Chúng
ta thường nghe nói ẩm thực đạo, bá đạo, cầm đạo (chơi đàn), ‘chích’ đạo (trong 'đạo
chích'), ‘đỗ’ đạo (trong ‘đỗ thần’), hoa đạo (nghệ thuật chơi hoa), kiếm đạo, kỳ
đạo, soái đạo (trong ‘đạo soái’), thiền đạo, tình dục đạo (nghệ thuật
làm tình), trà đạo, trí đạo (kể cả làm khoa học-kỹ thuật), TỬU ĐẠO, võ đạo, y đạo... từ
văn hóa Tàu, nên tưởng là của Tàu!... Thực ra, nói đến ‘trà đạo’, ‘kiếm đạo’ thì
phải nghĩ đến Nhật, ‘ẩm thực đạo’, ‘y đạo’ thì phải nghĩ đến Hàn Quốc, ‘trí đạo’
thì phải nghĩ đến ‘Tây’, ‘bá đạo’, ‘nổ’ đạo thì phải nghĩ đến Tàu..., bởi trên
thực tiễn người ta có nói ‘ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật’!...
Còn nói đến ‘chen lấn’ đạo, ‘chích’ đạo, nhất là ‘chém gió’ đạo và ‘nhậu’ đạo
thì phải nghĩ đến... Việt (cười); cũng cần lưu ý rằng, ở cả hạ tầng lẫn thượng tầng, ta
‘hay’ bắt chước Tàu (vd ‘trà Tàu ngon hơn trà Việt’!), nhưng điều rất đáng kinh
ngạc là người Tàu lại thường bắt chước Tây, xem thêm ở cuối bài...
Và
nói đến rượu Tàu*, người ta thường nhắc đến nhiều nhất là Nữ Nhi Hồng, đặc biệt
là rượu Mao Đài, chưa kể một số rượu nổi tiếng mà ta chưa quen thuộc như Bồ đào
mỹ tửu, Lan Lăng mỹ tửu, Thiệu Hưng Trạng nguyên hồng, Thiệu Hưng Nữ nhi hồng,
Ngọc Lộ tửu, Cao lương tửu, Bách thảo mỹ tửu, Trúc diệp thanh, Mai quế lộ, Hầu
nhi tửu... Rượu Nữ Nhi Hồng thì ta thường nghe các ‘thảo dân’ như Hồng Thất
Công, Đoàn Dự, Tiêu Phong, Vi Tiểu Bảo, Võ Tòng, Hồ Thiết Hoa (trong truyện Sở
Lưu Hương)... uống từ hũ này đến hũ khác, nên thiết nghĩ nó không phải là một
loại rượu quá hiếm!... Hãy bỏ qua chuyện rượu sâm ngàn năm, rượu Tây lâu năm, rượu
mật rắn quý hiếm, rượu tay gấu..., mà chắc các bạn đọc đã từng thưởng thức!, ta
hãy nói đến một món ‘rượu hoàng đế’ là Mao Đài...
1
Rượu
MAO ĐÀI (MOUTAI) là ‘quốc tửu’ của Tê Cu (Hình 1),
có lịch sử trên 300 năm, bắt đầu từ đầu đời Thanh.
Danh tiếng của nó bắt đầu vượt ra khỏi biên giới TQ khi Chu Ân Lai dùng nó để
chiêu đãi các nguyên thủ quốc gia khác của thế giới (vd chiêu đãi Tổng
thống Mỹ Richard Nixon tại Bắc Kinh, ngày 21/2/1972)... Thành ngữ: Người uống
Mao Đài không mua, người mua Mao Đài không uống. Đêm ba mươi, nhấm nháp Mao Đài
ngắm mai đào nở. Sáng mùng một, lai rai Bàu Đá, ngậm đá bào chơi (wiki)... Truyện
hơn:
-
Rượu Mao Đài chính hiệu được làm ra tại trấn Mao Đài. Đây là một thị trấn
nhỏ nằm trong khe núi Dục Để bên bờ sông Xích Thủy (còn được người dân địa
phương gọi là sông Mỹ Tửu), cách trung tâm huyện Nhân Hoài (tỉnh Quý Châu) 13
km về phía tây bắc... Theo như sử sách còn ghi, thì vào đời nhà Đường
(618-907) tại TQ đã xuất hiện nhiều loại rượu ngon, trong đó có rượu Hạnh Hoa
được làm ra từ thôn Hạnh Hoa (huyện Phần Dương, tỉnh Sơn Tây). Rượu Hạnh Hoa đã
được Đỗ Mục, một thi nhân đương thời làm rạng danh trong hai câu thơ nổi
tiếng:
Á
vấn tửu gia hà xứ hữu
Mục
đồng dao chỉ Hạnh Hoa thôn.
