Thứ Ba, 3 tháng 1, 2017

887. ‘Lưỡng quốc trạng nguyên’ bị thất nghiệp (Truyện ngắn)

Nếu ngày nay Phùng Khắc Khoan hay Nguyễn Bỉnh Khiêm còn sống thì sẽ có ‘job’ không anh nhỉ?

Tàn một mùa hoa, bóng em tôi
Chiều trôi qua cổng, dáng nghiêng sầu
Cuộc đời rong ruổi, anh chưa ghé
Đã thấy mộ phần, trong mắt ai

Thất nghiệp là ‘jobless’ hay ‘no job’ trong tiếng Anh!, tức là không có việc làm (vd, cho triều đình…) mà ở nhà mần cho NATO (tức nà ‘chém gió’, chứ hổng fải nàm cho ông Trùm đâu!), chứ có gì đâu mà phải Hán-Việt, nhưng lâu lâu khoe ‘háng rộng’ tí cho… uy!

1
Hồi trẻ, tôi đó đọc truyện (nếu không nhầm là trong cuốn ‘Cuộc sống và sự nghiệp’ - NXB Kim Đồng) nói về một danh nhân Việt rất ‘ngộ cuộc đời'…, bị vua đuổi việc, về nhà, ông vui vẻ nói với người nhà là:
-Hết thời ta có việc làm rồi,
rồi 10 năm sau, khi vua lại gọi vào triều làm tiếp, ông cũng vui vẻ nói:
-Đến thời ta có việc làm lại rồi.
Tôi cứ nhớ mãi tích này, và đôi khi dùng nó để an ủi chút chút cho cái cuộc đời ‘vạn khó’ của mình - bởi vì ‘Ma đưa lối quỉ dẫn đường. Lại tìm những chốn đoạn trường mà đi’ (Nguyễn Du)…
…Mấy chục năm trôi qua, cứ nhớ lộn xộn là câu chuyện trên nói về Nguyễn Bỉnh Khiêm hay Lương Thế Vinh, nào ngờ mới đây tra lại mới biết là nói về Lưỡng quốc trạng nguyên* Phùng Khắc Khoan (1528-1613), và nào ngờ ông bị mất việc đến gần… 30 năm!?:
-Trịnh Kiểm mất… Chính trong thời gian này đã xảy ra một biến cố lớn trong đời Phùng Khắc Khoan. Một lần trong khi phản biện một chính sách nào đó mà Phùng đã làm phật ý (không rõ là với vua hay Tả tướng quốc Trịnh Tùng?) mà ông bị giáng chức, bị đày vào tận miền tây Nghệ An. Ba năm bị đày ải nơi lam sơn chướng khí, Phùng vẫn kiên định, thanh thản… Hậu thế có thể tìm thấy trong một sáng tác của ông, bài ‘Lâm tuyền vãn’… Chừng như phong thái ung dung tự tại cùng tình cảm gắn bó với quê hương đất nước qua nỗi niềm quấn quýt với phong vị thức quê dân dã của Phùng trong ‘Lâm tuyền vãn’ đã khiến Trịnh Tùng ngộ ra nhiều điều…, khi đó Phùng đã tuổi 53! Gần 30 năm, có dài chậm chạp quá không để dùng một trung thần, hơn nữa đó lại là một người tài? Trịnh Tùng bèn gọi Phùng về phục chức… (m.tienphong.vn)
*
Sở dĩ tôi hay nghĩ về Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm*, Phùng Khắc Khoan*, Lương Thế Vinh*, Đoàn Thị Điểm… vì họ là những cao nhân trong đời, đặc biệt là Lương Thế Vinh - người ‘có tầm nhìn khoa học-kỹ thuật’ từ những năm 1470 và được đưa vào chương trình thi cử* đến 450 năm sau!
Nghĩ miên man… Nguyễn Trãi nói ‘thời nào cũng có hào kiệt’, dĩ nhiên, nhưng tôi lại nghĩ khác tí, đó là ‘thời nào cũng có lãnh đạo không biết sử dụng hào kiệt’, do GATO (ghen ăn tức ở, thù dai), do cái ‘cục đại’ hay ‘ế thức hị’ gì đó, do 'bắt chước kẻ bắt chước'…, nhất là do tham nhũng quyền lực/nhóm lợi ích… mà đưa con cháu của mình lên.
…Ngày xưa, Văn Thiên Tường* đã có câu (được thể hiện trong thơ Nguyễn Công Trứ) là:
-Nhân sinh tự cổ thùy vô tử
Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh,
câu này được đặt rất đẹp vào miệng của Trương Tam Phong (phim ‘Ỷ thiên đồ long ký’, diễn viên nam chính: Đặng Siêu), khi các cao thủ Mông Cổ đến uy hiếp phái Võ Đang và dụ dỗ ông ‘làm vương đất Bắc’, thì ông trả lời rất phong thái ‘ta thà làm quỷ nước Nam’ - như người cùng thời của ông cũng là một ‘nhất đẳng tôn sư’ của Đại Việt là Trần Bình Trọng* đã nói!
Nay, thời thế làm tôi nghĩ khác, và nghĩ 2 câu trên là:
-Con người từ xưa ai không chết
Sao để lòng tham thúi sử xanh.
Ha..ha..ha…



