Thứ Sáu, 3 tháng 3, 2017

906. Tôi viết lời bình cho stt ‘thơ Nguyễn Duệ Mai’…

những giọt nước mắt này chính là những viên ngọc kỳ diệu mà làm nên giá trị cao quý nhất của con người, vì con người mãi khóc, khóc cả mấy ngàn, mấy vạn năm nay, nên chúng vẫn mãi mãi còn đó, và với ý nghĩa là ‘kết tinh của tình yêu’, chúng xứng đáng được tôn vinh là bất tử...

Kính gửi thầy (Nguyễn Lân Dũng),
Tôi có thể bình vài dòng, nhưng với tôi, không có đầu đuôi thì tôi không thể nói gì được, vì thế lời bình này có nhiều ý - sẽ đồng thời đăng bên ‘nhà’ tôi, để suy nghĩ thêm, sau 3 ngày thì có thể… tạm ổn. Trân trọng
---------

1
À, thầy mở đầu bằng cách nói thầy ‘không thể làm thơ nhưng yêu thơ’, mặc dù rất thực lòng, nhưng sẽ làm giảm uy lực của bài viết! Thực ra theo tôi biết - sau khi chơi blog được 5 năm - thì làm thơ ngày nay vốn không có yêu cầu quá cao (trừ thơ bắt phải viết đúng ‘luật’ như thơ Đường chẳng hạn) và dường như việc chuyển tải tư tưởng càng đơn giản thì càng… ‘ăn khách’!, vấn đề quan trọng nhất đối với tôi là phải có nhạc tính, ‘độ rung’ cao, và nhất là ‘những giọt nước mắt’:
- Vâng, nếu con người chỉ có cười không thì sẽ mau chóng biến thành kẻ… hoang tưởng, nên bên cạnh nụ cười luôn luôn có những giọt nước mắt: người ta khóc vì mừng, vì đau khổ, vì cô đơn, vì thất tình, vì hối hận..., đặc biệt là, vì chia xẻ với niềm vui hay nỗi đau của người khác. Vâng, những giọt nước mắt này chính là những viên ngọc kỳ diệu mà làm nên giá trị cao quý nhất của con người, vì con người mãi khóc, khóc cả mấy ngàn, mấy vạn năm nay, nên chúng vẫn mãi mãi còn đó, và với ý nghĩa là ‘kết tinh của tình yêu’, chúng xứng đáng được tôn vinh là bất tử...
*
Thể thơ ‘xưa’ đã có nhiều bài bất tử, chẳng hạn như bài ‘Lời vĩnh biệt’ (L'adieu) của Apollinaire, Bùi Giáng dịch, mà có thể xem là thơ của Bùi Giáng*:
Ta ngắt đi một cành hoa thạch thảo/Em nhớ cho mùa thu đã chết rồi/Chúng ta sẽ không tương phùng được nữa/Mộng trùng lai không có ở trên đời/Hương thời gian mùi thạch thảo bốc hơi/Và nhớ nhé ta đợi chờ em đó...
Nhưng… Qua một số thông tin trên mạng, tôi mới thấy người ta đề xuất ‘đúng’ rằng mình nay có hiện tượng làm thơ ‘mới’… bắt chước kiểu Tây, như kiểu Tagore, Jack London, hay Khalil Gibran*…, thậm chí có không ít bài thơ có nhiều câu dài dằng dặc đọc lên như là văn!!!, cái này có cái bất lợi là tại các đám cưới, nhậu nhẹt, quán trà/cà phê, lễ lạt…, chả có ai đọc loại thơ ‘mới’ này ra trước công chúng, vì họ cũng chả thuộc nổi (vì thiếu nhạc tính), và họ cũng chả hiểu vì nó thiếu tính bình dân/phổ biến…, vì thế, dường như mấy bài thơ ‘mới’ này… đều chết sớm, cụ thể là thơ Nguyễn Phong Việt… (cả nhà tôi đã đọc, nhưng 5 năm sau chả nhớ gì cả, thậm chí là một từ!), và một trong những cái chết của nhiều bài thơ ngày nay là chêm vào quá nhiều từ Hán-Việt mà mới đọc thì có rất nhiều người liền ‘chuyển sang kênh khác’!...
*
Tôi thường gặp các chính trị gia lão thành, các nhà chính luận, các nhạc sĩ/ca sĩ không chuyên, nhà báo…, họ đều nói thật tình là: ‘Nhạc bất tử là phải đau khổ’, thật vậy, các bản nhạc… ‘khắc khoải đau khổ’ như Betrayal (Phản bội), Bến Thượng Hải, Biển tình, Chuyện tình (Love Story), Chủ nhật buồn (Gloomy Sunday), Đôi bờ, Faded (Phai dấu cuộc tình), Giàn thiên lý đã xa, Giọt nắng bên thềm, Hoa tím ngoài sân, Hoài cảm, Khoảnh khắc, Lệ đá, Mộng uyên ương hồ điệp*, Mưa hồng, Ngày xưa Hoàng thị, Nghìn trùng xa cách, Niệm khúc cuối, Nụ hôn biệt ly (Take Me To Your Heart), See you again, Serenade (Dạ khúc), Serenata (Chiều tà), Tình nhi nữ… thường là bất tử, ít nhất là nó làm cho hàng triệu người hay hàng tỉ người phải có nhiều lúc thổn thức rơi lệ: THƠ CÙNG VẬY!


