai tôi ‘xui quá’… Tính tôi chỉ ghé lại mỗi gian hàng có 2-3 phút, thế mà nàng đã vô tình giữ chân tôi lại đến gần 30 phút!... Chung quanh nàng có nhiều chàng trai trẻ… Tôi lẳng lặng ra về… Và trong lòng cảm thấy vô cùng vui vẻ:
-Xin cám ơn thiên thần bé nhỏ!
Cách đây hai hôm, vào một buổi sáng, tôi đã thấy một nàng rất cong, mặc cái áo khoác màu tím, chạy xe máy ngang qua trước mắt tôi… Hình như nàng tím này đã qua lại trước mắt tôi đã nhiều lần như vậy rồi, mà nay tôi mới bắt… sóng.
Khi chiếc xe của nàng dừng lại, rẽ vào một cái nhà, thì tôi đã kịp nhận ra nàng… Té ra nàng là ‘cô láng giềng’ của tôi. Đã từng được nàng mời uống trà Bắc vài lần ở nhà nàng, khi nàng còn là một cô bé lớp 12, mà sau 7 năm tôi đi lưu lạc giang hồ và trở lại ‘bến xưa’, thì nàng đã trở thành cán bộ tự lúc nào rồi mà tôi không biết!... Tôi không dám nghĩ thêm, nhưng dù sao tôi cũng:
-Cám ơn cái dáng tím của nàng đã đi ngang qua tôi sáng hôm đó!
Còn hôm nay đi đám cưới, tôi lại bị… xui nữa! Đó là khi tôi bước vào hôn trường thì thấy một nhóm bạn cũ đã ở đó, nên tôi hơi cười và tiến lại thì thấy chỉ có một cái ghế trống, hỏi ‘có ai ngồi chỗ đó chưa?’, ‘có rồi’. Buộc lòng, tôi phải bước sang một cái bàn kế cận: ối giời ơi, toàn là nữ!, trong đó có một nàng má hơn hớn đào tơ, mà tôi càng nhìn thì càng thấy đẹp… Tôi cũng cố tình nói chuyện với các nàng, thỉnh thoảng pha trò một tí, nhưng giữ ý, mà trong lòng tôi, sóng tình cứ lao xao không ngừng nghỉ… Lúc đó tôi thầm nghĩ:
-Ai nói gì thì nói, nhưng thế giới đẹp tuyệt vời, và ‘thượng đế’ đã sáng tạo ra điều kỳ diệu…
…Tan tiệc, nàng chào tôi ra về, tôi nhìn theo, và biết rằng suốt đời không còn gặp lại nàng nữa… Rồi ra khỏi hôn trường, đứng một mình dưới những cây dừa, im lặng nhìn lên bầu trời, tôi bỗng thấy mình được trở lại… làm người với cả một thiên đường đang rộng mở!
***
Cuối cùng…
Qua việc chứng kiến giữa cái ‘con’ và cái ‘người’, tôi thấy rằng ở ta, cái ‘con’ vẫn mạnh hơn, mạnh hơn nhiều, rất nhiều… Là một người sống ở VN, và sống lang bạt kỳ hồ, nên ngoài người dân, dĩ nhiên là tôi tiếp xúc với nhiều cán bộ, bộ đội, thầy cô giáo, chuyên gia…, tôi biết là tôi có khá nhiều điều không hài lòng; và dĩ nhiên là tôi cũng có tiếp xúc với vài nhà ‘dân chủ’ (!), nhưng tôi bỗng giật mình khi chợt phát hiện ra một ‘cái tôi’ không kém phần thú tính nằm trong một số vị, và cảm thấy vô cùng thất vọng.
Một cụ già hỏi:
-Anh có nghĩ rằng xã hội ta sẽ tốt đẹp hơn không?
Tôi không trả lời là ‘không’, mà trả lời là:
-Không hy vọng…
Cụ không có vẻ phản đối...
(HẾT)
---------
Chú dẫn:
-Dionysos: Thần rượu nho, trong Thần thoại Hy Lạp, một phần được
triết gia Nietzsche dùng làm tiền để cơ bản để xây dựng triết thuyết
của mình!
