Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2018

1021. Gán vợ đợ con, khu đặc và... triết lý Việt (Thư giãn)

1
Trước tiên... Hồi chiều ngắm mấy cây ‘khế’, cây ‘mít’, cây ‘hoa giấy’, cây ‘vú sữa’ rồi so sánh với tên Tàu là cây ‘sử quân tử’*, tôi thấy tiếng Việt mình hay thiệt!... Nói cho vui, từ ‘vú sữa’ làm thằng cháu tôi nghĩ đến... Lý Nhã Kỳ, ha..ha..ha..., 
'Quạt này xuất xứ tại Trung Quốc.
Ờ mà thằng này khôn thật, cứ nhè đít và mông mà xơi thôi.'còn từ ‘sử’ làm tôi nghĩ đến ‘sử bậy’, nên ‘sử quân tử’ là ‘sử tụi ngụy quân tử Tàu làm cái khu đặc... tầm bậy’ (HÌNH 1, chôm fb Hoang Cuc), hehe...
Rất nhiều từ Việt mình rất hay, nhưng có lẽ vì xưa nay có phần ‘thiên Tàu’ nên vô tình ta thấy từ ‘Tàu’ là hay! (ý nói ‘âm Tàu’, chữ Hán Việt), kể cả tôi. Nhưng, so sánh các từ như: bồ hóng = ô long vĩ, cái mông = ‘bàn tọa’/khu, cây trang leo = sử quân tử, con sá sùng = địa sâm, hoa mười giờ = tí ngọ, núi Non Nước = Ngũ Hành Sơn, thác Bảy Nhánh = Thất Bộc*... thì tôi thấy tiếng Việt hay hơn và tự nhiên hơn!
Tiếng Việt mình (cụm từ/câu) rất độc đáo, thường nói có ‘vần’ (nhất là người miền Bắc) như: ‘gán vợ đợ con’, ‘Việt gian bán nước’ (để chỉ người Việt mà làm tay sai cho Tàu, chứ không phải ‘Hán gian’), ‘chuyện nhỏ như con thỏ’, ‘nói chuyện Hà Tây, chết cây Hà Nội’, ‘đánh không được người mặt đỏ như vang, đánh được người mặt vàng như nghệ’... Lưu ý là từ Hán Việt không hẳn là từ Hán, bởi bản thân tiếng Tàu cũng không hẳn là xuất phát từ Tàu, như trong phim ‘Tây du ký’ có phát âm: chư pô = sư phụ, tai khơ = đại ca, nhưng ‘a di thò phò’ (a di đà phật, không hẳn là của Tàu!)...
Lấy thêm vài ví dụ từ nhiều nước:
1.       Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân (Tàu)
2.       Đạo khả đạo phi thường đạo (Tàu)
3.       Nhân sinh tự cổ thùy vô tử, lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh (Tàu)
4.       Vouloir c’est pouvoir (Muốn là được, Pháp)
5.       L'amour, c'est pour rien (Tình cho không biếu không, Pháp)
6.       Mal, au fond du cœur, oui, jai mal... (Đau, từ đáy trái tim, ôi, ta buồn đau, vd cho vụ... ‘khu đặc’, hehe..., Pháp)
7.       Nothing lasts forever (Chẳng thứ gì là trường cửu bất diệt, Anh)
8.       Wait and see (Thời gian sẽ trả lời, Anh)
9.       Two things are infinite: the universe and human stupidity (Chỉ có hai điều là vô hạn: vũ trụ và sự ngu xuẩn của con người, Anh)
10.    Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá trường kình ở biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người! (Việt)
11.    Nam quốc sơn hà Nam đế cư, tiệt nhiên định phận tại thiên thư (Việt)
12.    Đánh cho để dài tóc, đánh cho để đen răng, đánh cho nó ngựa xe tan tác, đánh cho nó manh giáp chẳng còn, đánh cho nó biết nước Nam anh hùng có chủ (Việt)...
Kết quả hình ảnh cho Bà TriệuBởi trong đó có phát biểu của Napoleon (4), của Einstein (9) hay của Bà Triệu (10, HÌNH 2), Nguyễn Huệ (12), và các nhà văn, nhạc sĩ đại tài..., nên không thể khẳng định là ai phát biểu hay hơn ai?, mèo nào cắn mỉu nào?... Vì thế, ta cần phải tự hào Việt!...