2
Thơ của Nguyễn Duệ Mai chủ yếu có 3 loại: Ngũ ngôn tứ tuyệt, Lục bát, Song thất lục bát, loại thơ-8-từ...:
“Hạnh phúc là bằng lòng những gì mình có”/Em nghe chiều buôn buốt trượt qua tay… (Nguyễn Duệ Mai),
nhưng hình như không có loại thơ ‘7 từ, 4 câu’ (thường là 2 hay 3 vần):
'Vắng em thu tàn lối bơ vơ'/Rừng thu xao xác bóng ai chờ/Cây thu hoang lạnh dài vươn cổ/Lá thu hờ hững rơi trong mơ (của tôi, hi…)
mà tôi rất thích!
*
Tôi chỉ có thể chọn một số ‘bài thơ trích’ của Nguyễn Duệ Mai trong ‘tuyển’ của thầy 
(bài nào cũng hay, tôi đồng ý với thầy!), theo thứ tự A, B, C… cho bạn đọc dễ theo dõi:
- Cái sắc vàng tàn tạ
Cháy trong miền chiêm bao
Thời gian là hình chóp
Nhói đau khi chạm vào!...
- “Hạnh phúc là bằng lòng những gì mình có”
Em nghe chiều buôn buốt trượt qua tay…
- Lời yêu giữ lại nửa vời
Nghẹn dâng nửa khóc, nửa cười, mắc ngang!
Nuốt vào, ruột nóng như rang
Nhả ra, lại sợ bẽ bàng sắc hoa!...
- Mấy mươi năm đã quen rồi
Bình yên với mọi cuộc vui độc hành
Tình yêu giấu dưới cỏ xanh
Cùng thiên thần nhỏ mong manh hình hài…
- Mượn thơ, lần chữ, em thiền
Thỉnh chuông tự tại, muộn phiền tự tan
Khắc vào đây, vết thời gian
Nắng mang mang nắng, chiều mang mang chiều…
- Nghe em nhé, neo lòng bên trăng khuyết
Nghĩ về nhau bằng ý nghĩ thật tròn
Nếu ta mang hai mảnh cong ra ghép
Dẫu thành vòng, nhưng rỗng, sẽ buồn hơn!...
- Núp dưới câu thơ ta tìm được những gì
Hay khắc khoải một hành trình tự trốn?...
- Phượng bật lên thành lửa
Mãnh liệt cháy hết mình
Ta mơ về sắc đỏ
Nhưng dìm lòng nín thinh…
- Riêng một thanh củi nhỏ
Bọt sủi từ tâm than
Phải chăng là củi khóc
Đớn đau trong lặng thầm…
- Sẩy sang, đong nắng, đổi mưa
Tảo tần gieo hạt, gọi mùa hồi sinh
Niềm tin ở cõi tâm linh
Niềm tin đi ngược phía mình, chở che…
- Ta như hai giọt nắng
Không thể gộp thành chiều
Ta như hai cung bậc
Không thể gộp thành yêu…
- Thẫn thờ vuốt sợi thời gian
Vo tròn một búi trên bàn tay khô
Sóng lòng lặng bến, lặng bờ
Con thuyền duyên phận bơ vơ cuối chiều…
- Thuyền oằn mình vượt sóng
Gió ngược và gió xuôi
Nỗi niềm cùng năm tháng
Cứ đầy mà không vơi…
*
Rõ ràng là thơ của Nguyễn Duệ Mai là đầy nhạc tính, đầy vần điệu, bình dân, đơn giản, dễ hiểu, hầu như là dùng ngôn ngữ tự nhiên, thuần Việt (không nặng nề Hán-Việt), đầy cung bậc cảm xúc…, thế thì thơ của nhiều người khác cũng vậy! Nhưng thơ của Mai rất khác: Đọc vô là ta cảm được ngay, cảm được nỗi đau tận đáy lòng của nàng, nỗi đau cuộc đời, nỗi đau cô đơn, cô độc, nỗi đau yêu đương đứt đoạn, nỗi đau ‘những cái mười năm’ hay nỗi đau ngàn năm vô tận còn vọng lại! Nỗi đau này chỉ có thể với tình lực của Phạm Thái-Trương Quỳnh Như*, bút lực Bùi Giáng, Nguyên Sa, nhạc lực của Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên, Lam Phương, ca lực của Trương Học Hữu, Yao Si Ting, Lobo… mới mô tả được!

***
Tuy nhiên, phải quân bình lại, vì không thể vội đánh giá…
Ngày xưa Tagore*, qua bên Anh chơi, vô tình đánh rơi tập thơ, được một người có liên quan đến Viện hàn lâm Thụy Điển nhặt được mà được giải Nobel, mà những bài thơ tình của ông làm cho hầu như cả thế giới đều rung động!
Ngày xưa T.T.Kh, do một nhà báo trực sau giờ làm việc, buồn buồn nhặt được một tờ giấy bị vò nát trong xọt rác có bài thơ ‘Hai sắc hoa ti-gôn’, mà nó đã trở thành bất tử, và nay hầu như ai nấy cũng đều thuộc!
Ngày xưa Hàn Mặc Tử, bị nhốt ở Lầu Ông Hoàng (Phan Thiết), thơ anh mới làm mấy ai thèm đọc, nhưng với sự chép tay của bạn bè về ‘một con người chờ chết, muốn yêu mà không được yêu’ đã nhanh chóng lan truyền đến những con tim thổn thức trong cả nước!...

Ngày nay, thơ của Nguyễn Duệ Mai nói riêng, và những bài ‘thơ vàng’ (tương ứng với ‘nhạc vàng’) của các facebooker, blogger tự do… nói chung - trong cái được gọi là ‘dòng văn học blog’, liệu rằng nó có được tồn tại đúng quy trình, trong giới hạn cho phép, mà không bị rất lấy làm quan ngại! Tôi… nghi ngờ!
Tôi cho rằng những bài thơ hay, chưa nói đến sự hạn chế của ‘ế thức hị’, 
nếu số ít nào đó sẽ tồn tại và trở thành… bất tử thì hình như phụ thuộc vào một ‘số phận’ nào đó mà có thể được quy vào… thượng đế! Riêng tôi, tôi cho nó thuộc vào một cơ duyên bí ẩn và vô thường nào đó!

Nàng, với những dòng thơ tâm sự đầy bí ẩn của mình, phải… len lén in ra một tập thơ, rồi gặp ‘cơ’ tặng cho một người đáng tin cậy nào đó, mà với câu hỏi ‘bao giờ cho đến tháng ba?’, có thể nàng hy vọng rằng một ngày nào đó, có ai đó trong thế nhân này sẽ hiểu được mình!, hay nàng phải sống trong tuyệt vọng, vĩnh viễn!

(HẾT)
---------

Chú dẫn:
  1. Bài đăng về vụ thơ ‘Nguyễn Duệ Mai’ của thầy Nguyễn Lân Dũng, xem: http://nguyenlandung.vn102.space/2017/03/02/c_m_ph_c_aamp_c_m_thong
  2. Bùi Giáng và bài thơ của Apollinaire, xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/08/232-khi-bui-giang-ien.html
  3. Khalil Gibran và ‘Cám ơn đời mỗi mai không thức dậy’, xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/04/347-cam-on-oi-moi-som-mai-khong-thuc-day.html
  4. Mộng uyên ương hồ điệp và chữ tình, xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/11/485-su-van-ong-cua-vu-tru-va-chu-tinh.html
  5. Tagore vô tình đánh rơi tập thơ và giải Nobel, xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/12/nha-tho-tagore-thien-than-mat-troi_7.html
  6. Thơ Phạm Thái (-Trương Quỳnh Như), xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/03/334-ve-chuyen-tinh-pham-thai-truong.html

13 nhận xét:

  1. Cám ơn các fbker Thi Ngoc Diep Le, Hồng Tâm, Tuyết Hương Đặng, Nguyễn Hữu Nghiệp, Phong Nguyễn, Dung Tran (Trần Minh Châu...), các bạn và các TTBN tham gia dụ này cho dzui!:
    LỄ LẠC HAY LỄ LẠT? TIẾNG VIỆT RẤT ĐẶC DỊ!

    Người viết này không là nhà ngôn ngữ nên xưa nay cứ hay dùng một danh từ kép là “lễ lạc” để nói về hội hè vui tươi trong các dịp lễ. Chữ “lạc” chẳng có ý nghĩa là vui vẻ lạc quan hay sao? Nhưng người thông thái thì dạy rằng phải dùng chữ “lễ lạt”, với hai ý nghĩa là lễ hội và quà tặng. Có người anh trong nhà còn chỉ ra nhiều nghĩa của chữ “lạt” này là nhạt nhẽo, lơ là, như nét không đậm mà nhạt, và ăn cơm mà kiêng món mặn thì gọi là ăn lạt.

    Ðược học hỏi như vậy thì dại gì mà mình không nghe?

    Huống chi là trong thâm tâm, khi thấy âm nhạc tưng bừng nổi lên sau lễ Tạ Ơn của Hoa Kỳ thì lại thấy buồn buồn và rất cảm với chữ lễ hội lạt lẽo! Vì vậy, xin nói về “Mùa Lễ Lạt”, vừa đúng chữ lại vừa hợp tình.

    Ngẫm lại thì tiếng Việt mình quả thật phong phú mà rắc rối cho những ai không thiết tha với chữ nghĩa! Nếu buông một tiếng “buồn” thì là buồn thật sự. Nhưng nếu nói “buồn buồn”, thì lại có nghĩa là hơi buồn thôi, một nỗi buồn man mác, bâng khuâng. Cũng thế, màu tim tím thì phải lạt hơn màu tím.

