Sáng chiều thích bát bún cua
Lâu lâu mơ bát rau đay đã lòng
Ở đời thế sự vòng quanh
Viết chơi mấy chữ, cũng mình với ta!
Lâu lâu mơ bát rau đay đã lòng
Ở đời thế sự vòng quanh
Viết chơi mấy chữ, cũng mình với ta!
---------
Có vài người chê truyện Kim Dung là ‘mì ăn liền’!, nhưng tôi không nghĩ vậy, mà hoàn toàn ngược lại, những chuyện ‘giang hồ’ mà ông kể vẫn còn có tính thời sự, và cho dù ngàn năm sau, nó vẫn còn có tính thời sự, một phần là vì ‘có người thì có ân oán, có ân oán thì có giang hồ, nên người tức là giang hồ’ (Nhậm Ngã Hành, trong phim ‘Tiếu ngạo giang hồ’, Lý Liên Kiệt, xem dưới).
Và bài học nhãn tiền vẫn còn đó, nay ta thấy hình như có ai đó có cách cai trị phái khác rất giống nhân vật Tả Lãnh Thiền, và có ‘ngụy tâm’ rất giống nhân vật Nhạc Bất Quần…
À, tại sao tôi lại chọn Tả Lãnh Thiền mà không chọn 'Ngụy quân tử' Nhạc Bất Quần?, vì họ Nhạc chưa làm thì ‘chưa bị lộ’, còn họ Tả mới làm thì ‘đã bị lộ’ - ai cũng biết. Các bạn sẽ xem dưới đây nhé.
1
Truyện ‘Tiếu ngạo giang hồ’ bắt đầu bằng việc ‘Thái tử Cục’ là Lâm Bình Chi gặp một lão già và một cô nương xấu xí trong một quán rượu gần Phước Oai Tiêu Cục (Phúc Kiến), nhằm điều tra tung tích của ‘Tịch tà kiếm phổ’. (Lão già và cô nương là do Lao Đức Nặc và Nhạc Linh San hóa trang)… Kể từ cái ‘duyên khởi' này mà nảy sinh ra trùng trùng chuyện ân oán giang hồ đầy máu me và chết chóc, và những cuộc tình đầy bi tráng và đẫm lệ…
Trước đó, Tả Lãnh Thiền - phái Tung Sơn - nhờ có môn ‘Hàn ngọc chỉ’ và ‘Tung Sơn kiếm pháp’ đã đả bại các lãnh tụ của bốn phái khác là Hoa Sơn, Hành Sơn, Hằng Sơn và Thái Sơn mà lên ngôi Minh chủ của Ngũ nhạc kiếm phái…
Nhưng tham vọng không dừng lại ở đó, họ Tả lại muốn trở thành Minh chủ võ lâm, bao gồm trước hết là hợp nhất Ngũ phái thành một phái do y cầm đầu, rồi tiêu diệt Ma giáo, rồi tiêu diệt luôn Thiếu Lâm và Võ Đang… Để thực hiện được ‘giấc mơ Tung Sơn’ này, y đã cài ‘điệp viên ngầm’ vào các ‘hữu nghị phái’ nhằm triệt hạ thực lực của họ: đánh cắp bí kiếp, tiến hành các âm mưu đảo chính, ám sát lãnh tụ, kiềm chế và gây chia rẽ nội bộ trong và giữa các phái…
-Trong Ngũ phái, có phái Hoa Sơn (nhánh ‘Khí Tông’) là có thực lực đứng thứ nhì - gần gần với phái Tung Sơn, nên Tả Lãnh Thiền đã phái trợ thủ của mình là Lao Đức Nặc giả đầu quân làm đệ tử phái Hoa Sơn, làm ‘điệp viên ngầm’, rồi ăn cắp được bí quyết ‘Tử hạ thần công’ và ‘Tịch tà kiếm phổ’ (giả)… Họ Tả còn tìm hậu duệ của nhánh ‘Kiếm tông’ của Hoa Sơn (là Phong Bất Bình) đến để làm đảo chính (nhưng không thành, vì có Lệnh Hồ Xung - sau khi học xong ‘Độc Cô cửu kiếm’ - về phá bỉnh)… Trên đường đi ‘lánh nạn’ (thực chất là đi truy tìm tung tích của ‘Tịch tà kiếm phổ’), nhóm của họ Nhạc đã bị họ Tả cử Phong Bất Bình và 15 cao thủ đến bao vây để đòi ‘Tịch tà kiếm phổ’, đồng thời tiêu diệt phái Hoa Sơn luôn thể (nhưng cũng bị Lệnh Hồ Xung phá bỉnh)... Tại Phúc Kiến, hai cao thủ phái Tung Sơn đã cướp được Tịch tà kiếm phổ (chép trong một cái áo cà sa, nhưng cũng bị Lệnh Hồ Xung phá bỉnh), cuối cùng họ Nhạc đã ‘móc túi’ được bí kiếp này khi Lệnh Hồ Xung bị bất tỉnh, rồi y tự thiến mình (tự cung) và luyện thành công ‘Tịch tà kiếm pháp’, rồi kết cục cũng bị Nghi Lâm giết để trả thù cho sư phụ…
-Họ Tả cũng đã cử cao thủ đến dụ dỗ, uy hiếp và đe dọa phái Hằng Sơn liên tục, nhưng ba lãnh tụ đứng đầu phái này là Định Nhàn (Chưởng môn), Định Tĩnh và Định Dật rất ngoan cường, cương quyết không chịu nghe theo… Vì thế, y cho cao thủ mai phục giết chết Định Tĩnh sư thái và rất nhiều nữ đệ tử của phái này tại Tiên Hà Lĩnh, trước khi Định Tĩnh và Định Nhàn bị họ Nhạc ám toán tại chùa Thiếu Lâm, mà trong bước đường cùng, Định Nhàn tự nguyện nhường ngôi Chưởng môn lại cho Lệnh Hồ Xung…
-Họ Tả cũng thừa cơ việc Lưu Chính Phong - quyền Chưởng môn phái Hành Sơn - làm lễ ‘rửa tay gác kiếm’ mà ra tay, bằng cách kết tội họ Lưu chơi thân với một tay thuộc ‘thế lực thù địch’ (Ma giáo) là Khúc Dương, cuối cùng họ Lưu buộc phải tự tử (trong khi Chưởng môn là Mạc Đại tiên sinh đang lưu lạc đâu đó trên giang hồ), phái Hành Sơn gần bị tan rã…
-Phái Thanh Thành, vì khôn lỏi, và vì thế lực khá yếu, nên Quán chủ Dư Thương Hải - một tay rất cơ hội, nham hiểm và độc ác, đã một mặt có ‘quan hệ hữu hảo’ với ‘đại cục Tung Sơn’ của Tả Lãnh Thiền, một mặt giả vờ vừa đánh vừa xoa với các phái/đại phái khác trong võ lâm, nhằm âm thầm kiếm ‘lợi lộc cá nhân’, thậm chí có lúc còn liên minh với cả tên độc tài cá nhân là Tái Bắc Minh Đà - Mộc Cao Phong, rồi cùng bị chết thảm…
-Trong trận tranh chức Minh chủ Ngũ nhạc kiếm phái (lần 2) được tổ chức tại Tung Sơn, các lãnh tụ phái Thái Sơn - vốn là phái yếu nhất - dưới sự xúi giục của họ Tả và tay chân phái Tung Sơn, đã tự tàn sát lẫn nhau do tranh giành quyền lực nội bộ, nguyên khí bị cạn kiệt, rốt cuộc bị tan rã và bị ‘xóa tên trên bản đồ thế giới’…
2
Tất nhiên người này có ‘giấc mơ Tung Sơn’, thì kẻ khác há chịu thua sao! Một trong những kẻ đó là Nhạc Bất Quần. Nếu tính về cả sức và lực: về sức thì võ công của y còn dưới cơ tên họ Tả, còn về lực (tức là lực lượng) thì lại càng thua xa, nên suy đi tính lại, y thấy chỉ có cách đấu sức là an toàn nhất, mà muốn vậy thì chỉ có cách duy nhất là phải có cuốn ‘Tịch tà kiếm phổ’… Vì thế, với âm mưu nhằm đảo chính Tả Lãnh Thiền trong Đại hội Ngũ nhạc kiếm phái lần tới, họ Nhạc âm thầm thực hiện ý đồ vô cùng thâm hiểm riêng của mình: y đã lao tâm khổ tứ cử Lao Đức Nặc và Nhạc Linh San đi Phước Oai Tiêu Cục để dò xét, rồi giả vờ cứu, nhận Lâm Bình Chi - truyền nhân tương lai của Tích tà kiếm phổ! - làm đệ tử, rồi gả con gái (người trong mộng của Lệnh Hồ Xung) cho họ Lâm’, (đồng thời, y còn cố tình nghi ngờ kiếm pháp ‘Độc cô cửu kiếm’ bí mật - do Phong Thanh Dương truyền thụ - mà Lệnh Hồ Xung đang sở hữu là ‘Tịch tà kiếp pháp’, và khúc phổ ‘Tiếu ngạo giang hồ’ mà họ Lệnh có được - do Khúc Dương và Lưu Chính Phong truyền tặng - là ‘Tịch tà kiếm phổ’!, mà ngày ngày hành hạ họ Lệnh)… Cuối cùng, may mắn lại thuộc về kẻ nham hiểm: trong cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các đệ tử phái Hoa Sơn với các cao thủ Thanh Thành, rồi Tung Sơn, cuốn bí kiếp ‘Tịch tà kiếm phổ’ bỗng tự nhiên từ… trong túi của Lệnh Hồ Xung tòi ra (do đoạt được từ tay của hai cao thủ phái Tung Sơn, như đã nói ở trên). Thế là y giấu vợ, tự thiến mình, luyện thành công ‘Tịch tà kiếm pháp’, và ẩn mình chờ thời cơ.
Trong thời đoạn này, y làm bản ‘Tịch tà kiếm phổ giả’ để đánh lừa họ Tả, đồng thời, âm thầm tìm cách diệt dần các lãnh tụ của ba phái khác, trong đó có việc quy tội Lưu Chính Phong là có quan hệ với ‘thế lực thù địch’ (Khúc Dương), ám toán Định Nhàn và Định Dật sư thái của phái Hằng Sơn (như đã nói ở trên)...
Và thời cơ đã đến, tại Đại hội Ngũ nhạc kiếm phái, tên giả nhân, giả nghĩa và hiếu chiến Nhạc Bất Quần đọc một bài diễn văn sặc mùi ‘quân tử Tàu’ trước các đại biểu như sau:
…Tại hạ đã suy nghĩ rất nhiều về việc hợp phái. Tuy nhiên muốn tìm ra được đáp án tận thiện tận mỹ thật không phải là chuyện dễ dàng... Cho tới nay trên chốn giang hồ những sự chia rẽ môn phái cùng những cuộc tranh chấp hoặc ra mặt hoặc ngấm ngầm vẫn còn tồn tại để gây ra bao nhiêu tang tóc, bao nhiêu đau khổ cho võ lâm là vì lẽ gì? Tại hạ đã suy nghĩ bao nhiêu năm trời mà chưa tìm ra được đáp án. Gần đây, tại hạ đột nhiên tỉnh ngộ nhìn thấy chỗ ngoắt nghéo bên trong.
Tại hạ nhận thấy vấn đề có liên quan đến vận mệnh toàn thể võ lâm, những không hiểu liệt vị có cho phép tại hạ trình bày ra trước hội nghị chăng?
Sau nhiều năm khổ công suy nghĩ tại hạ phát giác ra được nguyên nhân trong vụ này. Sở dĩ bao nhiêu bậc tiền bối mưu cuộc hòa bình cho võ lâm mà không thành tựu chỉ vì không nghĩ tới sự khác biệt giữa hai chữ cấp bách và hòa hoãn mà thôi. Những người mưu sư bài trừ chia rẽ đã quá nhiệt tâm muốn thành tựu trong nhất thời mà không nghĩ tới rễ đã ăn sâu tất là khó nhổ. Trong võ lâm riêng về tông phái bang hội lớn đã đến mấy chục, nếu kể cả những tổ chức nhỏ phải tới hàng ngàn. Mỗi môn phái, mỗi tổ chức đều có truyền thống riêng biệt ít ra là từ mấy chục năm, nhiều là hàng trăm, ngàn năm. Vậy mà muốn xóa bỏ ngay tức khắc thì thật là một công cuộc khó khăn hơn cả tìm đường lên trời. Tại hạ chỉ nói đây là một công cuộc cực kỳ khó khăn chứ không phải là chẳng thể làm được. Tại hạ đã trình bày sự sai biệt về hành động cấp tốc và hòa hoãn khác nhau xa. Một công cuộc lớn lao và khó khăn như vậy mà muốn thành công trong một thời gian ngắn thì chẳng thế nào làm được. Dục tốc bất đạt chính là thế đó.
Nay đã tìm được phương châm, nếu hết thảy những bạn võ lâm trong thiên hạ đều gắng sức hết lòng theo nguyên tắc đó chẳng sớm thì muộn tất phải thành công. Vấn đề thời gian khó mà tiên liệu được. Ít ra là năm bảy chục năm hay một trăm năm không chừng... Chúng ta thấy việc nên làm thì làm cho hết sức, biết đâu mà suy tính đến chuyện có đạt được mục đích hay không? Nếu chúng ta còn chưa toại nguyện thì cũng là những người trông cậy để cho con cháu những đời sau ăn trái. Như vậy chẳng phải là một công cuộc tốt đẹp để tiếng muôn đời ư? Hơn nữa công cuộc này tuy đòi hỏi năm bảy chục năm hoặc trăm năm không chừng, song chúng ta không thành công lớn thì năm bảy chục năm cũng được trông thấy một chút kết quả rồi.
Trước hết tại hạ xin tuyên bố công cuộc dự định (hợp nhất các phái) của Tả minh chủ đáng kể là một hành động rất tốt đẹp vì nó cấu tạo nên một căn bản để đồng đạo trên chốn giang hồ được hưởng phúc lớn. Thật tình mà nói thì trừ diệt những mối chia rẽ môn phái chẳng có cách nào tiến hành ngay được. Nhưng nếu chúng ta bắt đầu bằng cuộc lựa chọn những môn phái địa thế gần nhau, võ công tương tự như nhau, hoặc có những mối giao hảo đồng tâm hiệp lực với nhau thì trong vòng mười năm có thể đi đến chỗ thành công được phần nào. Tỷ như việc hợp nhất Ngũ nhạc kiếm phái chúng ta thành Ngũ Nhạc phái là gây nên một tiền lệ. Công cuộc này là một thịnh sự đáng ghi trong lịch sử võ lâm và đáng được tuyên dương mãi mãi.
Tại hạ xin nói rõ thêm: Việc hợp nhất năm phái là hay nhưng nếu mục đích của nó chỉ để bàng trướng thế lực đặng tranh hùng với các môn phái khác gây thêm nhiều sóng gió cho võ lâm thì lại là một mối họa lớn trên giang hồ. Vậy việc hợp phái phải theo đường lối duy nhất là: "Giải quyết phân tranh" mới có lợi. Theo sự nhận xét của tại hạ thì một số đồng đạo lo rằng sau khi năm phái hợp nhất trở nên hùng mạnh sẽ là mối nguy cho các môn phái bé nhỏ song tại hạ thiết tưởng các vị bất tất phải quan tâm vì đây là bước đầu cho cuộc đại đoàn kết võ lâm… (Tiếu ngạo giang hồ, Hồi 177)
…Rồi giả vờ khiêm tốn, ẹo ẹo không chịu ra giao đấu, rồi vì nể… thiên hạ lắm nên y mới ra giao đấu với Tả Lãnh Thiền, mà trên bàn tay y mang chiếc nhẫn có tẩm thuốc độc làm họ Tả luýnh quýnh…, rồi đột nhiên y dùng môn ‘võ thiến’ (Tịch tà kiếm pháp) đánh họ Tả mù hai mắt và nghiễm nhiên lên ngôi Minh Chủ Ngũ nhạc kiếm phái.
…Để đạt được tham vọng Minh chủ này, trong lúc lừa dối toàn thể vợ con, chúng đệ tử và các ‘phái hữu nghị’, y đã liên tục dùng những mỹ từ như ‘hòa bình’, ‘hữu nghị’, ‘hữu hảo’… để ru ngủ quần hùng, nhưng lại dùng những thủ đoạn bỉ ổi nhất để bành trướng thế lực, và trên hết, y sẵn sàng hy sinh sinh mệnh của môn phái y và của các môn phái khác (cả gia đình y, cả đệ tử của y, và rất nhiều đệ tự của các phái), vì thế mà dân gian đời đời gọi y là ‘Ngụy quân tử’.
***
***
Cuối truyện, Tả Lãnh Thiền chết trước, Nhạc Bất Quần chết
sau (vì họ Tả - cùng cao thủ của các phái khác - bị họ Nhạc dụ vào mật động ở
Hoa Sơn, hỗn chiến mà chết gần hết; còn họ Nhạc ngay sau đó bị Nghi Lâm đâm
chết để trả thù cho sư phụ)..., rồi Lệnh Hồ Xung cùng Doanh Doanh cùng vui sống với khúc ‘Tiếu ngạo giang hồ’, trước khi nghe chúc khúc ‘Tiêu Tương dạ vũ’ thảm sầu của
Mạc Đại tiên sinh.
Tóm lại, trước đây tôi có bình cho blogger Thúy Tím là:
-Ôi, người đi tu thì đã là 'tứ đại giai không' rồi, thế mà...
Thế mà Tả Lãnh Thiền chả có xíu xìu xiu tu gì cả, híc..híc…
(HẾT)
---------
Chú dẫn:
-Hàn ngọc chỉ (Hàn ngọc chân khí): tương tự như môn ‘Hàn băng miên chưởng’ của Vi Nhất Tiếu, ‘Huyền minh thần chưởng’ của Huyền Minh nhị lão, hay ‘Ảo âm chỉ’ của Thành Khôn…
-Nhạc khúc ‘Tiếu ngạo giang hồ’, nghe tại: https://www.youtube.com/watch?v=ZqGUlOqaRh8
-Phim ‘Tiếu ngạo giang hồ’, Lý Liên Kiệt, xem: https://www.youtube.com/watch?v=U7dRWhhHH6c
-Truyện ‘Tiếu ngạo giang hồ’, xem: http://sstruyen.com/doc-truyen/kiem-hiep/tieu-ngao-giang-ho/mo-dau/11337.html
Em thích Lệnh Hồ Xung hihihh, truyện nầy hay anh ạ!
Trả lờiXóaUi, nhiều người sích Lệnh Hồ Xung sế!, nam cũng sích, nữ cũng sích, anh ta thật là may mắn, chẳng bù lại mình, híc... Tks, tối vui nhé.
XóaLưu comt Gia Minh:
Trả lờiXóaNgười ta nói trơn như lươn
Nào ngờ lươn gọi lão Bành bằng cu (cụ)
SMV
XóaMèo mả trôi đến Biển Đông
Gặp phải gà đồng, nên chúng... ấy nhau
Lưu comt Quế Hằng:
Trả lờiXóaCáo đến thăm gà có khỏe không
Ông xơi hết thịt, chỉ còn lông
Xí quách làm mồi, ông chưa ớn
Chơi với Mao đài, hơn hớn ông
vomtroirieng [Blogger] Email 10.11.15@20:26
Trả lờiXóaHình như trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung, của Cổ Long... đều giống nhau ở điểm chính, tà đấu nhau, còn các môn phái Thiếu Lâm, Võ Đang... chịu sự lãnh đạo của chưởng môn phái, ko vi phạm gì nhau, chẳng có giành lãnh thổ, lãnh hải gì hết, phải ko LB nhỉ
Thì trước đây Tàu làm gì có Trường Sa và Hoàng Sa mà các môn phái đến đó để tranh chấp, nay vì họ luyện... bí kiếp 'Tịch tà kiếm phổ' nên mới sinh ra ảo chuyện phản tự nhiên, híc...
Xóalhngan [Blogger] Email 11.11.15@11:39
Trả lờiXóaEm thích tác phẩm "TIẾU NGẠO GIANG HỒ" CỦA KIM DUNG LẮM VÀ CẢ "ANH HÙNG XẠ ĐIÊU" NỮA. HUYNH BÌNH TỚI NHỮNG TÁC PHẨM NÀY THÌ THẬT LÀ TUYỆT! CẢM ƠN HUYNH. CHÚC HUYNH THĂNG HOA.
À, về mối tình của Tiểu Long Nữ và Dương Quá (Thần điêu đại hiệp) thì huynh có viết lồng ghép trong entry 'Phi-Kim Dung và tình yêu':
Xóahttp://nhagomlabang.blogspot.com/2012/09/248-phi-kim-dung-va-tinh-yeu.html
Muội có rảnh thì xem nhé, dài lắm!, hi... Tối vui nghen.
nguyentheduyen [Blogger] Email 11.11.15@15:23
Trả lờiXóa(Cười)
Đố bạn biết kim dung viết tiếu ngạo giang hồ ở đâu?
Kim Dung viết bộ 'Tiếu ngạo giang hồ' năm 1967, tức là trong khoảng thời gian 1959-1972, khi ông phụ trách tờ 'Minh báo' ở Hồng Kông, còn kỹ hơn là ở trong khách sạn, còn ngồi viết và liếc ai thì tại hạ hổng có piết...
Xóanguyentheduyen [Blogger] Email 11.11.15@15:25
Trả lờiXóaQuên còn câu hỏi nữa
Bạn có biết sư phụ của nhạc bất quần là ai không? (Cười)
'Khoảng 75 năm trước, Mẫn Túc và Chu Tử Phong của phái Hoa Sơn xem lén pho Quỳ Hoa bảo điển tại chùa Thiếu Lâm ở Bồ Điền, sau đó Mẫn Túc sáng lập phe Khí tông còn Chu Tử Phong trở thành ông tổ phe Kiếm tông.' (wikipedia), mà khi xảy ra sự kiện Phước Oai tiêu cục, Nhạc Bất Quần đã trên 60 tuổi, nên nếu không nhầm, sư phụ của họ Nhạc là nhà sáng lập ra phe Kiếm tông: MẪN TÚC!
Xóanguyentheduyen [Blogger] Email 11.11.15@23:16
XóaCâu hỏi thứ nhất
Kim dung viết tiếu ngạo giang hồ ở đâu?
Trả lời
Tại Hà nội. Lí do: vì chỉ Hà Nội mới có ngụy quân tử miệng toàn nói cái tốt đẹp làm toàn việc đồi bại chứ còn nếu viết tại hồng công thì khi bí ông ta làm sao có cái thực tế sinh động để viết.
Câu hỏi hai
Sư phụ nhạc bất quần là ai? đến đây chắc không cần trả lời nữa bạn cũng đoán ra
Tui cũng đoán là ông sẽ hỏi với ý này (trước bị một lần rồi!), nhưng nếu trả lời theo ý bạn thì sẽ có... vô số phương án, nên tôi cứ chạy... thẳng cho khỏe, hi...
XóaCám ơn bạn nhé, chúc ngủ ngon.
hairachgia [Blogger] Email 11.11.15@21:06
Trả lờiXóaHRG không thích đọc Kim Dung (và xem phim võ hiệp và XHĐ) là vì không chịu nổi những chiêu trò của những tên ma giáo, dù rằng có vững tin vào nhân quả.
Nhưng chạy trời cũng không khỏi nắng, hễ bước ra đường thì lại gặp ma.
Hehe
Khoảng hè năm 1982, chú tôi có ghé trường ĐHTH - Cơ sở 4 (ở chợ Vườn Chuối, SG), chú hỏi: 'Đố cháu Kim Dung tả Nhậm Ngã Hành là ý ám chỉ ai?', 'Dạ, cháu không biết', 'Là nói về lão Mao đó', 'Và ông bị đì nên phải chuyển sang sống ở Hồng Kông' (!), chú còn nói thêm... Tôi cứ nhớ mãi chuyện này tới bây giờ.
XóaNhư vậy ngụ ý trong Kim Dung rất sâu sắc, nên trong bài sau, tôi có nói: có thể một số học giả không hiểu 'ngụ ý' của tác giả mà cứ để ý chầm chầm vào (các) nhân vật chính!, híc...
Cám ơn anh, chúc ngủ ngon.