-Hoa tam giác mạch: Chuyện kể rằng nàng Tiên Gạo và nàng Tiên Ngô đi gieo hạt nơi hạ giới, mày trấu, mày ngô chẳng biết làm gì bèn đổ vào khe núi. Cây ngô, cây lúa lớn lên cho hạt. Người người lấy hạt về ăn. Khi ngô hạt lúa trong nhà đã cạn mà vụ sau vẫn chưa tới, cái đói về u ám bản làng, chiều đã buông dài nơi rừng cây mà vẫn chưa thấy ai nhóm bếp. Một hôm mọi người họp nhau lại rồi chia đi khắp núi rừng để tìm cái ăn. Nhiều ngày trôi qua,nhiều nơi đã đến, nhiều hang cùng góc núi đã lục tìm mà vẫn chưa thấy gì có thể làm no cái bụng. Một hôm, thoảng bay trong gió mùi hương là lạ, từ trước đến giờ chưa ai được ngửi. Mọi người cùng tìm đến khe núi,và ai nấy đều ngỡ ngàng, một rừng hoa li ti trải dài suốt từ núi bên này sang núi bên kia, nhìn kỹ mới thấy những cái lá có hình tam giác ẩn nấp khá kín ở dưới hoa. Khi kết hạt mọi người đem về ăn thử thấy ngon không kém gì ngô và gạo. Cái bụng đã ngủ yên không lóc óc đòi ăn nữa. Khói bếp lại bay lên mỗi chiều. Vì là họ nhà lúa, được nảy lên từ mày lúa, mày ngô, nên gọi là mạch, lá có hình tam giác, và thế là nó có tên “tam giác mạch”, xem thêm: http://hagiangsensetravel.com/su-tich-ve-loai-hoa-tam-giac-mach-n.html-Hoa Tam giác mạch gẫy nát dưới gót giày du khách, xem: http://vtv.vn/doi-song/hoa-tam-giac-mach-gay-nat-duoi-got-giay-du-khach-20151030190111397.htm
-'Nỗi buồn Tam giác mạch', xem: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=487681384656867&id=367699569988383
-‘Tôi đã gặp Chị Phụng’, xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2015/10/753-toi-gap-chi-phung.html
vomtroirieng [Blogger] Email 02.11.15@06:03
Trả lờiXóaMột chân lý đã hiện về sáng nay, đúng rồi, việc gì đến sẽ đến, ko thể thay đổi, như hôm nay là 2/11 thì mai sẽ là 3/11 (trên lịch), chỉ riêng ta, có những ngày bất tử trong tim (sến xẩm!)
Ngày mới ngọt ngào.
Ui, hôm nay LB học được từ mới 'sến xẩm', hehe...
Xóa(mà nghĩa cụ thể hơn của nó là gì nhỉ!)
Cám ơn VTR nhé, tuần mới... ngọt ngào.
Lưu comt Vân Trang
Trả lờiXóaViết hộ giùm anh, những giọt đêm
Chiều chưa dâng dáng, đã say mềm
Mắt nhòa nhấp nháy, hoang hình bóng
Hoang đến đêm về, không có em!
Lưu comt Gia Tuệ
Trả lờiXóaAi xui tôi... biết cô nàng
Sài Gòn thoáng bóng, hoang mang chút này
Nàng tươi, nhí nhảnh, gió bay
Tôi không là gió, cũng bay theo... nàng!
Lưu comt Gia Tuệ
Trả lờiXóaAi xui tôi... biết cô nàng
Sài Gòn thoáng bóng, hoang mang chút này
Nàng tươi, nhí nhảnh, gió bay
Tôi không là gió, cũng bay theo... nàng!
saumietvuon [Blogger] Email 02.11.15@20:08
Trả lờiXóaBÀI VIẾT NÀY TUI ĐỌC THIỆT LÀ MỆT!... CUỐI CÙNG TUI CHẢ BÍT PHẢI BÌNH NHƯ NÀO!!!! THÔI THÌ TUI NOÁI KHÚC ĐẦU VỀ VIẾC MẤY CÁI VỤ PHƯỢT, KHI XƯA CÂY CHEN ĐÁ LÁ CHEN HOA, BỮA NAY GẶP CHÂN VÀ BÁNH XE CÁC VỊ ẤY THÌ KO CÒN CHEN NỖI NỮA MÀ PHẢI RẠP XUỐNG BỞI CÁI Ý THỨC CỦA THANH NIÊN THỜI ĐẠI ĐỈNH CAO THUI MÀ!!! HICCCC
Bài này là 'tự nhiên vi phạm tự nhiên', tức là vi phạm tự nhiên một cách tự nhiên, vả lại, nó phải liên kết với ý chính của 2 chương trước: XÃ HỘI 'LỄ HỘI', còn câu chuyện 'phượt' chỉ để... thư giãn!
Xóa'BỮA NAY GẶP CHÂN VÀ BÁNH XE CÁC VỊ ẤY THÌ KO CÒN CHEN NỖI NỮA MÀ PHẢI RẠP XUỐNG BỞI CÁI Ý THỨC CỦA THANH NIÊN THỜI ĐẠI ĐỈNH CAO THUI MÀ!!!': bình như vậy là hay rùi, mình còn mong gì hơn!
Thank bạn, chúc ngủ ngon.
Mình đã thay đổi cấu trúc của bài viết, cám ơn sự góp ý của bạn.
Xóa