    ...Một khía cạnh khác lại còn Mỹ hơn và mới hơn nữa là từ nhiều năm nay, một số người tự xưng là tiến bộ của xã hội này còn muốn xóa chữ Giáng Sinh trong mùa lễ! Không được trưng bày Chúa Hài Ðồng trong hang đá bên máng cỏ và cũng chẳng được nhắc đến Thiên Chúa. Chính là cái óc cực đoan quá khích đó mới thật sự tạo ra “lễ lạt”. Không có Thiên Chúa thì quả là một cái lễ rất nhạt.

    (Mùa lễ lạt, Tạp ghi Quỳnh Giao)
    http://forum.trungtamasia.com/yaf_postsm107692_NHUNG-NET-DEP-VAN-HOA-VIET-NAM.aspx

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mắt Đời (FB)
      Vì chú có nhắc cháu, và vì cháu thích bình cho mọi thứ nên cũng bình tí về bài trích. Thứ nhất, thói thường thì mạnh được yếu thua (rừng rú), nước mạnh đè đầu thôn tính nước yếu, nhưng điều đó tạo ra mâu thuẫn và phản kháng, đôi khi sự phản kháng gây ra tổn thất còn lớn hơn lợi ích, vì thế sinh ra sự tôn trọng đối phương, sự bình đẳng (tương đối) và điều này gọi là chính nghĩa (văn minh). TQ chơi kiểu rừng rú, Mỹ chơi kiểu văn minh. VN là nước yếu nên nếu chấp nhận cái tư tưởng rừng rú thì nó như bước đầu tiên cho sự cam chịu nếu TQ chiếm VN vì TQ là nước mạnh, vậy việc nêu cao cách hành xữ văn minh là cần thiết, mà điều này được xem là tôn chỉ quốc tế, thế nhưng cái con đường mà xh VN đang đi lại theo kiểu rừng rú. Thứ 2, trong cơn khủng hoảng thì con người thường có xu hướng phát triển chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa bài ngoại, nếu đi đến cực đoan thì không tránh khỏi những cuộc thảm sát khủng khiếp. Phát Xít là một ví dụ, các cuộc nội chiến dai dẳng ở châu phi hay trung đông cũng thế. Bài ngoại cực đoan sẽ mang đến sự cô lập, nên bài trích cần phê phán ở chỗ phủ định các giá trị đáng được tôn vinh. Truyện Kiều trong bản thân mang cái tính nhân văn và tư tưởng vượt thời đại nên việc mang về VN thể hiện cái tầm của Nguyễn Du, sao lại mang ra chê trách? Hay nết xét ra thì Hồ Biểu Chánh là người ăn cắp bản quyền, nhưng chúng ta đều biết ông làm việc đó để được gì, ông mang về những giá trị tinh hoa thế giới cho dân Việt bằng cách Việt hóa những tác phẩm nổi tiếng thế giới. Vậy Nguyễn Du hay Hồ Biểu Chánh đều đáng được kính trọng. Thế thì cuối cùng vấn đề nằm ở đâu? Ở chỗ dân Việt chỉ thích chạy theo cái mặt nổi bên ngoài, chuộng Mỹ vì Mỹ giàu thì nhiều còn vì tự do thì ít, chuộng Nhật vì sự thành công trong sự phát triển kinh tế chứ không phải cái bản tính dân tộc khiến họ vươn lên. Bởi người Việt chuộng cái vẻ ngoài nên tạo ra những thứ quái thai, sau đó đến tạo ra một làn sóng bài ngoại của rất nhiều người (có thể xem là trí thức), buồn ở chỗ họ bài luôn cả những tinh hoa trong cái "ngoại" đó. Tóm lại, đáng khen ở chỗ nhận ra cái tinh hoa như Nguyễn Du và Hồ Biểu Chánh, đáng chê ở chỗ chạy theo cái tạp nham bên ngoài, chứ không phải chuộng ngoại hay bài ngoại. Chuộng tinh túy, bài tạp nham mới là đúng. Việc thích Nhật cũng cho thấy dân Việt chưa thật hiểu giá trị cuộc sống, làm như một cái máy không phải là sống, công việc chỉ là phương tiện mang tới sự thăng hoa của cuộc sống, phải như châu Âu mới đáng noi theo và ưa thích. Như thuốc nổ có lẽ là phát minh của TQ nhưng họ chỉ dùng nó để chơi, trong khi châu Âu dùng nó để phục vụ kinh tế và quân sự, khác nhau chỉ ở chỗ nhận ra giá trị của sự vật sự việc hay không.
      7 giờ

      Xóa
    2. Luong Le-Huy
      Hahaha... chịu thua bạn, ít nhất ở mục trí tưởng tượng phong phú! Không ngạo đâu, tôi yếu cái mục đó lắm nên văn chương thơ phú rất kém... À quên, cũng cám ơn bạn nói đến "(quần thể kiến trúc) chùa Bái Đính", mà tôi cố nhớ không ra. Sỡ dĩ tôi muốn nhắc...Xem thêm
      8 giờ
      Luong Le-Huy
      Còn vụ nàng Kiều, nhất định bạn phải xét lại cái nhìn: cụ Nguyễn Du chỉ mượn cốt truyện - như Shakespeare mượn sự tích Romeo-Julia của Ý - nhưng cái hồn của Kiều là của cụ, của VN. (Cốt truyện cũng thay đổi ít nhiều). Chưa kể một đàng là thơ, một đàng là văn xuôi.
      8 giờ

      Xóa
    3. Nhà Gom Lá Bàng Mắt Đời Mình kể cho bạn nghe một câu chuyện có thật 100% nhé:
      -và treo lơ lửng đó, tùy người đọc!,
      vì nhớ câu 'hạnh phúc không phải là anh phải đi đến đâu, mà ở chỗ anh đang đi lang thang không cần biết mình sẽ đi về đâu', hehe... (Nhân tiện trả lời lời bình của bạn Luong Le-Huy ở đây, nhưng tôi sẽ mang qua bên đó).

      Câu chuyện: 'NGUYỄN DU' ẤP ÚNG!

      Tôi ngơ ngác bước vào một nhà hàng...
      -'À, xin giới thiệu, đây là nhà văn Nguyễn Viện'...
      Tôi không biết anh, thấy anh hiền khô, ít nói, mà nói cũng không được nhiều, vì anh không tranh nổi với mấy người nói nhiều hơn kia, vả lại có lẽ tính anh không tranh...

      Một hôm, tôi đến nhà cụ 'Nguyễn Du' chơi, nhà vắng tanh, chả có ai ở nhà, nên tôi đùa với mấy con chó và ra ngoài tìm đùa với con mèo tí rồi ra về... Buồn buồn, tôi rớ tay lên cái tủ sách, thấy cuốn 'Đĩ thúi' của Nguyễn Viện - dính đầy bụi, 'à, nó đây!', tôi thầm nghĩ và mở ra đọc thử... Không ngờ nó hay quá, ý rất thâm, với bút pháp 'ảo-thật' - dùng em Kiều để đá giò lái, hay nói cách khác là, 'cởi truồng' cái xã hội hiện tại - rất là điêu luyện, nhưng tôi không hiểu hết nổi... Về nhà, cứ cảm thấy nó hay, nên cứ mỗi lần tới nhà cụ 'Nguyễn Du', tôi lại mở cuốn sách này ra xem lại, 5-6 lần, viết hay thật!... Về nhà, tôi kiểm tra, té ra nhà văn Phạm Thị Hoài có thể nói là rất thích nó!, và đã bỏ công ra viết mấy trang lời tựa để giới thiệu nó với... thế giới... Tò mò, tôi vào mạng, thấy anh có tiểu sử trong wikipedia, tò mò hơn, tôi thấy trang web BBC ca tụng nó hết lời! (nhưng không mấy ai biết, vì... lề phải kg chấp nhận nó)...

      Xóa
    4. (tiếp)
      ...Cụ 'Nguyễn Du' đang nằm trên một cái ghế xếp, choàng dậy. Mẹ cụ đã thuộc lòng và ru ngủ cụ khi còn nhỏ bằng thơ Nguyễn Du hay Đoàn Thị Điểm! ('Chinh phụ ngâm'); còn cụ lại thuộc thơ Nguyễn Du hơn chính cả Nguyễn Du, hơn thế, cụ còn vận dụng Nguyễn Du vào các bài chính luận nổi tiếng của mình một cách sắc sảo, hơn thế nữa, cụ bình Nguyễn Du trước các anh hùng võ lâm thiên hạ thì có thể nói là 'tuyệt' thuộc loại xưa nay hiếm...
      -'Cụ đã từng nói với tôi là Nguyễn Du... chả có tư tưởng cái đ... gì?', tôi hỏi.
      -Thì Trần Nhân Tông, Nguyễn Bình Khiêm, Bà huyện Thanh Quan, Nguyễn Du, Nam Cao... có cái mịa gì tư tưởng! (ý cụ nói là tư tưởng lớn). Trần Nhân Tông có mấy câu nói theo... lẹt xẹt về Thiền sao sánh nổi với tư tưởng Thiền gốc bên Ấn Độ, Tàu, Nhật Bản... Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Nguyễn Hiến Lê... cũng vậy, hổng thấy trên giá sách toàn là sách Nghiên cứu Phật học, Thiền, Trang Tử, Lâm Tế, Lâm Ngữ Đường, Camus, Sartre, Dalai Lama..., đây nè, cuốn 'Đối diện cuộc đời' của Krishnamurti đây nè, đem về đọc đi, hay lắm, hay... nhất thế giới...
      -Nhưng cụ suốt đời, suốt ngày hầu như cứ nhắc đến Nguyễn Du một cách tâm phục khẩu phục! Xin hỏi, sao Nguyễn Du mang nàng Kiều của nước ngoài về VN, trong lúc Thi Nại Am, Ngô Thừa Ân, Lý Bạch, Đỗ Phủ, Kim Dung, Cổ Long, Lỗ Tấn, Shakepeare, Banzac, Hugo, Dumas, Cervantes, Lev Tolstoi, Dostoievski, Chekhov, Aitmatov, Hemingway, Jack London, Marquez..., 'nói chung' là cả thế giới không làm vậy!
      -'À.. à.. à.. à.. à...', cụ ngắc ngứ với số lần 'à' có thể đến con số 8 nằm ngang!...
      'Tôi có nghiên cứu kỹ dụ này rồi, có (một) học giả cho rằng đầu thời Nguyễn (Gia Long, Minh Mạng), hễ ai mà nói đụng đến chế độ, như dùng văn chương để nói lên cái thân phận khốn nạn của phụ nữ Việt thời đó, thì bị cho là thế lực thù địch, kinh lắm, có thể đang làm quan thì bị cho về nhà bới đất cả đời, thâm chí có thể bị 'cẩu đầu đao' hay bị tru di tam tộc, vì thế mà Nguyễn Du buộc phải né đi, phải mượn nàng Kiều bên Tàu để khỏi bị bọn tiểu nhân 'triều đình' dòm ngó, và do đó dìm hàng ổng đến tận... đời', cụ nói tiếp...
      Tôi chỉ ầm ừ nghe cụ nói, vì cái gì cũng có cái lý của nó!

      Cỡi chiếc xe máy về nhà, dưới cơn mưa ào Sài Gòn, hay dưới trời nắng đẹp lộng gió, hay sau đó ngồi một mình trong quán cà phê, tôi suy nghĩ cả trăm... lần, thấy lập luận của cụ quả là một thứ 'chống chế': vì không bao giờ người... Việt cho thần tượng mình có một vết sướt, mà đúng hơn, không bao giờ cụ... chấp nhận cho ai đó chỉ ra rằng tri tuệ của cụ có 'vết sướt', cho đến khi cụ không còn trên cõi đời này nữa!