(Tạm
dịch: Hỏi thăm quán rượu nào ngon nhất. Mục đồng chỉ đến Hạnh Hoa thôn).
Trong
thôn Hạnh Hoa có một thương nhân họ Giả rất sành rượu và rất mê rượu Hạnh Hoa.
Mỗi lần đi buôn xa ông ta đều mang theo vài vò rượu Hạnh Hoa để uống, vì cho rằng
không loại rượu nào sánh được. Lần đó họ Giả tới trấn Mao Đài thì gặp phải trời
mưa liên tiếp mấy ngày liền, khiến đường bị tắc nghẽn, không về được,
ngày ngày uống rượu tiêu sầu, chờ trời nắng ráo. Hôm ấy, mấy vò rượu Hạnh
Hoa mang theo đã uống hết, họ Giả đành phải lần đến một tửu quán trong trấn để
tìm rượu uống. Người chủ quán đã mang ra nhiều loại rượu khác nhau, nhưng họ Giả
chỉ nhấm qua rồi lắc đầu, đòi đổi loại khác. Thấy ông khách là người vùng khác,
nhưng lại tỏ ra rất sành rượu và nho nhã, chủ quán sau hồi lâu đắn đo đã đem tới một bình nhỏ, men màu trắng ngà, miệng trám kín và nói: ‘Đây
là loại rượu đặc biệt được nấu bằng thứ nguyên liệu chỉ vùng này mới có. Khi nấu
xong lại được hạ thổ qua 4 mùa xuân, hạ, thu, đông để điều hòa khí vận âm
dương, chỉ những người dân tại trấn này mới được dùng. Nay thấy quý khách tuy
là người phương xa tới, nhưng rất sành về rượu, nên tôi mạn phép tổ tiên, mời
quý khách nếm thử’. Họ Giả cám ơn, rồi thận trọng rót ra một chén. Vừa đưa lên
miệng chưa kịp uống thì đã thấy hương thơm ngào ngạt, hơi men nồng đượm thấm
vào gan ruột. Thưởng thức vài chén, họ Giả không ngớt miệng khen ngon. Lân la hỏi
chuyện, được người chủ quán cho biết: Loại rượu này nấu rất tốn công, từ việc lựa
chọn nguyên liệu, ủ men, chưng cất… nhất nhất đều phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt. Vì vậy loại rượu này nấu rất ít, chỉ để dùng trong những dịp đặc
biệt trong nhà, không bao giờ bán ra ngoài. Vốn là người mê rượu và biết nấu rượu,
cộng với đầu óc nhanh nhạy của một thương nhân, họ Giả lưu lại mấy ngày, đi
thăm thú khắp nơi. Ngắm nhìn những mảnh ruộng cao lương xanh tốt, dòng Xích Thủy hà nước trong vắt chảy qua cánh rừng ngân hạnh, khí trời nồng ấm, thấy nơi đây đúng là ‘mỹ tửu chi địa’, có đầy đủ điều kiện để tạo ra loại
rượu ngon, bèn quyết định mở lò nấu rượu ở đây. Trở về Hạnh Hoa thôn, thương
nhân họ Giả tuyển một nhóm người có tay nghề nấu rượu cao nhất vùng, rồi đưa đến
trấn Mao Đài dựng mấy gian nhà mở lò nấu rượu theo phương pháp cổ truyền của
thôn Hạnh Hoa. Đồng thời họ Giả cũng tuyển một số người dân địa phương nắm được
bí quyết trong quy trình chọn nguyên liệu, ủ men, chưng cất loại rượu của vùng
này.
Thế
là một loại rượu quý kết hợp được cách nấu với số lượng lớn cũng như cái
hương sắc của chất men say rượu vùng Hạnh Hoa với cái tinh túy của nguyên liệu,
phương pháp chưng cất hạ thổ bí truyền của rượu trấn Mao Đài ra đời, và được đặt
tên là rượu Mao Đài. 5 năm sau kể từ khi mẻ rượu đầu tiên ra lò, những vò
rượu Mao Đài hạ thổ được lấy lên mang ra chiêu đãi quý khách nhân ngày
khai trương tửu quán chuyên bán rượu Mao Đài, đã làm hài lòng tất cả các vị
khách trong trấn Mao Đài cũng như các vị khách thập phương. Kể từ đó, rượu Mao
Đài dần trở thành nổi tiếng trên khắp cả nước, được VUA CHÚA của các triều đại
Trung Hoa sử dụng... (cand-com-vn)
2
Về
‘tửu đạo’, ‘lưu linh đạo’, hay ‘nghệ thuật uống rượu’ của Tàu hình như đã được
mô tả tốt nhất vào gần cuối bộ ‘Tiếu ngạo giang hồ’, lúc Lệnh Hồ Xung gặp Tổ Thiên Thu hay Giang
Nam Tứ Hữu* (xem dưới)... Rượu Mao Đài nay có bán ở Tử Cấm Thành, Bắc Kinh, và
các điểm ăn chơi khác... Nó có nhiều loại, từ vài triệu đến vài chục triệu/chai,
thậm chí có loại rượu lâu năm giá đến cả tỉ dồng!...
Một cách ăn chơi, rượu Mao
Đài thường đặt trong hũ ‘Càn Long’, phải uống với ly ‘Càn Long’ mới đúng điệu
(xem Hình 2, 3)... Tôi cũng đã từng được uống thử
rượu dành cho... hoàng đế này rồi, hehe, và chỉ được uống có 1 ly nhỏ thôi, vì
nó rất đắt!; thấy có mùi thơm rất đặc biệt, có phần giống mùi của các loại rượu
Tây lâu năm như Chivas, Macallan, Vodka Nga..., nhưng độ T (độ thơm) của Mao
Đài thì nhẹ hơn, sâu lắng và giữ cảm giác lâng lâng trong mũi lâu hơn...
...Ngồi
uống rượu Mao Đài, nhìn xuyên qua dãy căn hộ cao cấp của Vinhomes (Hải Phòng),
tôi nhìn xuyên luôn qua cả thế giới... Đó là xưa nay Tàu không những mãi sản
sinh ra các vị ‘hoàng đế’, mà còn là hoàng đế thường thích mô-đên Tây, nói nôm
na là thích ‘bắt chước’ Tây, cả về mặt khoa học-kỹ thuật lẫn ‘phong cách sống’,
đặc biệt là tầng lớp trung lưu, cụ thể là...
*
Xưa...,
các ‘tửu thần’ Tàu thích uống rượu TÂY (Tây Vực):
- Lệnh
Hồ Xung thấy trong nhà la liệt những vò rượu, bình rượu, bầu rượu, chung rượu
bầy ra trước mắt, liền nói: ‘Những
loại rượu tiền bối tàng trữ nào phải chỉ có ba thứ mà thôi. Ðây là Thiện hưng
nữ nhi hồng, trân quí cực phẩm! Kìa rượu Bồ đào ở Thổ lồ phồn bên Tây Vực phải
cất bốn lần mới được. Trên đời hiện nay tìm đâu cho thấy.
Ðan
Thanh tiên sinh vừa kinh hãi vừa mừng thầm hỏi ngay: ‘Rượu Bồ đào ở Thổ lồ phồn ta đóng kín
vào trong thùng gỗ mà sao lão đệ vừa ngửi đã biết ngay?’. Lệnh Hồ Xung cười đáp: ‘Thứ hảo tửu này đừng
nói là đóng vào thùng, dù chôn sâu xuống đất mấy trượng cũng chẳng thể lấp được
mùi hương của nó’.
Ðan
Thanh tiên sinh lại la lên: ‘Giỏi
lắm, giỏi lắm! Thế thì bây giờ chúng ta hãy uống thứ rượu Bồ đào phải ướp, phải
cất bốn lần này mới xong’. Lão liền lấy một thùng gỗ ở trong góc
nhà ra. Thùng gỗ để lâu màu gỗ đã đen lại. Trên mặt thùng viết đầy những chữ
Tây Vực ngoằn ngoèo. Nắp gỗ gắn bằng keo sơn đóng ấn tỏ ra rất trịnh trọng.
Ðan
Thanh tiên sinh thò tay vào nắp gỗ khẽ nậy lên. Lập tức hương rượu tỏa ra ngào
ngạt khắp cả gian nhà. Lão bày ba cái chén
lên mặt bàn rồi bưng thùng rượu rót ra. Thứ
rượu này đỏ như máu, rót cao hơn miệng chén mà vẫn không tràn ra giọt nào... Ðan Thanh tiên sinh
cắp thùng rượu vào nách. Tay trái nâng chén lên nói: ‘Nào mời!’. Cặp mắt lão đăm đăm nhìn vào mặt Lệnh Hồ
Xung để coi vẻ mặt chàng nếm rượu. Lệnh
Hồ Xung nâng chén rượu lên uống một nửa, thưởng thức mùi vị. Mặt chàng đổ lớp
phấn rất dày nên vẫn trơ ra tựa hồ chẳng thích thú cho lắm. Ðan Thanh tiên sinh nghĩ thầm trong
bụng: ‘Chẳng lẽ tay sành rượu
này cho là thứ rượu của ta hãy còn tầm thường chẳng có chi kỳ lạ’.
Lệnh
Hồ Xung nhắm mắt lại hồi lâu mở ra nói: ‘Lạ
thiệt! Lạ thiệt!’. Ðan Thanh tiên sinh
hỏi ngay: ‘Ðiều chi quái lạ?’. Lệnh Hồ Xung đáp: ‘Vụ này thật là khó
hiểu. Vãn bối không sao đoán ra được’... Ðan Thanh tiên sinh cặp mắt chiếu ra
những tia sáng vui mừng, ngập ngừng nói: ‘Lão
đệ muốn hỏi...’. Lệnh Hồ Xung ngắt lời: ‘Trong đời vãn bối mới
được uống thứ rượu này một lần ở thành Trường An, tuy nó cực kỳ thuần mỹ song
trong rượu hơi có mùi chua. Theo lời lão sư ở tửu trang thì đó là vì lúc chuyển
vận làm rượu sóng lên. Thứ rượu Bồ đào ở Thổ lồ phồn này bốn lần ướp, bốn lần
cất mới thành, h một lần làm rung động là một lần kém đi. Từ Thổ lồ phồn đến
Hàng Châu đường xa kể mấy vạn dặm, vậy mà sao rượu của tiền bối đây tuyệt không
thấy mùi chua chút nào? Cái đó... cái đó...’.
Ðan
Thanh tiên sinh nổi lên tràng cười khanh khách ra vẻ cực kỳ đắc ý nói ngay: ‘Ðây là một bí quyết
không tiết lộ ra ngoài. Ta phải dùng ba chiêu kiếm pháp để đánh đổi với một tay
kiếm khách bên Tây Vực là Mạc Hoa Nhĩ. Lão đệ có muốn biết không?’. Lệnh Hồ Xung lắc đầu
đáp: ‘Vãn bối được nếm thứ
rượu này trong lòng rất lấy làm mãn nguyện lắm rồi’... (Tiếu ngạo giang hồ, chương 110*)
*
Nay...,
các ‘lãnh đạo’ Tàu có sở thích sao chép lại các thắng cảnh nổi tiếng cũng của TÂY*:
1)
Thành phố Venice (‘Thành phố của tình yêu’, Ý) nổi tiếng với những chiếc thuyền
gondola trên kênh đào Grand => Ngôi làng Florentia, gần thành phố cảng Thiên
Tân cũng có một kênh đào tương tự, được xây dựng ở TQ vào năm 2011, ở đây có đến
200 cửa hàng. 2) Hallstatt, một ngôi làng lịch sử ở ÁO, là di sản thế giới được
UNESCO công nhận => TQ tốn đến 940 triệu đôla để xây dựng bản sao làng
Hallstatt, công trình này bị vấp phải sự phản ứng quyết liệt của những người
dân Hallstatt ở Áo vì sự sao chép thô kệch. 3) Tháp Eiffel (PHÁP) cũng không là
ngoại lệ => Phiên bản Eiffel ở tỉnh Chiết Giang (Hình
4) cao 110 mét, Interlaken là một thị trấn trượt tuyết duyên dáng nằm
trong dãy núi Alps của THỤY SĨ => Khung cảnh này được mô phỏng lại trong ‘Nước
ngoài ở Phố Đông Trung Quốc’, nằm cạnh một con sông từ Hong Kong. 4) Đường chân
trời ấn tượng của New York => Công trình tái tạo lại đường chân trời
Manhattan ở Thiên Tân đã bị dừng lại khi còn đang dang dở. 5) Thị trấn nổi tiếng
của nước ANH có các ngôi nhà gạch, đường phố lát sỏi và vườn hoa => Thị trấn
Thames ở quận Tùng Giang gần Thượng Hải trông thưa thớt hơn nhiều, nơi đây cũng
trở thành một thị trấn ma giống nhiều thị trấn khác trên đất nước TQ. 6) Kiến
trúc hiện đại của Berlin (ĐỨC), như tòa nhà Marie-Elisabeth-Lüders, thu hút hơn
5 triệu khách du lịch vào năm 2017 => Thành phố Đức bên ngoài Thượng Hải hầu
như không một bóng người. 7) Cối xay gió, hình ảnh biểu tượng của đất nước HÀ
LAN => Một thị trấn Hà Lan ở Thượng Hải, có tên gọi là ‘Hà Lan của Phố Đông’,
cũng có cối xay gió, nơi đây còn có các bản sao khác của Hà Lan như Bảo tàng
Hàng hải Hà Lan và cửa hàng bách hóa Bijenkorf ở Amsterdam. 8) Các quán cà phê ở
Ý nổi tiếng với các món ăn và bầu không khí ấm áp đặc trưng => Các quán cà
phê ở Breeza Citta di Pujiang bên ngoài Thượng Hải được mô phỏng theo phong
cách Ý, nhưng kể cả kiến trúc hay những món ẩm thực Ý ở đây không mấy quyến rũ...
Ha..ha..ha...
3
Chắc
nhiều trong chúng ta chưa đọc cuốn ‘Phi Lý Trí’* (Predictably Irrational) của
giáo sư kinh tế học hành vi Dan Ariely!, cho rằng con người có những suy nghĩ
và hành động mà họ tưởng chừng như đó là theo lý trí, nhưng thực sự là nó được
dẫn dắt bởi phi lý trí, mà, hoặc là con người không nhận ra, hoặc là con người
tự tìm cách biện hộ hay ngụy biện là mình hành động theo lý trí!...
Trong đó có một ý là nếu có nhiều hơn ‘tư duy lý trí’ thì ta sẽ phát hiện ra
nhiều điều hay lắm!... Chẳng hạn:
Tại
sao tàu sân bay Liêu Ninh mỗi lần di chuyển là phải có 40 chiếc tàu chạy theo?
Để làm gì? Để... KÉO!, vì nó rất cà giựt, chạy bằng dầu ‘Diesel’ và đa số kỹ thuật khác được vận hành bằng ‘động cơ
hơi nước’ từ thời 1.0 (ý nói kỹ thuật vào thế kỷ 17, xem dưới), cụ thể là lúc nổi hứng
thì nó tắt máy (cũng như trạm Thiên Cung* của Tê Cu khi phóng lên không gian một
thời gian thì không còn điều khiển được nữa!)... Lưu ý rằng đây chỉ là tàu sân
bay ‘nghĩa địa’ duy nhất của Tàu, và việc
họ ‘4T’ là sẽ đóng thêm nhiều tàu sân bay công-nghệ-cao khác chỉ là chuyện trên...
giấy!...
Các bạn không tin ư! Vậy hãy đọc ‘sư phụ Nga-Kuznetsov’ của tàu sân bay Liêu Ninh-Varyag cũng bị tắt máy nửa đường và được kéo dưới đây:
-
Vấn đề lớn nhất đối với tàu sân
bay Kuznetsov là hệ thống động lực và cáp hãm đà cho máy bay hạ cánh. ‘Vấn đề
chính của con tàu là động cơ rất khó vận hành. Nó không đáng tin cậy’, Dmitry
Gorenburg, nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Trung tâm Phân tích Hải quân Mỹ, nói với Business Insider.
Hệ thống động lực chính của tàu là 8 nồi hơi, vốn là nguồn gốc gây ra nhiều vấn
đề sẽ được thay thế sau khi hoàn thành quá trình sửa chữa... Ngay khi được đưa
vào sử dụng từ những năm 1990, tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov đã gặp phải nhiều vấn
đề kỹ thuật, phần lớn do hệ thống động cơ gây ra. Mỗi lần triển khai làm nhiệm
vụ trên biển, luôn có một TÀU KÉO đi cùng phòng trường hợp hệ thống nồi hơi
ngưng hoạt động. Nhiều lần người ta thấy cảnh tàu sân bay duy nhất của Nga được
KÉO về cảng chứ không thể di chuyển bằng động cơ của chính nó... Trong gần 30 năm phục vụ, Kuznetsov chỉ có một lần
triển khai chiến đấu tại Syria vào năm 2016. Trên đường đến Địa Trung Hải, con
tàu xả NHỮNG CỘT KHÓI ĐEN NGÒM, bao phủ một vùng rộng lớn khi tàu đi qua eo biển
Anh... Một tiêm kích trên hạm MiG-29K và một Su-33 rơi xuống biển khi hạ cánh
do đứt cáp hãm đà. Vấn đề cáp hãm đà được cho là tồi tệ đến mức các máy bay
trên Kuznetsov phải chuyển đến căn cứ không quân Nga ở Tartus, Syria để tiếp tục
nhiệm vụ không kích chống khủng bố... Điều này lý giải lý do chúng được gọi là ‘tuần dương hạm hạng
nặng’... Sau khi Liên Xô tan rã, tham vọng tàu sân bay của Nga bị đình chỉ đột
ngột do khó khăn kinh tế... Nga từng công bố ý định đóng mới siêu tàu sân bay
năng lượng hạt nhân nhưng tất cả vẫn chỉ nằm trên giấy tờ...
Con tàu thứ 2 là
Varyag (không có khả năng tác chiến độc lập mà phải cần tàu hộ tống, xịt khói đen thui làm ô nhiễm cả biển trời, Hình 5) thuộc quyền sở hữu của Ukraine và sau đó bán lại cho TQ...
...Tất
cả các thông tin này dường như đều được Nga, nhất là Tàu giấu kỹ, mà chỉ đưa ra
những đón hứa hẹn ‘chính trị’ trên... trời, thỉnh thoảng làm một cú cổ
tích Ngưu Lang-Chức Nữ ‘ai lớp du chịch chịch’ để dân Vịt ghiền mà mần... thơ, chứ
nếu không nhầm thì nó chả có tính ‘thực chiến’ cái cmn gì cả!...
*
...Nói
đến văn chương Tàu, tôi thường nghĩ đến mấy chữ ‘lãng mạn’ và ‘siêu thực’ - mà
Kim Dung thường quy vào hai chữ ‘tiêu dao’ (vd như Tiêu dao nhị tiên Dương Tiêu
và Phạm Dao, trong ‘Ỷ thiên đồ long ký’)... Còn nói đến văn chương Tây, tôi thường
nghĩ đến mấy chữ ‘lãng mạn’ và ‘thực dụng’ - mà người ta thường dùng cụm từ ‘Chủ
nghĩa hiện thực huyền ảo’ gì gì đó thì kệ người ta... Chữ ‘siêu thực’ và ‘thực dụng’ đó đã dẫn đến sự khác biệt, cụ thể là Hằng Nga-Trư Bát Giới hay Ngưu
Lang-Chức Nữ mang tính ‘cổ tích’ và ‘hoài cảm’ nhiều hơn là Romeo-Juliet hay
Jack-Rose (phim Titanic) đang hướng về một thế giới ‘hiện đại’ và đầy ‘khát vọng’!...,
cụ thể hơn là dường như thế giới tinh thần Á Đông sẽ dẫn đến một thế giới ‘độc tôn
quyền lực cá nhân’ theo nhiều nghĩa, trong khi đó thế giới mà người ta hay gọi
là phương Tây lại có xu thế hướng về ‘cá-nhân-tự-khám-phá’ hơn!..
Ngồi
nghĩ lại thấy buồn cười: Thiên đường lại bắt chước địa ngục! Tê Cu bắt chước
Tây, xứ Rùa X lại... tự nguyện bắt chước Tê Cu, ví dụ như 'Cmn' Gang thép Phọt-ma-ra,
Nhà máy nhiệt điện than, Dự án sông Hồng, Đường sắt Cát Linh-Hà Đông, Văn Miếu
thờ Khử Tổng ở Vĩnh Phúc, tượng Quan Công ở Sóc Trăng, tượng rồng Pikachu ở Hải
Phòng, tượng 12 con giáp mặc quần xịp, chưa kể:
-
Một số sư phụ thời... 40.0 của ‘ta’ ngồi ở biệt phủ sướng rung trym, rồi chém
gió rằng quân ta chỉ cần núp lùm và dùng súng bắn tốc độ, bùm vài phát là có thể
bắn tên lửa Tomahawk của Mỹ rơi như lá mùa thu rụng!...
Nói
thêm... Trên thực tế, ngày 14/4/2018, sau khi ‘Mỹ’ bắn 105 quả Tomahawk xong
lâu rồi, thì bên Syria mới bắn trả 40 quả*, nhưng trong đó có 38 quả bắn... chim và
2 quả không trúng mục tiêu, còn giàn tên lửa đánh chặn S-300 và S-400 của Nga
không hề động đậy, nhưng nói ầm ầm là đã đánh chặn được 71 quả Tomahawk của Mẽo!
(sư phụ Nga của Tàu, mặc dù có tiến bộ, nhưng cũng chỉ là đạt trình độ ‘kỹ thuật
cao 3.0’ chứ không phải ‘công nghệ cao 4.0’)...; chưa nói chuyện ‘Trung Quốc sắp
hết tiền cho vành đai và con đường’*, ha..ha..ha...
Tóm
lại, cái gì mà anh bạn vàng AQ nổ 10 thì, không cần uống rượu Mao Đài, Chí Phèo
cũng nổ lên... 100, nên AQ phải kêu tay Chí Phèo ‘bắt chước của bắt chước của bắt chước’
này là... cụ là đúng rồi!, hehe...
***
Nói
cái gì cũng phải... chính xác, đố các bạn: Trong truyện kiếp hiệp của Kim Dung
và Cổ Long, ai khinh công cao nhất? Đáp án tạm: Trong Kim Dung có Thanh dực bức
vương Vi Nhất Tiếu (trên không) và Thiết chưởng Thủy thượng phiêu Cừu Thiên Nhẫn
(trên mặt nước)... Trong Cổ Long có Đạo soái Sở Lưu Hương (khinh công
‘Tiqui-taca’) và Lục Tiểu Phụng (Yến tử
tam sào thủy)...
...Viết
đến đây, thằng cu kể với sư tử:
-
Bây giờ ở Việt Nam không cần uống rượu Mao Đài thì người ta cũng... xỉn, đó là vào
quán không kêu cà phê Pin Con Ó (Hình 6) mà lại kêu
cà phê Pin Con Chồn!
-
‘Hứ, điên gì kêu Pin Con Chồn, mà chơi luôn cà phê Pin Con Chó luôn!’, sư tử
nói.
- 'Sao vậy?', tôi hỏi.
-
Vi pin con chó... to hơn. (!)
H...ết.
---------
Chú
dẫn:
1. Các
‘lãnh đạo’ Tàu có sở thích sao chép lại các thắng cảnh nổi tiếng thế giới, xem
thêm:
http://dulich.dantri.com.vn/du-lich/ban-sao-cac-thanh-pho-noi-tieng-the-gioi-trong-nhu-the-nao-tren-dat-nuoc-trung-quoc-20180419141124405.htm
2.
Các loại rượu nổi tiếng của Tàu, xem
thêm: http://blogspot.phapsu.com/2010/08/mot-so-loai-ruou-noi-tieng-cua-trung.html
3.
Lệnh Hồ Xung đấu ‘tửu đạo’ với Đan Thanh
tiên sinh (trong nhóm Giang Nam Tứ Hữu), xem tại:
http://www.truyenngan.com.vn/tieu-thuyet/kiem-hiep/836-tieu-ngao-giang-ho/27910-chuong-110.html
4.
Syria bắn 40 tên lửa nhưng không trúng
quả nào?, xem thêm: https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/vu-my-va-dong-minh-khong-kich-syria-ban-40-ten-lua-nhung-khong-trung-qua-nao-20180420122048502.htm
5.
Tàu sân bay duy nhất của Nga Kuznetsov neo
ở cảng nhiều hơn triển khai, xem thêm:
https://news.zing.vn/nga-no-luc-cuu-van-hoat-dong-tau-san-bay-duy-nhat-post835367.html
6.
Trạm Thiên Cung của TQ, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2018/03/1092-tram-khong-gian-thien-cung-ang-roi.html
7. Trung Quốc
sắp hết tiền cho vành đai và con đường: Ông Vương Nhất Minh, Phó chủ nhiệm
Trung tâm nghiên cứu phát triển thuộc Quốc vụ viện TQ, ước tính dù nhận được sự
hỗ trợ tài chính của nhiều tổ chức nhưng nguồn quỹ dành cho Vành đai và Con đường
có thể thiếu tới 500 tỉ USD/năm.. Xem thêm: https://thanhnien.vn/the-gioi/trung-quoc-sap-het-tien-cho-vanh-dai-va-con-duong-953035.html
Phạm Hiền (FB)
Trả lờiXóaĐọc xong là xỉn, may mà cái thẻ Hội viên Hội Ve Chai mới đổi, ông thư ký ghi sài thành hội viên Hội Để Chai, nên mình thấy chai thì de.
1 tuần
Do tò mò mà tôi uống, và chỉ được uống có... 1 ly thôi, híc...
XóaTrên thực tế thì tôi uống bằng một cái ly hình trụ nhỏ trên dưới bằng nhau (bằng pha lê!, gần gần như trong hình), nhìn thẳng vào miệng ly thì thấy rượu màu trắng (trong), nhìn từ xa thì nó lại có màu tím kem (trong và nhạt), tôi hơi bị ngạc nhiên, hehe...
Thank anh!
Trần Minh Châu (FB)
Trả lờiXóaMời anh cafe... nạp năng lượng bằng pin con ó nha anh
Quản lý
Trong hình ảnh có thể có: đồ uống
1 tuần
Hình như có nghi ngờ về một âm mưu đầu độc lớn:
Xóa-'Người ta trộn phế phẩm cà phê (vỏ cà phê, hạt cà phê loại thải xay nát) với đá xay, sau đó nhuộm đen bằng hóa chất hòa với bột than từ lõi pin Con Ó để sản xuất ra thành phẩm cà phê. Chưa hết, pin được đồn còn dùng để luộc ngô, bánh chưng,... cho nhanh nhừ. Trong tay những kẻ dã tâm, cục pin như một độc chiêu 'thần bí' giúp chúng đang tâm đầu độc đồng loại'!
...Wait and see!
Thank bạn!
http://dantri.com.vn/.../cuc-pin-than-bi-loi-don-dang-so...
Nguyen Đang Nhã Kỳ (FB)
Trả lờiXóaBài văn của huynh viết khá sâu sắc, chứng tỏ huynh đã tham khảo rất nhiều sách, muội đây bái phục, bái phục... Tĩnh ca ca của Dung nhi ko phải như mọi người lầm tưởng......, hjhjhjhj, mời huynh một tách tra cùng muội đàm đạo về thể sự xưa và nay, từ việc cafe bằng lõi pin cho đến việc thuốc trị ung thư bằng bột than tre và theo muội thiết nghĩ con nhìu nhìu thực phẩm bẩn gây hại đến sức khỏe con người mà nhà nước ta chưa bắt hết...
Quản lý
Trong hình ảnh có thể có: đồ uống
1 tuần
Người ta hay nói về bản chất và hiện tượng gì gì đó.. Bản chất sùng bái/hướng ngoại/bắt chước dễ sinh ra hiện tượng vì tiên huyền - mà lâu ngày thành... bản chất luôn, có lẽ vậy, hehe... Thank muội!
XóaNguyenphong Bui (FB)
Trả lờiXóaBốn mươi năm uống cà phê Ó.
Thảo nào cà hoài nàng không phê.
Hôm nay nghe chuyện tô ma hốc.
Bái dốc Nga nghẽo, Trung Quần què
1 tuần
Thank bạn, cuối năm 91 có một ông ngoài Bắc vào dùng từ 'Nga thối', mình hơi bị kg phục, hehe, bây giờ có vụ 'Trung quần què' nữa ta, haha
XóaLâu này gặp anh chúc anh vạn sự an lành như ý
Trả lờiXóaThank Hồng Anh nhé, bấy lâu nay mình chỉ đăng bài và bình qua lại sơ sơ thôi..., ở đời còn nhiều chuyện quan trọng hơn...
Xóa