2
Chiều nay tôi đi sửa ti-vi…
Ôi, tiệm sửa ti-vi màn hình phẳng thì thợ ngồi ngáp ngắn ngáp dài (vì đa số là có bảo hành), còn tiệm này chuyên sửa ti-vi ‘đểu’ mà rất đắt khách, nên gần như là không có lối vào… Có một anh chạy xe máy đến sửa cái gì đó, liền đậu xe chình ình trên lòng đường và chặn hết cái lối vào, rồi hắn bước tiếp vào và đứng chặn hết cái khe vào tiệm nhỏ xíu, mà mặt cứ tỉnh queo!; trên cái túi xách của hắn, có dán dòng chữ to tổ bố ‘cấm đè lên’ (!)..., và chợt nhớ lại dòng chữ ‘Lễ dâng hương cho học sinh giỏi’* của Sở dục nào đó nữa, là 3 ví dụ, tôi tự hỏi:
-Xưa nay người ta hay nghĩ ‘con người là con vật biết nói tiếng người’, chắc người ta nhầm chăng!, khi trên đời này, ngoài những kẻ ‘vô ý vô tứ’ làm như ‘trong trời đất chả có ai ngoài mình’!, thì còn thiếu gì những kẻ ‘đầy tớ’ có bàn ghế-tủ thờ làm bằng gỗ ‘cực quý’ và được ‘dát vàng’ - giá cả ‘triệu đô’, ngồi ểnh háng ra như hoàng đế!..., vậy những kẻ biết nói tiếng người này là người ư!
*
Lại nhớ đến cuộc… giao hoan giữa Lê Chiêu Thống với tên Tôn Sĩ Nghị - rất chi là tệ hại:
-Vua Quang Trung liền cho mở tiệc khao quân rồi chia đại quân ra làm năm đạo. Hôm ấy nhằm ngày 30 tháng chạp…, tiến quân vào Thăng Long. Lúc ấy Tôn Sỹ Nghị và Chiêu Thống ở trong kinh thành, tuyệt nhiên không có tin tức báo đến; vì vậy, trong mấy ngày Tết ai nấy chỉ mải về sự ăn uống vui mừng không lo đến việc gì cả. Nào hay cuộc vui chưa tàn, vận trời đã đổi, trong ngày mồng bốn chợt thấy bại binh ở đồng Ngọc Hồi chạy về cáo cấp, mọi người đều tưởng như ‘tướng ở trên trời xuống, quân chui dưới đất lên’… Sỹ Nghị luống cuống cả sợ... Đêm ấy vào khoảng canh tư, chợt nghe phía tây bắc thành, tiếng súng nổi lên đùng đùng…, Nghị tự đem toán lính kỵ dưới trướng cắm cổ chạy xuống cầu phao rồi trốn sang Bắc. Quân sĩ các dinh nghe tin, hết thảy kinh khiếp, nhốn nháo cùng chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, người nọ xô đẩy người kia, chết ở trên cạn đã nhiều. Giây lát cầu gẫy, hàng mấy vạn người lăn xả xuống nước, nước sông không chảy được nữa. Chiêu Thống đương ở trong điện, tiếp được tin báo, kíp cùng bọn Lê Quýnh, Trịnh Hiến rước Thái hậu chạy… Bấy giờ vua và mọi người luôn hai ngày không ăn uống gì, ai nấy đều mệt lử… Vừa tối thì đến cửa ải, Sỹ Nghị cũng đã đóng quân ở đó, vua bèn vào ra mắt Nghị. Một lát, các quan lục tục theo đến, ai nấy trông nhau, nước mắt chứa chan, Sỹ Nghị cũng phải xấu hổ. Vua nhân tiện liền nói với Nghị:
-Cô đã bất tài, đến nỗi mất cả xã tắc. May được thượng hiến vâng theo thánh chỉ sang cứu. Không ngờ lòng trời không giúp nước nhỏ, nay ngài lại bỏ mà đi. Cúi xin chúc ngài về triều được chữ vạn phúc… ('Hoàng Lê nhất thống chí')
*
‘Cúi xin chúc ngài (xâm lược) về triều được chữ vạn phúc’, ha..ha..ha…
Nghĩ đến Lê Chiêu Thống, tôi mới nghĩ là chúa Trịnh Tùng, do có tính ‘thù dai’, nên dĩ nhiên hắn là một tay không biết sử dụng hào kiệt, nên dưới triều đại của hắn thì cảnh ‘cha con, huynh đệ tương tàn, dân chúng sống trong cảnh lầm than, nồi da xáo thịt’ diễn ra như cơm bữa:
-Sau khi cha Trịnh Kiểm qua đời, Trịnh Tùng (1550-1623
) nổi dậy đánh đuổi anh là Trịnh Cối, đoạt lấy binh quyền Nam triều. Năm 1573, ông lật đổ vua Lê Anh Tông và đưa vua nhỏ Lê Thế Tông lên làm vua bù nhìn, bản thân nắm hết quân quốc đại sự. Năm 1592, Trịnh Tùng xuất quân bắc phạt, giành lại kinh thành Thăng Long…, sau đó, buộc nhà vua phải phong cho mình tước vương và lập con làm thế tử, thiết lập phủ chúa tại thành Thăng Long… Những năm tiếp theo, Trịnh Tùng lo việc đối phó với dư đảng họ Mạc ở phía bắc và sự trỗi dậy của họ Nguyễn ở phương nam. Năm 1619, vua Lê Kính Tông cùng con thứ của ông là Trịnh Xuân lập mưu hãm hại ông, Tùng bèn giết vua rồi đưa cháu ngoại của mình lên ngôi. Bốn năm sau, Trịnh Tùng bị bệnh nặng…, qua đời trong cùng năm đó. (wikipedia)
*
Ngày nay, với thế cuộc ở Biển Đông, tôi chợt ghi nhận ‘tầm nhìn chiến lược’ của Nguyễn Bỉnh Khiêm:
-Cụ để lại cho hậu thế 487 câu sấm ký gọi là ‘Sấm Trạng Trình’ cách đây đã trên 500 năm. Lạ kỳ là không ít sự kiện lịch sử Việt Nam và thế giới đã xảy ra trong suốt 500 năm qua có không ít điều ‘ứng’ vào các câu ghi trong ‘Sấm Trạng Trình’… Những lời sấm truyền này được ghi rõ trong 'Bạch Vân Am Thi tập' của Nguyễn Bỉnh Khiêm với bài thơ 'Cự Ngao Đới Sơn', trong đó có câu:
Biển Đông vạn dặm dang tay giữ
Đất Việt muôn năm vững trị bình
Chí những phù nguy xin gắng sức
Cõi bờ xưa cũ tổ tiên mình.
Với con mắt chiến lược, nhìn thấy đại cục thiên hạ ngàn năm, Trạng Trình đã khuyên thế hệ sau phải nắm giữ được Biển Đông thì đất nước mới thái bình, thịnh trị muôn đời. (mangtinmoi.com)

***
…Kể đến đây, nàng chợt hỏi:
-Nghe nói năm 2017 sẽ có khoảng 250.000 đại học và trên đại học bị thất nghiệp, nếu ngày nay Phùng Khắc Khoan hay Nguyễn Bỉnh Khiêm còn sống thì sẽ có ‘job’ không anh nhỉ?
-Em hỏi anh thì anh biết hỏi ai!
Rồi tôi hỏi:
-À, mà cái 'ẻn' này có được gọi là truyện ngắn không hả em iu?
-‘Pótoànthân chấm com’, vừa trả lời, nàng vừa nhô… toàn thân về phía tôi...

Viết đến đây, trời đã tối, tôi ra ngoài làm một điếu thuốc và nghĩ đến chuyện ‘jobless’…, thấy mấy cây keo ‘Cuba’ nổi lên giữa bầu trời đen kịt, có mấy ánh đèn mờ le lói xa xa, tôi lại buồn nghĩ đến từ ‘viva’…

(HẾT)
--------- 
Chú dẫn:
  1. ‘Lễ dâng hương cho học sinh giỏi’: Sáng 30/12, đoàn học sinh giỏi của Hà Nội tham gia lễ dâng hương và xuất quân dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2016-2017 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Sau khi hình ảnh buổi lễ được đăng tải trên mạng xã hội, nhiều người bất ngờ trước dòng chữ ‘Lễ dâng hương cho học sinh giỏi thủ đô tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 201-2017’ ghi trên tấm biển lớn. Họ cho rằng cụm từ ‘dâng hương cho học sinh giỏi’ được dùng sai nghĩa vì thông thường, người ta chỉ dâng hương cho người đã mất; việc dùng câu chữ không chuẩn tại sự kiện như thế này khiến nhiều người không đồng tình… Trao đổi với Zing.vn chiều 31/12, ông Chử Xuân Dũng, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, thừa nhận đây là sự nhầm lẫn đáng tiếc của ban tổ chức… (news.zing.vn)
  2. Lương Thế Vinh (1442-1496): còn gọi là Trạng Lường, là một nhà toán học, Phật học, nhà thơ VN thời Lê sơ. Ông đỗ trạng nguyên dưới triều Lê Thánh Tông và làm quan tại viện Hàn lâm; là một trong 28 nhà thơ của Hội Tao Đàn do vua lập năm 1495… Ông được nhân dân gọi tên là Trạng Lường sau khi đỗ trạng nguyên… Sự sáng tạo khoa học của ông được truyền khẩu qua câu chuyện ông tiếp đón sứ nhà Minh là Chu Hy; Hy đã nghe nói về Lương Thế Vinh, không những nổi tiếng về văn chương, âm nhạc, mà còn tinh thông toán học… Quyển ‘Đại thành toán pháp' của ông được đưa vào chương trình thi cử suốt 450 năm trong lịch sử giáo dục VN; ông cũng được xem là người chế ra bàn tính gẩy cho người Việt… (wikipedia)
  3. Lưỡng quốc trạng nguyên: Theo ‘Việt Nam khai quốc chí truyện’ - tên khác là ‘Nam triều công nghiệp diễn chí’ của Nguyễn Khoa Chiêm (từ trang 66 đến 70) vào tháng 6 năm 1595 đời vua Lê Thế Tông, triều đình sai thượng thư Phùng Khắc Khoan lĩnh lễ vật sang triều cống vua Minh (Thần Tông)… Khi yết kiến vua Minh, vua hỏi Khắc Khoan làm chức gì, ông tự nhận là đỗ Trạng nguyên, giữ chức Thượng thư bộ Hộ, vua hỏi ông nhiều câu hóc búa để thử tài, ông đều trả lời suôn sẻ, mạch lạc, thấu tình đạt lý được vua hết lời khen ngợi, ban yến tiệc thết đãi… Tháng mười một ‘Khắc Khoan dâng biểu xin được trở về nước. Vua Minh có ý muốn giữ lại nhưng sợ mang tiếng thất tín, bèn ban sắc phong cho Phùng Khắc Khoan là ‘lưỡng quốc trạng nguyên’, ban thưởng vàng bạc vóc lụa, chuẩn cho được trở về nước Nam’… (phatgiaovadoanhnhan.com)
  4. Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585): là danh nhân đất Việt thế kỷ 16, người được gọi là Trạng Trình, được đời sau nhớ đến nhờ tư cách đạo đức, biệt tài về thơ văn, giỏi về Dịch lý, Thuật số và có tài tiên tri về các sự kiện lịch sử, với tiên đoán mấy trăm năm sau tên nước Đại Việt sẽ đổi thành Việt Nam… Ông đi thi và đỗ Trạng Nguyên năm 44 tuổi…, sau đó thăng lên Trình Quốc Công nên dân gian gọi ông là Trạng Trình… (Tương truyền bà (mẹ ông, Nhữ Thị Thục, đã bỏ chồng; khi ông 36t) lấy một người họ Phùng và sinh ra Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan!)… Tiên sinh mới 52 tuổi đã xin trí sĩ, treo mũ về làng, dựng am Bạch Vân ở phía tả chỗ làng ở, và (vẫn) lấy hiệu là Bạch Vân cư sĩ… Ông được dân gian truyền tụng và suy tôn là nhà tiên tri số 1 của Việt Nam; người Trung Hoa thì coi ông là ‘An Nam lý số hữu Trình tuyền’… Xem thêm: http://www.mangtinmoi.com/nguyen-binh-khiem-la-ai-va-nhung-su-tich-cua-nguyen-binh-khiem-d25173.html
  5. Trần Bình Trọng (1259-1285): là một danh tướng Nhà Trần, có công lớn hộ giá bảo vệ cho Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông trong cuộc chiến với quân Nguyên Mông vào năm 1285… (wikipedia)
  6. Trương Tam Phong có thể là ‘người cùng thời’ với Trần Bình Trọng: vì họ Trương, người sáng lập ra phái Võ Đang, là tiền bối và rất lớn tuổi hơn Chu Nguyên Chương - sinh 1328-1398, tức thế kỷ 14; còn Trần Bình Trọng sống vào nửa cuối thế kỷ 13.
  7. Văn Thiên Tường (Wen Tian Xiang, 1236-1283): là thừa tướng nhà Nam Tống, một thi sĩ nổi tiếng và là anh hùng dân tộc Trung Hoa (wikipedia)

12 nhận xét:

  1. Má Boon (FB message) 21:53 03/01/2017
    Em cứ tưởng anh tên Nguyên Tường...
    Anh… là người... Em xin ngã mũ thán phục... Độ hiểu biết...
    Tường có nghĩa tỏ tường... Tinh tường.... Nguyên... Nguyên vẹn...
    Mọi việc... Sự hiểu biết... Anh đều tỏ tường nguyên vẹn, từ gốc tới ngọn... Không mảy may sơ suất....
    Cách viết vừa vui, vừa hơi chua chát, pha chút thấu cáy...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Huynh tên là Nhà Gom Lá Bàng, hổng dám đâu, làm gì cũng có sơ suất, vì huynh hổng phải là... Phùng Khắc Khoan, hi...
      Thank, chụt...

      Xóa
  2. Ngoc Anh Tran (FB)
    Hình: YOU'RE # 1
    22 phút trước

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thank Ngoc Anh Tran, có đôi khi lại bị 'năm bà... then' đó, hi..., ngày mới an bình nhé!

      Xóa
  3. SÁNG SỚM VỪA NHẤP MỘT NGỤM CAFE VỪA ĐỌC ENTRY NÀY. PHÊ THẬT.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À, trong lịch sử có 4 lưỡng quốc trạng nguyên là:
      1) Mạc Đĩnh Chi triều vua Trần Anh Tông
      2) Nguyễn Trực triều vua Lê Thái Tông
      3) Nguyễn Đăng Đạo triều vua Lê Hy Tông
      4) Tống Trân Triều Tiền Lý
      (nhưng) Theo ‘Việt Nam khai quốc chí truyện’ - tên khác là ‘Nam triều công nghiệp diễn chí’ của Nguyễn Khoa Chiêm (từ trang 66 đến 70)... có câu: ‘Khắc Khoan dâng biểu xin được trở về nước. Vua Minh có ý muốn giữ lại nhưng sợ mang tiếng thất tín, bèn ban sắc phong cho Phùng Khắc Khoan là ‘lưỡng quốc trạng nguyên’, ban thưởng vàng bạc vóc lụa, chuẩn cho được trở về nước Nam’… (đã bổ sung ở Chú dẫn 3)

      Cám ơn anh đã tâm đắc, ngày mới an bình!

      Xóa
  4. vomtroirieng [Blogger] Email 04.01.17@17:58
    Huynh ui, cái dzụ lễ dâng hương gì đó có gì mà om sòm, thì mí hoc trò giỏi vô cho người ta dâng hương, còn hoc trò dở phải ở ngoài, làm đầy tớ dân, nhà cửa bốn bề trống lốc hổng có cái tủ đựng tiền, phải gửi cơ quan đó mà.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 1) Thì giải pháp như sau: lễ dâng hương cho... học trò giỏi, còn học trò dở thì mần lễ dâng hương, chiện phình phường của... sự tự chiển hóa!, hi...
      2) Nhà nghèo kg cóa két sắt nên đem... vài chục tỉ để ở cơ wan choa nóa chét, nghe cũg nanh mưu nắm chớ bộ!, hi...

      Xóa
  5. Trời Có Nắng (FB)
    Không phải học lịch sử, nghiên cứu lịch sử, ghi chép lịch sử... trạng nguyên, danh nhân..., cả cái a thợ sửa tivi gì đó... đều ''cống hiến'' hay sao?? Há tự hỏi... thời thế, thế thời không trưng dụng, không biết dùng... tính sao, từ ''phồn thịnh'' (!)
    31 phút trước

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hôm qua, có người bạn giới thiệu huynh một 'job', huynh nói 'anh hiểu, anh cũng có thể tìm được, nhưng vô hiệu, vì cái được gọi là:
      - 'gặp thời' hay không,
      như đã viết trong bài 'Phùng Khắc Khoan' này - và đồng thời cũng là phần chính của nội dung bài viết'. Và chưa chắc bạn 'tốt bụng' ấy đã hiểu ý huynh!
      ...Sáng ra gặp Trời Có Nắng thì vui!, theo cả hai nghĩa, thanks, g.day!

      Xóa
  6. Lưu tư liệu (Sỹ Liêm, fb):
    Đoạn này hay, xin về nhà, tks:
    TÔI CÓ CÔ BẠN GÁI, HỎI TÔI NHƯ THẾ NÀY:
    - SAO EM CỨ MÃI THẤT BẠI TRONG TÌNH YÊU?
    TÔI CHỈ TRẢ LỜI MỘT CÁCH RẤT CHÂN TÌNH:
    - TẠI VÌ KHI EM YÊU, MỘT CHÂN EM ĐỂ Ở QUÁ KHỨ, MỘT CHÂN EM ĐỂ Ở HIỆN TẠI... EM CÓ THẤY RẰNG TRONG TƯ THẾ CHÀNG HẢNG NHƯ VẬY THÌ LÀM SAO EM CÓ THỂ BƯỚC TỚI TƯƠNG LAI?

    Trả lờiXóa
  7. Lưu:

    BÁN THỊT BUÔN DA ƯỚP ĐỌA ĐÀY !
    Em đĩ chiều nay lại đứng đường
    Đứng hoài chẳng thấy một ai thương
    Đàn ông mấy kẻ chưa thèm hứng
    Đảo mắt đua nhìn chẳng vấn vương
    Em đĩ chiều ra đứng mỗi ngày
    Đứng nhìn những chiếc lá me bay
    Nhớ thời bút mực tay nghiêng nón
    Áo trắng học trò hoa bướm say
    Em đĩ chiều chiều núp gốc cây
    Phấn son che dấu những hao gầy
    Buồn vui cũng phải môi cười mỉm
    Bán thịt buôn da ướp đọa đày
    Em đĩ chiều nay bị đánh đòn
    Đánh từ nợ gốc đến đời con
    Đánh mềm thân thể bầm nhân phẩm
    Máu chảy theo dòng lệ héo hon
    Em đĩ chiều nay đến cúng dường
    Mấy tờ bạc lẻ đẫm phong sương
    Bàn tay Phật Tổ không màng đến
    Chỉ nhận riêng người thắp nén hương
    Em đĩ chiều nay nghỉ buổi chiều
    Sánh cùng vai mẹ bước thương yêu
    Mẹ từ quê tận xa lên chốn
    Thành thị thăm con chẳng biết nhiều
    Mẹ ngồi tựa cửa mắt buồn hiu
    Hàng xóm xôn xao chuyện Thúy Kiều
    Lầu xanh tiếp tục khai trương bán
    Mẹ khóc con mình, khóc hẩm hiu
    Sỹ Liêm

    Trả lờiXóa