      Xóa
    5. Mắt Đời - Nhà Gom Lá Bàng
      Theo ý cháu thì không ai là toàn mỹ, giống như nhiều dân phương tây thần tượng vĩ lãnh tụ đất nước họ nhưng chưa bao giờ tôn vinh các vị ấy như thần thánh, và cũng chấp nhận sự chỉ trích trong những mặt kém của họ. Nhưng mọi thứ nên rõ ràng, xấu nơi nào và tốt nơi nào. Còn cách người Việt làm lại khác, mang cái tốt của họ ra để phê phán, phủ nhận cái vèo là xong, sau đó lại hả hê. Có lẽ cách của họ sẽ tạo cho lập luận của họ có ấn tượng mạnh với người đọc, nhưng xét cho cùng thì chính họ cũng làm người khác lẫn lộn các giá trị, sự phá hoại đó không kém bao nhiêu so với những người mà họ đang chỉ trích.
      1 giờ

      Xóa
    6. 'Còn cách người Việt làm lại khác, (thường) mang cái tốt/xấu của họ ra để phê phán, phủ nhận cái vèo là xong, sau đó lại hả hê. Có lẽ cách của họ sẽ tạo cho lập luận của họ có ấn tượng mạnh với người đọc, nhưng xét cho cùng thì chính họ cũng làm người khác lẫn lộn các giá trị, sự phá hoại đó không kém bao nhiêu so với những người mà họ đang chỉ trích':

      -Bravo! (hoan hô), đầy... chiết lý!, cái này (nhất là tính 'hả hê') là một trong những 'điển hình phổ quát' cho câu 'VN đang ở đáy của 'chuỗi giá trị toàn cầu'', bao gồm cả 'giá trị trí tuệ', bởi vì người... Việt rất 'thường' hành động cho 'cái tôi vô minh', và bởi vì vô minh nên suốt đời họ cũng chỉ vòng vòng quanh cái 'ao tù', mà hầu như họ chả góp gì nhiều cho trí tuệ, rộng hơn là chân lý khách quan!
      P/s: Tôi cũng không ngoại lệ!

      Xóa
  2. Muội sang thăm huynh, chúc huynh vui phẻ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trùi, nhà thơ 'cô đeo kính mát' in thơ của mình rồi kg bình thơ của đồng nghiệp Nguyễn Duệ Mai sao, hi..., thanks, tối vui nhen!

      Xóa
  3. Em thăm anh đọc bài viết
    Anh vui... !

    Trả lờiXóa
  4. Người Hà Nội [Bạn đọc] 06.03.17@04:57
    Bác Duệ Mai có tâm hồn thơ trời cho. Tôi thích đọc thơ của bác Duệ Mai. Nhiều khi tôi cũng như nhiều dân Xóm Lá háo hức chờ đón bài mới của bác ấy, rồi viết một hai cái còm ngây ngô và vui mừng khi bác ấy trả lời. Đã lâu bác ấy không tham gia Xóm Lá nữa, tôi cảm thấy như mất mát một điều mà mình quý. Có lẽ bác ấy đã tìm được bạn tri âm tri kỷ, người mà theo bác ấy rất khó tìm (tất nhiên chỉ là tri âm tri kỷ đơn thuần về văn thơ).
    --------------
    Chú thích:
    - Nói chuyện với bác Duệ Mai: nơi mà bác Lá Bàng viết về Tiểu Long Nữ bên nhà bác ấy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bạn, đây là lời bình có liên quan đến chủ đề bài viết, thật là may là trước đây tôi có quen với Duệ Mai qua blog, và có... giới thiệu với nàng nửa trang về Tiểu Long Nữ.
      ...
      TM.

      Xóa