2
Người ta phải ‘GÁN VỢ ĐỢ CON’ do quá nghèo, nhất là không trả nợ nổi/bị xiết nợ, như trong trường hợp của ‘Thúy Kiều’... Thậm chí người ta có thể sang nhượng cả một ‘khu’ hay một đất nước, trong đó có trường hợp đgl ‘bán nước’... Vụ sang nhượng này có thể là dưới dạng ‘đặc khu’, ‘nhượng địa’ hay ‘tô giới’...
Vậy làm sao biết khi nào KHU ĐẶC là ‘thuộc địa’, ‘tiểu quốc của ngoại bang’ hay ‘tô giới’...?  Có thể căn cứ vào các biểu hiện sau: 1) Dân bản địa không được vào hay không được tuyển vào làm việc (công nhân...) trong ‘khu’ đó, 2) Dân ngoại bang ào ạt ‘di dân’ vào ‘khu’ đó, 3) Họ muốn làm gì thì làm trong ‘mật khu’, chính quyền địa phương (xã, huyện, tỉnh...) không có quyền được biết, 4) Họ có thái độ/ăn nói coi thường dân bản địa, 5) ‘Chỉ đạo’ bởi 'bóng đen' ngoại bang ‘bên ngoài’ và quản lý/lãnh đạo bởi bọn ngoại bang ‘bên trong’, 6) Chính quyền (địa phương...) tiếp tay, che giấu hay bảo vệ đến cùng nếu họ làm điều gì khuất tất hay sai trái, v..v...
Kết quả hình ảnh cho No Chinese and dogTừ đó, ta có thể kết luận ‘khu đặc’ đó là một ‘nhượng địa’/‘tô giới’ (concession) hay không!... Cụ thể, dưới thời nhà Thanh (Từ Hi, 1905), chính quyền đã ‘lót ổ phượng hoàng’ (cảng Lữ Thuận*) cho ngoại bang Nhật... đẻ, và người Trung Hoa bị người Nhật gọi là ‘Đông Á bệnh phu’..., ở cổng các công sở đều có treo bảng ‘No dogs and Chinese allowed’ (Cấm người Trung Hoa và chó) (HÌNH 3)...
Tóm lại, việc ‘lót ổ cho phượng hoàng’ thái quá (đánh mất tất cả cái gì mà tổ tiên đã gầy dựng!) của nhà Thanh... đã từng làm cho người dân bị đồng nhất với... chó!...

3
Vì là bài thư giãn nên không thể viết nhiều, tôi chỉ kể thêm vài chuyện thu thập được trên mạng...

Phượng hoàng
'Phượng hoàng' vốn là sự hoang tưởng của loài người, do đó rất thường là phượng hoàng đểu, mà có thể là thú hay người:
- ‘Hôi như cú’, trong trường hợp này phượng hoàng là con cú!
- ‘Đen như quạ’, trong đó có từ ‘ô’ là quạ (trong ‘ô thước’) hay đen, ví dụ ‘giặc Tàu ô’, trong trường hợp này phượng hoàng là con quạ!
- ‘Đạp mái như gà’, trong trường hợp này phượng hoàng là con kê!
- ‘Ăn xác người chết’, trong trường hợp này phượng hoàng là con kềnh kềnh!
Kết quả hình ảnh cho con hải quái Biển Đông- ‘Chém cá Kình nơi Biển Đông’, cá Kình = giặc Lạ, trong trường hợp này phượng hoàng là con 'Hải quái Bỗng Điên'! (HÌNH 4)
- ‘Mê gái như Lão Trư’ (Tàu), trong trường hợp này phượng hoàng là con nợn!
- ‘Phụng cầu kỳ hoàng’ (Phượng trống tìm phượng mái), trong trường hợp này phượng hoàng là Lão Trư đang ‘thả thính’!
- ‘Công ngủ’, trong trường hợp này phượng hoàng là con... cu!
- ‘Nhanh như cắt’, trong trường hợp này phượng hoàng là con... kẹt!
- ‘Cmn’, trong trường hợp này phượng hoàng là con... mẹ nó!
- ‘Thúi như cứt’, trong trường hợp này phượng hoàng là cái cụk cựk!
- ‘Nhạc Bất Quần’ (Tàu), trong trường hợp này phượng hoàng là tên ngụy quân tử!...
Và ấn tượng nhất là:
- Chín chín năm, nghĩ cũng trùng hợp. Chín chín tiếng Hoa là ‘cửu cửu’, cũng có ý nghĩa là ‘mãi mãi’ (fb Quý Đặng Ngọc). Ngoài ra, 99 còn đọc là ‘cẩu cẩu’... (trong entry ‘Nhượng vợ... 99 năm’*), trong trường hợp này phượng hoàng là con... cẩu!...

Tàu Khựa
Sino nghĩa là Hán, thuộc về Hán, “Sino-Vietnam border war" là chiến tranh biên giới Việt Trung, "Sino-Japanese" là Trung Nhật, "Sino-Tibetan" là Hán Tạng. "Sino-Vietnamese" là Hán Việt (ngôn ngữ). "Sinophile" là "thân tàu", "Sinolophilism" là chủ nghĩa thân Trung, "Sinologist" là nhà Hán ngữ, v..v... Đến Florida, nhậu với mấy bạn Mỹ gốc Hoa, thấy họ dùng "Sino, Shinese" thay cho "China, Chinese". Hỏi thì họ giải nghĩa, đó là cách gọi miệt thị, mỉa mai (sarcastic) khinh thường, kinh tởm dành cho 1 loại người, có thể là lãnh đạo đương quyền cũng có thể là loại thương gia cơ hội...
Người Việt dùng từ "Chệt", "Khựa" là chỉ bọn Tàu plus (Tàu cộng!), bọn chơi bẩn, chứ dĩ nhiên, không phải chỉ nhân dân Trung Hoa:
- Tôi đã tới Bắc Kinh, Thượng Hải, Thẩm Quyến, Đại Liên và cái tỉnh gì nổi tiếng về lụa (Hàng Châu), không nhiều lắm nhưng đủ để thấy TQ rất vĩ đại, nhân dân Trung Hoa rất vĩ đại, chỉ bọn Sino là không vĩ đại. Mà khổ cái bọn Sino lại cứ tự cho chúng là vĩ đại. Chúng nó lúc nào cũng thế, kể từ bọn Nga, ccc gì cũng vĩ đại.
Chưa tìm được một giải thích nào thuyết phục được mình, "khựa" nghĩa là gì tại sao dân Việt gọi bọn Sino (again, không phải Chinese, Người Hoa) là Khựa, là Chệt. Nhưng thích 1 lý giải sau: "Khựa" là từ ghép của "Khứa" và "Bựa". Khứa là gã , thằng, cách gọi 1 tay chả ra gì. Bựa chỉ 1 thằng bẩn thỉu, cục mịch, "đầu bù răng bựa", là loại "vai u thịt bắp mồ hôi dầu - lông nách một lạng chè Tàu một hơi".
Để ý thì ta thấy, âm "KH" trong tiếng Việt đa số mang nghĩa tiêu cực. Chúng ta không biết nghĩa nó là gì, nhưng nghe cái âm vang nó gợi ra, chúng ta đều cảm thấy khó chịu, hơn nữa, kinh tởm. Nó gợi liên tưởng đến những khai, những khẳm, những khẳn, những khét, những khú, những khạc, những khò khè, khù khờ, khừ khừ, khùng khùng, khô khốc, khấp khểnh, khệnh khạng, những khèn khẹc, những khắt khe, những khốn khổ, những khủng khiếp… (fb Thai Vu)...

***
'đi về đâu,
của, đinh trường chinh.
( bức tranh khiến ai nhìn ngắm cũng rưng rưng muốn khóc. )
cảm ơn đtc'Nếu không nhầm, thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều có 2 kẻ thù chính là ‘giặc nội xâm’ và ‘giặc ngoại xâm’*. ‘Giặc nội xâm’ thì rõ rồi, đó là bọn tham nhũng, bán nước, hại dân (HÌNH 5); ‘giặc ngoại xâm’ thì rất khó... xác định, bởi lúc thì nó được gọi là ‘giặc Lạ’, lúc thì bảo nó là giặc ‘Láng Giềng’ (có chung đường biên giới với VN tại tỉnh Quảng Ninh)..., nó mờ mờ ảo ảo, ẩn ẩn hiện hiện như ma như quỷ!, biết thế nào mà lần!

...Tiếng Việt rất hay, bởi vì nó vô cùng phong phú, mà có thể ‘222 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới’ không thể nào sánh!... Để mô tả yếu tố ‘lạ’ nói trên, dân gian có rất nhiều thành ngữ/'tục ngữ', mà hàm chứa nhiều ẩn ý nghịch ngợm hay, có thể, TRIẾT LÝ như đã kể ở trên, và:

Đặc khu
- ‘Đặc khu’ có người gọi là ‘khu đặc’, từ đó có thêm vụ ‘khu lỏng’, ‘khu chảy’, ‘khu lỵ' hay ‘khu tả' (kiết lỵ và dịch tả), hehe...
- ‘Đặc khu’ có người nói là ‘đu khẹc’, thậm chí là ‘đặc chu’, ‘đặc chép’, nghĩa là gì chạ hiệu!
- ‘Đặc khu’ ông Bùi Hiền nói là ‘Dặk Xu’ mà mới đọc tưởng là ‘Đặc ku’ hay ‘Ku đặc’, hehe...
- ‘Đặc khu’ có người nói là ‘đặc khu bán nước... trà đá’, bởi vì có một ông bự thiệt nói là ‘bán nước trà đá mỗi tháng kiếm trăm triệu’!...
Và buồn cười nhất là:
- ‘Đặc khu’ là một ‘cái đít đặc biệt’, vì khu = đít hay cái ‘bàn tọa’, mà tiếng Anh gọi là ‘special bottom’, hehe...

H...ết.
---------

Chú dẫn:

1.            Cảng Lữ Thuận: Cảng Arthur hay Lữ Thuận Khẩu) từng là một tô giới Nga tại Trung Hoa cho đến khi bị Nhật Bản chiếm đóng năm 1905, là lãnh thổ thuê mướn của Nhật Bản, cảng Arthur được đổi tên thành Lữ Thuận... Cho đến năm 1955 được tái sáp nhập vào TQ với tên gọi  Đại Liên... (wiki)
2.            Giặc nội xâm và giặc ngoại xâm (TQ): Phát biểu của đại biểu Lê Văn Lai, xem thêm: https://www.youtube.com/watch?v=TXDVC1e-SA0

3.            ‘Nhượng vợ... 99 năm’, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2018/06/1019-nhuong-vo-99-nam-thu-gian.html

4.            Sử quân tử: Cây hoa với cái tên có ý nghĩa người quân tử không ra làm quan nhưng không phải ẩn sĩ cũng không xuất chính, nói lên đặc tính của cây chịu đựng được mọi sự bất thuận, nghèo nàn song luôn vươn ra chân lý và ánh sáng với sức sống dồi dào mãnh liệt... (chohoaviet-com)

5.            Thác nước: Phi bộc phi phi lạc kính hàn = Thác nước bay phơi phới như tấm gương lạnh rơi xuống. (hvdic-thivien-net)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét