Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2018

1018. Phượng hoàng gãy cánh! (Thư giãn)

Trọng Thủy được phong cấp... phượng hoàng
Nhập thành Âu Lạc phá tan hoang
Ngày nay lắm kẻ theo 'giặc biển'
Ngàn năm u uất Mỵ Châu... buồn

Tôi ngồi ở quán cà phê và suy nghĩ - rất bình thường.
Kết quả hình ảnh cho gà chọi nhau...Nói đến cụm từ ‘lót ổ cho phượng hoàng’, tôi liền liên tưởng ngay đến cụm từ ‘cặp phụng hoàng trong loài người’ (long phụng nhân duyên) mà Đoàn Nam Đế đã nói, rồi ‘Phụng cầu kỳ hoàng’* - một điển tích trong ‘Bích Câu kỳ ngộ’ của Đặng Trần Côn/Đoàn Thị Điểm, rồi bài thơ ‘Phượng ca’ của Quánh Mạc Nhược*, rồi phim ‘Phượng hoàng lửa’ hay sau 75! là cụm từ ‘Phượng hoàng gãy cánh*... không bằng gà’ (Hình 1)...
Phượng hay ‘phụng’?  ...Tôi hay gặp người Ê-đê (nói chung là người dân tộc)... ‘Chữ Ê-đê’ có từ khi thời ông Y Jut (1988-1934) - phiên âm La-tinh, nhưng ‘tiếng Ê-đê’ ĐÃ CÓ có cách đây vài ngàn năm, thậm chí cả chục ngàn năm... Bởi, rõ ràng rằng những từ như ‘Y Jut’, ‘Y Moan’, 'Y Jack’, ‘Siu Black’... mặc dầu được viết bằng ‘chữ Kinh’ nhưng không phải là ‘tiếng Kinh’... Và do đó, lưu ý rằng nó là ‘một phần của tiếng Việt’ và hoàn toàn không lai Tàu, chứ ai đó đừng định nói là nó lai... Háng nghen!
Tương tự, tiếng Việt ĐÃ CÓ có trước tiếng Hán (nhập khẩu) cả chục ngàn năm... Vào tk 13, khi diễn bằng ‘chữ tượng hình’, tiếng Việt thời Hàn Thuyên thiếu ‘một số’ từ, nên có diễn bằng ‘âm Hán’, vd như khi đi với một lái xe kiêm thầy giáo Tàu bên Malaysia, chúng tôi nói ‘thủ đô’, ‘thành phố’, ‘quân sư’... thì ông ta có nghe được chút chút và cười... Nói như vậy có nghĩa là lượng từ trong ‘Từ điển Hán-Việt’ xưa nay thì tiếng gốc Việt chiếm ‘đa số’...
Ngoài ra, ở Sài Gòn, đường Lê Thánh Tôn, tôi đã đi xem phim ‘Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng’ (sau đó liên tưởng đến những Lê Phụng Hiểu, Từ Công Phụng, Từ Khánh Phụng, ca sĩ Y Phụng, Phụng Hiệp-Cần Thơ, Khách sạn Phụng Hoàng, Quán cơm Hai Phụng...); và dưới một góc nhìn nào đó, nó cho thấy chim phụng hoàng ‘tự nhiên’ là ĐÃ CÓ có ở trên thế giới từ thuở hồng hoang, và xưa nay giới bình dân thường dùng từ ‘phụng’: Sao hễ cứ nói đến ‘phượng hoàng’ là một số tay ‘biểu đại’ nào đó lại nghĩ ngay đến Tàu!, híc..híc... 

1
Điều đáng nói ở đây là mấy cái thứ như Rồng, Lân, Phụng... là đều do dân cá Tràu tự sướng nghĩ ra, bởi chúng KHÔNG HỀ CÓ THẬT trong đời:
- Phượng hoàng là sự kết hợp các đặc điểm xinh đẹp nhất của nhiều giống chim: đầu gà, chiếc cổ cao của chim hạc, và bộ đuôi thướt tha rực rỡ của loài công. Tiếc rằng chúng chỉ tồn tại trong TRÍ TƯỞNG TƯỢNG của con người. Truyền thuyết phương Đông và phương Tây đều mô tả Phượng hoàng... Có một khác biệt nhỏ về ngoại hình và tính cách của phượng hoàng Tây và Đông phương...
Phượng hoàng Trung Hoa có bộ lông ngũ sắc thướt tha, và tính cách cao quý thanh lịch (có phần yểu điệu). Loậi chim này chia làm 2 loại, con trống gọi là “phượng”, con mái gọi là “loan”, chính vì vậy, phượng hoàng (tức là vua của loài) là con chim trống đầu đàn...
Kết quả hình ảnh cho phượng hoàng phương tâyCòn Phượng hoàng phương Tây (Phoenix, Hình 2) lại có bộ lông màu lửa, vàng rực và tính cách bộc trực, thẳng thắng, có phần nóng nảy. Chim lửa trong các truyện cổ tích Nga cũng là dạng phượng hoàng này... Phượng hoàng được mô tả như 1 loài chim có lông vũ óng ánh. Có thể có màu vàng sắc đỏ , đỏ tía… đôi khi có quầng lửa bao quanh. Tiếng hót có thể khiến kẻ khác bị mê hoặc. Đuôi của Phượng hoàng được miêu tả khác nhau trong sách cổ Ai Cập, Hy Lạp, La Mã… nhưng có điểm chung là có 4 nhánh dài - đại diện cho các hướng và gần giống như đuôi Công. Ngoài ra, đuôi Phượng hoàng còn có nhiều sợi lông nhỏ xung quanh và tăng lên sau mỗi đêm.
Trong thần thoại Ai Cập thì phượng hoàng (phœnix) là một dạng chim lửa thần thánh và linh thiêng. Phượng hoàng cũng được cho là sẽ phục sinh sau khi bị thương, vì thế nó gần như là bất tử và không thể bị đánh bại; một biểu tượng của lửa và thánh thần.
Tại Nhật Bản, cùng với mặt trời, chim phượng hoàng là một trong những biểu tượng của Đế quốc Nhật Bản. Trong những thiết kế hình Xăm Phượng hoàng của Nhật Bản, thường kết hợp với Rồng, tượng trưng cho âm và dương, sự kết hợp hài hòa của đức tính tốt nhất của phụ nữ và nam tính. Phượng hoàng được tìm thấy trong những hình khắc trên thanh gươm, hay được thêu trên kimono... (gianganh-net)

2
Kết quả hình ảnh cho chim phượng hoàng, phật Như LaiPhượng Hoàng trong Phật giáo... (Hình 3)
Tôn giả A-Nan thuật rằng: Một hôm trên núi Kỳ-Xà-Quật thuộc thành Vương-Xá, có một lần nọ, tôi đã từng nghe đức Phật nói về tiền kiếp của Ngài như vầy: 
Thuở quá khứ xa xưa, có một kiếp nọ Như-Lai làm chim Phượng-hoàng chúa với năm trăm người vợ đẹp theo hầu hạ, cuộc sống vinh hoa phú quý quyền uy hạnh phúc như thế, tưởng đã êm đềm với ngày tháng trôi qua. Nhưng bỗng một ngày kia Phượng-hoàng chúa bay dạo trên khu rừng già để thưởng ngoạn những hoa thơm trái lạ, chợt thấy một nàng Phượng-hoàng trẻ đẹp sắc xanh da trời với bộ lông tuyệt mỹ, dáng bay dịu dàng, tiếng hót thanh tao, khiến cho Phượng-hoàng chúa khởi tâm đắm sắc, mê mẩn dục tình, bỏ năm trăm vợ hiền trẻ đẹp để theo nàng Phượng-hoàng yêu kiều diễm lệ kia. Nàng Phượng-hoàng trẻ đẹp mới nầy khó tánh, kén ăn kén ở lại thích chiều chuộng, làm cho Phượng-hoàng chúa phải chiều lòng để cho đẹp dạ nàng. Vì thế, ngày ngày Phượng-hoàng chúa phải bay đi khắp đó đây để tìm những trái cây ngon ngọt thơm tốt đem về để làm đẹp lòng nàng Phượng-hoàng tình nhân...
Thuật câu chuyện xong, đức Phật nói với đại chúng rằng: “Người thợ săn trong mẩu chuyện mà ta mới vừa kể chính là tiền thân của Ðề-Bà Ðạt-Ða. Còn Hoàng-hậu đòi ăn thịt chim Phượng-hoàng kia chính là tiền thân vợ của Ðề-Bà Ðạt-Ða ngày nay. Nhà vua thuở đó chính là tiền thân của Xá-Lợi-Phật. Chim Phượng-hoàng chính là tiền thân của Như-Lai đây vậy”.
Ðức Phật còn nói tiếp, thuở ấy, tuy đọa làm thân súc sanh, nhưng ta đã phát tâm tu Bồ-Tát hạnh, hành Bồ-Tát đạo với tâm từ bi hỷ xả cứu độ thế nhân. Chẳng qua vì một niệm si mê đắm sắc đẹp tình mà ta đã phải lụy thân làm kiếp con Phượng-hoàng...
Xem thêm: https://gianganh.net/truyen-thuyet-ve-phuong-hoang-141.html

...Như vậy, có phượng hoàng Ai Cập, Ả Rập, Ấn Độ/Phật giáo, Hy Lạp, La Mã, Mông Cổ, Nga, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam..., hà cớ gì mà có mấy ‘con virus được thuần hóa từ phương Bắc’ nào đó lại phát biểu ‘phượng hoàng là phượng hoàng của Trung Quốc’, nên hắn nếu không phải là tên ‘đại ngu’ thì cũng là thằng... ‘té giếng’!, hehe...

3
Dưới đây trích Kim Dung... (Dương Qua là tên dịch trước 75)
Từ Ân ra chiều suy nghĩ và tính thầm: "Diệt ác tức là làm lành! Diệt kẻ ác tức là điều lành". Dương Qua biết được ý lão là nhờ lão với Nhất Đăng đại sư đối đáp. Chàng biết lão quá hối hận, việc thiện ác đang xung đột ở nội tâm, vì thế Dương Qua tiếp lời:
- Hai lão này chính là Khất Cái đã phản bội. Chúng đã toan dắt cọp về nhà, đã đem cả dãy non sông gấm vóc nầy bán đứt cho ngoại bang. Đại nhân đã ra công giết chúng thật là công đức lớn nhất trên đời. Nếu chúng sống sót ở đời, thì không biết bao nhiêu trai, gái, trẻ, già vì tay chúng nước mất nhà tan, đạo Phật tuy từ bi chí thiện nhưng lũ tà ma ngoại đạo đến quấy phá, đức Phật cũng hiển lộng thần thông mà tru diệt chúng vậy. Dương Qua hiểu về Phật học chút ít, là vì vừa rồi được nghe Nhất Đăng đại sư giảng đạo cho Từ ân phối hợp với sự học thuở nhỏ của chàng mà suy luận ra. Từ Ân nghe chàng nói lấy làm kỳ dị, tay hạ song chưởng, lòng nghĩ lại chuyện đã qua. "Thuở nọ ông sắp được Kim phong quan và bảo làm nội ứng để chiếm đoạt Tống triều thiên hạ" . Vô tình Dương Qua nhắc lại chuyện bán nước buôn dân của hai lão hành khất làm cho Từ Ân xúc động mãnh liệt. Ông tưởng Dương Qua đặt điều châm biếm nên hét lên dữ dội:
- Loài súc sanh! Ngươi dám ngụy biện về bát đạo để mắng ta à?
Một bụm tuyết dính vào mi mắt ông ta làm cho ông phải ngừng tay lo dụi mắt, tức thì lưỡi kiếm thiết huyền đã đập vào vai. Từ Ân đột nhiên bị thất thế, ông ta nghiêng qua một bên để tránh lưỡi kiếm nhưng vì đuối sức, gượng đứng không được nên ông lảo đảo ngã. Dương Qua thắng thế chĩa mũi kiếm vào bụng lão. Từ Ân vô phương vùng vẫy, cố vận nội lực để đẩy mũi kiếm nhưng Dương Qua đã nhanh nhẹn đá vào hấp huyệt của lão, làm lão không hít được tí hơi nào. Bây giờ chỉ còn nhắm mắt chờ chết. Trong chớp mắt, mũi kiếm của Dương Qua như chiếc búa ngàn cân bủa vào đầu. Từ Ân kêu lên:
Kết quả hình ảnh cho Cừu Thiên Nhẫn, Thần điêu đại hiệp- Chết... Thôi rồi đời một tay cái thế anh hùng "Thiết chưởng thủy thượng phiêu Cừu thiên Nhận". (Hình 4)
...Nhìn qua Tiểu Long Nữ, đại sư nói tiếp: Tiểu nương tử vì sao độc khí nhập vào tạng phủ?... Nàng tỏ vẻ vui nói:
- Sống chết có mạng, không ai cưỡng lại được số trời! Dương huynh chẳng nên âu sầu phiền muộn! Mạng tôi cũng chưa đến nỗi gì?
Nhất Đăng đại sư từ lúc vào nhà được nghe Tiểu Long Nữ ăn nói ôn nhu hòa hoãn, lại biết theo thời, thuận mạng nên khen thầm:
- Tuy là tuổi trẻ đôi mươi, nàng vẫn không lo sợ trước con đường sanh tử, thực là một nữ nhi khác đời. 
Đại sư có biết đâu sở dĩ nàng được như vậy là nhờ sự giáo hóa rất nghiêm chỉnh của thầy. Nhất Đăng đại sư thầm nghĩ: "Đây mới thực là cặp vợ chồng xứng đáng. Trai võ công trác tuyệt, gái tài sắc phi phàm. Như thế không hổ danh là "Long Phụng nhân duyên", ít người sánh kịp. Từ thuở bình sinh đến nay ta mới thấy cặp vợ chồng Quách Tĩnh Hoàng Dung là một và cặp vợ chồng này là hai... (Thần điêu đại hiệp, Hồi 78*)

...Ha..ha..ha... Nhất Đăng đại sư khen cặp Dương Quá-Tiểu Long Nữ là ‘rồng phụng trong loài người’, bởi vì Tiểu Long Nữ vốn có chất thiên tiên thoát tục - không hề màng tước ‘đại biểu’ của Tống triều hay Nguyên triều...; còn Dương Quá lần trước xẻo 2000 cặp tai của... bọn giặc phương Bắc và đốt cháy kho lương thực của chúng để làm quà sinh nhật cho Quách Tường, lần sau lập được đại công - đó là tại ngoại thành Tương Dương đã dùng đá ném chết vua Mông Cổ là Mông Kha...

***
Còn đại biểu Bành trưởng lão của Cái Bang được Kim Dung phang cho các ‘cụm từ’ sau đây:
1.       dắt cọp về nhà, đã đem cả dãy non sông gấm vóc nầy bán đứt cho ngoại bang...
2.       giết chúng thật là công đức lớn nhất trên đời, nếu chúng sống sót ở đời, thì không biết bao nhiêu trai, gái, trẻ, già vì tay chúng nước mất nhà tan...
3.       tuy từ bi chí thiện nhưng đức Phật cũng hiển lộng thần thông mà tru diệt chúng...; ngoài ra, Cừu Thiên Nhẫn đã từng:
4.       được Kim triều phong quan và bảo làm nội ứng để chiếm đoạt Tống triều...  

...Nghe vậy, nàng mèo hỏi:
- Đại biểu là gì?
- Ồ, muội... dùng từ sai rồi! Tiếng Tàu khác, tính từ đứng trước danh từ, vd ‘mỹ nhân’, mà khi chuyển sang tiếng Việt phải gọi là ‘người đẹp’ - vì tính từ đứng sau... Do đó, ‘đại biểu’ phải gọi là... ‘biểu đại’!
- ‘Biểu đại’ là gì?
Không có văn bản thay thế tự động nào.- Là biểu thì... bấm nút đại! (Hình 5)

Ha..ha..ha..., Bành trưởng lão quả là đồ ‘phượng hoàng cái... lỗ mồm’, thứ phượng hoàng mầy mà qua mấy cái ‘khu đặc’* của xứ Vịt thì chắc chắn là sẽ đẻ ra toàn là... cá Tràu con.

H...ết.
---------
Chú dẫn:
1.       Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng (phim, The Last Journey of Madam Phung)… kể về hành trình của một đoàn hát gồm đa phần là những người chuyển giới tại khu vực Nam Trung Bộ và trưởng đoàn Bích Phụng, một người chuyển giới nam sang nữ ở độ tuổi trung niên. Lấy cảm hứng từ những lần đến gánh hát hội chợ lúc còn nhỏ, phim này được Nguyễn Thị Thắm chính thức ghi hình vào năm 2009, với tổng cộng 13 tháng ghi hình với hơn 70 giờ phim thô (người sản xuất chính của phim - phần hậu kỳ - là Sylvie Blum)… Phim gây tiếng vang lớn với khán giả trong và ngoài nước, …khi đề cao nội dung, phong cách tài liệu mới mẻ và kỹ thuật quay của Nguyễn Thị Thắm. Phim từng được chọn giới thiệu tại Liên Hoan Điện ảnh Hiện thực Paris, Liên Hoan Điện ảnh Margret Mead tại New York và Liên Hoan Điện ảnh Chopshots tại Indonesia. (wikipedia)
2.       Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng (entry), xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2015/10/753-toi-gap-chi-phung.html
3.       ‘Khu đặc’, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2018/06/1017-vu-khu-ac-va-tu-hi-ban-nuoc-tra.html
4.       Kim Dung phang tên ‘Hán gian’ Bành trưởng lão (Thần điêu đại hiệp, Hồi 78), xem tại: http://vietbao.vn/Van-hoa/Than-dieu-dai-hiep-hoi-78/10804269/184/
5.       Phượng ca (thơ Quách Mạt Nhược,1892 - 1978): ...Vũ trụ! Ơi vũ trụ!/Ta muốn hết lời cạn sức nguyền rủa mi!/Những bãi giết người máu mủ hôi tanh kia!/Những chốn lao tù chứa chất đầy đau khổ!/Những địa ngục ma chập chờn ghê rợn!/Cớ vì sao mi cứ mãi còn tồn tại?... Chúng ta bay sang phía tây/Phía tây cũng là nơi giết chóc/Chúng ta bay sang phía đông/Phía đông cũng vẫn những lao tù/ Chúng ta bay sang phía nam/Phía nam cũng toàn là mồ mả/Chúng ta bay sang phía bắc/Phía bắc cũng địa ngục tối tăm/Sống ở nơi thế giới thế này/Ta chỉ đành như biển khơi gào khóc (Phạm Thị Hảo dịch) (hoithocuavutru, blogspot-com)
6.       Phụng cầu kỳ hoàng: Đại để nói về tên ‘thanh niên lâu năm’ Tư Mã Tương Như (179 - 117 TCN) thả thính người đẹp Trác Văn Quân bằng cách vừa đàn vừa hát bài ‘Phượng trống tìm chim phượng mái’... Việt Nam ta cũng có khối chuyện hay như thế, thậm chí hay hơn!.... Hơn nữa, nay đã vào thời bị ‘biểu bấm nút đại’ - có thể vô cùng nguy hiểm!, nên thiết nghĩ ta đừng mất thì giờ ‘ôn cố’ mấy chuyện ‘thả thính’ cướp con gái của người ta một cách vô nghĩa vào thời nhà Hán cách đây đến 22 thế kỷ như vậy!
7.       Phượng hoàng gãy cánh: đại khái là nói sự cô độc có thể dẫn đến... thảm cảnh, như Marquez tả về ‘Ngài đại tá chờ thư’, hay Tuấn Khanh nói về trường hợp của nhạc sĩ Lê Hựu Hà...; rộng hơn là những cuộc tình/sự nghiệp bị đứt đoạn, văn chương là ‘hổ về đồng bằng bị chó khinh’ hay ‘phượng hoàng gãy cánh không bằng gà’ (webtruyen-com)...
8.        ‘Phượng hoàng lửa’ là một bộ phim Đài Loan (vai chính Phan Nghinh Tử), được chiếu trên Truyền hình VN vào khoảng 1995... ‘Giữa Thiên Ma tộc và Bái Điểu tộc xảy ra chiến tranh triền miên... Phụng Hoàng Thần nữ do đang mang thai sắp sinh nên suy giảm công lực, sau khi vội sinh ra 1 quả trứng trong chiến loạn, đã phạm vào cấm kỵ không phải đêm trăng tròn mà buộc phải lột xác thành Hỏa Phụng Hoàng để quyết chiến 1 trận sinh tử với Thiên Ma... Cuối cùng, con gái Phụng Hoàng Thần nữ dùng “Điểu hỏa thần công” đã đánh thắng Thiên Ma. Xem phim tại: http://www.dailymotion.com/video/x670qsv
9.       Phượng hoàng phương Đông và phương Tây, xem thêm: https://gianganh.net/truyen-thuyet-ve-phuong-hoang-141.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét